Lí do Lê Đình Kình và tổ Đồng Thuận luôn khẳng định đất Đồng Sênh là đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm:
- Một là: Lâu nay Lê Đình Kình một mực khẳng định rằng, đất Đồng Sênh, thuộc xã Đồng Tâm là đất nông nghiệp, không phải đất quốc phòng. Là để phản đối quyết định thanh tra của Thanh tra Hà Nội.
- Hai là: Lê Đình Kình liên tục tổ chức cái gọi là “họp thường kỳ” tại nhà riêng, trong đó ông Lê Đình Kình một mực khẳng định rằng, đất Đồng Sênh là đất nông nghiệp mà người dân Đồng Tâm đã khai thác từ bao năm nay. Là để cho nhiều người dân, đặc biệt là những người đi làm ăn xa và cộng đồng mạng biết đến, ủng hộ, theo dõi các hoạt động của nhóm Đồng Thuận.
- Ba là: Sau này khi đòi được đất sẽ chia lại cho người dân, nếu không được thì Tập đoàn Viettel muốn thực hiện dự án cũng phải đền bù ít nhất 04 triệu đồng/m2, mỗi gia đình sẽ nhận được hơn 100 triệu đồng. Để tạo sự hấp dẫn, lòng tham cho nhân dân và tin vào việc làm của tổ Đồng Thuận, đóng góp tiền cho tổ Đồng Thuận hoạt động, ít nhất mỗi khẩu 100.000 nghìn đồng.
- Bốn là: Tổ Đồng Thuận nêu ra 14 căn cứ chứng minh khu đất 59ha ở xứ Đồng Sênh là đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm sau đó đi phát loa quanh xã để tuyên truyền nhằm lừa gạt và tạo lòng tin cho nhân dân đó là đất nông nghiệp của Đồng Tâm không phải của quốc phòng.
- Năm là: Để nhận tiền ủng hộ của người dân trong và ngoài nước, giúp tổ Đồng Thuận thực hiện các hoạt động khiếu kiện của mình.
- Sáu là: Nhằm mục đích kinh tế, lợi dụng nhân dân để trục lợi, vơ vét chia nhau số tiền người dân ủng hộ để làm giàu cho bản thân và gia đình.
- Bảy là: Để kêu gọi, câu kết với các thế lực thù địch, phản động, các tổ chức dân sự trong nước, dân chủ, các đại sứ quán các nước, các tổ chức quốc tế ở Việt Nam và hội dân oan (như Hồng Thái Hoàng, Lê Dũng Vova, Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Đăng Quang, Nguyễn Quang A, Trịnh Bá Phương, Cấn Thị Thêu, Trần Vũ Hải…mọi người chắc ai cũng biết những đứa này là ai, như thế nào), để nhận tiền tài trợ cũng như giúp đỡ về các mặt văn bản, giấy tờ, tham mưu viết bài, các đường đi nước bước, cách đấu tranh cho tổ Đồng Thuận để phản đối lại với các hoạt động của chính quyền, kêu gọi đấu tranh giữ đất, chống giặc nội xâm.
- Tám là: Để phản đối lại các hoạt động của chính quyền; để nhân dân tin vào (nhờ có tổ Đồng Thuận mà nhân dân được chia thêm đất, lấy lại đất, chia được đất hai lúa và đất đồi) đòi lại nhiều quyền lợi cho nhân dân.
- Chín là: Tạo nên sự hậu thuẫn trong nhân dân, giúp các hoạt động khiếu kiện được trở nên dễ dàng
- Mười là: Tạo niềm tin trong nhân dân, để nhân dân đi theo, ủng hộ, bảo vệ tổ Đồng Thuận, cản trở các hoạt động của các cơ quan chức năng khi xử lý các hoạt động vi phạm pháp luật của mình.
- Mười một: Để hạ bệ lãnh đạo xã nhất là Ông Hương – Chủ tịch UBND xã, để sau này đưa con cháu tổ Đồng Thuận vào thay thế; để khôi phục chức Trưởng thôn cho Lê Đình Công và phó thôn cho Lê Đình Ba.
- Mười hai: Lợi dụng chức vụ của bà Bí thư Nguyễn Thị Lan (do Lê Đình Kình dựng lên) làm Bí thư đảng ủy xã mà nói và làm đi ngược lại hoàn toàn với chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước, với chủ trương của Đảng ủy cấp trên. Dù đã nắm bắt được những văn bản chỉ đạo của cấp trên và có đủ chứng cứ rõ ràng về đất khu vực Sân bay Miếu Môn là đất quốc phòng nhưng bà Lan luôn phát biểu một cách mơ hồ rằng “Bản thân tôi cũng chưa xác định đây là đất quốc phòng hay đất nông nghiệp”. Làm cho người dân hiểu lầm về chủ trương, hiểu lầm về đất quốc phòng. Tạo cớ cho tổ Đồng Thuận tuyên truyền, lừa bịp bà con Đồng Tâm là đất nông nghiệp từ đó chiếm dụng đất quốc phòng.
- Mười ba: Lê Đình Kình luôn nói rằng Quyết định thu hồi của Quốc phòng giao cho tập đoàn viễn thông viettel là 50,3ha không liên quan gì đến 47,36ha của xã Đồng Tâm để lão lập lờ lừa nhân dân.
- Mười bốn:Lê Đình Kình luôn nói rằng “Cho dù có bị chặt đầu, tôi vẫn khẳng định (59ha đất nông nghiệp ở cánh Đồng Sênh) là đất nông nghiệp. Người dân thôn Hoành xã Đồng Tâm đã canh tác trên mảnh đất này gần 70 năm qua, từ thời Pháp thuộc!”; “Các anh có đưa máy chém, chém ngay đầu tôi đi chăng nữa, thì tôi vẫn giữ quan điểm đây là đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm” hòng lừa gạt nhân dân tin vào Lê Đình Kình và tổ Đồng Thuận để tiếp tục đấu tranh giữ đất.
- Mười lăm:Các hoạt động của Lê Đình Kình và nhóm khiếu kiện chưa bị các cơ quan chức năng xử lý gì. Nên “cố đấm ăn xôi”, cố tình lập lờ đánh lận con đên. Lê Đình Kình vẫn đang cố tình lừa dối và kích động một số người dân Đồng Tâm rằng đó là đất nông nghiệp, nhưng bản thân Lê Đình Kình thừa biết rằng đó là đất quốc phòng. Đúng là già rồi nhưng Lê Đình Kình vẫn còn rất nhiều mưu mô.
- Mười sáu:Tổ Đồng Thuận tự ý tổ chức đo đạc đất sân bay Miếu Môn với các mục đích:
+ Để tiếp tục lừa bịp dân bằng việc tung tin là đã đo lại và điện tích đúng bằng 106ha, từ đó dân sẽ tiếp tục tin họ.
+ Mặc dù được bọn đối tượng phản động bên ngoài tài trợ kinh phí đo đạc nhưng tổ Đồng Thuận sẽ rêu rao là thuê công ty đo đạc mất tầm này tiền (khoảng mấy chục triệu) xong sẽ sử dụng số tiền đó để chia nhau.
+ Thuê công ty đo đạc nhưng tổ Đồng Thuận không quay trực tiếp quá trình đo đạc, đo đạc các mốc giới nào, những ai tham gia và công ty nào tiến hành đo đạc (thực ra chẳng có công ty nào cả) xong tổ Đồng Thuận tự rêu rao là đo rồi, chuẩn rồi, đúng như số liệu từ trước chúng tôi nói (106ha) để tổ Đồng Thuận tiếp tục còn cớ mà kiện lên Trung ương. Tổ Đồng Thuận đâu có biết rằng với việc làm trên của họ (tự ý đo đạc đất sân bay Miếu Môn – Dự án quân sự; tung tin thất thiệt gây phức tạp tình hình, ảnh hưởng đến chính trị quốc gia) sẽ làm cho tổ Đồng Thuận thêm nặng tội mà thôi.
Căn cứ chứng minh đất Đồng Sênh là đất quốc phòng:
- Một là: Lê Đình Kình đã vô tình để lộ ra thông tin, ông và một nhóm người khác đã có âm mưu biến đất quốc phòng ở Đồng Sênh thành đất nông nghiệp: Chẳng là, tại một buổi làm việc với cơ quan chức năng tại UBND xã, trong lúc cố gắng giải thích cho việc kéo dân thôn Hoành xâm nhập bất hợp pháp vào khu vực đất quốc phòng, rồi tự chia chác, phân lô, canh tác, tạo cơ hội cho nhiều hộ dân khác lấn chiếm đất của Dự án sân bay Miếu Môn, chính Lê Đình Kình đã phát biểu thừa nhận rằng, trước đó nhóm ông ta "đã có đơn xin khai hoang đất nông nghiệp Đồng Sênh" gửi cho bà Bí thư xã Nguyễn Thị Lan và giờ có bà Lan đang ngồi đây làm chứng. Xin được trích nguyên văn lời nói của ông Lê Đình Kình: "Chúng tôi đã có đơn xin khai hoang trước khi chia đất nông nghiệp Đồng Sênh! Có bà Lan đang ngồi đây làm chứng”. Với lời phát biểu kiểu “tự thú” trên của Lê Đình Kình chúng ta thấy, Lê Đình Kình và nhóm người của ông ta biết rất rõ nguồn gốc của đất Đồng Sênh. Nếu đất Đồng Sênh là đất nông nghiệp bao đời nay của dân làng Hoành thì liệu ông ta có cần phải làm đơn để gửi bà Bí thư xã?
+ Thứ nữa, nói như lời Lê Đình Kình, thì cháu gái ông ta, bà Nguyễn Thị Lan đã làm sai chức trách, nhiệm vụ của của một Bí thư xã. Là một Bí thư xã mà bà Lan lại nhận đơn của ông Lê Đình Kình, trong khi đây không phải là việc của một người đứng đầu cấp ủy.
+ Quá trình làm việc với các cơ quan chức năng, Lê Đình Kình còn tiết lộ rằng, đã đề xuất nhiều phương án để “thỏa thuận” với chính quyền về vụ việc này, mà thực chất là lôi kéo chính quyền xã hợp pháp hóa hành vi chiếm giữ trái phép đất Đồng Sênh bằng văn bản. Có thể thấy, rõ ràng âm mưu của ông Lê Đình Kình và nhóm của ông ta là hợp pháp hóa đất quốc phòng ở Đồng Sênh (khu vực sân bay Miếu Môn) thành đất nông nghiệp. Những lời phát biểu trên của ông Lê Đình Kình chẳng khác nào là lời “tự thú” của ông ta. Khôn như ông Lê Đình Kình vậy mà có những lúc “ngu” không ai ngờ tới. Có lẽ, mọi việc về ông Lê Đình Kình sắp kết thúc rồi đây.
- Hai là: Từ đầu năm 2017, Lê Đình Kình đã trực tiếp hoặc thông qua số những người trong cái tổ chức gọi là “Tổ đồng thuận” để rêu rao rằng người dân xã Đồng Tâm cứ ra khu vực đất đồng Sênh thuộc san bay Miếu Môn, nhịn ăn một bát phở ủng hộ tiền cho Lê Đình Kình và số cầm đầu khiếu kiện để đòi đất. Sau này khi đòi được đất sẽ chia lại cho người dân, nếu không được thì Tập đoàn Viettel muốn thực hiện dự án cũng phải đền bù ít nhất 04 triệu đồng/m2, mỗi gia đình sẽ nhận được hơn 100 triệu đồng.
Lê Đình Kình ranh mãnh đánh đúng vào tâm lý của người dân và sự nhận biết còn nhiều hạn chế của người dân để kích động nhân dân xã Đồng Tâm tham gia vào hoạt động xâm chiếm đất Quốc phòng. Lê Đình Kình và một số công dân xã Đồng Tâm không biết rằng hiện nay UBND thành phố Hà Nội quy định không chia lại đất nông nghiệp theo Quyết định 7263…Nếu tỉnh táo hơn một chút, người ta sẽ nhận thấy luận điệu xuyên tạc, lừa đảo tinh vi của Lê Đình Kình. Đặt giả thuyết, nếu đất khu vực đồng Sênh là đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm thì theo quy định về quản lý đất đai thì sẽ do UBND xã Đồng Tâm quản lý, sử dụng. Tiền đền bù khu vực đất đồng Sênh sẽ được thu vào ngân sách do UBND xã quản lý, sử dụng vào các mục đích phúc lợi xã hội. Mặt khác ngày 29/12/2014 UBND thành phố ban hành Quyết định số 96/2014/QĐ-UBND ban hành quy định về các loại giá đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội áp dụng từ ngày 01/01/2015 đến 31/12/2019. Theo bảng giá đất ban hành kèm theo quyết định số 96 thì giá đất nông nghiệp trồng lúa nước và trồng cây hàng năm trên toàn bộ huyện Mỹ Đức được xác định là 108.000đ/m2 đối với khu vực đồng bằng; 84.000đ/m2 đối với khu vực trung du và 56.800đ/m2 đối với khu vực miền núi. Như vậy không bao giờ có cái giá 04 triệu đồng/m2 như Lê Đình Kình cùng nhóm khiếu kiện xã Đồng Tâm vẫn rêu rao, lừa phỉnh người dân bấy lâu nay. Bên cạnh dùng lợi ích vật chất để lừa đảo người dân, Lê Đình Kình còn tập hợp số đối tượng hình sự, nghiện hút để gây áp lực với những ai không theo mình, tham gia vào các hoạt động gây mất trật tự tại địa phương. Lê Đình Kình làm tất cả các việc đó để làm gì? Nếu không vì để lợi dụng lòng tin của người dân, lừa đảo lấy tiền để nuôi bản thân và gia đình với một lũ con cháu không nghề nghiệp, tù tội nhưng lười lao động, thích ăn chơi.
Cần nhận rõ bản chất con người, luận điệu lừa đảo tinh vi của Lê Đình Kình, vạch mặt hành vi lợi dụng lòng tin của người dân để không tham gia vào các hoạt động gây mất an ninh, trật tự do Lê đình Kình bày ra.
- Ba là:Tổng diện tích đất Đồng Tâm giao cho quốc phòng là 64,66ha trong đó gồm: Đất của HTX nông nghiệp xã Đồng Tâm là 47,36ha + xí nghiệp vôi đá 3ha + Nông trường trè 14,3ha = 64,66ha, không phải 106ha như tổ Đồng Thuận tuyên truyền (Thanh tra thành phố đã tổ chức kiểm tra các mốc giới, đo đạc bằng tọa độ và có sự giám sát của thanh tra chính phủ, chính xác đến 100%).
- Bốn là: Năm 1981 chia đất cho nhân dân theo chỉ thị 100, UBND xã và HTX nông nghiệp xã Đồng Tâm tổ chức giao chia các xứ đồng. Tuy nhiên trong đó không có xứ Đồng Sênh.
- Năm là:Năm 1982 khi quốc phong tổ chức san ủi tại khu vực đất thu hồi làm sân bay (san ủi và đào đá). Nếu là đất nông nghiệp của Đồng Tâm thì tại sao chính quyền và người dân không ai vào giữ đất.
- Sáu là:Khi chia đất giao khoán theo Nghị quyết 10 của BCH Trung ương. UBND xã và HTX nông nghiệp xã Đồng Tâm tổ chức giao chia, tuy nhiên cũng không tổ chức giao chia khu vực đất Đồng Sênh. Không có phần diện tích đất Đồng Sênh trong các khẩu.
- Bảy là: Năm 1983 HTX nông nghiệp xã Đồng Tâm tổ chức đo đất canh tác và đất chuyên dùng về bản đồ đất đai hành chính xã. Chỉ vẽ từ đường nhà máy A31 trở ra.
- Tám là: Năm 1985 UBND xã và HTX nông nghiệp xã Đồng Tâm tổ chức chia lại đất. Lúc này chuyển đất 5% từ đất đồi ra đất ruộng. Không thấy nói và tổ chức giao chia đất Đồng Sênh.
- Chín là: Đến năm 1992 thực hiện giao chia đất cho nhân khẩu theo Chỉ thị 64. Trong đó cũng không tổ chức giao chia khu vực đất Đồng Sênh. Điều đó chứng tỏ đất Đồng Sênh đã bàn giao cho quốc phòng từ lâu rồi.
- Mười là: Trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp năm 1999 có hạn sử dụng năm 2014 (bìa đỏ, còn rất nhiều hộ gia đình vẫn giữ lại giấy chứng nhận này) theo bảng kê thì có các xứ đồng sau được giao chia gồm: Đạc Bát Dưới, Đồng Chính, Thải Binh, Trũng Lương, Gò Đế) không có xứ Đồng Sênh.
- Mười một: Bùi Viết Hiểu thời đó là PCN HTX nông nghiệp xã Đồng Tâm, ông ta biết rõ đất Đồng Sênh là đất của quốc phòng. Chính Bùi Viết Hiểu tham gia đo đạc, bàn giao quyền quản lý khu đất đó cho Bộ quốc phòng. Nhưng sau này ông ta lại liên tục trí trá, lúc thì gọi loa, phát loa tố đất Sân bay Miếu Môn bị cán bộ xã, huyện bán cho Viettel hơn 4 tỷ đồng.
- Mười hai: Khi chính quyền tổ chức các hoạt động và đề nghị bà con ký vào các biên bản như đăng ký bảo hiểm y tế, hỗ trợ sản xuất đất nông nghiệp, khám sức khỏe cho các cháu nhỏ, khám sức khỏe sinh sản phụ nữ, kê khai cấp bìa đỏ chứng nhận quyền sử đất, lấy ý kiến về tách thôn, gia đình văn hóa…Đây là những hoạt động rất bình thường của chính quyền. Thì tổ Đồng Thuận lại đi tuyên truyền rằng đó là do chính quyền lừa ký để bán đất Đồng Sênh. Đây là những hành vi vô thiên, vô pháp cho thấy tổ Đồng Thuận làm sai nên luôn sợ bị vạch mặt bản chất thật.
- Mười ba: Xã Đồng Tâm được thành lập vào năm 1956 trên cơ sở tách thôn Hoành của xã Thượng Lâm và thôn Đồng Mít của xã Phúc Lâm. Người dân quê Đồng Mít luôn có câu:
“ Đồng Sênh, Đồng Sẽ, Đồng Sàng
Chân Chim, Đồng Mít là làng Phúc Lâm”.
Thế nhưng nhóm Đồng Thuận với đa số là người thôn Hoành lại đi tuyên truyền với nhân dân rằng: Đất Đồng Sênh đã được người dân canh tác suốt 70 năm qua. Nhiều người dân còn chưa biết đất Đồng Sênh là chỗ nào, đất quốc phòng từ đâu đến đâu (nhất là thế hệ trẻ) nên tổ Đồng Thuận đã lừa bịp để tuyên truyền nhân dân đất Đồng Sênh là đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm.
- Mười Bốn: Tổ Đồng Thuận luôn cố tình trốn tránh sự thật đất Đồng Sênh là đất quốc phòng. Nên luôn tìm cách trốn tránh sự thật, cố tình đơm đặt, lừa gạt người dân Đồng Tâm tin theo những chứng cứ về khu đất 59ha mà thực ra chẳng có gì khác ngoài tấm bản đồ tự vẽ được nhào nặn ý tưởng từ Lê Đình Kình và Bùi Viết Hiểu đã được tái bản nhiều lần. Ngoài ra không có giấy tờ, tài liệu gì chứng minh đất Đồng Sênh là đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm cả.
- Mười lăm:Thời điểm khi bắt đầu có đơn thư về khu đất Đồng Sênh, lúc đó Lê Đình kình kiện Lữ 28, tiểu đoàn 31 câu kết với UBND xã Đồng Tâm bán đất quốc phòng. Sau đó khi thấy quốc phòng bàn giao cho Viettel lão Kình lại làm đơn là đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm, lại thấy các hộ dân ở đó được đền bù nhiều quá nên lão ta bèn xúi giục dân làng để chiếm đất quốc phòng nhằm được đền bù nếu Viettel lấy. Như thế có phải là tráo trở, đổi trắng thay đen không? Là lũ cơ hội không?
* Mười sáu: Tính pháp lý về đất đai tại khu vực sân bay Miếu Môn:
- Hồ sơ quản lý đất đai tại khu vực sân bay Miếu Môn được thể hiện tại Quyết định số 113/TTG, ngày 14/4/1980 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng chính phủ); Quyết định số 386/QĐ-UB ngày 10/11/1981 của UBND tỉnh Hà Sơn Bình.
- Quyết định số 5383/QĐ-UBND ngày 20/10/2014 của UBND Thành phố Hà Nội nội dung như sau:
+ Điều 1. Giao 2.367.562,3m2 (Hai triệu ba trăm sáu mươi bảy nghìn năm trăm sáu hai phẩy ba mét vuông) đất tại xã Lương Mỹ, xã Trần Phú, xã Đồng Lạc, huyện Chương Mỹ và xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức cho Quân chủng phòng không – không quân (Bộ quốc phòng) để tiếp tục sử dụng với công trình đã xây dựng làm vị trí đóng quân của Lữ đoàn 28 (đất quốc phòng).
Vị trí ranh giới khu đất được giới hạn bởi các mốc (từ 1 đến 10, B1 đến B12, 21, 22, A23 về A1, 32 đến 57), (từ A48 về A24, 23 đến 31) trên bản đồ hiện trạng tỷ lệ 1/5000 đo công ty TNHH MTV Trắc địa bản đồ lập tháng 6/2013, được UBND các xã: Mỹ Lương, Trần Phú, Đồng Lạc, huyện Chương Mỹ và xã Đồng Tâm huyện Mỹ Đức xác nhận; Cục Bản đồ - Bộ Tổng tham mưu xác nhận ngày 26/6/2014 và thông báo diện tích số 684/Cty-XNA ngày 26/9/2014 của công ty TNHH MTV Trắc địa Bản đồ.
Thời hạn sử dụng đất lâu dài
Hình thức: Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất.
- Tại thông báo số 110/TB-UBND ngày 09/5/2016 thông báo kết luận của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội, trong đó khẳng định: Toàn bộ mốc giới xác định phạm vi, ranh giới đất quốc phòng khu vực sân bay Miếu Môn theo Quyết định số 113/TTg ngày 14/4/1980 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng chính phủ) không thay đổi; phạm vi, ranh giới khu đất quy định tại Quyết định 5383/QĐ-UBND ngày 20/10/2014 của UBND Thành phố Hà Nội được xác định theo quyết định số 113/TTg ngày 14/4/1980.
- Kết luận 2346/KL-TTCP-P5 ngày 19/7/2017 của thanh tra Thành phố Hà Nội.
Theo các văn bản nói trên và các mốc giới ngoài thực địa: Khu vực đất đồng Sênh thuộc xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức hoàn toàn nằm trong mốc giới đất quốc phòng.
* Mười bảy: Những căn cứ chứng minh khu đất đồng Sênh không phải đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm mà là đất của quốc phòng:
- Ngày 14/4/1980 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng chính phủ) ban hành quyết định số 113/TTG về việc xây dựng sân bay Miếu Môn. Duyệt cho quốc phòng 208 ha đất thuộc xã Trần Phú, Lương Mỹ, Đồng Lạc, huyện Chương Mỹ, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức nông trường chè Lương Mỹ, xí nghiệp vôi đá…trong đó có đất đồng Sênh thuộc xã Đồng Tâm.
- Năm 1981 đồng chí Hoàng Trọng Thơ – Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sơn Bình ra Quyết định số 386/QĐ-UB ngày 10/11/1981 của UBND tỉnh Hà Sơn Bình. Thu hồi đất của Đồng Tâm: Đất của HTX nông nghiệp là 47,36ha, nông trường trè Lương Mỹ 98,74ha, HTX vôi đá Miếu Môn 5ha có bảng kê hỗ trợ bồi thường đất.
- Năm 1989 Bộ tư lệnh công binh bàn giao cho Lữ 28, Quân chủng PKKQ D31 quản lý.
- Năm 2014 trên cơ sở hồ sơ kê khai đo lại đất tại khu vực sân bay Miếu Môn, tổng diện tích là 236ha để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chênh lệch 28ha. Ngày 20/10/2014 của UBND Thành phố Hà Nội ra Quyết định số 5383/QĐ-UBND. Tiếp tục giao 236ha cho quốc phòng sử dụng.
- Trong quá trình quản lý đất đai các cột mốc từ SB1, S2, S3…S16 (còn 04 cột mốc: SB1 ở Hữu Văn, Chương Mỹ, SB14 ở chân núi đá Trường băn Miếu Môn, SB15 ở sát bờ tường cổng trường bắn, SB16 ở xóm 13, Đồng Tâm.
- Ngày 7/5/1992 chính quyền địa phương xã Trần Phú, xã Lương Mỹ, huyện Chương Mỹ và xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức hoàn thành sơ đồ xác định phạm vi quản lý đất. Chủ tịch xã Đồng Tâm thời bấy giờ là ông Cao Xuân Ly kí xác nhận như sau: Từ khi xã Đồng Tâm giao đất cho đơn vị làm sân bay Miếu Môn đến nay, giữa đơn vị và xã, nhân dân. Việc quản lý mặt bằng, ranh giới “Không có tranh chấp, đơn vị quản lý mặt bằng sân bay Miếu Môn không để xảy ra những trường hợp nào tranh chấp về đất đai trong phạm vi sân bay đơn vị quản lý.
- Từ tháng 5/1992 – 1994 phòng không không quân là dơn vị quản lý duy nhất.
- Bảng kê đất năm 2014 của xã Đòng Tâm không có đất đồng Sênh, thu thuế nông nghiệp không có khu đất tên đồng Sênh.
- Năm 2013, 2014 Bộ Tổng tham mưu giao 50,3ha đất Quốc phòng cho Viettel xây dựng dự án A1. Số còn lại do quan chủng PKKQ quản lý. Viettel có cắm mốc giới để phân biệt với PKKQ.
- Về việc nộp tiền sản lượng, phiếu thu: Trong Quyết định số 386/QĐ-UB ngày 10/11/1981 của UBND tỉnh Hà Sơn Bình có ghi nội dung: Chỗ nào chưa xây dựng tạm giao cho địa phương sản xuất. Từ 1990 – 2014 Lữ 28 với chính quyền xã Đồng Tâm có kí hợp đồng giao khoán để giao chia cho các đội canh tác sản xuất. UBND xã cam kết thực hiện và HTX thu thuế từ dân nộp cho Lữ 28.
- Một số cán bộ cấp xã như ông Lê Đình Thuần, Nguyễn Văn Sơn ký xác nhận cho một số hộ bán đất là không đúng quy định của pháp luật. Hiện đã bị xử lý.
- 14 hộ sinh sống tại khu vực 6,8ha, trong đó có 03 chưa đền bù theo quyết định thu hồi từ trước.
- Việc có 56 bộ hồ sơ mua bán đất: Lãnh đạo xã sai phạm đã bị xử lý.
- Trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp của các hộ dân xã Đồng Tâm có hạn sử dụng đến năm 2014 không có khu vực đất nào mang tên Đồng Sênh. - Đất đồng Sênh là của Đồng Tâm nên dân vào bộ đội không cấm? Trả lời: Triển khai dự án A1 thuộc BNNN, Bộ quốc phòng giao cho cục ĐTHS Bộ quốc phòng, ai xâm phạm đất quốc phòng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Ngày 30/3/2017 Cục ĐTHS Bộ quốc phòng đã ra quyết định khởi tố vụ án xâm phạm trên đất quốc phòng; CATP Hà Nội ra quyết định khởi tố vụ án “Gây rối trật tự công cộng” xảy ra ngày 01 và 07/3/2017.
- Mười tám: Về khiếu nại, tố cáo của một số công dân xã Đồng Tâm liên quan đến đất quốc phòng:
- Từ năm 2013 đến nay, ông Lê Đình Kình cùng với một số Đảng viên và một số công dân thành lập nhóm Đồng Thuận gửi đơn thư tố cáo lãnh đạo xã Đồng Tâm các thời kỳ. Những nội dung khiếu nại, tố cáo có cơ sở đã được huyện Mỹ Đức và Thành phố Hà Nội giải quyết triệt để. Sai phạm của cán bộ xã đã được xử lý kỷ luật nghiêm minh về Đảng, chính quyền. Một số cán bộ xã đã bị xét xử, giam giữ.
- Mặc dù những nội dung đơn thu của nhóm khiếu nại tố cáo do ông Lê Đình Kình đứng đầu đã được nhiều cấp, nhiều ngành có thẩm quyền xem xét, giải quyết và trả lời thấu đáo, những nội dung có cơ sở đã được giải quyết, đặc biệt là đối với nội dung đất quốc phòng trên địa bàn xã Đồng Tâm. Chủ tịch UBND Thành phố đã có văn bản số 47/KL-UBND ngày 31/10/2016 kết luận nội dung tố cáo của một số công dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm; theo đó: Nội dung công dân tố cáo là sai. Nhưng nhóm công dân này không thỏa mãn với những kết luận thanh tra cũng như đối với những nội dung tố cáo không có cơ sở, sai sự thật.
- Lợi dụng việc khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng, lợi dụng lòng tin của một số bà con nhân dân xã Đồng Tâm, nhóm Đồng Thuận đã liên tiếp có nhiều hoạt động gây phức tạp tình hình ANTT trên địa bàn xã Đồng Tâm; cản trở nhiều hoạt động của chính quyền địa phương các cấp như: Đấu giá đất, bầu cử, giao chia đất sản xuất của chính quyền, kích động quần chúng nhân dân không nhận đất sản xuất; bôi nhọ, chửi bới một số cán bộ xã, huyện; tụ tập đông người, gây rối trật tự công cộng tại các trụ sở cơ quan nhà nước Trung ương, Thành phố và địa phương, cản trở các hoạt động bình thường của chính quyền địa phương; tổ chức bắt, giam giữ 38 cán bộ huyện Mỹ Đức và cán bộ chiến sỹ Công an Thành phố Hà Nội; phản đối lại kết luận 2346, kết luận của thanh tra thành phố Hà Nội; tổ chức tụ tập đông người họp bàn phát trực tiếp lên mạng xã hội…Huyện Mỹ Đức đã nhiều lần tổ chức tuyên truyền, vận động, đối thoại, trao đổi, cung cấp thông tin, làm rõ những vấn đề nhóm khiếu kiện thắc mắc nhưng với sự cố tình suy diễn trong mọi vấn đề, lợi dụng dân chủ nhóm Đồng Thuận tiếp tục kích động nhân dân có nhiều hành vi VPPL.
* Mười chín: Các hành vi VPPL của một số công dân xã Đồng Tâm:
Mặc dù biết rõ khu vực đất đồng Sênh là đất quốc phòng và được các cơ quan có thẩm quyền trả lời thấu đáo, nhưng từ ngày 15/02/2017 đến nay khi Tập đoàn Viến thông Quân đội triển khai xây dựng tường rào Dự án A1 trên vị trí diện tích đất đã được Bộ quốc phòng bàn giao trong khu vực đất sân bay Miếu Môn, nhóm công dân xã Đồng Tâm
cầm đầu Lê Đình Kình, Lê Đình Công, Lê Đình Ba, Nguyễn Văn Doanh, Nguyễn Thị Thoa, Bùi Viết Hiểu, Bùi Thị Nối, Bùi Văn Vệ, Bùi Quốc Huy và một số cá nhân khác đã có hành vi cản trở việc thi công và tổ chức xâm chiếm đất quốc phòng.
Các hành vi nói trên của các đối tượng đã vi phạm pháp luật nghiêm trọng; gây mất ANCT – TTATXH trên địa bàn xã Đồng Tâm và huyện Mỹ Đức. Những hành vi VPPL của nhóm do ông Lê Đình Kình cầm đầu không những VPPL nghiêm trọng mà còn đi ngược lại với truyền thống lịch sử tốt đẹp, làm mất uy tín và tổn hại đến hình ảnh quê hương anh hùng lực lượng vũ trang của huyện Mỹ Đức nói chung và của xã Đồng Tâm nói riêng. Chân lý sẽ mãi là sự thật, sự thật sẽ mãi là sự thật. Không một kẻ nào có thể thay thế được. Các hành vi cố tình VPPL của các đối tượng do ông Lê Đình Kình cầm đầu sẽ bị pháp luật nghiêm trị.
Thanh tra TP Hà Nội khẳng định không có diện tích 59 ha đất nông nghiệp xứ đồng Sênh:
Thanh tra TP Hà Nội vừa có dự thảo kết luận thanh tra toàn diện về việc quản lý, sử dụng và quá trình xử lý từ trước đến nay đối với diện tích đất khu sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức.
Theo kết luận, từ năm 1981 đến nay, toàn bộ đất sân bay Miếu Môn có các mốc giới bê tông cốt thép được cắm trên thực địa còn nguyên, là đất quốc phòng, do các đơn vị quốc phòng quản lý và sử dụng, có diện tích 236,9 ha, tăng 28,9 ha so với diện tích ghi trong quyết định số 113/TTg ngày 14/4/1980 của Thủ tướng.
Diện tích 28,9 ha tăng này chính là diện tích 31,9 ha bị ảnh hưởng của thi công thuộc địa giới hành chính huyện Chương Mỹ, không sản xuất nông nghiệp được và nằm trong quy hoạch giai đoạn 2 xây dựng sân bay Miếu Môn mà nông trường quốc doanh Lương Mỹ đã bàn giao cho Bộ Tư lệnh công binh (sau khi trừ đường giao thông 2,5 ha và sai số do đo đạc 0,5 ha).
Trong diện tích 236,9 ha có 64,11 ha đất thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm (giảm 0,55 ha so với diện tích đất 3 đơn vị đã bàn giao cho Bộ Tư lệnh công binh trước đây do sai số đo đạc).
Từ sau khi nhận đất đến trước ngày 1/7/2004 (thời điểm luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực), các đơn vị quốc phòng chưa báo cáo Bộ Quốc phòng để báo cáo Thủ tướng quyết định diện tích 31,9 ha đất bị ảnh hưởng của thi công nông trường quốc doanh Lương Mỹ đã bàn giao, là thiếu sót.
Trong quá trình quản lý, sử dụng, các đơn vị quốc phòng đã ký hợp đồng giao khoán hàng năm với UBND xã Đồng Tâm để UBND xã giao cho các đội sử dụng vào mục đích nông nghiệp, từ năm 2012 không giao khoán nữa nhưng đến nay các hộ dân vẫn đang sản xuất nông nghiệp tại đây.
Mặt khác, các đơn vị quốc phòng chưa thực hiện di dời một số hộ dân đã ăn ở trên đất quốc phòng từ trước năm 1980, để các hộ lấn chiếm, cho tặng, chuyển nhượng, xây dựng công trình trái phép, là buông lỏng quản lý đất quốc phòng.
Ngày 18/6/2014 Lữ đoàn 28 có đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khu sân bay Miếu Môn với diện tích 239,2 ha được giới hạn bởi 57 mốc. Ngày 20/10/2014, UBND TP có quyết định số 5383/QĐ-UBND giao 236,7 ha cho Quân chủng Phòng không Không quân tiếp tục sử dụng làm vị trí đóng quân của Lữ đoàn 28, nhưng sau 3 ngày Lữ đoàn lại có thông báo số 961A/TB-LĐ trả lời công dân tố cáo thực tế hiện nay đơn vị vẫn quản lý diện tích 208 ha được thể hiện trên đường bao 16 mốc giới, là thiếu chính xác, không đúng với thực tế và hồ sơ quản lý đất đai do đơn vị quản lý.
Trong quá trình quản lý về dân cư và trật tự xây dựng, từ năm 2003 đến năm 2010, UBND xã Đồng Tâm đã xác nhận các hồ sơ thừa kế, cho, tặng, chuyển nhượng của các hộ dân đang sử dụng đất quốc phòng là trái thẩm quyền. và vi phạm pháp luật về quản lý đất đai.
Năm 2016, thực hiện các quyết định: số 113/TTg ngày 14/4/1980 của Thủ tướng Chính phủ, số 386-QĐ/UB ngày 10/11/1981 của UBND tỉnh Hà Sơn Bình về việc giao đất cho Bộ Quốc phòng để xây dựng sân bay Miếu Môn, số 5383/QĐ-UBND ngày 20/10/2014 của UBND TP.
Đề nghị của Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không Không quân, UBND TP đã chỉ đạo UBND huyện Mỹ Đức GPMB di dời các hộ dân đang sử dụng đất sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm; UBND huyện Mỹ Đức đã ban hành các thông báo về việc thu hồi đất, các quyết định thành lập hội đồng bồi thường hỗ trợ và tái định cư, quyết định phê duyệt tiến độ kế hoạch GPMB là đúng thẩm quyền và quy định pháp luật.
Tuy nhiên, tại dự thảo các phương án bồi thường hỗ trợ của 14 hộ dân, chưa làm rõ nguồn gốc đất, thời điểm sử dụng, thời điểm phát sinh công trình xây dựng, việc ăn ở thực tế của từng hộ, do đó, UBND huyện Mỹ Đức và các ngành có liên quan đã thống nhất thu hồi dự thảo phương án bồi thường hỗ trợ GPMB đã lập cho 14 hộ dân trước đây.
Thanh tra TP cho biết, việc tháng 2/2017, một số công dân tự ý tổ chức đo đạc, phân lô trên phần diện tích đất Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) đang thực hiện dự án quốc phòng trong diện tích đất sân bay Miếu Môn, mặc dù UBND xã Đồng Tâm đã có thông báo nêu rõ đây là đất quốc phòng, đề nghị các công dân không được vi phạm pháp luật, nhưng trong các ngày từ 25-28/2, một số công dân vẫn cố tình đưa máy móc vào để chia đất, xây dựng công trình trái phép là hành vi chiếm đất quốc phòng, coi thường pháp luật, vi phạm nghiêm trọng khoản 1, điều 12 luật Đất đai năm 2013.
Về xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của một số công dân xã Đồng Tâm, Thanh tra TP cho hay, trước năm 2013, không có đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến đất sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm.
Từ tháng 12/2013 đến trước năm 2017, một số công dân tố cáo 47 nội dung cán bộ xã Đồng Tâm có sai phạm trong quản lý đất đai trên địa bàn xã (không liên quan đến đất sân bay Miếu Môn) đã được UBND TP, UBND huyện Mỹ Đức giải quyết theo quy định.
Qua giải quyết đơn thư, UBND TP đã chỉ đạo xử lý nghiêm các vi phạm của lãnh đạo các phòng chuyên môn của UBND huyện, lãnh đạo và cán bộ UBND xã.
Đến nay, đã kỷ luật về Đảng đối với 19 cá nhân có sai phạm (8 người bị xử lý kỷ luật khai trừ Đảng, 6 người bị cảnh cáo, 5 người bị khiển trách); kỷ luật về chính quyền 14 người (cảnh cáo 12 người, khiển trách 1 người và buộc thôi việc 1 người). Công an huyện Mỹ Đức đã khởi tố 14 bị can, bắt tạm giam 2 đối tượng nguyên là cán bộ xã Đồng Tâm để phục vụ công tác điều tra.
Đối với nội dung tố cáo ông Trần Ngọc Viễn lấn chiếm đất quốc phòng tại sân bay Miếu Môn đã được Lữ đoàn 28, Quân chủng Phòng không Không quân giải quyết theo thẩm quyền tại thông báo số 961A/TB-LĐ ngày 23/10/2014.
Năm 2017, một số công dân tố cáo UBND huyện Mỹ Đức bán 6,8ha thu lợi bất chính 4.080 tỷ đồng; sử dụng ngân sách huyện Mỹ Đức để bồi thường cho 14 hộ; bồi thường cho các hộ dân không đúng luật Đất đai, cao hơn so với hạn mức 360m2/hộ đang áp dụng tại địa phương.
Về các nội dung này, qua kiểm tra hồ sơ, tài liệu, đối chiếu với các quy định pháp luật, Thanh tra TP thấy không có việc UBND huyện Mỹ Đức bán 6,8 ha thu lợi bất chính, không có việc UBND huyện sử dụng ngân sách để bồi thường cho 14 hộ dân. Nếu các phương án bồi thường, sau khi công khai lấy ý kiến nhân dân được phê duyệt chính thức thì nguồn kinh phí do Viettel sẽ chi trả.
Đối với nội dung liên quan đến việc bồi thường hỗ trợ cho 14 hộ dân làm việc với đoàn thanh tra, các sở ngành của TP đã thống nhất thu hồi dự thảo phương án bồi thường hỗ trợ do UBND huyện Mỹ Đức lập cho 14 hộ dân trước đây và xây dựng lại phương án bồi thường GPMB theo đúng thực tế và đúng quy định của pháp luật.
Đối với 3 nội dung kiến nghị của ông Lê Đình Kình và một số công dân xã Đồng Tâm, đã được Thanh tra TP làm rõ. Cụ thể, không có diện tích 59 ha đất nông nghiệp xứ đồng Sênh như công dân nêu, diện tích đất sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm chỉ có 64,11 ha, là đất quốc phòng; đề nghị trả tiền bồi thường về đất khi GPMB khu đất 14 hộ dân đang sử dụng đất quốc phòng cho nhân dân xã, là không đúng.
Diện tích 28,7 ha chênh lệch giữa quyết định số 5383/QĐ-UBND ngày 20/10/2014 của UBND TP với quyết định số 113/TTg ngày 14/4/1980 của Thủ tướng (theo kết quả đo đạc ngày 21/6/2017 là 28,9 ha), nay được Thanh tra TP làm rõ chính là diện tích 31,9 ha bị ảnh hưởng của thi công thuộc địa giới hành chính huyện Chương Mỹ nằm trong quy hoạch giai đoạn 2 sân bay Miếu Môn do nông trường quốc doanh Lương Mỹ đã bàn giao cho Bộ Tư lệnh công binh sau khi trừ đường giao thông 2,5 ha và sai số do đo đạc 0,5 ha.
Thanh tra TP đã kiến nghị UBND TP có văn bản đề nghị Bộ Quốc phòng nghiêm túc kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm đối với đơn vị, cá nhân trực tiếp quản lý sân bay Miếu Môn để xảy ra những sai sót nêu tại kết luận.
Đồng thời chỉ đạo các sở, ban, ngành có liên quan, UBND huyện Mỹ Đức và UBND xã Đồng Tâm kiểm điểm, rút kinh nghiệm về những thiếu sót nêu tại kết luận, rà soát kỹ để xây dựng lại phương án bồi thường hỗ trợ cho các hộ dân, trường hợp phát hiện có vi phạm về đất đai thì xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Thanh tra TP kiến nghị giao UBND huyện Mỹ Đức phối hợp với các đơn vị quốc phòng có biện pháp cương quyết buộc những công dân đang chiếm giữ trái phép đất quốc phòng di chuyển tài sản, hoa màu, trả lại mặt bằng cho Viettel để thực hiện xây dựng các công trình quốc phòng.
Ngoài ra, chỉ đạo Công an TP phối hợp với Cơ quan Điều tra hình sự, Bộ Quốc phòng để điều tra làm rõ, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức và cá nhân có liên quan đối với quản lý, sử dụng đất quốc phòng xây dựng sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức.