Nhưng sau khi đọc xong bài (nếu như bạn có đọc), ta mới chỉ đang có những suy nghĩ, suy tưởng và suy đoán về nó – ý tôi là, nhận thức nói chung và suy nghĩ nói riêng.
Nhận thức quan sát suy nghĩ, trong đó bao gồm cả suy nghĩ về… chính nhận thức.
Nhận thức không phải là suy nghĩ, nhưng không có nhận thức thì không thể nào quan sát suy nghĩ và ngược lại, không có suy nghĩ thì nhận thức không thể nào BIẾT được chính nó.
Rất Thịnh Suy.
Sự mỉa mai này khiến ta, phần lớn thời gian, bị nhầm lẫn, hoặc đánh tráo, hoặc nhảy qua nhảy lại giữa hai khái niệm sau:
Khi bạn nhận biết được suy nghĩ, theo đúng nghĩa là bạn đang đứng từ góc nhìn của nhận thức bên trong cơ thể và nhìn nhận chính nó, bạn đã giải quyết được 50% vấn đề.
50% vấn đề còn lại sẽ là…
+ NHẬN BIẾT SUY NGHĨ
+ KIỂM SOÁT (bằng cách không kiểm soát, và quan sát)
+ Bạn có thể làm gì được với những điều ấy (GIẢI PHÁP)
Tất cả những điều này dẫn ta đến hành động mà tất cả chúng ta nên làm: THIỀN.
Mỗi khi nhắc đến chữ thiền, ý tưởng chung thường sẽ là hình ảnh một ông sư đầu trọc ngồi khoanh chân trên một tảng đá trong rừng tuyệt thực vài tháng nhằm mục đích đạt đến trạng thái Niết-bàn đi kèm với những quote mà bạn đại học của bạn hay share trên Facebook trước mỗi kỳ thi học kỳ, hoặc điều gì đó tương tự như thế.
Công nhận với tôi đi, thiền rõ ràng nghe rất mệt và chán.
Và sự thật, nó chán bỏ con mẹ. Cắt đi hết mọi stimuli (kích ứng) bên ngoài là một cực hình ở thời hiện đại. Ma túy với ta là âm thanh và hình ảnh khắp mọi nơi 24/7.
Nhưng, và đây là một cái nhưng lớn: Khi bạn đã biết được cách thiền, bạn kiểm soát được dòng năng lượng mình một cách tối đa rồi, thì bạn sẽ lại phải tự hỏi mục đích của mình là gì.
Cái nhưng lớn.
Cái nhưng lớn.
Mục đích thiền của BẠN, là gì?
Dù vấn đề của bạn là gì, mục đích của bạn khi tìm đến thiền là chi, thì nó chắc chắn (90%) sẽ giúp ích cho bạn bằng cách này hoặc cách khác.
Hay nóng giận? Học thiền.
Lúc nào cũng horny và không kiểm soát được cơn horny của mình? Học thiền.
Hết trò để chơi? Học thiền.
Muốn theo tâm linh? Học thiền.
Ám ảnh và cay cú về việc crush bạn đi với một đứa từng bắt nạt bạn thời đi học nhưng bạn không đủ đẹp trai hay tài giỏi hay thông minh bằng nó và tính cố chấp của bạn càng khiến bạn lún sâu hơn vào sự ganh ghét đố kị làm bạn tiêu tốn hết nhiều năm cuộc đời và có lẽ sẽ mất thêm nhiều năm nữa? Học thiền.
Nói chung, hãy xác định được mục đích hành thiền của bạn thì chúng ta mới có thể đến bước tiếp theo là nhìn thấy được những lợi ích cụ thể mà thiền có khả năng mang lại trong một khoảng thời gian nhất định.
Mục đích sâu xa hơn và tối thượng của thiền là giúp bạn kiểm soát được bản thân một cách tối đa: cảm xúc, tâm trí và cơ thể. Đi sang bên phải hay trái, bạn đều có nguy cơ bị lạc. Thiền sẽ đưa bạn vào điểm chính giữa (regain center).
Dưới đây là hình ảnh trực quan những gì diễn ra trong đầu bạn khi bạn tập trung vào hơi thở và khoảng một triệu suy nghĩ cứ chạy loạn xạ trong đầu.
Thiền nổi
Ta có thiền, và rồi ta có thiền nổi.
Vậy chính xác, thiền nổi là gì?
Sơ qua về lịch sử bể nổi:
Bể nổi ra đời vào thập niên 1950 bởi John C. Lilly. Liệu pháp thư giãn giác quan hay gọi tắt là Sensory Deprivation (cô lập giác quan) hay Floating (thiền nổi) được sáng tạo với mục đích tạo ra một môi trường tối ưu, giúp cho toàn bộ cơ thể và trí óc được thư giãn một cách đúng nghĩa.
Altered States ra mắt năm 1981 (đóng chính bởi William Hurt, RIP) đã cho thấy một cái nhìn điện ảnh về bể nổi cũng như những thử nghiệm với các chất thức thần trong quá trình thực hiện thiền nổi. Kể từ đó, bể nổi được biết đến nhiều hơn trong văn hóa đại chúng.
Nhận thức về bể nổi và những nghiên cứu về nó chỉ thực sự nổi (heh) lên khi bước vào thập niên 2000 cũng như phong trào psychedelics quay trở lại, cùng với những diễn đàn mọc lên thảo luận về sensory deprivation.
Float được miêu tả là có tác dụng lên tâm trí tương tự 1 trạng thái Thiền Sâu hay 1 khóa retreat kéo dài 10 đến 30 ngày.
Những cá nhân nổi tiếng nhất sử dụng bể nổi bao gồm Emma Watson, Anthony Bourdain (an nghỉ) và Jim Carrey. Bạn có thể nhận ra vài cái tên trong số đó. Và tất nhiên, tôi biết là trong đầu một số bạn đang nghĩ đến Joe Rogan. Các bạn nghiện trong friendlist của tôi không nên chối bỏ điều này.
Thiền nổi thì căng đấy nhưng bạn chơi DMT bao giờ chưa?
Thiền nổi thì căng đấy nhưng bạn chơi DMT bao giờ chưa?
Float Vietnam được thành lập vào năm 2017 bởi anh Thỏ Trắng của Mind Hacker với mục đích thúc đẩy cộng đồng tâm linh nói riêng và sức khỏe tâm lý nói chung để tạo nên một cộng đồng tham gia thiền nổi – cùng với một hi vọng nhỏ nhoi là cộng đồng sẽ sớm phát triển hơn về số lượng người trong tương lai.
Book xong lịch, tôi đến Số 9 ngõ 51 Hoàng Hoa Thám để chuẩn bị.
Trải nghiệm (thực tại) trong bể
Mỗi khi suy nghĩ đi lạc, tôi lại quay trở về dấu chấm mà tôi đã kể bên trên. Nó là toàn bộ sự sống với tôi (theo nhiều nghĩa, và nghĩa nào cũng đúng).
Trước khi vào, tôi được yêu cầu tắm tráng, đi WC cũng như dùng 2 nút để bịt tai lại và được cho một miếng mút để đặt sau gáy để đỡ mỏi cổ. Sau đó, một đoạn nhạc thiền khoảng một phút được bật (mà bạn thường được recommend trên Youtube dưới danh các tiêu đề như “nhạc tần số hiện thực hóa những ước mơ của bạn”) để báo hiệu tôi vào nằm.
Được anh Thỏ dặn dò đầy đủ như một đứa trẻ lên năm trước khi ba mẹ ra khỏi nhà, vào, tắt đèn, nằm im đó, không được nhúc nhích động đậy.
Ở trong bể, những suy nghĩ và cảm xúc thuộc tiềm thức của tôi xuất hiện rõ do không còn những kích ứng và xao nhãng bên ngoài.
Bạn nhìn thấy khuôn mặt không? Tôi cũng thế!
Tiến trình suy nghĩ trong bể nổi
T+0: Cởi quần áo, vào bể
T+5 phút: Suy nghĩ chạy loạn, nhìn nhận nó khách quan hơn (đứng từ góc nhìn thứ ba)
T+10 phút: Bắt đầu quen HƠN với cảm giác không nhúc nhích được
T+15 phút: Bắt đầu THÍCH cảm giác không nhúc nhích được
T+30 phút: Bắt đầu hết thích cảm giác không nhúc nhích được và muốn nhúc nhích nhưng có gì đó ngăn lại
T+45 phút: ??? !!! @@@ TÔI CẦN NGHE NHẠC NGAY BÂY GIỜ
T+60 phút: Ra khỏi bể, tắm một đợt nữa, rồi đi show ra mắt album của Nam Thế Giới tại LP Club rất hay 10/10
Cái hay của thiền nói chung và thiền nổi nói riêng, theo tôi, là nó cho bạn cơ hội để giải quyết mọi thứ trong tiềm thức một cách khách quan. Bạn được nhìn nhận chúng, những cảm xúc và suy nghĩ trong sự ừ-đúng-là-mình-nên-làm-như-thế-mình-luôn-biết-là-như-vậy.
Ra khỏi bể, tôi cảm giác như não vừa được “tắm”. Thoải mái. Tĩnh tâm. Và, tất nhiên, khóc được là một niềm vinh dự.
Dưới đây là phóng sự ngắn của tôi với đại diện Float Vietnam (bản đầy đủ, không che)
MTL: Float Vietnam ra đời từ khi nào và lý do nào mọi người lại có ý tưởng đó?
Thỏ Trắng: Từ 2017, lý do là Thỏ Trắng tự build bể float để khám phá tâm trí với Thỏ đó là bước tiếp theo sau psychedelics. Lúc đó Thỏ có 200 triệu tiết kiệm. Tiền dễ đến dễ đi, thà lấy để làm cái gì đó ra ngô ra khoai lun, đầu tư thử nghiệm ko thương tiếc.
Đó là câu chuyện dưới góc nhìn co-founder :)) (Kiểu trả lời qua Messenger :^)) nghe có người rủ làm dự án spa xịn mà không phải bỏ vốn vào mấy nên làm cùng lun!
MTL: Theo anh thì thiền nổi có giúp ích cho việc thực hành thiền bình thường không?
Thỏ Trắng: Có, float với thiền như máy bench press ở gym với bài nâng ngực. Khi mới đầu còn yếu thì máy hỗ trợ, tới khi nào tự tin rồi thì tự sức được dễ dàng hơn.
bình thường thiền muốn tốt phải tới thiền viện yên tĩnh, cuộc sống đơn giản, nhiều ngày tâm mới lặng được vậy, mà ở bể float chỉ cần 15-30p đầu làm quen rồi tâm lặng thinh.
Từ lần 3 thì 5 phút là lặng luôn.
:(
:(

Kết luận.

Thiền là một thói quen quan trọng mà tất cả chúng ta nên làm thường xuyên ở thời nay.
Thiền nổi, càng là một trải nghiệm đáng giá mà mình nghĩ tất cả mọi người đều nên thử ít nhất là một lần để giúp bản thân đạt được những trạng thái tĩnh tâm mình mong muốn, cũng như giúp giải quyết các vấn đề ẩn khuất sâu trong tiềm thức mà bạn có thể chưa biết trước đó.
Và cuối cùng, tất nhiên, thiền nổi sẽ giúp bạn out khỏi thế giới của Mark Zuckerberg trong thoáng chốc.
Vậy đó. Thiền khi nào bạn muốn, vì mục đích nào bạn muốn, ở bất cứ nơi đâu mà bạn muốn.
Nhưng một khi đã thiền, hãy đừng quên thiền.
Hãy thiền để quên.
Minh Tu Le
Tài liệu tham khảo:
Đọc thêm tại page và blog cá nhân: