Bản thiết kế cuộc sống của bạn là kết quả của sự kết nối: kết nối thời gian, kết nối không gian giữa cuộc sống thực và ảo, và kết nối giữa con người với nhau. Phần 1 đã chia sẻ thiết kế cuộc sống cá nhân nhờ nhìn sâu vào bản thân qua bước đi của thời gian, với sự giúp đỡ của 3 công cụ kích thích trí tưởng tượng (Viết thư cho tương lai, Odyssey plan, và viết hàng ngày). Ở phần này, mình sẽ tập trung diễn giải cách thiết kế cuộc sống của người khác, tức là, quá trình hình thành ý tưởng cho 1 sản phẩm, một startup. Let's go.

2. Kết nối không gian

Trong câu chuyện "thưởng trà luận đạo" của Tencent mà mình đề cập ở phần 1, 2 nhà điều hành cấp cao đã tạo ra viễn cảnh, tham vọng của Tencent, khi muốn sản phẩm của họ sẽ xây dựng "cuộc sống ảo" cho người dùng Trung Quốc. Họ đã đồng thuận về một khái niệm gọi là “cuộc sống trực tuyến” – ICEC (information, Communication, Entertainment, và Commerce). Họ thể hiện mong muốn có thể đáp ứng tất cả nhu cầu của người dùng ở các cấp độ khác nhau trong cuộc sống trực tuyến.
Câu chuyện này của Tencent nhìn rộng ra có thể là việc làm thế nào để tạo ra một sản phẩm, một công ty. Nói về điều này, mình muốn chia sẻ một bài blog cực kì thú vị của Paul Graham, nhà khoa học máy tính, một tác giả, một nhà đầu tư mạo hiểm, người sáng lập tổ chức hộ trợ startup Ycombinator. Nhờ kinh nghiệm, cơ hội tiếp xúc và làm việc với rất nhiều startup, Paul cho rằng, những nhà sáng lập có mong muốn "sống trong tương lai", hay theo mình, họ để cho phép, và có khả năng tưởng tượng viễn cảnh họ muốn. Họ có thể "ngửi được", cảm nhận được điều "missing in the world" và tưởng tượng được thế giới sẽ hoạt động theo một cách rất khác - thế giới mà ở đó, điều họ cảm thấy thiếu thốn sẽ được giải quyết thỏa đáng.

Để ý (notice)

Ý tưởng startup là kết quả của việc chú ý, để ý (notice) những điều còn thiếu, chú ý tới những thứ gây phiền với mình. Xung quanh chúng ta luôn tồn tại những điều chưa vừa lòng, và mình cần luôn đặt câu hỏi "tại sao" về những vấn đề mình gặp phải. Tại sao mình lại nhận nhiều noti điện thoại quá vậy? Tại sao mình bị distract bởi mạng xã hội? Tại sao mình cứ lướt TikTok quài? Vượt qua tâm lý chấp nhận, vừa lòng, chúng ta mới hướng tới cải tiến, sáng tạo. Những người làm sản phẩm của Tencent đã phát minh tính năng Chat Group nhờ lấy cảm hứng từ “hội những người ăn cơm chung” trong nội bộ công ty. Pain point của những hội đó là họ thường phải dùng email để thảo luận xem trưa nay ăn gì, ở đâu, nhưng email chậm chạp thường khiến họ khó thống nhất ý kiến.

Tìm kiếm điều còn thiếu (Find something missing)

Tác giả cũng cho rằng, nếu ta là thành tố "mũi nhọn", dẫn dắt (leading edge) trong 1 lĩnh vực, khi ta thấy điều gì missing, khả năng cao ta đúng. Người "mũi nhọn" trong một lĩnh vực không nhất thiết ta phải là người thúc đẩy lĩnh vực đó, mà có thể là một người dùng (siêu) tích cực, để ta hiểu nó nhất, đau với những điểm thiếu sót của nó. Chính ta sẽ chính là early adopter của sản phẩm mà ta muốn xây dựng. Paul cũng khuyên là, khi bắt đầu một startup, hãy tập trung phục vụ cho nhóm người dùng cấp thiết cần một giải pháp khác cho sản phẩm của họ vì nỗi đau của họ quá lớn. Về mặt triết học, ta vẫn có thể thấu cảm với người khác, nhưng ta sẽ thấu cảm nó gấp 10,100,... lần nếu ta đã trải qua cảm giác đó.
Ngoài ra, những người ám ảnh với vấn đề sẽ có nhiều động lực, sẽ bền bỉ hơn với việc giải quyết vấn đề. Điều này chính là yếu tố tạo nên con người startup - yếu tố con người là yếu tố cốt lõi để tạo nên sức sống của sản phẩm, của doanh nghiệp.
Những thứ missing thường là những thứ ta cảm thấy thú vị để làm, đôi khi, chúng như những món "đồ chơi" thuở sơ khai. Máy tính có vẻ là đồ chơi vào thời điểm Apple và Microsoft nghiên cứu về chúng: những người có máy tính được gọi là "hobbyists". Facebook ra đời như cách để sinh viên đại học stalk lẫn nhau, tìm kiếm hot face đại học.
Túm lại là, ý tưởng cho một sản phẩm mới có thể mang những đặc tính như sau:
- Tiềm ẩn (Unobvious): ý tưởng sẽ khó để nhận ra, vì để tìm được thứ gì missing, ta phải giảm tối đa thiên kiến của mình, và không dễ dàng chấp nhận những điều không thoải mái về cuộc sống xung quanh.
- Rõ ràng với bạn (Obvious to you to some extent): bạn ám ảnh, cảm nhận sâu sắc về vấn đề đó, về nỗi đau, về sự khó chịu mà nó mang lại. Đây là dấu hiệu của việc bạn rất rất rất cần giải pháp cho vấn đề hiện tại.
- Thú vị (Interesting): một dấu hiệu thể hiện điều đang thiếu.
Tìm kếm điều còn thiếu để vẽ nên bức tranh tương lai (Photo by Pixabay on <a rel="nofollow" href="https://www.pexels.com/photo/white-jigsaw-puzzle-illustration-262488/">Pexels.com</a>)
Tìm kếm điều còn thiếu để vẽ nên bức tranh tương lai (Photo by Pixabay on Pexels.com)

Product sense

Mình nghĩ rằng, sự để ý là quá trình tiếp nhận kiến thức, còn việc tìm thấy thứ gì đang còn thiếu, thứ gì thú vị là quá trình xử lý thông tin, cần rất nhiều nỗ lực để tổng hợp, kết nối thông tin (Chủ đề cách chúng ta học, tiếp nhận, xử lý và sử dụng thông tin là một chủ đề rất hay ho, nhưng nằm ngoài scope của bài viết này nên mình sẽ chia sẻ với mọi người sau. Đọc thêm về cách hình thành trí nhớ).
Nhiều ý tưởng startup bắt đầu từ một cảm nhận nào đó của founder, mà chúng ta hay gọi là "sense". Họ có rất ít thông tin, (có vẻ) không làm user research rất bài bản (user research bài bản ý mình tập trung nhiều hơn vào quantitative). Mình và các bạn mình đã từng tranh luận về chủ đề này: Product sense là gì, có cần thiết hay không, tại sao có nhiều người có sense tốt, làm sao để phát triển sense.
Mình đang có một giả thiết như sau: product sense là kết quả của quá trình xử lý rất nhiều data để nó lưu trong trí nhớ dài hạn, và có thể dễ dàng được sử dụng, lôi ra dùng khi não ta cần giải quyết các thông tin mới. Để nhận ra điều gì còn thiếu, mình nên để ý cách thế giới đang vận hành một cách sâu sắc, đa chiều. Mình research: thu thập data từ nhiều nguồn, đánh giá, kết hợp các nguồn data với nhau như market trend, competitor, user.
Điều này mình liên tưởng tới cách sử dụng framework Jobs-to-be-done (JTBD) cho PM. JTBD là một framework để phân tích nhu cầu của người dùng. Nếu áp dụng chuẩn chỉnh JTBD, sẽ đòi hỏi một nghiên cứu rất chuyên sâu, để lượng hóa các nhu cầu quan trọng nhưng chưa được đáp ứng tốt (underserved needs), tìm ra các tập khách hàng đang chưa được thỏa mãn với các giải pháp hiện tại. Việc này dường như là rất khó khăn trong điều kiện thường thiếu nguồn lực và thời gian ở các công ty startup, công ty vừa và nhỏ.
Vì vậy, thay vì áp dụng toàn bộ quy trình phân tích JTBD như 1 researcher chuyên nghiệp, PM có thể tận dụng concept của JTBD về cách phân loại job thành functional, emotional, và social job để phân tích nhu cầu của user một cách tổng quan nhất. Việc áp dụng JTBD dạng qualitative sẽ mang cho PM một cảm nhận về các nhu cầu, mong muốn của user, pain point của họ với các giải pháp hiện tại trên thị trường. Để đánh giá một cách phản biện kết quả của các nghiên cứu định lượng, PM cần kết hợp với hiểu biết về thị trường, phân tích các đối thủ cạnh tranh đang cung cấp giải pháp để có một bức tranh toàn diện hơn về vấn đề của user.

Tưởng tượng cuộc sống mới như thế nào?

Dựa trên những phân tích dài dòng một hồi ở trên, cách làm mà mình nghĩ để để ý điều còn thiếu sẽ có hình dáng như sau:
(1) Chúng ta đang có những nhu cầu gì ở thế giới thật? Có thể sử dụng framework JTBD.
(2) Những nhu cầu gì đang được “ảo hóa” trên thế giới điện tử?
(3) Đang có những đối thủ nào đáp ứng nhu cầu đó?
(4) Có gap nào đó giữa thế giới thực và ảo không: có pain point nào ở đây không. Idea cho startup có thể sẽ là không rõ ràng để nhìn thấy ngay nhưng vẫn rõ ràng (:D), và rất thú vị để bắt đầu.
Một điều mình nghĩ cũng cần ghi nhớ là tìm kiếm một ý tưởng startup cần thời gian: không phải ép buộc phải sinh ra 1 startup trước deadline nào đó, hay phải vắt óc nghĩ về ý tưởng khi ngồi vào bàn làm việc. Tại sao cần thời gian như vậy? Mình nghĩ nó như quá trình ghi chú của mình. Mình lưu lại phần lớn suy nghĩ bâng quơ của mình về mọi khía cạnh của cuộc sống: công việc, bản thân, mối quan hệ xã hội,... Sau đó, mình xử ly các ghi chú này bằng cách sắp xếp, tóm tắt và kết nối các ghi chú với nhau. Rồi một ngày, mình tìm được điểm nào đó thú vị, mình kết nối được các ghi chú rời rạc của mình để hình thành một cách nghĩ, một khái niệm tổng quan hơn, sâu sắc hơn. Như bài viết này đây cũng là quá trình chắp nối nhiếu ý tưởng lại với nhau, và đâu đó có những suy nghĩ chợt xuất hiện khi mình lái xe máy trên đường đi làm hoặc về nhà :D.
Khi 1 ý tưởng xuất hiện, đừng giới hạn mình bởi câu hỏi "Liệu công ty có phải là một công ty lớn không?". Vì sao lại vậy? Vì mình cũng không biết liệu công ty đó có thể phát tiển tới tầm cỡ nào. Theo lời Paul, các startup nên chọn những vấn đề nhỏ ở hiện tại nhưng có tốc độ phát triển nhanh chóng. Đây là một ý kiến thú vị mà mình sẽ chia sẻ sau.
Sản phẩm của bạn là cây cầu kết nối cuộc sống thật và cuộc sống ảo (Photo by Josh Sorenson on <a rel="nofollow" href="https://www.pexels.com/photo/grey-bridge-connection-398550/">Pexels.com</a>)
Sản phẩm của bạn là cây cầu kết nối cuộc sống thật và cuộc sống ảo (Photo by Josh Sorenson on Pexels.com)

3. Kết nối con người

Kết nối với những người khác, lắng nghe các ý kiến từ nhiều góc cạnh sẽ giúp mình giảm thiên kiến, và cũng tăng cường kết nối chạy số giữa các idea với nhau. Chúng ta thường bị giới hạn, khép kín bởi những kiến thức nền của mình (schema). Não bộ chúng ta cũng thường gặp "confirmation bias", tức là cố gắng tìm kiếm các thông tin để support cho niềm tin, quan điểm của mình. Vì vậy, việc kết nối với những người khác, với một growth mindset là điều cần thiết để mình mở rộng được sự hiểu biết của mình.
Việc này không chỉ áp dụng với tưởng tượng về cuộc sống của một sản phẩm, một công ty mà còn ở nhiều mặt trong cuộc sống của mình. Lấy ví dụ trong chuyện học hành: học theo cộng đồng sẽ cho mình nhiều cơ hội để trao đổi với những người khác, giúp mình có thể nhận ra những điểm thiếu sót trong cách mình suy nghĩ, và nhìn vấn đề sâu sắc, toàn diện hơn khi lắng nghe góc nhìn từ người khác.
Quy tắc brainstorming áp dụng trong công việc hiện tại của mình. Để tránh thiên kiến, buổi thảo luận về phương án giải quyết, về tính năng mới sẽ không chỉ bao gồm PM, mà sẽ bao gồm ít nhất 1 thành viên đến từ team khác như: UX/UI designer, dev, QC. Mỗi vị trí có những góc nhìn riêng về nỗi đau của user, solution phù hợp, nên việc trao đổi với nhau sẽ giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề và đi tới một giải pháp chung. Bạn thấy đó, ngay từ trong case Tencent mình dẫn, cuộc sống mà các nhà điều hành của Tencent muốn tạo ra cho user của họ đến từ "thưởng trà luận đạo" giữa Mã Hóa Đằng, và Lưu Xí Bình. Làm trong ngành phát triển sản phẩm, mình thấy rằng, chuyện tranh luận với nhau cũng rất thường gặp ở công ty. Nhưng có như vậy, chúng ta mới ngày càng hoàn thiện quan điểm và góc nhìn của mình.
Bài viết này có lẽ chưa thể explore nhiều hơn tầm quan trọng của yếu tố con người trong việc phát triển một sản phẩm, một startup. Mình sẽ tìm hiểu thêm để có thể chia sẻ nhiều hơn.

Kết

2 bài viết rất dài thực ra đều chung một nguyên tắc: điều ta tưởng tượng ra, tương lai của ta dựa trên việc ta hiểu mong muốn và hiện trạng hiện tại của mình như thế nào. Với cá nhân hay với sản phẩm, ta đều xuất phát từ chính mong muốn, nhu cầu của mình, và nhận ra những điểm mình còn thiếu sót, những điểm mình muốn thay đổi. Bản thiết kế cuộc sống của chính cuộc sống của ta, hay cuộc sống mà ta muốn mang dáng dấp của sự cải thiện, cải tiến. Nền tảng của nó là năng lực thấu hiểu, và kết nối.