THỜI GIỜ LÀ LÚC ĂN TO NÓI LỚN, KHẲNG ĐỊNH VỊ THẾ CỦA MÌNH & KHI LÀM QUAN, MỌI CHUYỆN ĐỀU RẤT LỚN.
Câu chuyện bà Lê Thị Hiền, Đại úy Cảnh sát giao thông Đội Trật tự - phản ứng nhanh quận Hà Đông, Hà Nội có lẽ đã trở thành một vụ hot...
Câu chuyện bà Lê Thị Hiền, Đại úy Cảnh sát giao thông Đội Trật tự - phản ứng nhanh quận Hà Đông, Hà Nội có lẽ đã trở thành một vụ hot trong mấy ngày vừa qua. Cá nhân người viết cảm thấy vụ này như sự tăng cấp độ lên về cách ứng xử của những người đang giữ chức trách, nhiệm vụ nhà nước hoặc có địa vị nhất định trong xã hội so với vụ “Mày biết tao là ai không trước đó” trên một chuyến VNA cách đây không lâu.
Việc dùng giọng cất tiếng to lên và hỏi mọi người về việc có biết mình là ai không nhằm thể hiện cái tôi của mình thì giờ, xu hướng khẳng định quyền lực, địa vị của những cá nhân này đã khác. Khi nghe những lời bà Hiền nói với nhân viên khu vực thủ tục chek-in và đội an ninh sân bay, người viết như nghe được những lời thật sự ngắn gọn mà đầy ý nghĩa:
“Tôi quen rồi, tôi quen ăn to nói lớn rồi, không nói nhỏ được”
“Tôi là người dân tộc, tôi phải nói để cho mọi người biết, tôi không nhịn được”
Và rất nhanh chuyển sang:
“Việc của anh à? Hóng hớt à?” (Mặc dù an ninh sân bay có trách nhiệm hỗ trợ khẩn cấp các sự vụ tại khu vực sân bay). Không hiểu bà Hiền muốn la lớn để rồi chờ ai đến xử lý giúp mình đây.
Và sau một quá trình không may là mất luôn cuống vé không thể lên máy bay được, bà Hiền gây căng thẳng với đội an ninh sân bay và gào lên, gọi họ là “Cướp! Chúng nó bắt tôi rồi”. Dù rằng theo video quay được, chẳng thấy anh nào giơ một ngón tay, chứ đừng nói là “gạt tay trúng má”, “lỡ thọt dùi cui” hay quát mắng gì cả. Cuối cùng một lệnh đình chỉ công tác 30 ngày, và rồi còn nhiều hình thức lỷ luật khác chứ không chỉ mỗi 200.000 phạt vi phạm xử lý hành chính – trái khoáy thay, bà Hiền là một càn bộ phụ trách mảng xử lý vi phạm hành chính của đội giao thông.
Nguyên nhân thì có lẽ nhiều người sẽ hiểu, thậm chí cả bà Hiền cũng hiểu. “Việc ăn to nói lớn” là việc thể hiện nghĩa khí, thể hiện ý chí của 1 con người. Việc bất bình, cảm thấy bất mãn vì công việc, sự vụ của mình bị trì hoãn, gặp trắc trở cũng hết sức bình thường đối với một người. Cái bất thường ở đây mà dư luận lên án chính là THÁI ĐỘ & CÁCH ỨNG XỬ của bà Hiền đối với tất cả. Với lý lịch trích ngang của mình hiện đã được cộng đồng mạng update cực nhanh, với số tuổi 36 của mình, bà Hiền được xem như một hình mẫu của cả một người phụ nữ từng trải. Đặc biệt với công việc của mình, tiếp xúc với nhiều đối tượng, có thể ăn to nói lớn giúp bà giải quyết công việc với những đối tượng cứng cổ, song cũng sẽ phải tiếp xúc với những người dân bình thường, rồi nhiều mối quan hệ khác, bà cũng sẽ ăn to nói lớn và dùng các ngôn từ, cách diễn đạt như trong clip như vậy sao. Nếu là một người dân bình thường, có thể sẽ không gây bão như vậy, nhưng chị thuộc bên lực lượng vũ trang, với thâm niên công tác cả chục năm và những gì chị thể hiện không khiến ai cảm thấy chị đang bị hành hung mà là “ăn vạ và cư xử thô thiển”…
Người làm ngành công an cảm thấy xấu hổ về chị bởi từ đây sẽ có nhiều kẻ quá khích, phần tử chống đối nhà nước có thể lợi dụng việc này mà tác động đến dư luận.
Người dân Thanh Hóa quê chị cũng sẽ thấy chị đã góp phần làm hình ảnh người dân quê mình sao mà lại đanh đá, thiếu văn hóa như vậy…
Người viết chỉ thấy xót xa cho đứa bé, cho dù nó còn bé nhưng cũng đủ chứng kiến những chuyện khiến nó sợ cả đời về mẹ của nó. Về sau, khi lớn hơn, nhìn lại những gì trên mạng, nó cần phải mạnh mẽ để không bị khủng hoảng tinh thần như nhiều đứa trẻ khác có cha mẹ bị dư luận bêu riếu như vậy. Trẻ con không có tội, nhưng lại là đối tượng bị ảnh hưởng về lâu về dài nhất.
Cũng sáng nay, vì có dịp đi ngang Tòa án quận 4, người viết mới thấy cảnh báo chí đông nghẹt, và hai đầu đường hẻm 15 Đoàn Nhữ Hài, công an giao thông, dân quân, công an đứng chốt chặn nhằm đảm bảo an ninh một cách hết sức nghiêm cẩn, có cảm tưởng như ở xảy ra vụ gì đó đánh lộn hay gây rối lớn vậy. Trong khi bị cáo xét xử là 1 người, không thuộc băng nhóm hay đường dây nào cả để có thể liên đới. Vụ việc mà bị cáo gây ra nếu so với những vụ trọng án cùng loại khác xét kỹ còn rất nhẹ, thậm chí có những chi tiết cần phải thẩm định lại như “tay của bị cáo có thực sự đặt lên người nạn nhân hay không”. Thậm chí, người viết từng thấy rất nhiều vụ việc như vậy trước đây song kẻ thủ ác vẫn không bị trừng phạt. Tất nhiên người viết không có ý định bênh vực, hay giảm tội cho vị bị cáo (chắc mọi người đã biết ai là ai). Người viết chỉ muốn nhấn mạnh rằng, sự vụ được biết đến nhiều vốn dĩ do những nguyên nhân sau:
- Xảy ra trong thời điểm phong trào phòng chống xâm hại trẻ em đang dâng cao, nhất là dễ bắt tin trong cộng đồng mạng
- Xảy ra trong không gian tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong một khu chung cư cao cấp, có camera theo dõi dẫn đến những gì diễn ra đều không thể che dấu
- Quan trọng nhất, theo người viết chính là địa vị của bị cáo – là người gần như đứng đầu Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố Đà Nẵng, lớn thứ ba sau Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
- Ở cái giai đoạn sự khủng hoảng niềm tin của một bộ phận người dân lên những người có chức, có quyền, đang thực thi công vụ mà lại hành xử sai với những quy chuẩn đạo đức, pháp luật thì coi như những vị cán bộ, công chức sẽ như cá đưa lên thớt để thiên hạ tha hồ chặt chém, nguyền rủa… sánh ngang với những vị tham nhũng ăn cả ngàn tỷ, cả đất đai lẫn sắt thép, không chừa một thứ gì.
- Vậy nên, khi có địa vị, có danh phận, có tý chức chức, tý quyền… sự tu thân, cẩn trọng trong xây hình ảnh của các vị quan càng trở nên quan trọng và được chính họ ý thức như một sự sống còn cho mình hơn bao giờ hết.
Chuyện trò - Tâm sự
/chuyen-tro-tam-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất