TÔN THỜ THANH XUÂN LÀ CĂN BỆNH CỦA XÃ HỘI TƯ BẢN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
Bài viết gốc đã được đăng tải vào 8/9/20 tại Đây . Hãy like page Ăn sách nếu có thể để thể hiện sự ủng hộ cho tác giả, cám ơn các...
Bài viết gốc đã được đăng tải vào 8/9/20 tại Đây. Hãy like page Ăn sách nếu có thể để thể hiện sự ủng hộ cho tác giả, cám ơn các bạn.
Sự tôn thờ thanh xuân và tuổi trẻ ở Việt Nam hiện tại là một căn bệnh của xã hội tư bản muộn bảo thủ. Thanh xuân và tuổi trẻ rất tuyệt vời. Nhưng chúng ta không đơn giản là tận hưởng nó, chúng ta tôn thờ nó. Đặt ra giá trị và tiêu chuẩn cho nó, ép buộc nhau phải sống với cái tiêu chuẩn đó.
PHẢI THÀNH CÔNG! PHẢI VUI CHƠI!! PHẢI TIÊU THỤ SẢN PHẨM! PHẢI LÀM GIÀU CHO CÁC TẬP ĐOÀN!
Triệu chứng của căn bệnh bao gồm lãng mạn hóa đời sống học sinh sinh viên và cho rằng sự sống chỉ tồn tại khi bạn trẻ hơn 30.
Dĩ nhiên, người trẻ có sức sống, có nhan sắc và họ nên tận dụng điều đó để có thể làm ra tiền và yêu đương.
Nhưng như thế có nghĩa là nhan sắc và sức khỏe lại bị đem ra định giá và biến thành một loại đơn vị tiền tệ trong một xã hội chỉ quan tâm đến giá trị. Càng già càng mất giá trị.
Khi không còn sắc đẹp, sức khỏe và trí tuệ để làm giàu là xã hội quẳng bạn sang 1 bên và bạn chỉ còn sống với hoài niệm và hối tiếc của quá khứ.
Tại sao lại thế? Tại sao 2 người chia tay nhau lại phải tiếc cho thanh xuân của bản thân? Tại sao những trải nghiệm khi ở bên nhau lại phải tạo ra một cái gì đó nhìn thấy được khi kết thúc? Tại sao lại phải so đó nhau ai lỗ ai thiệt khi yêu nhau? Tại sao tôi thấy cái cảnh này giống "Chia tay đòi quà" như thế?
Và đó là vấn đề thứ 1 với sự tôn thờ thanh xuân đối với những người trong độ tuổi đó: Họ phải theo một tiêu chuẩn thanh xuân đặt ra nhất định, họ phải tạo ra được một giá trị nhất định cho xã hội. Con trai phải giàu, con gái phải đẹp, phải có tình yêu, ước mơ, phải tận hưởng cuộc sống trường lớp, phải có tình yêu (chuyện quan trọng phải nhắc 2 lần) có những sản phẩm nhất định dù là smartphone, hay một loại giày, quần áo nào đó, tận hưởng những trải nghiệm nhất định như đi du lịch nơi nào đó (Đà Lạt, Sa Pa), phải có thật nhiều bạn bè và vui đùa mỗi ngày,... . Nếu không có những điều đó thì, well, bạn đã phí hoài tuổi trẻ của mình, bạn đã chết đối với xã hội. Hoặc như cách mà người ta vẫn hay nói: "Có những con người đã chết khi mới 25 tuổi..."
"Ủa nhưng tại sao?"
"Họ không giống chúng tôi, không tương tác được với chúng tôi thì họ không thể nào, KHÔNG THỂ NÀO hạnh phúc được, thế thì khác quái gì chết. Ey, nhưng vẫn nhớ hãy là chính mình nhé các bạn"
Có thể đó không thực sự là vấn đề, có thể tôi chỉ suy bụng ta ra bụng người, uất ức vì phí hoài tuổi trẻ của mình. Cho dến tận bây h, tôi vẫn là một kẻ bị xã hội gọi là vOzer, à không, loser, không có bất cứ thứ gì trong những "tiêu chuẩn cho thanh xuân" mà tôi vừa kể trên. Không người yêu, tiền bạc, sự vui vẻ trong học hành, ước mơ và mục đích, quần áo, giày dép, điện thoại mới,... . Có lẽ tôi không thực sự tồn tại, hoặc một kẻ như tôi thực sự tồn tại và đó mới là bi kịch cho xã hội.
Eh, nhưng tôi tin là vẫn có những người có trải nghiệm giống tôi. Nếu không tôi vẫn có thể tự hào rằng mình tệ hại đến mức độc đáo.
Vấn đề thứ 2 của thanh xuân là với những người không trong độ tuổi đó: chúng ta hoàn toàn lãng quên tuổi già, coi họ như một di sản, một thân xác chờ ngày kết thúc. Chúng ta quên mất họ là con người với mọi mong muốn, ước mơ, sự thú vị, sôi nổi như chính người trẻ chúng ta.
Những người ngoài 30, 40, họ đã chết cả rồi hay sao? Ý tôi là, thứ gì ngăn cản họ có thể thực hiện ước mơ? Học vẽ tranh, học một nhạc cụ, thậm chí là stream game? Sure, nó có thể khó hơn người trẻ, nhưng điều gì ngăn cản họ sống cho hiện tại một cách vui vẻ không kém gì tuổi thanh xuân?
Heck, Skyrim Grandma (Shirley Curry) năm nay đã 84 tuổi và vẫn stream chơi Skyrim, thậm chí được mời lồng tiếng cho Elder Scroll VI . Hoặc Rerelease Elder Scroll V-2: Daeric Boogaloo cho PS 76 bởi Todd Howard vẫn chưa làm xong teaser cho Starfield.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất