Stoicism có phải là liều morphine gây nghiện?
Trước khi tản mạn, mình xin trích một vài luận điểm của Friedrich Nietzsche từ cuốn sách Sự an ủi của Triết học ( Alain de Botton )....
Trước khi tản mạn, mình xin trích một vài luận điểm của Friedrich Nietzsche từ cuốn sách Sự an ủi của Triết học ( Alain de Botton ). Xin nói thêm, mình ở đây không phỉ báng tôn giáo, đây là luận điểm mình lăn tăn trong khoảng thời gian dài, và thắc mắc hơn khi thấy một vài luận điểm trong chuỗi bài về Chủ nghĩa Khắc kỷ - Stoicism của anh Andy Luong ( cảm ơn anh rất nhiều, nhờ anh mà em có thứ để bấu víu niềm tin - Stoicism ).
Kinh Tân ước an ủi ta trong khó khăn như thế nào? Bằng cách nói rằng nhiều khó khăn không hề là khó khăn mà đúng hơn là phẩm chất:
Nếu có người lo lắng về tính nhút nhát thì Kinh Tân ước bảo rằng:
Phúc cho những kẻ hiền lành, vì học được đất làm cơ nghiệp. ( Matthew 5.5)
Nếu có người lo lắng về việc không có bạn bè, Kinh Tân ước khuyên rằng:
Phúc cho các ngươi, khi thiên hạ oán ghét các ngươi, khi họ loại các ngươi đi cùng sỉ mạ, và khử trừ tên các ngươi như đồ xấu xa... phần thưởng các ngươi sẽ lớn trên trời. (Luke 6.22-3)
Nếu có người lo lắng về việc bị lợi dụng trong công việc, Kinh Tân ước khuyên rằng:
Nô lệ, hãy vâng các người làm chủ đời này trong mọi sự; Biết rằng anh em sẽ được lĩnh công nơi Chúa, chính cơ nghiệp của Ngài. Anh em hãy làm tôi Chúa Kito! (Colossians 3.22-4)
Nếu có người lo lắng vì không có tiền, Kinh Tân ước dạy rằng :
Lạc đà qua lỗ kim còn dễ hơn là người giàu có vào được Nước Thiên Chúa. (Mark 10.25)
Có thể có sự khác biệt giữa những lời trên và một cốc rượu, nhưng Nietzsche nhất định cho rằng về bản chất chúng giống nhau. Cả Kito giáo lẫn rượu đều có khả năng thuyết phục chúng ta rằng điều mà trước đây ta cho là mình thiếu thì thế giới không cần quan tâm; cả hai đều làm suy nhược quyết tâm của ta trong việc chăm bón cho các vấn đề; cả hai không cho ta cơ hội được thỏa mãn:
“Hai thứ thuốc phiện của Châu Âu, đó là RƯỢU và KITO GIÁO”
Theo Nietzsche, Kito giáo khởi phát từ đầu óc của những người nô lệ nhút nhát trong Đế chế La Mã, những người không có gan leo lên các đỉnh núi, vì thế đã xây nên một triết lý cho rằng ở chân núi mọi thứ thật dễ chịu. Tín đồ Kito giáo muốn hưởng thụ những thành phần thực sự tạo nên sự mãn nguyện ( vị trí trên thế giới, tình dục, làm chủ kiến thức, sự sáng tạo ) nhưng không có can đảm chịu đựng những khó khăn mà những điều tốt đẹp kia đòi hỏi. Vì thế, họ tạo ra một tín ngưỡng lên án điều họ muốn nhưng quá yếu đuối để đấu tranh cho chúng trong khi ca ngợi điệu họ không muốn nhưng lại có. Sự bất lực trở thành “lòng tốt”, hèn hạ thành “khiêm tốn”, quy phục người mà ta ghét thành “vâng phục”, và, như lời của Nietzsche, “không-thể-trả-thù” trở thành tha thứ. Mỗi cảm giác yếu đuối được phủ lên bằng một cái tên thần thánh, khiến cho chúng có vẻ như là “ một thành tựu tự nguyện, một cái gì đó được mong muốn, được lựa chọn, một việc làm, một thành quả”. Bị nghiện “thứ đạo tôn thờ sự dễ chịu”, những người Kito giáo, trong hệ giá trị của mình, ưu tiên cái dễ chứ không phải cái đáng để khao khát, vì thế rút cạn những tiềm năng của cuộc đời mình.
Không chỉ những thành viên của nhà thờ Kitô giáo mới có quan điểm “Kitô giáo” về khó khăn; đối với Niezsche, đây là một khả năng tâm lý thường trực. Chúng ra đều trở thành những người Kitô khi ta thể hiện sự thờ ơ với cái mà ta thầm khao khát nhưng không có; khi ta bình thản nói rằng ta không cần tình yêu hay địa vị trên đời, tiền bạc hay thành công, sáng tạo hay sức khỏe – trong khi khóe miệng ta co rúm lại vì cay đắng; và chúng ta phát động cuộc chiến thầm lặng với điều mà ta công khai chối bỏ, bắn qua tường thành, bắn tỉa từ những gốc cây.
Vậy Nietzsche muốn ta nhìn nhận thất bại như thế nào? Hãy tiếp tục tin vào điều mà ta mong muốn, ngay cả khi ta không có nó, và có thể không bao giờ có. Nói cách khác, hãy cưỡng lại sự cám dỗ của việc phỉ báng và tuyên bố một số điều tốt là xấu xa bởi vì ta không có được chúng – một kiểu hành xử mà chính cuộc đời bi kịch vô hạn của Nietzsche là tấm gương có lẽ là tốt nhất để ta soi vào.
Em cảm giác rằng Stoicism có 1 chút gì đó giống và có 1 chút gì đó khác với những thứ em viết trên đây ( cảm giác giống và khác khá là mơ hồ ); thế nhưng, em vẫn chưa cụ thể được điều đó là gì, mong là qua bài này anh có thể phần nào mường tượng cái đống rối rắm em đang mắc phải. Cảm ơn anh đã đọc tới đây.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất
MOB 163
Kito không thể trả thù bằng tha thứ
Stoicism không thể trả thù bằng không thể trả thù
- Báo cáo
Eden de Marcus
ý bạn là?
- Báo cáo
MOB 163
Stoicism không thay đổi bản chất sự việc cho niềm tin của bản thân
- Báo cáo
JinJin
Mình nghĩ stoicism là bậc học tiếp theo của những người đã làm chủ vật chất.
Cái buông bỏ của một con sư tử và cái buông bỏ của một con thỏ đương nhiên là khác nhau lắm.
Trước khi muốn học cách buông thì phải có gì để nắm đã. Còn chả có gì thì còn thấp hơn cả những người lao động chạy theo vật chất nữa, chỉ là tự lừa bản thân.
Trong câu chuyện về chủ nghĩa khắc kỷ và 1 bậc quân vương cũng đã diễn ra như vậy. Một kẻ chẳng ai coi ra gì. Còn 1 người đang trên đỉnh vinh quang lại ngộ ra con đường tiếp theo mình phải đạt đến.
Hoàn toàn vị vua có thể xách kẻ cho là mình khắc kỷ kia ra chém nhưng không. Và cái không đó thể hiện một con sư tử biết buông chứ không thể hiện một con thỏ xuất chúng.
Còn đa phần chúng ta, đọc xong câu chuyện và đồng ý với chế độ tắt nguồn kệ đời.
- Báo cáo