Thể hiện việc tiếc nuối về việc có con là điều cấm kỵ và nhạy cảm mà xã hội thường tránh nhắc đến. Ở thời hiện đại, chúng ta nhìn nhận con trẻ là biểu tượng của tươi đẹp, và điều đó khiến chúng ta mong đợi rằng tất cả mọi người đều muốn có con. Từ đấy, mong muốn không phải làm cha mẹ nữa hoặc được làm lại từ đầu bị nhận định là kỳ quái và dị thường.
Nhiều phụ huynh cảm thấy tiếc nuối khi có con Và đây không phải điều đáng ngạc nhiên.
Vậy sự tiếc nuối ấy là gì?
Tiếc nuối là một trong những xúc cảm bình thường của loài người: một trạng thái cảm xúc khó chịu được gợi ra bởi sự khác biệt về giá trị kết quả của các hành động được chọn so với các hành động không được lựa chọn. Làm cha, làm mẹ cho chúng ta nhiều món quà vô giá, nhưng đồng thời cũng khiến cuộc sống của chúng ta thay đổi đáng kể - từ cách suy nghĩ, cảm xúc đến các mối quan hệ xã hội.
Khi cha mẹ tiếc nuối vì nhớ nhung phần cuôc sống trước khi có con, bản thân điều này không liên quan gì đến đứa trẻ. Họ nhớ những cuối tuần thức khuya, những chuyến du lịch dài ngày, tiền bạc không bị ảnh hưởng – nhưng họ vẫn xem đứa trẻ là một món quà của tạo hóa. Kiểu hối tiếc này thường dễ được cảm thông hơn và dễ lên tiếng hơn.
Mất đi những mảnh ghép cũ của cuộc đời tự do khiến con người cảm thấy tiếc nuối
Nhưng có những điều không thể nào nói thành lời. Một số nghiên cứu cho thấy rằng nỗi tiếc nuối này được bao bọc bởi sự im lặng – bởi chúng ẩn chứa những điều cấm kỵ mà các bậc phụ huynh không bao giờ muốn tiết lộ - đến mức nếu có thể quay ngược thời gian, họ sẽ chọn không có con.
Có những người cảm thấy mất mát rất nhiều khi họ làm cha mẹ. Họ không thể chịu được việc “phải” toàn tâm nuôi dạy một đứa trẻ và từ bỏ tất cả những điều khác – họ không cảm thấy mình phù hợp để trở thành người nuôi dưỡng, cảm thấy bị ép buộc và bị kìm hãm.
Số khác cảm thấy họ là những bậc phụ huynh tồi: vì họ chưa sẵn sàng về cả cảm xúc và tài chính để nuôi dưỡng một đứa trẻ. Chẳng hạn như việc những người có con khi thất nghiệp hoặc ở độ tuổi quá trẻ, mặc dù vô cùng yêu thương con, nhưng vẫn cảm thấy tiếc nuối và bản thân mình thật tồi tệ.
Chưa sẵn sàng về mặt tinh thần và vật chất khi có con cũng khiến các bậc cha mẹ tiếc nuối khi có con
Và chúng ta cần nhiều sự thấu hiểu hơn
Làm cha mẹ là thiên chức, tuy nhiên, sự thay đổi chóng mặt trong cuộc sống khiến chúng ta trở nên cô đơn hơn – đặc biệt khi đụng phải những điều cấm kỵ. Cảm xúc tiêu cực này nếu không được gỡ bỏ, sẽ trở thành gánh nặng. Chúng ta cần sự chia sẻ và cái nhìn cởi mở để khiến các bậc cha mẹ đang chịu đựng âm thầm ngoài kia cảm thấy lạc quan hơn - thay vì khiến họ chìm trong mặc cảm.
Bất kể làm gì (dù tốt hay xấu, thiện hay ác) thì cũng để lại tiếc nuối thôi - vì con người luôn có khả năng nhìn thấy những khả thể khác của thực tại. Những sự việc như này, dù rất bình thường nhưng vì là cấm kỵ, nên cái cảm giác tiếc nuối trở thành mặc cảm và ám ảnh. Nói ra sẽ giúp vượt qua nhanh hơn
Trong số những ng hối hận vì đã có con, chắc chỉ có lẻ tẻ một hai người hối hận theo hướng họ không đủ tài chính và tiềm lực chăm sóc cho con cái, còn phần lớn những người còn lại vẫn còn nghiêng về cái sự ích kỷ và cái tôi vẫn còn quá cao để có thể hạ xuống thấp đủ để cho cái trách nhiệm làm cha mẹ được có cơ hội trỗi dậy. Mình gặp nhiều bà mẹ trẻ, vẫn còn ham mua sắm, ham mỹ phẩm, ham đi chơi, ham đi bar, tụ tập bạn bè,... Nói chung là những thú vui tốn kém, nhưng họ vẫn cứ kêu là họ thiếu tiền nuôi con,... Nghe thật khó mà cảm thông được. Ngược lại tôi cũng có quen vài bạn, từ lúc sinh con, họ gần như bỏ mặc những thứ phù phiếm, trông họ xuống sắc, mập lên, đồ đạc thì toàn mua đồ cho trẻ con, không lướt web xem phim nữa thay vào đó lướt web tìm công thức nấu cháo dinh dưỡng cho con,... Nói chung có người này người kia, và nếu thực sự đã quyết định có con thì bạn phải sẵn sàng đối mặt những thay đổi và đón nhận những thay đổi ấy. Còn nếu bạn có con theo kiểu ngoài ý muốn thì đó là lỗi của bạn.
theo góc nhìn của phụ huynh thì có thể ủng hộ các bạn của bạn, nhưng về phía mình thì mình vẫn thấy hơi tội các bạn nữ phải hi sinh những điều đấy. Tất nhiên là không thể so sánh đứa con với những điều đó được nhưng phải bỏ đi những sở thích cá nhân, đặc biệt là không chăm sóc đươc bản thân, ngoại hình có lẽ là 1 thiệt thòi lớn với phụ nữ.
Ai chẳng phải hi sinh cuộc sống bạn ơi, những người cha cũng phải hi sinh sức lực và thời gian cũng như mọi trách nhiệm pháp lý (và cả đạo lý) khi mà lấy vợ sinh con. Phụ nữ thì nhan sắc cũng có hạn, cho dù không sinh nở thì đến cái tuổi 40+ khi hoocmon giới tính sụt giảm đáng kể thì hiếm người vẫn còn giữ được dung nhan kiều diễm ngày xưa nếu không có can thiệp của thẩm mỹ. Còn đứa con ấy, nếu nuôi được nó thành người tốt, nó lớn lên cao lớn đẹp đẽ và nó biết hiếu thảo với cha mẹ nó, chắc hẳn đấy là niềm tự hào lớn nhất đời người.
Tắt hết mạng xã hội, ngừng so sánh mình với người khác. Có con là một món quà mà chỉ xuất hiện trong 1 giai đoạn nhất định trong cuộc đời người phụ nữ. Toàn tâm trở thành một người mẹ tốt, một người vợ không mang là sự hối tiếc mà là tăng gía trị của bản thân. Thay vì chạy theo những gì xã hội cho là phải theo đuổi (tiền, quyền, danh) hoặc những thú vui nhất thời của tuổi trẻ: những lần thức khuya, những chuyến du lịch hưởng thụ và chụp ảnh ngắn ngày, những bữa tiệc tùng thâu đêm, mua sắm không phải suy nghĩ,... mà dành thời gian công sức cho một thứ gì đó thực sự của riêng mình, mang màu sắc cá nhân nhất mà không thể tìm thấy ở đâu khác: những đứa con và gia đình. Tự bản thân mỗi người phải có khả năng phân biệt đâu là hạnh phúc dài hạn và đâu là những niềm vui ngắn hạn.
tôi cũng thấy những người vẫn còn nghĩ đến vật chất và nghĩ về bản thân quá nhiều thì không nên có con. Mặc dù tôi chưa kết hôn chưa sinh con nhưng cái cảm giác mình có một đứa trẻ sẽ kế thừa mình và mình sẽ nâng đỡ nó nên người đó là cảm giác chắc hẳn sẽ rất tuyệt, tuyệt ở chỗ mình sẽ nuôi dạy được 1 người tốt, một người con cho đất nước, một người mang tiếp dòng máu mình sống tiếp, một người sẽ có ích cho xã hội dù lớn hay nhỏ,...
Theo mình nghĩ thì có lẽ sự hối hận có khi còn đến từ những thứ mà có lẽ người cha hoặc người mẹ vẫn chưa hoàn thành được chăng? Có thể là những đam mê hay những hoài bão của tuổi trẻ nhưng họ vẫn chưa hoàn thành được? Bởi khi muốn có được một thứ gì đó đồng nghĩa ta cũng phải buông bỏ một cái j khác của ta. Vì vậy có lẽ đối với một số người làm cha làm mẹ thì khi có con, họ đành phải gác lại những hoài bão hay đam mê của bản thân mình, bởi vì lúc này họ không chỉ có thể nghĩ cho bản thân họ nữa mà cho cả gia đình và đứa con của họ nữa.
Phần lớn những sự tiếc nuối của các bậc đã làm cha làm mẹ đều tiếc ở 2 thứ: tiền bạc và thời gian. Phần lớn do khi đã có con, họ đều không còn dư dả những yếu tố đó nên sinh ra tiếc. Giải pháp của mình là:
1. Chấp nhận: Con bạn là một điều thiêng liêng và yếu ớt nên cần được chăm sóc. Bạn không chăm thì ai chăm. Nếu nó thiếu thốn, sau này thua bạn kém bè thì cũng khó kéo lại được lắm.
2. Lập gia đình khi đã trưởng thành: Vì lúc đó bạn đã được chơi, được trải nghiệm những điều mà sau này có con bạn không thể trải nghiệm được nữa. Ngoài ra nó dẫn đến điều t3.
3. Kinh tế vững: Nuôi trẻ em rất tốn kém. Mình từng nghe bạn mình nói 1 câu khá buồn cười nhưng ngẫm lại đúng: nuôi 1 đứa trẻ = nuôi 2 cái oto. Bạn càng giàu, xe càng đẹp thì bạn càng muốn nuôi con bạn tốt hơn (và tốn kém hơn). Vì vậy tốt nhất bạn nên cố gắng đảm bảo thu nhập 2 vợ chồng ổn định, có ít tiền tiết kiệm & nhận sự giúp đỡ của ông bà nữa. Không có gì phải xấu hổ cả, vì bản thân các cụ cũng rất vui vì có cháu mà.