Work-Life Balance và những khó khăn của lối sống này P1
Trong thế giới công việc của mình, người lớn luôn phải trải qua những mất mát và chấp nhận đánh đổi cuộc sống gia đình để phân tách...
Trong thế giới công việc của mình, người lớn luôn phải trải qua những mất mát và chấp nhận đánh đổi cuộc sống gia đình để phân tách thời gian làm việc. Họ nuôi dưỡng niềm tin mãnh liệt rằng con cái họ sẽ phát triển mạnh mẽ và độc lập cùng với sự chăm sóc của những người bảo mẫu mà họ tin tưởng.
---
Vào năm 1907, tại Edwardian England – quảng trường Manchester – London, người ta kể rằng có một cậu bé nhút nhát tên John được sinh ra trong một gia đình rất kỷ luật và đầy tham vọng. Cha ông là một nhân vật kiệt xuất thời bấy giờ. Ông vừa là vị thiếu tướng tài ba, vừa là một nam tước – và cũng là bác sĩ phẫu thuật chính cho vua Edward VII. Mẹ anh là con gái của một nhân vật nổi tiếng và đa nhiệm: quản lý người hầu của triều đình, người phụ nữ đứng sau những công việc xã hội và hoạt động từ thiện của chồng.
Cô có sáu đứa con và tất cả đều được vú em nuôi dưỡng từ nhỏ. Chúng sống với bố mẹ trong một không gian gia đình nhưng lại gần như quá đỗi xa cách với họ trong vai trò được chia sẻ và chăm sóc đặc biệt. Phần lớn thời gian của mình, sáu đứa trẻ đều cô đơn đứng từ trên tầng cao nhất để dõi theo bóng lưng thoắt ra khỏi nhà của cha mẹ. Sự cô đơn trải dài và cao rộng hơn cả không gian chúng đang tựa vào. Chúng có một giờ mỗi ngày để cảm nhận sự tồn tại của mẹ của chúng trong nhà, và có ba giờ vào các buổi sáng Chủ nhật để gặp cha của mình khi ông tranh thủ về nhà nghỉ ngơi. Cuộc sống kiểu mẫu đó là truyền thống nuôi dưỡng đặc thù của những gia đình bận rộn ở Anh thời bấy giờ. Họ là những gia đình khắc khổ, sống là người của công việc với sự tập trung cao độ và đức tin về đạo đức trong công việc.
Phần lớn thời gian của mình, sáu đứa trẻ đều cô đơn đứng từ trên tầng cao nhất để dõi theo bóng lưng thoắt ra khỏi nhà của cha mẹ. Sự cô đơn trải dài và cao rộng hơn cả không gian chúng đang tựa vào.
Ở ngưỡng tuổi trưởng thành, John hồi tưởng lại hình ảnh của mẹ và đặc tả bà như một người ‘xa cách, tự cao và lạnh lùng’. Người bảo mẫu trước đây của gia đình tên là Minne đã gọi John là đứa trẻ mà bà yêu thích nhất. Từ đó trong suy nghĩ non nớt của đứa trẻ ấy đã xem người vú này là người duy nhất có thể làm mẹ cậu ấy. Nhưng khi John lên bốn, Minnie phải rời khỏi gia đình mà không rõ lý do khiến John trải qua tổn thương nặng nề. Cậu phải học cách vượt qua khó khăn khi không còn ‘‘người mẹ trong tư tưởng” ấy chăm sóc, và phải tập bước qua một thế giới yêu thương xa lạ nơi mà những người thân trong nhà sẽ phải kết nối với nhau theo cách khác hơn.
Khi ông năm mươi hai tuổi, ông viết: ‘Nếu một người mẹ trao đứa con của mình cho một người giữ trẻ hoàn toàn, bà nên nhận ra rằng trong mắt con mình, nanny sẽ là người mẹ thực sự của chúng chứ không phải mình. Sự thật này hoàn toàn không có đúng hay sai, nó chỉ đang cố nhắc nhở chúng ta rằng sự yêu thương và chăm sóc giữa cha mẹ và con cái luôn là sợi dây mạch lạc và vững chãi. Nhưng đối với một đứa trẻ sống hoàn toàn cùng người giữ trẻ, được cô ấy yêu thương và che chở như máu mủ. Và sau đó cô ấy rời đi, chúng bỗng trở thành những đứa trẻ chới với trước dòng nước chảy xiếc. Hai hoặc bốn năm sau đó, đứa trẻ vẫn không thể nguôi ngoai những mất mát, thậm chí là nỗi thống khổ như vừa mất đi người mẹ. ‘
Năm 11 tuổi, John được gửi đến trường nội trú – một ngôi trường dự bị mang tên Lindisfarne ở Worcester. Bầu không khí ở đây cứng nhắc và ảm đạm vô cùng. Các cậu bé phải ngủ trong một căn phòng ký túc xá khoảng 30 người và hoàn toàn không có bất kỳ không gian riêng tư nào. Họ không được nấu nướng trong phòng, và thể thao ngoài trời là một số những điều bắt buộc phải làm ngay cả trong lúc tuyết lạnh cóng. Sau đó, anh nói với một người bạn: ‘Tôi sẽ không gửi một con chó đi học nội trú’. Câu nói mang hàm nghĩa mỉa mai sự cam chịu và bí bách tột cùng của một người tự dưng bị mất mọi sự tự do mà lẽ ra mình phải có khi sinh ra trong một gia đình đủ đầy mọi thứ.
Tên đầy đủ của John là John Bowlby (1907-1990), nhà phân tâm học, và có thể là nhân vật có ảnh hưởng nhất về kỹ năng chăm sóc và nuôi dưỡnng các mối quan hệ giữa con người với con người. Đóng góp của Bowlby thể hiện rõ trong việc dùng nền tảng kiến thức khoa học để giải thích chi tiết về sự nhạy cảm của một đứa trẻ đối với những người chăm sóc nó trong những năm đầu tiên.
Trong công việc tuyệt vời của mình, người lớn luôn phải trải qua những mất mát và phải chấp nhận đánh đổi cuộc sống gia đình để phân tách thời gian làm việc. Họ nuôi dưỡng niềm tin mãnh rằng con cái họ sẽ phát triển mạnh mẽ và độc lập cùng với sự chăm sóc của những người bảo mẫu mà họ tin tưởng. Rồi chúng sẽ có niềm tin vào chính mình, mọi người và thế giới xung quanh. Chúng sẽ biết cách yêu thương và dũng cảm bắt đầu các mối quan hệ xã hội, cảm giác an toàn với mớ hiểu biết rằng chúng có quyền phàn nàn nếu nhu cầu của chúng bị gia đình phớt lờ. Nhưng nếu đứa trẻ bị sỉ nhục, bị phớt lờ hoặc ở trong trạng thái xấu hổ, nỗi đau tinh thần sẽ nhấn chìm chúng suốt thời thơ ấu. Những cảm giác ám ảnh đó dẫn chúng vào những căn hầm tăm tối nơi mà sự ngờ vực bản thân luôn chực chờ nơi cuối con đường; nguy cơ bị trầm cảm và lo lắng thiêu đốt; tình dục sẽ trở nên rắc rối và trợt theo lối mòn”vô cùng ngờ vực, vô cùng đau thương”. Ngày qua ngày, chúng sẽ hình thành thói quen muốn thoát khỏi sự thân mật thông qua hành động phòng thủ hoặc những cơn thịnh nộ.
Trong phần kết luận của bài nghiên cứu, Bowlby đã viết: ‘Sự gắn bó mật thiết giữa người này với người khác được ví như là hành trinh quanh quanh mặt trời, tất cả phải luôn chuyển động đồng nhất và có sự liên kết chặt chẽ. Sự gắn kết này sẽ gắn liền với quá trình trưởng thành của một người: từ một đứa trẻ sơ sinh, người ở tuổi thiếu niên, cả những năm trưởng thành và đến giai đoạn tuổi già của một người. Đón nhận những tình cảm gắn kết thân mật này, con người ta càng mạnh mẽ hơn khi xung quanh là tập hợp một cộng đồng những người giống mình hoặc có thể bao dung mình. Họ có thể tận hưởng cuộc sống của mình, từ đó họ truyền cảm hứng người khác. ‘
Nhiệm vụ của Cha mẹ là đảm bảo an toàn và phúc lợi cho con cái họ trong điều kiện trưởng thành bình thường; nhưng lối sống bận rộn thời hiện đại đã thay đổi nhận thức của chúng ta về khái niệm cân bằng giữa ”cuộc sống gia đình và công việc”. Câu hỏi được đặt ra là: nơi an toàn và phúc lợi mà các bậc sinh thành có thể trao cho con cái họ nằm ở đâu và bao nhiêu là đủ?.
Còn tiếp
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất