Tối ưu hóa phát triển bản thân

Phía dưới đây là toàn bộ sharing của mình trong quá trình xây dựng hệ thống phát triển bản thân cá nhân trải nghiệm qua hơn 1 năm.
Mình xin dành bài viết tổng hợp cho các bạn đang muốn tối đa phát triển bản thân (Self-development) để trở thành một phiên bản tốt hơn của mình mỗi ngày. Hình tổng hợp tất cả các app mình để ở cuối bài viết. 
Phát triển bản thân (self-development or personal development) chắc hẳn không là một khái niệm xa lạ trong những năm gần đây. Trên thị trường, mình thấy ngập tràn vô số các sách self-help với các mớ lý thuyết và khái niệm về các cách phát triển bản thân, thế nhưng lại có rất ít sách lại đề cập đến cách xây dựng cũng như các công cụ để hỗ trợ trong quá trình xây dựng đó.Thêm vào đó ngày nay, hầu hết bất cứ ai đều có bên mình một chiếc smartphone - một vật bất ly thân theo sát bên mình trong suốt một ngày. Thế nhưng có bao nhiêu người đã thật sự biết cách sử dụng chiếc PHONE đó theo cách SMART nhất để đem lợi ích tối đa cho cuộc sống của mình?
==> Tổng kết lại dựa vào 2 điểm trên (Self-development + Smartphone) ở bài viết này, mình muốn nhắc lại một số thói quen tốt mà mình nghĩ mọi người nên theo đuổi, cũng như các ứng dụng trên điện thoại sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình build điều ấy. Bài viết dưới đây được viết dựa trên trải nghiệm cá nhân của mình trong quá trình hơn 1 năm xây dựng các thói quen bằng việc sử dụng smartphone 1 cách thông minh và hiệu quả hơn. Bài viết sẽ vừa kết hợp chia sẻ suy nghĩ của mình về mục đích, lợi ích, cũng như cách đơn giản (không quá chi tiết) để sử dụng từng app. Nói thêm, điều mình thích ở các app tracking dưới đây là nó luôn có tab để giúp mình review toàn bộ lại cả quá trình, điều đó cho mình cảm thấy sự tiến bộ từng ngày.

1. HabitBull (Ứng dụng để xây dựng một thói quen mới)

“Hành động tạo ra thói quen. Thói quen tạo ra giá trị và giá trị tạo nên vận mệnh” – Mahatma Ghandi
Luyện tập những thói quen như thể dục, đọc sách hằng ngày, quản lý chi tiêu...chắc hẳn chúng ta đã nghe ra rả rất nhiều lợi ích nếu ta sỡ hữu các thói quen như thế. Đây là ứng dụng đầu tiên mình muốn nhắc tới, nó như xương sống cho các ứng dụng khác. 
Đây là một dạng app Habit Tracker, ở đây mình sử dụng ứng dụng HabitBull để build và tracking toàn bộ thói quen mới mà mình hình thành trong suốt hơn 1 năm. Và nhờ hỗ trợ của app, cho đến hiện tại mình cam kết rằng hầu hết những thói quen mình build đều gần như đã trở thành các hoạt động bình thường hằng ngày cũng như hàng tuần của mình mà không cần tốn quá nhiều nỗ lực.HabitBull sẽ không áp dụng qui luật 21 ngày để hình thành một thói quen mới, qui luật mà mọi người vẫn thường nghe, mà nó sẽ áp dụng qui luật 66 ngày. Cá nhân mình trải nghiệm thì thật sự sau qui luật 21 ngày thì thói quen mới đó vẫn chưa hoàn toàn hòa nhập tự nhiên vào cuộc sống của chính mình. Mình cảm nhận phải ít nhất sau hơn 2 tháng (66 ngày) các thói quen đó trở nên hành động tự nhiên cũng giống như việc mình đánh răng hằng ngày vậy.
Cách sử dụng: đơn giản bạn download Habitbull, set target chi tiết với tần suất cụ thể:
Ví dụ 1: mình set up thói quen đọc sách 30p-1 tiếng sau khi ngủ dậy, tần suất hằng ngày. Ngày nào mình làm thì làm điều đó thì mình sẽ tick vào app, các ngày sẽ nối liên tiếp nhau cho đến khi nào đủ 66 ngày thì mình thành công. Với bất cứ một ngày mình quên thì liên kết đó mất đi và sẽ reset đếm lại từ đầu.
Ví dụ 2: mình set up thói quen chạy bộ, tần suất 3 ngày/ tuần. Trường hợp xảy ra nếu từ thứ 2-thứ 5 mình quá bận ko chạy được thì mình vẫn tick vào app ok, nhưng mình sẽ có được cái nhìn tổng quan là bắt buộc ba ngày còn lại trong tuần (T6-T7-CN) mình phải xách giày lên giày, nếu không thì dữ liệu lại bị reset về 0.
Đặc biệt, HabitBull có tab để mình có cái nhìn tổng quan toàn bộ quá trình, thấy được sự phát triển và cũng như chi tiết các thói quen mà mình đang xây dựng
Chia sẻ cá nhân: Ứng dụng này chỉ là công cụ hỗ trợ. Quan trọng là ý chí và chính sự kiên trì của chính bạn nữa. Ứng dụng này đã giúp mình xây dựng thói quen đọc sách 1 giờ mỗi ngày, chưa bỏ qua 1 ngày hơn 1,5 năm vừa qua. Không những thế còn có vô số thói quen như uống nước 500ml sau khi ngủ dậy, chạy bộ, nghe podcast... vô số. Do đó mình highly recommend các bạn nên down và trải nghiệm thử
Cho ai cần dẫn chứng: Link research build habit trong 66 days 
Ví dụ app Habitbull

Đọc thêm:

2. Money Manager (Ứng dụng quản lý tài chính cá nhân)

Tầm quan trọng của việc phát triển tư duy trong quản lý tài chính cá nhân thì hoàn toàn cần thiết, không thể chối cãi. Không quan trọng bạn được bao nhiêu, quan trọng cách bạn tiết kiệm và đồng tiền đó thông minh như thế nào. Như tên gọi của nó, "Money Manager" giúp mình quản lý dòng tiền ra/vào các tài khoản của mình. 
Chia sẻ cá nhân: Nhờ ứng dụng này mà sau tháng 4 vừa rồi mà sau 1,5 năm đi làm mình đã trở gần như xong toàn bộ nợ (tiền ăn, tiền học, tiền học AV, tiền đi du lịch, laptop, điện thoại...) trong suốt quãng đường sinh viên 4,5 năm của mình (vì gia đình không đủ khả năng chi trả, nên tất cả số tiền trong 4,5 năm ấy mình đều mượn khắp nơi dưới sự bảo lãnh của gia đình). Nói thêm cho các bạn không phải để khoe khoang hay gì, mà ý mình ở đây là các bạn biết được cục nợ ấy lớn thế nào so với thằng sinh viên tay trắng mới tốt nghiệp như mình thời đó. Và mình vô cùng cảm ơn ứng dụng này mình giúp nghiêm túc kỷ luật trong quản lý chi tiêu để mình trả được cái của nợ to tướng ấy
Cách sử dụng: Mình thiết lập các tài khoản trong app y như các tài khoản mình đang có ngoài đời thực tế như thẻ Debit/Credit, tài khoản tiết kiệm, số tiền cash trong ví, tài khoản đầu tư.... Tất cả đồng tiền ra vào, bao nhiêu, lý do là gì đều được mình ghi lại liền ngay lập tức mỗi khi có giao dịch và mình sẽ kiểm tra vào cuối mỗi tuần, cuối mỗi tháng.
Money Manager có tab để tổng kết dữ liệu chi phí cho từng khoản trong suốt cả tháng. Sau đó, mình chỉ cần 3 tháng bạn sử dụng một cách cẩn thận thì những tháng sau thì mình có ước tính được chi phí cho từng mục vào tháng sau của bạn là bao nhiêu ( ví dụ bao nhiêu tiền cho ăn uống, coffee, nhà trọ, đi lại..) Đối với mình, nhờ những thông tin đó, mình có thể lên kế hoạch tài chính cả tháng sau hoặc cả năm sau, mình biết mình đang tiêu vào những chỗ nào là đúng, những chỗ nào ko cần thiết nên cắt giảm, cũng như là mình sẽ tiết kiệm được bao nhiêu. Nếu đồng tiền bạn đem đi đầu tư thì lời/lỗ như thế nào. Nói chung bạn sẽ có cả 1 lịch sử giao dịch tiền tệ của chính bạn được lưu lại và bạn có thể review vào bất cứ lúc nào....
Ví dụ về app Money Manager

Đọc thêm:

3. Five minutes journal app (Ứng dụng cải thiện tư duy tích cực)

Tư duy tích cực (positive thinking) đã được chứng minh là phương pháp hiệu quả cho mental health như làm giảm căng thẳng, lo lắng, áp lực cuộc sống (tiền bạc, sự nghiệp, gia đình, peer pressure..) và trầm cảm của con người. 
Mình cảm thấy càng trưởng thành hơn con người lại càng cảm thấy khó hơn để duy trì tư duy tích cực. Nếu như trước đây khi còn nhỏ, “thất bại” chỉ là bị điểm kém, bị trượt học bổng, bị người lớn chê trách, thì bây giờ “thất bại” đồng nghĩa với thụt lùi về sự nghiệp, khó khăn về tài chính, và thất vọng với gia đình, áp lực thua kém bạn bè. Nó sẽ khiến mình stress, mất ngủ và đôi khi cả suy nhược cơ thể.. Lúc ấy mới nhận thấy ngoài tầm quan trọng của physical health ra, thì mental health cũng quan trọng không kém.
Điều cốt lõi, việc xây dựng và duy trì tư duy tích cực là việc cần làm đều đặn hằng ngày. Có rất nhiều phương pháp , nhưng hiện tại mình áp dụng phương pháp ghi chép cá nhân (Journaling) để giải quyết vấn đề này. Journaling - lối viết tự do, khai phóng của những suy nghĩ của mình hằng ngày để giải tỏa cảm xúc cá nhân.
Cách sử dụng: Hằng ngày, app bắt đầu bằng một châm ngôn cuộc sống, sau đó theo bởi 2 phần: Sáng và Tối. Câu hỏi gợi ý hướng đến nhiều mục đích: vừa luyện tập lòng biết ơn, vừa chuẩn bị các target trọng tâm cho ngày mới, lời khẳng định (confirmation) cho bản thân và vừa rút được kinh nghiệm cho ngày tiếp theo
Phần Sáng bao gồm: (1) Tôi cảm thấy biết ơn về … , (2) Tôi sẽ làm gì để ngày hôm nay trở nên tuyệt vời?, (3) Quyết tâm trong ngày: Tôi là …
Phần Tối bao gồm: (1) 3 điều tuyệt vời nhất xảy ra trong ngày…, (2) Tôi đáng lẽ có thể làm gì để hôm nay tốt hơn?Mỗi sáng, mình sẽ dành 5-10p để viết Phần Sáng, mình viết những gì ập vào đầu mình dựa trên các câu hỏi gợi ý, và đôi khi nó có thể giống nhau mỗi ngày (ví dụ trong phần sáng có phần "Tôi cảm thấy biết ơn về...", mình có thể viết là "Tôi cảm thấy biết ơn vì mình được sinh ra với đầy đủ tay chân lành lặn, hạnh phúc hơn nhiều so với các bạn bị tật nguyền hoặc Tôi cảm thấy biết ơn vì mình được sống thêm một ngày mới, có một công việc tốt để chăm lo cho gia đình..)
Cuối ngày, trước khi đi ngủ, mình dành 5p hoàn thành phần Tối: để kể về những gì hấp dẫn hoặc ấn tượng xảy ra trong ngày. Ví dụ: mình ghi là 1 trong những điều tuyệt vời ngày hôm nay là mình làm việc tốt được sếp khen or được nhận lương thưởng.... Bạn viết bất cứ gì bạn thấy vui là được, vừa tổng kết một ngày dài và giúp bạn giải tỏa để có giấc ngủ tốt hơn.'
Chia sẻ cá nhân: App không giúp giải tỏa hoàn toàn cơn stress nhưng nó mang lại niềm tin và cái nhìn tích cực, cảm thấy biết ơn và may mắn hơn nhiều số phận cực khổ khác trong cuộc sống, qua đó mang lại động lực vào buổi sáng mỗi ngày cho mình. Vì thế mình có động lực để cố gắng và cố gắng hơn nữa
App 5 minutes journal

4. Notion (Ứng dụng ghi chú)

Mình rất thích ghi chép lại mọi thứ bằng notebook và bằng điện thoại. Nhưng mình thường thích xài digital note-taking app vì lúc nào mình cũng luôn mang điện thoại bên mình. Mình đã xài qua rất nhiều app ví dụ như Note của Iphone hoặc Evernote, nhưng app mình sử dụng và rất tâm đắc muốn giới thiệu đến mọi người. Đó là NOTION.
Notion cho phép mình xây dựng phần note của mình theo cách sáng tạo nhất mà mình có thể nghĩ tới. Và hầu như mình ghi chú toàn bộ khía cạnh của cuộc sống từ mục tiêu, ước mơ, lý tượng, ý tưởng kinh doanh, học tập, sức khỏe, hệ thống tài chính cá nhân-đầu tư... gần như tất cả mọi thứ, tất cả sẽ được ghi chú và có thể review ở bất cứ đâu. Lúc đầu bạn có thể mất một chút thời gian để làm quen, nhưng sau đó thì mọi thứ sẽ tiện dụng hết sức có thể cho bạn. Vì ứng dụng này có nhiều tính năng nên mình ko thể đi quá sâu vào chi tiết, mình sẽ có một bài viết riêng khác cho app này
Một số ví dụ Notion bạn có thể click vào xem:
P/s: Tất cả các link mình kèm trong bài viết này đều sử dụng phần mềm Notion.

Đây là ứng dụng Notion hiện tại mình đang sử dụng

5. Drink water (Ứng dụng theo dõi lượng nước tiêu thụ hằng ngày)

Việc uống đủ nước mang lại nhiều lợi ích quan trọng nhằm đảm bảo cho cơ thể hoạt động hiệu quả và khỏe mạnh. Ứng dụng "Drink Water" sẽ là công cụ tuyệt vời để đưa ra con số tối ưu dựa trên khối lượng của bạn, cũng như nhắc nhở mình bổ sung nước đầy đủ hơn.Do đó trong suốt hơn 1 năm qua, mình cũng build một thói quen uống đủ lượng nước cho cơ thể trong 1 ngày.
Không những thế, app "Drink water" cũng có thể có các lựa chọn nước khác như coffee, nước chanh, sữa ..vv... Điều đó sẽ giúp mình xem lại coi lượng tiêu thụ của từng loại đó trong tuần trong tháng như thế nào. Bạn có thể check xem là tháng trước bạn có uống quá nhiều cafe hoặc bia hay không để giúp bạn có cái nhìn tổng quát và cẩn thận hơn cho sức khỏe của mình.
App Drink Water

6. Todolist (Ứng dụng lên task chi tiết)

Việc lên kê hoạch chi tiết sẽ giúp bạn không bị thiếu sót hoặc quên mất nhiệm vụ cho công việc
Mình sử dụng Todolist để lên kế hoạch chi tiết cho các task cụ thể mình cần làm trong ngày. Như vậy mình sẽ có cái nhìn tổng quát là ngày hôm đó có bao nhiêu task, tốn bao nhiêu thời gian và mức độ ưu tiên cho từng task. Cũng như bạn biết được các task vào ngày mai, ngày mốt, cũng như tuần sau, tháng tới tùy thuộc vào deadline của bạn.Mình chia nhỏ ra các dự án và chia task khác nhau cho các dự án. Ngoài thị trường, có rất nhiều các app todolist khác nhưng mình đề xuất các bạn app này vì giao diện của nó đẹp, trực quan cũng như rất dễ xài .

7. Forest (Ứng dụng tăng cường độ tập trung khi làm việc)

Phần mềm Forest giúp mình nâng cao khả năng tập trung khi làm việc, để tránh sự sao nhãng từ các việc khác, đặc biệt từ chính chiếc điện thoại của mình. Ứng dụng này đã giúp mình tập trung và hoàn thành tốt hơn khi làm bất cứ việc gì đã được plan trong app Todolist phía trên
Cách sử dụng: ứng dụng này cho phép mình gieo các hạt giống và hạt giống này sẽ nở thành cây trong khoảng thời gian do mình thiết lập (tối thiểu 10 phút và tối đa 120 phút). Trong thời gian đó, mình không thể thoát khỏi ứng dụng để chạy các ứng dụng khác (như lướt facebook hoặc instagram), nếu không cây sẽ chết và không thể tiếp tục phát triển.Mình có thể để xem thành quả là rừng cây mà mình đã gieo trồng được, cũng chính là thời gian mà mình đã tập trung vào công việc mà không bị sao nhãng bởi smartphone. Tại đây mình có thể xem được mình đã trồng được bao nhiêu cây trong ngày cũng như đã làm chết bao nhiêu cây. Điều này cho mình thấy rằng mình có thực sự tập trung vào công việc hay chưa, hay vẫn thường xuyên sử dụng smartphone trong thời gian làm việc.

8. Strava (Ứng dụng tracking chạy bộ)

Sức khỏe là tài sản vô giá nhất của mỗi người trong cuộc sống. Do đó việc build 1 thói quen tập thể dục thường xuyên là điều vô cùng quan trọng. 
Chia sẻ cá nhân: Trước đây mình cũng có đã có thói quen tập gym, gần đây mình bổ sung thêm việc chạy bộ (mình copy thói quen của các nhân vật thành công vì nghe nói họ cũng hay chạy bộ lắm) vào quá trình tập luyện của mình, trước đó mình vô cùng ghét và cũng không thể chạy quá 2km/lần mặc dù mình có thể hít đất >50 lần liên tiếp. Ứng dụng Strava và HabitBull phía trên là 2 ứng dụng đã giúp mình build được thói quen chạy bộ và kết quả bất ngờ hơn cả mong đợi nhờ nó mình giảm được 7kg trong năm 2019 và update tới tháng 8/2020 là 9kg-điều mà gym mình chưa làm được
Strava sẽ ghi nhận lại quãng đường, tốc độ khi bạn chạy, nó có ghi nhận lại biểu đồ luyện tập, quá trình tiến bộ của bạn sau nhiều tháng sẽ có thay đổi như thế nào (bạn chạy nhanh hơn, bền hơn..). Strava cũng có các thử thách, cột mốc thành tích hàng tuần để giúp bạn có động lực chạy hơn. Note: Các nhân mình đề xuất bạn cũng nên kiếm cho mình những người bạn có cùng sở thích chạy hoặc CLB chạy bộ để bạn càng có thêm niềm vui lẫn động lực để theo đuổi bộ môn chạy bộ này.
Ví dụ ứng dụng Strava

9. Google Calendar - 10. Gmail (Ứng dụng lên kế hoạch, thời gian)

Lost time is never found again. – Benjamin Franklin.
Đây là 2 phần mềm khá quen thuộc đến từ Google mình sử dụng để lên kế hoạch tổng quát và kiểm soát thời gian của mình. Mình áp dụng phương Block Calendar và ghi chép toàn bộ lại hoạt động trong ngày của mình lên Calendar. Điều này mang lại lợi ích là bạn có thể quan sát và review lại trong tuấn trước hoặc tháng trước bạn đã dành thời gian vào những việc gì, việc đó có ích hay vô ích, việc đó đã tốn bao nhiêu
Ví dụ cách sử dụng của mình: vào tối CN, mình thường plan cho cả tuần của mình trên phần mềm NOTION, sau đó dựa theo các thói quen trong app HABITBULL của mình để sắp xếp các việc block thời gian và sắp xếp công việc này lên bảng Google Calendar. Cụ thể hơn như thói quen đọc sách mình muốn duy trì hằng ngày thì mình sẽ fit lên giờ cụ thể cho từng ngày trong tuần hoặc là thói quen chạy bộ 3 ngày/tuần, mình cũng sẽ fit lên ngày cụ thể như Mon-Wed-Fri. Hầu như mình sẽ sắp xếp lên toàn bộ Calendar như vậy mình sẽ có cái nhìn bao quát, để biết được là ngày nào mình sẽ free, có thể dành cho các hoạt động khác. Và mình plan cho từng tuần vì nó giúp cho mình có được sự linh hoạt mà vẫn giữ kỹ luật của HABITBULL

11. Flipboard (Ứng dụng xem tin tức tiếng Anh)

Đây là phần mềm mình được giới thiệu từ một anh thầy dạy tiếng Anh. Thay tốn thời gian để đọc các thông tin từ kênh lá cải như Zing, Kenh14, mình sử dụng Flipboard này để đọc các tin tức tiếng Anh vừa tăng thời gian tiếp xúc với văn phong tiếng Anh, cải thiện kỹ năng đọc, viết vừa nắm bắt các vấn đề xã hội đang xảy ra hiện nay. Flipboard bao gồm rất nhiều chủ đề mà mình hoặc các bạn có thể quan tâm như: News, Business, Technology, Sports, Travel, Politics, Sciences, Politics.......
Cách sử dụng: Vì mỗi ngày bài viết của Flipboard đối với một người có trình độ tiếng Anh vừa thì mất khoảng 5p nếu không cần tra từ điển. Mình sử dụng app này khoảng 15p buổi sáng và 15p buổi chiều khi trên xe bus của công ty, trong cùng lúc đó mình sẽ nghe podcast từ Spotify.
Chia sẻ cá nhân: Sau một thời gian sử dụng, thì thật sự khả năng đọc và vốn từ vựng của mình tăng lên rất nhiều. Điều này giúp cho các bạn muốn thi IELTS như mình có cơ hội rèn luyện khả năng Reading tốt hơn nữa

12. Spotify (Ứng dụng nghe nhạc, podcast..)

Spotify là phần mềm âm nhạc kỹ thuật số cũng như các app nghe nhạc zingmp3, nhaccuatui.. Vậy điều gì khác biệt mà mình lại khuyến khích các bạn nên sử dụng. Vì dưới trải nghiệm của mình, đầu tư 59k/tháng cho Spotify là một trong những đầu tư xứng đáng hơn cả giá trị của nó
Cách sử dụng: Mình tự tạo nhiều playlist từ kho cả triệu bài hát dữ liệu của Spotify, ví dụ có thể kể đến như mình tạo playlist nhạc Lofi để nghe khi đọc sách và học tập, nhạc để thiền, nhạc để dành cho tập thể dục và đặc biệt ở đây chính mình còn có một kho các kênh Podcast đểmình nghe trong các khoảng thời gian chết, vừa multi-task để nâng cao kiến thức, ngoại ngữ, vừa tối ưu hóa thời gian (ví dụ khi di chuyển bằng xe bus-xe máy, làm việc nhà, chạy bộ...).
Các nguồn Podcast hiện tại mình follow trên Spotify dành cho các bạn tham khảo (copy link) https://bit.ly/mypodcast-tyler

13. Youtube (Ứng dụng giải trí và học tập điều mới)

Vì sao mình đưa Youtube vào các app phát triển bản thân??? Mình đã từng thấy bài viết của một số bạn trên đây có nói chọn lọc trong việc giải trí không những giúp bạn giải tỏa stress còn có thể nâng cao kiến thức cho bạn. Mình hoàn toàn đồng ý và ủng hộ ý tưởng đó. Thú thật với mọi người, trong thời còn học sinh viên, mặc dù có nhận thức về việc quản lý thời gian, nhưng đôi khi mình cũng mắc sai lầm và từng đốt rất rất nhiều thời gian để xem các chương trình giải trí không mang lại giá trị như hài hoặc gameshow, lúc đó vì ghiền nên mình quên mất khái niệm thời gian và khi nhìn lại thời gian thì thấy đã trôi qua rất xa rồi. Lúc đó mình càng cảm thấy nuối tiếc và đôi khi stress hơn nữaTừ sự kiện đó, mindset mình về youtube mình hoàn toàn thay đổi. Mình đã unsubscribe toàn bộ các kênh giải trí, ko xem hài hay gameshow (đỡ tốn thời gian vô ích) và unsubscibe hầu hết các kênh nói tiếng Việt và mình chuyển sang channel nước ngoài, vừa xem Youtube vừa luyện ngoại ngữ và học thêm các khía cạnh mới.
Cách sử dụng cá nhân: Tiêu chí kênh khi đó của mình vừa xem vừa học. Vì mình học engineering, nên mình chỉ follow các kênh có khía cạnh mới so với mình như tài chính, kinh tế, đầu tư, kinh doanh, phát triển bản thân, workout, dinh dưỡng từ các Youtuber nước ngoài, chỉ vài kênh người Việt.
Chia sẻ cá nhân, mình highly recommend các bạn nên ngay lập tức subscribe các channel siêu hay về self-development (5sao): Ali Abdaal, Matt D'Avella, Thomas Frank, Mitch Manly, Lavendaire, Better Ideas..... Các kênh khác mọi người có thể xem trong database phía dưới
Dưới đây là database toàn bộ các kênh mình đang follow, có phân chia theo category lẫn link cụ thể dành cho mọi người tham khảo nghen: https://bit.ly/myyoutube-tyler

14. Lumosity (Game giải trí và tăng trí tuệ)

Đây là game duy nhất trên điện thoại của mình. Mình đã hoàn toàn bỏ game từ cuối năm lớp 11 cho tới hiện tại, game trên máy tính lẫn game trên điện thoại. Cá nhân mình nghĩ nếu có tốn thời gian chơi game thì ít nhất nó cũng phải mang một giá trị gì đó cho mình.Vì thế mình lựa chọn Lumosity - app bao gồm các trò chơi tuyên bố cải thiện trí nhớ, sự chú ý, tính linh hoạt, tốc độ xử lý và giải quyết vấn đề. Ít nhất một mũi tên trúng được 2 con nhạn, vừa giải trí xả stress vừa luyện thêm 1 skill gì đó.
 Các trò chơi ở đây kiểu như là để hack não, để nâng cấp level của não bộ cũng như các giác quan khác như mắt và tay. Các bạn down về chơi thử, vì mình không mua gói premium (hơi mắc so với mình) nên một ngày mình chỉ chơi được vài game để giải trí và hơn thế nữa đó là không sợ nghiện.
Vi dụ app Limosity

Tổng kết: Nếu thật sự các bạn chịu khó đọc đến cuối bài viết của mình, chứng tỏ các bạn đang có khát khao tối ưu hoá bản thân của bạn mạnh mẽ và nồng cháy. Mình hi vọng có thể giúp ích một chút gì đó cho con đường thành công của các bạn. Mình biết ơn và chúc các bạn thành công trên con đường của mình. 
RẤT QUAN TRỌNG: Và hơn thế nữa, các bạn hãy thử một trong các ứng dụng để xây dựng cho mình các thói quen và lối sống tốt mà mình đã đề cập phía trên, lặp lại hàng ngày trong vòng ít nhất 1 tháng và chia sẻ với mình cuộc sống của bạn đã thay đổi như thế nào. Mình rất nóng lòng muốn nghe trải nghiệm của bạn! Peace 

Các ứng dụng mình đề cập trong bài viết