“Cảm giác như bị ai lấy búa đập vào tai mình vậy”, cậu đồng nghiệp than phiền về việc hàng xóm hay mở bolero buổi sáng. Nhưng mình thấy so sánh đó khập khiễng ở chỗ bolero không có sự nhanh, mạnh, dồn dập như động tác đập búa. Nó cũng không hăng hái, vui vẻ, mà đằm và buồn, thậm chí tới mức uể oải và trì trệ. Cảm giác say sưa khi nghe bolero cũng giống như cảm giác ăn no, buồn ngủ, và mất đi sự nhạy bén hay tập trung, trong khi đó đều là những điều kiện tiên quyết để cảm thụ nhạc cổ điển. Chỉ khi nghe với sự tập trung, mới có thể đến được những thảo luận như: 
“Chúng ta đã nghe bản Prélude à l'après-midi d'un faune này không biết bao nhiêu lần, nhưng vẫn cảm thấy người thời trước nói Claude Debussy cấu tứ theo trường phái ấn tượng là rất võ đoán. Tôi vẫn cảm nhận rằng về sắp xếp ý tưởng, tác giả vẫn giữ nguyên chuẩn mực và nghiêm cẩn của trường phái cổ điển hoặc trường phái lãng mạn”

“Tôi thấy anh rất sính phát ngôn kỳ cục khác đời thì có! Khúc nhạc này rành rành là ‘phá vỡ truyền thống’! Tôi tạm nêu vài ví dụ: về khúc thức, Debussy đã gỡ bỏ các công thức thông thường, không cho lặp lại cả đoạn và không tái hiện nét chủ đề; về tổ hợp câu, cũng không phân đoạn chính đoạn phụ, vận dụng rất nhiều chuỗi giai điệu, những điều này hoàn toàn xa lạ với trường phái cổ điển”.
Nghe Trên bốn vùng chiến thuật của Trúc Phương hay Rừng lá thấp của Trần Thiện Thanh, ta sẽ nhận ra phần nhạc của các bài hát theo điệu bolero không gì hơn… điệu bolero, nghĩa là nó giống như sáng tạo phần lời trên một tiết điệu sẵn có. Trong khi đó, Trường ca sông Lô của Văn Cao hay Hội trùng dương của Phạm Đình Chương là những kết cấu phức tạp được tính toán kỹ lưỡng, trong từng phần lại có những nhanh chậm, mạnh yếu riêng, vận dụng rất nhiều chất liệu âm thanh khác nhau. Nói cách khác, nếu trừ đi phần lời, nhạc bolero không có tính bác học, chỉ lặp đi lặp lại. Đó có lẽ cũng là lý do mà bolero trở nên “thời trang” ở miền Nam giai đoạn 1954-1975. Nó dễ hát, dễ nhớ. 
Điều đó ở bolero không tốt cũng không xấu, nó chỉ đơn giản là phản ánh tinh thần của người Việt trong một bối cảnh văn hoá - lịch sử cụ thể. Giả thuyết của mình là, bolero của giữa thế kỷ 20 là một sự thay thế cho các làn điệu dân ca đã mai một dần nhiều năm trước đó. Về phương diện âm nhạc, chí ít theo common sense, nước mình thiếu vắng sự ghi nhận những phát minh cá nhân. Không như châu Âu luôn dành vị trí trang trọng cho những cái tên như Wagner, Lizst, Saint-Saëns, Fauré, hay Mahler. Những điệu hò, điệu lý của mình hình như không có ghi nhận ai là người tạo ra, mà trở thành một tài sản chung. Rất có thể đó chỉ là một phát minh của một nhóm người lao động trong một buổi gánh nước hay chèo thuyền, sau đó được lặp đi lặp lại thành một truyền thống và lan truyền đi sang các vùng khác. Đặc trưng của âm nhạc ở đây là có một cấu trúc thành hình dựa trên thói quen, với rất ít các biến đổi. Và người ta sẽ thay đổi lời hát dựa trên các làn điệu đó. Chỉ cần thử nghe điệu vọng cổ Lý con sáo. Ta sẽ thấy cái “khung” không thay đổi, chỉ là qua mỗi lần trình diễn, nó có thể có những chi tiết âm thanh được biến tấu đi. Sự có mặt của người Pháp ở Việt Nam đã làm thay đổi nhiều phương diện của văn hoá, trong đó có âm nhạc. Khởi nguồn của tân nhạc, theo một số nhà nghiên cứu, ở những buổi ban đầu chính là bắt nguồn từ thánh ca của các nhà truyền đạo Thiên Chúa. Sự vắng mặt dần hoặc biến đổi của âm nhạc cổ truyền cũng là do sự chi phối của văn hoá phương Tây. Nhưng cái tinh thần cũ của người Việt đó cần nương náu ở một thực hành hát hò trong các buổi trà dư tửu hậu. Nó không cần phải bác học, tinh vi, mà cần một sự dễ dãi và thoải mái. Đó là lúc mà thanh niên lúc bấy giờ sẽ bám lấy những cái điệu quen thuộc để viết lời. Sự thịnh hành của bolero trong thập niên 60, theo nhà nghiên cứu âm nhạc Jason Gibbs và Adelaida Reyes, là tàn dư của chủ nghĩa thực dân. Điểm này theo mình là chưa đủ. Phải nói là chính vì chủ nghĩa thực dân đã làm mất đi những làn điệu âm nhạc truyền thống, nên người Việt mình mới phải dùng đến những điệu rumba chậm hay bolero. Vả lại, âm nhạc không có “ranh giới lãnh thổ” giữa các quốc gia, mà ở đó có những nhập và tách, có những hội tụ và phân kỳ, những kháclặp (nhan đề một cuốn sách của Deleuze) như hai giao tử (với số nhiễm sắc thể bằng ½ tế bào mầm) của hai cá thể thụ tinh để tạo thành hợp tử.
Và như mình đã nói, điều này không tốt cũng không xấu, chỉ là nó đã là một thực tế từng diễn ra. Nhưng việc buộc một dòng nhạc của quá khứ phải nằm lại cùng quá khứ, như cách Dương Thụ đã chỉ trích bolero, theo mình có tính cách bạo lực. Nó cũng giống như người ta chỉ trích việc viết nhạc Hoa lời việt là “lười biếng trong sáng tạo”, chỉ trích truyện tranh là “con sâu đục khoét tâm hồn”, chỉ trích self-help là “độc hại”, bức tử Bên cầu biên giới của Phạm Duy, Màu tím hoa sim của Hữu loan, hay Phở của Nguyễn Tuân là “nghệ thuật tư sản, cá nhân chủ nghĩa”, treo cổ kịch thơ và khai tử vọng cổ vì “âm điệu ủy mị, làm cho người nghe bị ru ngủ, lòng người nghe bị mềm yếu rồi người nghe cúi đầu xuống, tiêu tan cả chí phấn đấu”, chỉ trích nghệ thuật hậu hiện đại là “phá hoại năng lực nhận thức đẹp xấu”. It’s all using dialectical reasoning to justify violence.
Tất nhiên, nhiều người vẫn tin rằng bạo lực là một cần thiết để đạt được sự trong sạch hoặc một trật tự nào đó theo ý họ, như Quốc Xã từng tin rằng việc loại bỏ những gen yếu kém sẽ làm con người ưu việt hơn. Những thực hành như thế củng cố một thiết chế, để rồi một ngày bị phế truất bởi một thiết chế khác, khi thiết chế cũ không còn phù hợp và cản trở sự sống. Sự sống, nhìn từ bên ngoài, thì không tốt cũng không xấu, không thiện cũng không ác, chỉ là những diễn ra. Các lực tác động lên sự sống, nhìn từ bên trong, sẽ có lợi cho nhóm này nhưng gây hại cho nhóm khác. Cái nhìn thủ tiêu sự khác làm nghèo nàn đi sự sống. Todd May đã nói Deleuze là người đã dành cả đời mình để viết kinh cầu tự cho sự sinh sôi nảy nở, cho những khả năng của sự sống. Bằng cách thoát khỏi cái nhìn bất di bất dịch của cấu trúc luận, Deleuze nhìn vạn vật trong sự thay đổi liên tục, sự kế tục, tiếp nối và sản sinh, để mở ra những “vùng” khác cho sự sống. Ngày hôm nay, vẫn còn có người đọc Đắc nhân tâm, một cuốn sách vốn đã xuất bản từ 85 năm trước, hay vẫn có người nghe nhạc bolero, một thứ nhạc từ hơn 60 năm trước, có đáng là một việc gây hằn học, gây khó chịu cho tâm lý của mình không? 
Điều đáng quý ở những người nông dân ưa thích một mảnh vườn không cỏ dại, không sâu bọ, và ngay hàng thẳng lối là, họ đã nghĩ và hành động theo cách mà họ tin là tốt nhất cho đa số. Điều đó cần thiết cho ở đâybây giờ, còn vĩnh cửu chỉ là vu khoát. Riêng mình, vốn bằng lòng làm một kẻ hân hạnh sống trong một xã hội trật tự, trong tâm trí lại thích sự lộn xộn của nghĩa trang Père Lachaise ở Pháp hơn là nghĩa trang quốc gia Arlington ở Mỹ. Nhìn vào cách mà người Mỹ và người Pháp sắp xếp cái chết cho mình thôi, cũng thấy Christopher Isherwood nói đúng khi người ta hoàn toàn hiểu lầm rằng người Mỹ là materialist:
«American motels are unreal! Our motels are deliberately designed to be unreal, if you must use that idiotic jargon, for the very simple reason that an American motel room isn’t a room in an hotel, it’s the room, definitively, period.
 
And it’s a symbol – an advertisement in three dimensions, if you like – for our way of life. And what’s our way of life? A building code which demands certain measurements, certain utilities and the use of certain apt materials; no more and no less. Everything else you’ve got to supply for yourself.
 
But just try telling that to the Europeans! It scares them to death. The truth is, our way of life is far too austere for them. We’ve reduced the things of the material plane to mere symbolic conveniences. And why? Because that’s the essential first step. Until the material plane has been defined and relegated to its proper place, the mind can’t ever be truly free.

One would think that was obvious. The stupidest American seems to understand it intuitively. But the Europeans call us inhuman — or they prefer to say immature, which sounds ruder — because we’ve renounced their world of individual differences, and romantic inefficiency, and objects-for-the-sake-of-objects. All that dead old cult of cathedrals and first editions and Paris models and vintage wines. Naturally, they never give up, they keep trying to subvert us, every moment, with their loathsome cult-propaganda.
 
If they ever succeed, we’ll be done for. That’s the kind of subversion the Un-American Activities Committee ought to be investigating. The Europeans hate us because we’ve retired to live inside our advertisements, like hermits going into caves to contemplate. We sleep in symbolic bedrooms, eat symbolic meals, are symbolically entertained — and that terrifies them, that fills them with fury and loathing because they can never understand it. They keep yelling out, “these people are zombies!”. They’ve got to make themselves believe that, because the alternative is to break down and admit that Americans are able to live like this because, actually, they’re a far far more advanced culture — five hundred, maybe a thousand years ahead of Europe, or anyone else on earth, for that matter.
 
Essentially, we’re creatures of the spirit. Our life is all in the mind. That’s why we’re completely at home with symbols like the American Motel-Room. Whereas the European has a horror of symbols because he’s such a grovelling little materialist.»

Isherwood, Christopher (2001), A Single Man, Minnesota: University Press
Một Hồng Kông, qua ống kính của Benny Lam
09.05.21