“Tay writer này cực đoan quá”, hay là Vincent van Gogh cut off his left ear
“Tại sao anh lại là một kiểu người nhạy cảm như vậy nhỉ?” “Nhạy cảm trong việc gì anh? “Ví dụ như anh viết bài, có người comment...
“Tại sao anh lại là một kiểu người nhạy cảm như vậy nhỉ?”
“Nhạy cảm trong việc gì anh?
“Ví dụ như anh viết bài, có người comment nói anh cực đoan, cái anh suy nghĩ mãi về việc đó. Hay như ngày còn nhỏ, những cái lời nói có tính sát thương của những người xung quanh anh vẫn nhớ, và những lời đó tác động đến anh, làm anh thay đổi trong cách đối xử, những lựa chọn cuộc sống.”
“Liệu mình có nhạy cảm không? Hay là do câu nói đó nó tác động quá lớn tới mình, không bao giờ thoát ra đc, không bao giờ quên đc luôn?”
“Anh lấy ví dụ như ngày xưa có một ông đến nhà anh chơi, năm anh học lớp 8. Ổng nói, thằng này lớn lên thành tướng cướp. Tự nhiên cái câu đó anh nhớ hoài. Mặc dù hầu hết mọi người đều nói là nên mặc kệ đi, tại sao phải nghĩ về nó. Nhưng mặc kệ hay không thì khó có thể nói là ‘ok mặc kệ’ là mặc kệ được. Vì lý trí mình bảo như vậy nhưng mình không làm được như vậy, cũng như có những điều mình biết là không nên, không đúng nhưng mình vẫn làm hoặc dính vào.“
“Đúng rồi”
“Nhưng anh đã bị ảnh hưởng, và anh nghĩ anh đã trở thành một người cực đoan. Hình như rất nhiều người sẽ cảm thấy anh là một người cực đoan. Is it bad?”
“Cực đoan như nào?
“Chỉ là một tưởng tượng trong óc, chứ không phải thật. Là anh sẽ dành cả đời để làm giàu ơi thật giàu một cách chân chính xong quay lại gặp cái ông đã từng nói câu đó, quăng một cục tiền vào mặt ổng rồi nói ông bảo tôi sẽ thành tướng cướp đúng không? Bây giờ ông xem tôi có cần đi cướp của ai cái gì không? Chắc ông đang nghĩ còn quá sớm để nói chứ gì? Haha, yên tâm vì bây giờ tôi chết ngay tại nhà ông mà. Xong anh bắn vào đầu tự sát. Haha, nghe như phim Oldboy của Hàn Quốc vậy. Đại khái là cái thằng đó nó loạn luân với chị nó, xong rồi có một thằng chung trường quay lại, khiến chị nó nhảy lầu tự sát. Xong thằng em lập kế hoạch nhốt thằng quay phim vào một căn phòng trong 15, 16 năm gì đó, sau đó thả nó ra, dàn xếp cho nó gặp một cô gái rồi cho nó chịch nhỏ này. Ồ, hóa ra con bé đó là con gái thằng này. Haha. Một kế hoạch trả thù gần 20 năm trời, rất có thể chỉ vì một số câu nói hoặc sự việc”
“Do thằng em có vấn đề về tâm lý. Còn ông nói gì anh thì anh kệ mẹ ổng”.
“Đó là vấn đề đó, anh không kệ mẹ được. Kệ mẹ được thì đã kệ từ lâu rồi, có phải nói kệ là kệ được đâu?”
“Nhưng mà vấn đề là, anh có ý nghĩ là anh sẽ đi ăn cướp không?
“Why? Làm vậy chẳng phải ông kia nói đúng à? Là anh sẽ thành Oedipus à?”
“Ủa đúng thì có sao? Thì ổng nói đúng thôi?”
“Vấn đề là anh đang muốn chứng minh ổng sai. Chứ còn cướp hay không cướp chả quan trọng. Cướp thì cướp thôi. Giết người còn được. Chỉ là chả có lý do gì hay cảm giác muốn làm việc đó.”
“Anh có nghĩ mình bị tâm thần không?”
“Hmm. No idea. Nhưng tâm thần hay không không phải là vấn đề. Nếu thật thì sao? Không nên sống trong xã hội mà sống trong viện? Nghe thật vớ vẩn. Vấn đề nằm ở chỗ, rất có thể ai cũng có khuynh hướng trở nên cực đoan, nhưng chỉ là họ hiểu rằng làm vậy thì không tốt.”
“Biết đâu ở một thời điểm nào đó, do tác động của những thứ xung quanh thì ai cũng sẽ suy nghĩ cực đoan mà. Giống như ai cũng có khùng điên trong người, chỉ là không thể hiện ra thôi.”

“Nobody would dare look at himself in the mirror, because a grotesque, tragic image would mix in the contours of his face with stains and traces of blood, wounds which cannot be healed, and unstoppable streams of tears. I would experience a kind of voluptuous awe if I could see a volcano of blood, eruptions as red as fire and as burning as despair, burst into the midst of the comfortable and superficial harmony of everyday life, or if I could see all our hidden wounds open, making of us a bloody eruption forever. Only then would we truly understand and appreciate the advantage of loneliness, which silences our suffering and makes it inaccessible. The venom drawn out from suffering would be enough to poison the whole world in a bloody eruption, bursting out of the volcano of our being. There is so much venom, so much poison, in suffering!” Emil Cioran, On the Heights of Despair
“Nhưng tính ra thì anh chỉ nổi loạn trong suy nghĩ thôi. Chỉ có trong mấy bài viết, chứ ngoài đời thì anh vẫn chỉ là một thằng sống bình thường, đi làm ngày 8 tiếng cuối tháng lãnh lương, có bạn bè lâu lâu cà phê nói chuyện, và ít ra không mất dạy đi xe nẹt pô hay chen ngang người ta xếp hàng thanh toán ở cửa hàng tiện lợi. Tức là, anh bình thường right?”
“Chứ anh nghĩ anh không bình thường hả? À, anh nghĩ anh không bình thường, người khác thấy anh bình thường?”
“Không, ý anh là, khi người ta đọc bài viết của anh, họ nghĩ là anh cực đoan, hoặc cách thể hiện của a qua các bài viết, tác phẩm vân vân, cho họ cảm giác vậy”.
“À, nó éo quan tâm đâu anh à! Không ai quan tâm anh viết mấy cái đó hay gì đâu. Họ chỉ lướt qua, thoáng nghĩ, thằng này nó sao ấy nhỉ, rồi thôi à.”
“Well, that's a bitter truth. Knowing that all your sufferings only mean something to you”
“Ủa thì đúng mà?”
“Có lẽ viết lách với một số người có yêu thích, là nơi duy nhất để họ cảm thấy là mình có ý nghĩa. Nếu mà chúng ta có thể mặc kệ được mọi điều tồi tệ và sống một cách bình thường như xã hội kỳ vọng, thì chúng ta chẳng phải cũng như những con rô bốt sao? Hoặc không cảm thấy gì hết? Tough girl in the fast lane, no time for love, no time for hate.”
“Cảm giác thì vẫn có chứ, vẫn quan tâm này kia, nhưng mà nó chỉ là thoáng qua. Ví dụ anh thấy một bà ăn xin, anh sẽ cảm thấy thương tình lúc đó. Anh chạy xe qua, anh về tới nhà, anh có suy nghĩ gì nữa không?
“Uhm. Right. Thế thì để sinh tồn trong xã hội bây giờ, chúng ta cũng không nên chìm đắm trong một cảm xúc quá lâu? Nói chung là phải tự điều chỉnh chính mình để tìm được cái sự trung dung, dung hòa mọi thứ lại để trở nên cân bằng, phải không?”
“Hmm. Em thấy mình đâu điều tiết gì đâu, hay là tự nhiên mình đã như vậy rồi mà mình không biết?”
“Vậy thì đó là điều tốt, em không cảm thấy phải gắng gượng gì. Nhưng với một số người, họ cảm thấy một cách thường trực là cảm xúc chi phối, khiến họ không muốn làm theo một việc nào đó lẽ ra phải làm. Như là The Lazy Song của Bruno Mars ấy, có những ngày em không muốn làm gì hết. Hoặc như chỉ vì ông bảo vệ hỏi nãy giờ gửi xe đây mà đi đâu vậy, trong khi em ở trong quán cafe cả buổi, tự dưng em phát cáu muốn ầm lên, lôi cả chủ quán vào, rồi hạch sách ông bảo vệ, hỏi là ông có khả năng làm bảo vệ không vậy, vân vân. Hoặc là em muốn block một ai đó ngay lập tức chỉ vì một cái câu có vẻ vô hại, thì như v là em thái quá, em cực đoan. Và kiểu người như vậy họ phải phải tự điều chỉnh một cách có ý thức chứ không phải như một điều bản năng, hiển nhiên. Có thể vì họ có vấn đề tâm lý thật, vậy thôi.”
“Như vậy thì khó quá. Kiểm soát đc cảm xúc ngay lúc đó thì khó à?”
“Anh nghĩ rốt cuộc thì nếu người đó ngoài đời vẫn là một người không gây nguy hại cho xã hội, mà chỉ bộc lộ sự điên rồ trong viết lách, thì chuyện đó chả thành vấn đề, right? Vì nó không tác động đến ai một cách trực tiếp và cũng không ai quan tâm?”
“Thì nãy em nói đó, không ai quan tâm hết á. Và nếu mà họ viết để bộc lộ ra những suy nghĩ điên rồ và những điều buồn phiền của mình, như em đi, nói thiệt chả quan tâm anh post cái gì lên Facebook hết”
“Vậy nếu mình viết cho mình mà có người vào nói là ‘mày cực đoan quá, mày không nên như vậy, mặc kệ đi’ thì cái người như vậy cũng chẳng có lỗi gì. Chỉ là họ không hiểu được cái điều cốt lõi của viết lách là nơi người ta thể hiện những gì mình thực sự nghĩ hả?”
“Ừ, thì cái người như vậy cũng chẳng có lỗi gì. Họ có lỗi gì đâu, họ chỉ nói cái họ suy nghĩ, giống như mình thể hiện sự nổi loạn trong viết lách thôi.”
“Rốt lại thì mục comment trong các blog post dường như là một thứ đáng nguyền rủa, vì người ta cố tìm đến viết để thành thật, mà lại phải nghe cái bọn ‘bình thường’ và ‘giám sát sự bình thường’ đến lải nhải về cách sống sao cho bình thường”
“Bọn nó lải nhải vậy, anh có quan tâm không?”
“Nghịch nỗi là anh quan tâm mới ghê chứ. Anh quan tâm nên mới hỏi em nghĩ gì về ‘cực đoan’ và ‘không thể mặc kệ’ ngay từ đầu này?”
“Mà a quan tâm bọn nó, nhưng bọn nó cũng đâu hiểu được suy nghĩ của anh?”
“Chính xác là vậy, nhiều đứa comment ất ơ nhảm nhí vl”
“Nhưng tại sao anh lại care nhỉ, sao anh không nghĩ là tại vì bọn nó éo biết mẹ gì hết nên cứ ignore thôi. Nhưng mà cũng không trách họ làm gì, họ comment là mấy cái lí trí, sách vở, nên thế này nên thế kia.”
“Yeah. Hoặc mình lờ đi. Nếu không làm được, thì mình nên viết ở một platform nào đó mà không có ai nói gì nữa, để mình không cảm thấy khó chịu, phải không em?”
“Nhưng mà, nếu không ai nói gì, vậy thì tại sao a lại phải viết ra? Em có nhiều cái muốn viết ra lắm, nhưng mà em sợ mọi người đọc được. Kiểu viết rồi xóa. Và cuối cùng em chọn là không viết.”
“Noooo, why? Em đã giết chết con người nghệ thuật của em đó. Never give in, Winston Churchill đã nói như vậy”.
“À, thực ra mấy cái em muốn viết cũng chỉ là cảm xúc của em thôi, không có tính nghệ thuật gì đâu anh”
“Noooo. Đó là điểm xuất phát của mọi thứ, đó là điểm xuất phát của anh. Làm gì có ai đẻ ra đã là nhà văn hay nghệ sĩ. Họ cũng sẽ bắt đầu bằng việc viết ra trình diễn những gì họ nghĩ, dù là những suy nghĩ và cảm xúc rất đơn giản.”
“Nhưng mà e viết cho ai xem?”
“Yeah, đó là cái nghịch lý của việc viết lách. Nếu mình quan niệm là mình viết để phô bày một sự riêng tư như để duy trì sự sống của một cái tôi biết đau, biết buồn, biết vui sướng, thì bản thân sự viết ra đó bao hàm một mong muốn được ai đó đọc và đồng cảm, nhưng vấn đề là, chính người ta rất có thể lại không hiểu được mình. Hoặc cái việc người ta có hiểu hay không cũng lại không quan trọng với mình nốt. Nhưng mình vẫn cứ thấy phải muốn viết ra. Nó giống như câu chuyện Our king has horns ấy. Có một ông vua thuê một người thợ cắt tóc đến để cắt tóc, người này vô tình thấy nhà vua có sừng trên đầu. Ai biết bí mật này sẽ bị ông vua chém đầu. Nhưng ông vua muốn tha cho tên thợ cắt tóc vì tin tưởng hắn sẽ không nói cho ai. Nhưng cái bí mật đó đeo bám người thợ cắt tóc và làm ông ta không chịu đựng đc. Thế là ông ta đi vào rừng, đào một cái hố, hét vào đó "nhà vua có sừng trên đầu", lấp hố lại rồi về nhà ngủ thật ngon. Về sau từ khu đất đó mọc lên mấy cái cây, có chàng trai nọ chặt cây về làm thành sáo. Nhưng mỗi lần thổi sáo lại phát ra âm thanh "nhà vua có sừng trên đầu". Vô tình tiếng sáo của anh ta nổi tiếng và cả đất nước đều biết. Lúc này nhà vua tin là thợ hớt tóc phản bội mình, đã bắt lại và đòi xử tử. Người thợ hớt tóc nói sự thật là mình không có nói ai, chỉ nói với cái hố đất. Nhà vua sau đó thấy anh ta không có lỗi và tha chết cho anh ta. Tức là có những thứ mà em giữ trong người không được, em đi vào một khu rừng và hét không ai nghe hết. Nhưng em cảm thấy nhẹ nhõm. Nó giống như bản chất của việc viết vậy. Hợp lý không?”
“Hợp lý, nhưng mà bản thân em thì em vẫn chịu được”

Thinking Out Loud
/thinking-out-loud
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất

lanmanlienmien
Relate
- Báo cáo

Ugga-Grug
Em mới biết đến Spiderum, mới đọc một số bài viết của anh, Những điều mẹ không dạy bằng lời & Những dấu chấm phẩy: một câu chuyện tình, cả bài tướng số nữa và thêm bài này vì sáng nay em có thấy đâu đó một bạn bình luận rằng cách viết của anh cực đoan xong chiều anh up bài này, những bài khác thì đọc tiêu đề em thấy nặng đô quá, về văn học, lịch sử, những thứ em không có kiến thức nên chưa dám đọc. Nên em chỉ nói cảm nhận của em qua những thứ em thấy và bằng cảm quan cá nhân em.
Anh có khả năng ngôn từ rất lớn, kiến thức về những thứ anh có tìm hiểu, viết bài rất nhiệt huyết, từ ngữ ngắn gọn và suy luận nhanh, hiểu bản thân và có lẽ thường tự nhìn ra được những suy nghĩ của mình. Với một đứa làm gì cũng chậm như em, đọc bài anh y như chạy luôn, em phải đọc lại hai lần. Cũng không hẳn là cực đoan mà là kiểu quyết liệt, quyết liệt là một thái độ tốt trong nhiều trường hợp, em nghĩ vậy.
Hi vọng anh sẽ nhẹ nhàng hơn với bản thân mình, sống bằng niềm tin và mục tiêu của mình rất đáng, nhưng không cần quá khắc nghiệt với bản thân mình hehe
- Báo cáo

Tạ Tốn

Cảm ơn em vì đã đọc các bài anh viết. Không biết nói gì hơn lời cảm ơn, và (không phải tự mãn, nhưng mà) anh nghĩ có khi "chậm" lại mới nhìn ra những điều mà những người "chạy" bỏ qua hoặc không quan tâm. Và có một điều này anh từng nghe một người nói nhưng cũng chưa hiểu nó có nghĩa là gì: chính "bất động" mới là cực hạn của "tốc độ".
- Báo cáo

Hiệp Hốc Hác
Ví dụ như ông thấy người ta xoay cái con cù, khi con cù xoay nhanh nhất cũng là lúc nó đứng yên.
- Báo cáo

Hiệp Hốc Hác
Câu này tôi biết được từ 1 buổi talkshow với nhà báo Lại Văn Sâm
- Báo cáo

Surphi10

Gì chứ hồi xưa cũng có ông thầy phong thuỷ kêu mình vuốt lông mày xuống, không là có tướng sát nhân. Một thời gian dài mình cố vuốt xuống thật. Bạn bè để ý, có hỏi sao vuốt lông mày hoài vậy, lúc đó mình trả lời "bắt chước Roger Federer" (ông này cũng có thói quen vuốt lông mày).
Nhưng đến một ngày không hiểu tại sao mình lại không cố vuốt xuống nữa. Chắc mình nghĩ "sát nhân cũng không tệ đến thế" :))
- Báo cáo

Nguyễn Thanh Ngân
Không biết sao nhưng em thấy bài này vui vui, cảm giác khi đọc diễn biến nội tâm của một người và những luồng suy nghĩ trái chiều cãi nhau bung bét giống như cảnh quay những quả bóng màu chọi vào nhau vỡ ra và cả căn phòng loang lổ đầy màu sắc. Chắc không phải vì em high đâu nhỉ :))) . Sorry anh nếu anh viết bài này trong một sự mâu thuẫn nội tâm mà lại có đứa đọc thấy hài hước.
- Báo cáo

Tạ Tốn

No, I like that :v
- Báo cáo
Hoàngg
Đọc xong bài của ông t nghĩ mình cũng nên thử bắt đầu viết xem sao 

- Báo cáo