Đầu tiên tôi xin trình bài định nghĩa cơ bản nhất về cách hiểu marketing của thời đại mới của Philip Kotler và Gary Armstrong:
Marketing as a social and managerial process by which individuals and groups obtain what they need and want through creating and exchanging products and value with others.
Marketing là quá trình quản lý và xã hội để giúp những cá nhân hay những tập thể đạt được những thứ họ cần và mong muốn thông qua việc sáng tạo và trao đổi sản phẩm-giá trị với những người khác.
Nói một cách chợ búa thì Marketing là chứng minh cho khách hàng mà mình nhắm đến thấy giá trị khác biệt của chúng ta và chấp nhận mua hàng của chúng ta thay vì đối thủ >>
Marketing dựa trên needs, wants and demands:
Needs là những nhu cầu cơ bản nhất của con người: Có ba loại nhu cầu chính là:
Nhu cầu về mặt vật lí: nhu cầu ăn,ngủ,nghỉ,...
Nhu cầu về mặt xã hội: nhu cầu thuộc về một xã hội, một cộng đồng, cảm giác được yêu.
Nhu cầu về mặt bản thân: kiến thức và nhu cầu thể hiện cái tôi.
Wants chính là nhu cầu nhưng được định hình bởi văn hóa và tính cách cá nhân. Nói ngắn gọn thì ăn là nhu cầu của mọi người nhưng mong muốn được ăn của người Việt và người Mỹ là khác nhau. Người Việt muốn ăn phở nhưng người Mỹ thì thích ăn gà rán.
Demands: là sự kết hợp của wants và khả năng chi trả của khách hàng gọi là yêu cầu.
Ví dụ: nhu cầu của mọi người ở Mỹ là xe hơi, mong muốn của họ là một chiếc xe 4 chỗ và yêu cầu của họ là xe có những chức năng, đặc tính gì đem lại giá trị bằng với khả năng chi trả có của họ. Có nghĩa là với demand ( Yêu cầu ) công ty sẽ ráng phân tích để tìm ra khách hàng tìm năng, những người sẵn sàng đổi tiền của họ với giá trị của sản phẩm.
Vậy có bao nhiêu triết lý về hoạt động marketing?
The production concept:
Đây là triết lý sản xuất, các công ty theo trường phái này tin rằng khách hàng thích những sản phẩm có sẵn, giá thấp. Đây là hiện tượng khi nhu cầu của người mua vượt quá khả năng cung cấp của người bán thì người tiêu dùng có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn là để ý tới các đặc diểm liên quan đến chất lượng.
Tuy nhiên, triết lý này sẽ thất bại thảm hại khi khả năng sản xuất của nhà bán vượt quá nhu cầu của con người. Đây cũng chính là một trong những triết lý đầu tiên của tiếp thị. Bán càng nhiều càng tốt!!! ( hậu quả có thể dẫn đến suy thoái)
The product concept:
Triết lý này chính là quan điểm sản phẩm càng tốt, càng chất lượng thì nhiều người càng thích. Chính vì vậy những người theo trường phái này thường luôn phải cải tiến sản phẩm để khiến nó không bị nhạt nhòa. Tuy nhiên, trường phái này có khuyết điểm rằng những công ty chỉ chăm chăm vào sản phẩm chứ không phải khác hàng. Hậu quả là dẫn đến sự mất kết nối với chính khách hàng của mình.
Một điển hình cho vấn đề này đó là Công ty đồng hồ Elgin đã rơi vào bi kịch khi coi trọng sản phẩm hơn thị trường. Doanh nghiệp này được thành lập vào năm 1864 và nhanh chóng trở thành một trong những nhà sản xuất đồng hồ tên tuổi của Mỹ. Tuy nhiên đến năm 1960 thì doanh số của công ty bị giảm sút một cách nhanh chóng. Bởi lẽ triết lý của công ty là tạo ra một chiếc đồng hồ cao cấp với độ chính xác đến từng chi tiết. Dẫu vậy, nhiều người dùng nghĩ rằng việc đồng hồ dùng để chỉ giờ không cần quá chính xác và đặt tiền đến như vậy. Khách hàng ưu tiên và chú trọng tới hình thức sao cho hấp dẫn. Với quan điểm bảo thủ như trên thì hãng đồng hồ này đã có doanh thu lẹt đẹt trong suốt một thời gian dài.
The selling concept:
Là triết lý bán hàng tập trung vào việc thuyết phục khách hàng mua hàng của mình. Họ thường bán những sản phẩm mà họ làm ra chứ không phải sản phẩm mà thị trường cần. Thường dành cho những sản phẩm về bảo hiểm, thị trường này thường tập trung thuyết phục khách hàng mua và thế là kết thúc. Không tương tác thêm gì cả, đây là triết lý ngắn hạn và thường chỉ mang lại lợi ích trong một khoảng thời gian nhất định.
The marketing concept:
Hiểu đơn giản triết lý này chính là định hướng dài hạn để hỗ trợ cho các concept khác đặc biệt là selling concept. Đây là triết lý tập trung vào tìm hiểu mong muốn, nhu cầu của khách hàng để từ đó định hướng xây dựng bản sắc, văn hóa của doanh nghiệp, giúp tăng lợi nhuận tối đa qua sự tương tác B2C.
The societal concept:
Có thể hiểu triết lý này chính là marketing concept nhưng với marketing concept thì tập trung vào khách hàng và doanh nghiệp thì societal concept sẽ đặt phúc lợi của con người, môi trường lên hàng đầu. Tiêu biểu là các công ty mỹ phẩm thuần chay.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất