Tại sao nền giáo dục của chúng ta đang chết dần?
Bài viết phân tích dựa trên Mô hình Nội tại/Ngoại động lực dưới góc nhìn của Yu-Kai Chou - tác giả nổi tiếng về game hóa
Vấn đề lớn của giáo dục hiện nay là quá tập trung vào các động lực bên ngoài thay vì động lực bên trong - nội tại.
Tôi tin chắc rằng chúng ta sinh ra đều có sự ham thích của sự mày mò và học hỏi - một bản năng đại diện cho Động lực cốt lõi số 7 (CD7): Tính khó lường & Cảm giác tò mò và CD3: Khuyến khích sáng tạo & Phản hồi. Cả 2 đều nằm bên phải mô hình động lực Octalysis - đại diện cho Não phải với thiên hướng khám phá tri thức theo muôn vàn cách khác nhau. Tuy nhiên chính trường học đã dập tắt sự ham thích nội tại này và thay bằng các ngoại động lực như học để đạt điểm số cao, làm bố mẹ và thầy cô vui lòng, được công nhận từ bạn bè và để kiếm việc làm sau này. Tất cả những thứ này hiện diện cho động lực nằm bên Não trái của mô hình như CD2: Phát triển & Thành tựu hoặc CD4: Chủ quyền & sở hữu.
Bằng cách này, trẻ ngay từ đầu đã xác định không phải học vì chính nó, vì chúng thực sự thích mà để thỏa mãn những yếu tố ngoại cảnh kia. Tức là mục tiêu và kết quả đã được đặt sai chỗ thay vì cho sự phát triển bản thân thì chúng sẽ tìm mọi cách ít công sức nhất để đạt được kết quả một cách nhanh nhất (ví dụ như chép bài hoặc gian lận trong thi cử là khá phổ biến).
Đầu năm 2014, tôi có sử dụng một loạt các trò chơi để phỏng vấn một học sinh cấp 3. Cậu ấy đã hoàn thành cấp 3 trước 2 năm so với bạn bè đồng trang lứa. Đó là một cậu bé có tham vọng lớn trong học tập và cậu đã đặt mục tiêu đỗ vào các trường đại học top đầu nên cậu đã tìm hiểu được gần như toàn bộ thông tin cần thiết cho bản thân. Trong cuộc nói chuyện, cậu đã nói kiểu như này: “Stanford rất tốt trong khoản này nhưng tôi không chắc lắm. Harvard thì tạm ổn trong mảng này nhưng họ có một khóa học khá hữu ích cho sự nghiệp sau này của tôi.”
Và đâu đó trong cuộc nói chuyện tôi đã bảo rằng toán là một môn hữu dụng để chuẩn bị cho ngành nghề tương lai. Thật ngạc nhiên, cậu thiếu niên đã vô cùng lịch sự và nhiệt huyết trong suốt thời gian qua bất ngờ phản ứng một cách khinh bỉ: “Ông nghĩ rằng người ta sẽ sử dụng toán sau khi tốt nghiệp sao?”
Tôi bình tĩnh giải thích lại rằng: “Tôi nghiêm túc đấy. Toán rất quan trọng. Nếu cậu muốn trở thành nhà khoa học thì toán nâng cao là cần thiết.”
Mắt cậu ấy to ra ngạc nhiên: “Thật à?”
“Tất nhiên rồi. Họ dùng toán nâng cao để đo lường sóng âm, trọng lực, vị trí vệ tinh và mấy thứ tương tự. Ngoài ra cậu cũng cần toán nếu muốn trở thành kĩ sư, kế toán hay kể cả nhà kinh tế học. Không thì bằng cách nào cậu sẽ khuyên được Tổng thống là thị trường sẽ đi lên hay đi xuống và điều chỉnh giá tiền hay tính được thời gian để một thiên thạch to bằng bang Texas va chạm với Trái đất?” tôi nói.
Và đây là một cậu bé đã làm tất cả những gì phải làm - đạt điểm GPA, SAT cao, tham gia các hoạt động ngoại khóa, viết một bài luận chặt chẽ cho đợt tuyển sinh và tìm hiểu về tất cả các trường mà cậu định nộp hồ sơ vào. Tuy nhiên cậu lại chẳng biết học toán để làm gì ngoài việc đạt được mục tiêu là vào một trường top đầu và giữ bảo đảm cho một công việc sau này.
Đây cũng là một cuộc nói chuyện mở ngang tầm mắt đối với tôi khi được chiêm ngưỡng thành tựu của một nền giáo dục coi trọng kết quả (goal-oriented). Tôi cũng có thể chia sẻ từ chính trải nghiệm của mình: nhiều học sinh chểnh mảng việc học hành không phải vì chúng kém cỏi hay chán học. Mà đơn giản chúng chỉ không hiểu học để là gì? Hay nói cách khác, chúng không nhìn thấy ý nghĩa của các môn học chúng được dạy trên lớp.
Không chỉ có học sinh mà sinh viên đại học cũng lâm vào hoàn cảnh tương tự. Tôi hợp tác khá nhiều với các trường đại học để cải thiện phương pháp giáo dụ. Tôi thường hỏi các giáo sư về những sinh viên hay lên văn phòng của họ. Đúng, sinh viên lên đã thường xuyên ghé thăm nhưng không phải mục đích để hỏi, để nhờ tư vấn từ những người thầy thâm niên cao siêu về trình độ học vấn và nghiên cứu mà là khi họ có vấn đề về điểm số. Cụ thể, họ đến gặp giáo sư khi sắp trượt tín chỉ hay cảm thấy thầy đã chấm sai và muốn đòi lại điểm của mình.
Khi tôi còn là học sinh, tôi đã nói chuyện với vài đứa bạn rằng: “Mấy ông có biết là con người hầu hết quên 80% kiến thức sau khi kiểm tra, nên là nếu mấy ông chỉ cần nhớ 80% kiến thức được học là đã hơn gấp 4 lần người thường rồi đấy!”
Và câu trả lời của bạn tôi đã làm tôi ngạc nhiên “Wow, tuyệt vời đấy! Nhưng mà... Để làm gì? Mình đã hoàn thành bài kiểm tra rồi mà.” Tại thời điểm đó, tôi cũng chẳng biết trả lời lại sao nữa, nhưng mà tôi nghĩ để đáp lại hợp lý trong hoàn cảnh đó: “Ông sai rồi, mình vẫn cần cho bài kiểm tra cuối kì mà!”
Bài viết gốc được đăng tải trên Blog Game hóa:
Đọc thêm:
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất