“Thiên kiến xác nhận”, có phải bạn từng nghe qua ở đâu đó rồi nhỉ?
À, đó là khi chúng ta chỉ tìm kiếm thông tin xác nhận cho quan điểm vốn có của mình.
Nhưng bạn có biết, đó mới chỉ là kiểu chủ động của hiệu ứng thiên kiến xác nhận. Hành vi của bạn thay đổi và có xu hướng làm củng cố thêm những gì bạn đã nghĩ, và đã cho là như thế. Điểm chú ý của thiên kiến xác nhận chủ động, là một khi đã biết về nó, ta có thể dễ dàng nhận ra mình đang mắc sai lầm và sửa lại hành động cho phù hợp. Tuy nhiên còn một kiểu thiên kiến xác nhận đáng sợ hơn kém, và thiên kiến xác nhận bị động.
Điều đáng lo ở kiểu bị động này là chúng ta khó nhận ra rằng mình đang mắc sai lầm hơn. Nếu bạn đã cho rằng một đồng nghiệp của bạn là người hướng nội hay hướng ngoại. Khả năng cao là bạn sẽ tự động bỏ qua các ký ức lúc họ hành động ngược lại với những gì bạn đã nhận định từ trước.
Khi được hỏi “Anh ấy là người hướng nội hay hướng ngoại?”. Bạn sẽ nêu ra những lần anh ấy hành động như một người hướng ngoại làm ví dụ và bỏ qua những lần khác.
Nếu thần tượng của bạn bị quay lúc cư xử không đúng mực với một người, bạn sẽ cho rằng lúc đó anh ấy không cố ý như thế.
Nếu bạn đã ghét một diễn viên, thì từng thước phim bạn xem có người đó đóng, bạn sẽ cho nó là dở ẹt và giả trân.
Bạn có để ý các group anti-fan thường hoạt động theo kiểu này. Họ sẽ sưu tầm các điều không hay ho và tổng hợp lại, để củng cố thêm việc căm ghét của họ.
Hãy cẩn trọng, vì trong lớp sương mù của sự thật, sẽ có những người tạo cho bạn một niềm tin và lợi dụng thiên kiến xác nhận để có được sự ủng hộ của bạn. Điều nguy hiểm nhất, là bạn tin điều đó là đúng.