Kinh tế 22: Bức tranh kinh tế xã hội năm 2018
Phần 1: Báo cáo Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội năm 2018 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019. VTV.vn - Sáng...

Phần 1: Báo cáo Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội năm 2018 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019.
VTV.vn - Sáng 22/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thay mặt Chính phủ báo cáo Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội năm 2018 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019.
Thủ tướng khẳng định với kết quả đạt được của năm bản lề 2018, dự báo sẽ đạt được các mục tiêu kế hoạch 5 năm 2016 - 2020 mà Nghị quyết Đại hội Đảng và Nghị quyết của Quốc hội đã đề ra.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trình bày Báo cáo về tình hình kinh tế-xã hội năm 2018 và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2019. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Báo cáo Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định nhờ sự nỗ lực, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước, tình hình kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.
Kết quả nổi bật là tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) 9 tháng đạt 6,98%, ước cả năm vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra (6,7%); bình quân 3 năm 2016 - 2018 tăng 6,57%. Năm nay cũng là năm thứ 3 liên tiếp lạm phát được kiểm soát dưới 4%. Dự trữ ngoại hối Nhà nước đạt kỷ lục trên 60 tỷ USD. Việt Nam được đưa vào danh sách theo dõi nâng hạng lên thị trường mới nổi.
Báo cáo Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Chính phủ sẽ thực hiện theo mục tiêu tổng quát là tiếp tục củng cố nền tảng vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế; tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, đi cùng với nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; quyết liệt đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ và tận dụng hiệu quả Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Để đạt được các mục tiêu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc báo cáo Quốc hội 8 giải pháp chủ yếu Chính phủ sẽ thực hiện trong thời gian tới, trong đó nhiệm vụ đầu tiên là tiếp tục củng cố nền tảng vĩ mô, kiểm soát lạm phát, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; đồng thời làm tốt hơn nữa công tác thông tin truyền thông, tạo đồng thuận xã hội và tạo niềm tin, khát vọng dân tộc.
Mời quý vị theo dõi toàn văn Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2018 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 tại đây.
Phần 2:
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH CHỦ YẾU NĂM 2018
TT | Chỉ tiêu | Đơn vị | Kế hoạch năm 2018 | Ước thực hiện 2018 | Đánh giá |
1 | Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) | % | 6,5 - 6,7 | 6,7 | Đạt |
2 | Tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu | % | 7 - 8 | 11,2 | Vượt |
3 | Tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu | % | < 3 | Xuất siêu 0,4% | Vượt |
4 | Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân | % | khoảng 4 | < 4 | Vượt |
5 | Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội so với GDP | % | 33 - 34 | 34 | Đạt |
6 | Giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều | % | 1 - 1,3 | 1 - 1,5 | Vượt |
7 | Riêng các huyện nghèo giảm | % | 4 | > 4 | |
8 | Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị | % | <4 | 3,14 | Vượt |
9 | Tỷ lệ lao động qua đào tạo trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế | % | 58 - 60 | 58,6 | Đạt |
10 | Trong đó: Tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 3 tháng trở lên có văn bằng, chứng chỉ công nhận kết quả đào tạo | % | 23 - 23,5 | 23 - 23,5 | |
11 | Số giường bệnh trên 1 vạn dân (không tính giường trạm y tế xã) | Giường bệnh | 26 | 26,5 | Vượt |
12 | Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế | % | 85,2 | 86,9 | Vượt |
13 | Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường | % | 88 | 88 | Đạt |
14 | Tỷ lệ che phủ rừng | % | 41,6 | 41,65 | Vượt |
Các chỉ tiêu chủ yếu 2019:
- Về kinh tế: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,6 - 6,8%; Tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%; Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 7 - 8%; Tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3%; Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 33 - 34% GDP.
- Về xã hội: Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều) giảm 1 - 1,5%, riêng các huyện nghèo giảm 4%; Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60 - 62%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ đạt 24 - 24,5%; Số giường bệnh/một vạn dân (không tính giường trạm y tế xã) đạt 27 giường; Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 88,1%.
- Về môi trường: Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường 89%; Tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,85%.
Phần 3: Bức tranh kinh tế xã hội năm 2018
Theo ước tính của Chính phủ, tất cả chỉ tiêu được Quốc hội giao trong năm 2018 đều hoàn thành, trong đó có 8 chỉ tiêu vượt kế hoạch.

Việt Chung - Anh Minh
Phần 4: 8 Giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2019
1. Tiếp tục củng cố nền tảng vĩ mô, kiểm soát lạm phát, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
2. Thực hiện đồng bộ, quyết liệt các đột phá chiến lược
3. Tạo chuyển biến rõ nét trong cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh
4. Phát triển văn hóa, xã hội hài hòa với phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân
5. Chấn chỉnh công tác quản lý tài nguyên, môi trường; chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu
6. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả thực thi; cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính; tăng cường công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; quyết liệt phòng chống tham nhũng, lãng phí
7. Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; bảo đảm trật tự an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế
8. Làm tốt hơn nữa công tác thông tin truyền thông, tạo đồng thuận xã hội, tạo niềm tin và khát vọng dân tộc

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất

kirkvn
Có một thứ nguy hiểm là các nước đang phát triển (VN, TQ..) hiện nay đang đặt quá nặng vấn đề con số tăng trưởng GDP hàng năm trong khi bản chất phát triển Quốc gia thì không có. Một phần rất lớn trong con số tăng trưởng của VN là đầu tư công (cơ sở hạ tầng, xây bất động sản..) và xuất khẩu của các hãng lớn (Samsung, LG, Formosa). Điều này dẫn đến việc sa vào bẫy nợ công để đáp ứng tăng trưởng. Một khi không còn tiền đi vay, các hãng rút xưởng sản xuất sang nước khác rẻ hơn thì đất nước sẽ không còn gì để tăng trưởng nữa.
- Báo cáo

Nguyễn Lê Công Hiếu
Mình đang suy nghĩ, nếu cứ đà phát triển kinh tế như thế này thì chúng ta cần phải làm gì để có thể đuổi kịp các nước lớn khác nhỉ? Như Sin chẳng hạn?
- Báo cáo

Phan Nguyễn
Nếu đặt mục tiêu là sin thì không bao giờ đuổi kịp sin nhất là hiện tại hầu như nó hơn mình mọi mặt trong đó có đọc sách và cầu toàn trí thức là 2 cái quan trọng nhất. Thiết nghĩ nếu giảm bớt lượng học tập đi,sách gk cũng đa dạng về kiến thức hơn chứ không cần quá đi sâu thì về cơ bản vượt sin không có j là khó
- Báo cáo

Jayson
Nhưng bạn ơi chủ yếu là do chúng ta thôi , nếu một học sinh bản chất đã lười ham chơi thì vứt cho họ một đống sách thì cũng thế thôi . theo mình nghĩ nếu mỗi người trên đất nước đều ham học hỏi ,phát triển thì việc vượt sin thì chỉ là một sớm một chiều thôi .
- Báo cáo

Phan Nguyễn
Văn hóa quyết định cả thôi bác, quay lại thời chưa có phim hàn và bây giờ đã khác lắm rồi, ham đến mấy mà xã hội cản chở cũng khó lòng vượt lên dc
- Báo cáo

Mr. Ngoan
theo chủ quan mình thì còn lâu mới theo kịp SIN vì nước m kinh tế phụ thuộc nhiều yếu tố.
Cái lợi thế lớn nhất của SIN là 1 cảng/ sân bay chuyển tiếp của nhiều nước, 1 quốc đảo (càng nhỏ càng dễ quản lý), quốc nội đầu tư nhiều vào dịch vụ kế là công nghiệp và chỉ 1 phần nhỏ là nông nghiệp khác hoàn toàn vs nước mình.
Và kinh nghiệm làm việc của mình thời gian tại SIN, m phát hiện 1 điều là SIN họ đầu tư rất nhiều vào việc giáo dục và đào tạo. Ví dụ như khuyến học và miễn phí từ 6 đến 16t, cha mẹ ko đăng ký cho con đi học sẽ bị phạt. Sau đó bạn tự chọn học nghề hay đại học. Nếu bạn có năng lực thì lấy học bổng nhà nước tài trợ quá ngon lành. Nếu bạn ko học giỏi vẫn ok, họ sẽ đào tạo bạn nghề làm việc. Như vậy thì môi trường học tập, làm việc....cạnh tranh rất cao.
Tất nhiên, sau tất cả thì thuế người dân phải đóng cho nhà nước rất cao để duy trì những chính sách "tốt" trong xã hội.
- Báo cáo

Blaoman
Mình nghĩ việc đuổi kịp 1 nước như Sing thì rất khó. Quan trọng nhất là phát triển ổn định và vấn đề môi trường, an sinh xã hội. Mình không hiểu được là các mảng có cơ sở nhất để phát triển như du lịch, nông nghiệp và phần mềm thì chúng ta làm chưa tốt. Đặc biệt là nông nghiệp, rất tệ. Cải cách ruộng đất và luật đất đai nó hạn chế rất nhiều việc phát triển nông nghiệp (mình học đất đai nên có 1 thời gian tìm hiểu khá nhiều về điều này). Bạn nào nhà làm nông nghiệp đặc biệt là cây công nghiệp thì thấy phương thức sx hầu như không chút thay đổi. Theo mình nghĩ tập trung phát triển nông nghiệp, du lịch sẽ giảm áp lực cho các đô thi lớn, chênh lệch giàu nghèo và ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó bắt kịp xu thế phát triển lĩnh vực phần mềm, lĩnh vực dễ thu hẹp khoảng cách nhất so với các lĩnh vực về sản xuất và công nghiệp nặng.
- Báo cáo

Dark Ice
Đông Á giai đoạn take-off tăng trưởng bình quân 2 con số, VN thì đặt target lèo tèo 6.5-7%. TQ sẽ thành high income trong 10 năm tới, còn VN thì tầm 35 năm với cái tốc độ rùa bò này. Mặc gì TQ và VN năm 1990 thì nghèo như nhau :)))
- Báo cáo

Viet Anh Tran

Với điều kiện VN không rơi vào bẫy thu nhập trung bình và không già trước khi giàu :)) Cũng nan giải
- Báo cáo

Dark Ice
Thực ra chẳng có cái bẫy thu nhập trung bình nào cả, cả cái Đông Á trừ VN ra có thằng nào rớt vô cái này đâu. Do thằng WB với IMF bùa ra để đi dọa các quốc gia đang phát triển làm theo ý nó thôi.
Đơn giản nó là tiến trình chuyển chuyển đổi công nghệ gặp phải nghẽn cổ chai vì một vài yếu tố đổi mới bị thiếu hụt. Huy động nguồn lực quốc gia bù vào là xong. Kể cả hàn quốc lẫn TQ bây giờ cũng đang gặp phải nghẽn cổ chai công nghệ. Chỉ có điều ở level cao hơn VN.
- Báo cáo