Câu chuyện vẽ nên cuộc sống tương lai của hàng trăm triệu người dùng của Tencent đã gợi mở, củng cố niềm tin của mình về tầm quan trọng của ước mơ. Tưởng tượng về cuộc sống trong mơ là động lực, là ám ảnh để luôn thúc đẩy hành động của chúng ta mỗi ngày.
Quyển sách “Huyền thoại Tencent” kể lại rằng, Founder và CEO của Tencent Mã Hóa Đằng, cùng Lưu Xí Bình, từng nắm giữa Giám đốc đầu tư chiến lược cùng "thưởng trà luận đạo", thảo luận về chiến lược, hướng đi của Tencent giữa bối cảnh Tencent, cũng như các công ty kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng trên di động khác bị điêu đứng. Sau rất nhiều trao đổi, 2 người đã đồng thuận về một khái niệm gọi là "cuộc sống trực tuyến" - ICEC (information, Communication, Entertainment, và Commerce). Tencent mong muốn có thể đáp ứng tất cả nhu cầu của người dùng ở các cấp độ khác nhau trong cuộc sống trực tuyến, thâm nhập vào cuộc sống của người dân như điện và nước.
Nhìn từ bề ngoài, có thể mọi người nghĩ rằng Tencent "cái gì cũng muốn làm", nhưng thực tế, tất cả những điều đó chúng tôi sẽ thực hiện xoay quanh những cộng đồng và nền tảng hình thành dựa trên công cụ nhắn tin tức thời QQ."
Câu chuyện của Tencent và mình tin là của nhiều startup, công ty, không chỉ là ví dụ cho khả năng tưởng tượng về tương lại của một công ty, một sản phẩm, mà còn là chính cuộc sống của mỗi chúng ta.
Cuộc sống tương lai tạo nên niềm tin, nguồn động lực để kéo bạn về con đường muốn đi. Nó là điều thôi thúc chúng ta hành động, là kim chỉ nam giúp chúng ta đưa ra lựa chọn. Càng tưởng tượng rõ nét, sinh động về cuộc sống đó, sự thôi thúc của chúng ta càng lớn. Sự thay đổi về tầm nhìn dẫn tới sự thay đổi mang tính vi mô. Như câu chuyện của Tencent, sau khi chiến lược "cuộc sống trực tuyến" được thông qua, công ty này đã có sự biến chuyển rõ ràng về cơ cấu tổ chức.
Những điều mình làm không chỉ vì mình cần phải làm, mà vì mình tin mình là con người như thế, nên mình muốn hành động như thế. Như James Clear nói về cách đặt mục tiêu trong cuốn "Atomic habits": Mục tiêu cần xuất phát từ Identity - WHY chúng ta muốn làm vậy, thay vì làm gì, và làm được bao nhiêu. Identity mới là căn nguyên giúp ta duy trì mục tiêu đặt ra, ta muốn trở thành con người như thế nào quyết định hành động của chúng ta. Có thể lúc cuối cùng, ta không toàn trở thành con người như vậy, nhưng ta đâu đó sẽ tiệm cận ở mức đó.
Với mình, bản thiết kế cuộc sống của bạn là kết quả của sự kết nối. Là sự kết nối của dòng thời gian - quá khứ, hiện tại và tương lai. Là sự kết nối giữa cuộc sống thực và ảo. Là sự kết nối của ideas giữa nhiều người.

1. Kết nối thời gian

Kết nối bản thân từ quá khứ, hiện tại, và tương lai giúp mình tìm được những điều mình ám ảnh, những điều thôi thúc mình trong cuộc sống, những điểm chung về kì vọng của mình. Mình rất muốn giới thiệu về 3 công cụ giúp tưởng tượng càng sinh động càng tốt cuộc sống tương lai trong 5 - 10 năm nữa, bao gồm: mình cống hiến vì điều gì, mình có những giá trị gì, mình gắn kết lâu dài với người như thế nào, hay những trải nghiệm mình muốn có.

Viết thư cho bản thân của/từ tương lai

Chị Chi Nguyễn đã từng share về hiệu quả của phương pháp này: giúp chị đạt được ước mơ trở thành một Giáo sư tại Mỹ (Một blogger mình đã follow rất rất lâu, self-aware về những điều mình làm, với tư duy, kế hoạch rõ ràng, và với một giọng văn như tâm tình với chính mình). Chị Chi Nguyễn đã thực hành kĩ năng này trong 6 năm qua, từ lúc chị ý vẫn còn là một nghiên cứu sinh, tới khi chị ý đã lấy bằng tiến sĩ, trở thành Professeur tại một trường Đại học ở Mỹ, trở thành vợ và mẹ, và còn là 1 content creator truyền cảm hứng.
Phương pháp này là bạn tưởng tượng cuộc sống của 3 năm, 5 năm, 10 năm tới theo 7 khía cạnh của cuộc sống: health (mental health, physical health), relationship, career, finance, lifestyle, và impact. Bạn có thể viết thư cho bản thể tương lai của mình (Thủy của 30 tuổi, ví dụ vậy - như cách chị Chi làm), hoặc đóng vai bản thể tương lai viết cho hiện tại (như cách mình làm). 2 cách này thực ra cũng không khác nhau về mục đích, nhưng có thể mang lại những cảm xúc, cách nhìn khác nhau.

Odyssey plan

Công cụ này được giới thiệu bởi anh Ali Abdaal, một youtuber mình thấy cực kì xuất sắc, thông minh trong lĩnh vực productivity và học tập. Odyssey plan gồm 3 câu hỏi, 3 kịch bản dành cho cuộc sống của mình:
1. Viết ra một cách chi tiết, cuộc sống của bạn sẽ như thế nào trong 5 năm kể từ bây giờ nếu bạn tiếp tục con đường hiện tại của mình.
2. Viết ra một cách chi tiết, cuộc sống của bạn sẽ như thế nào trong 5 năm kể từ bây giờ nếu bạn chọn một con đường hoàn toàn khác.
3. Viết ra một cách chi tiết, cuộc sống của bạn sẽ như thế nào trong 5 năm kể từ bây giờ nếu bỏ qua vấn đề tiền bạc, nghĩa vụ xã hội và những gì mọi người nghĩ.
Mình thấy câu 3 rất thú vị. Chúng ta không thể phủ nhận rằng nhiều quyết định của chúng ta bị giới hạn bởi tiền bạc, và trách nhiệm của mình với những người xung quanh, đặc biệt những người thân yêu của chúng ta. Nhưng biết đâu, những suy nghĩ về tiền bạc hay trách nhiệm chỉ là ảo tưởng do chúng ta tự tạo nên mà thôi. Chúng cũng không quan trọng như ta nghĩ chả hạn, hoặc, ta chưa thực sự hiểu bản chất của chúng nên có cách hành xử sai. Nếu không có nó, chúng ta muốn sống cuộc sống như thế nào? Liệu chúng ta có tiếp tục theo đuổi nó không, hay chúng ta sẽ trao đi những giá trị như thế nào?
Anh đã chia sẻ rất cụ thể 3 viễn cảnh của anh năm 2019, và năm 2022. Mặc dù 3 kịch bản khác nhau, nhưng anh nhận ra có một pattern về suy nghĩ, xu hướng của mình, một ám ảnh lật đi lật lại trong cả 3 câu trả lời:
All 3 life paths (although I didn’t flesh this out in no2) involve me spending my ‘work’ time reading, writing, and making videos about stuff I enjoy. Again, either a total failure of imagination or as I’ve been doing this ‘content’ thing for 5 years, I’ve realised that I love the craft and want to continue doing it for the foreseeable future
Về già, mình sẽ không muốn nuối tiếc vì đã không làm gì? (Photo by Matthias Zomer on <a rel="nofollow" href="https://www.pexels.com/photo/person-signing-document-paper-618158/">Pexels.com</a>)
Về già, mình sẽ không muốn nuối tiếc vì đã không làm gì? (Photo by Matthias Zomer on Pexels.com)

Viết, ghi chú mọi điều, thường xuyên

Nếu không nhờ viết trong một khoảng thời gian dài, mình không thể xây dựng thế giới quan về bản thân và thế giới sâu sắc như vậy. Đã từ lâu, mình mong ước tìm hiểu về bản thân, thế giới, luôn thích học hỏi, và mình thực sự mong ước tạo điều gì đó giá trị, dù còn rất mơ hồ, mông lung không biết giá trị cụ thể mình muốn đem lại là gì. Data, tech, business là những điều gợi mở mình từ 5 năm trước. Và, hiện tại, mình đã chuyển từ công việc kiểm toán, sang 1 công việc mà hàng ngày đều được tìm hiểu sâu sắc về con người từ nhu cầu của họ tới trải nghiệm của họ trên các sản phẩm công nghệ, phân tích thị trường, đối thủ cạnh tranh.
Niềm vui sâu sắc mà mình cảm nhận hàng ngày ở thời điểm hiện tại thực sự là: mình đã frame cuộc sống không giới hạn trong một title, position nào đó (ví dụ, CEO hay Head of Product), một career path nào đó, mà dưới dạng giá trị, dưới dạng một con đường: "Mình muốn thấu hiểu sự vận hành của cuộc sống, vị trí của con người trong mối liên hệ với thiên nhiên, với gia đình, với xã hội. Và mang sự hiểu biết của mình giúp ích cho thế giới xung quanh".
Folder viết của mình bắt đầu từ 5 năm trước
Folder viết của mình bắt đầu từ 5 năm trước
Mình hiểu rằng, chặng đường đi tới xây dựng "một thứ gì đó giá trị cho xã hội" còn xa lắm, nhưng mình có một niềm tin sâu sắc: khi bạn nhìn thấy hướng mình cần phải đi, bạn sẽ không bị lạc hướng. Lấy sức mạnh từ bên trong chính là sức mạnh to lớn nhất để năng lượng của bạn có thể lan tỏa ra thế giới bên ngoài. Và tạo nên sự thay đổi.
Mình sẽ tiếp tục chia sẻ về cách sự kết nối của không gian và giữa con người tạo nên thế giới tưởng tượng ở phần 2 của bài viết này nha.