Lời tựa:   
               
Như đã giới thiệu trong series, Seneca thực sự là nguồn cảm hứng Stoicism của mình. Đọc Seneca không chỉ là về triết học mà còn là một trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài với sự từng trải của cuộc đời. 
                                     
Với hy vọng giới thiệu Stoicism đến với các bạn trẻ Việt Nam, xin gửi tới các bạn bản dịch những bức thư quan trọng nhất trong cuốn "Moral Letters to Lucilius", tác phẩm đã làm nên tên tuổi của Seneca và là một trong bộ ba cuốn sách nền tảng của Stoicism.     
                                                   
Do không phải anh dịch thuật, nên bản dịch này hoàn toàn tập trung vào việc truyền tải thông điệp và hy vọng có thể giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với bản tiếng Anh, để có thể thấy cái hay cái đẹp trong việc sử dụng ngôn từ của Seneca (dù thực ra bản tiếng Anh cũng chỉ là một bản dịch). Một anh bạn người Ý của mình đã chia sẻ Seneca được đưa vào chương trình giảng dạy tại Ý như một bậc thầy về việc sử dụng ngôn từ. Vì vậy, xin cam đoan tất cả những gì khiến bạn cảm thấy trúc trắc từ bản dịch là bởi khả năng hạn chế của mình, và rất mong nhận được đóng góp của các cao nhân để bản dịch được hoàn thiện hơn. 
Lưu ý: vì một số lý do như nội dung không còn quá sát và cần thiết với thời hiện tại, mình sẽ không dịch 4 bức số 58, 85, 92, và 95 nhé. Nếu bạn nào muốn tìm hiểu thêm thì bản tiếng Anh có sẵn trên Wiki, hay có thể nhắn cho mình mình sẽ gửi bản pdf sách.

Bạn có thể đọc trước giới thiệu về Seneca ở đây:


Bức thư số 99

Bạn thân mến!
Đính kèm là bức thư tôi viết cho Marullus khi ông ta mất đi đứa con trai bé bỏng, và tôi nghe nói rằng ông đang bị nỗi đau giày vò đến suy sụp. Nó hơi khác với cách tiếp cận thông thường trong những tình huống thế này: tôi nghĩ mình không nên nhẹ nhàng với ông ta, vì hiểu rằng với ổng những lời khiển trách chỉnh đốn sẽ có tác động nhiều hơn là lời an ủi (Lời người dịch: đây như một lời lưu ý của Seneca cho người đọc, về tại sao phần thư lại đẩy lên tới mức hơi phũ phàng thay vì những câu an ủi thông thường - cách này chỉ nên dùng với người bạn mà mình đã hiểu rõ mà thôi). Vì khi một người phải hứng chịu những nỗi đau quá lớn, thì ta nên nhượng bộ một chút, cho đến khi nỗi đau mất mát đã tiêu tan hoặc ít nhất mất đi sức ảnh hưởng ban đầu của nó; nhưng với người để nỗi đau đánh gục mình đến mất lý trí, thì cần phải chỉnh đốn ngay từ khi nó bắt đầu, và để họ nhớ rằng ngay cả nước mắt đôi khi cũng có thể là dại dột xuẩn ngốc.
***
Ông đang hy vọng những lời an ủi? Thay vào đó, đây là một lời khiển trách. Tại sao ông lại quá yếu đuối khi chịu đựng cái chết của con trai mình? Vậy ông sẽ thế nào nếu mất đi một người bạn? Ông nên nhớ một đứa con bé bỏng chỉ là một hy vọng không chắc chắn, một sinh linh bé nhỏ; chỉ một phần rất nhỏ thời gian chết cùng với đứa bé. Ông tìm kiếm lý do để biện hộ cho sự đau buồn; ông thậm chí thốt ra những lời phàn nàn không công bằng với vận mệnh, như thể vận mệnh chỉ nên nhẹ nhàng và đừng bao giờ cho ta bất cứ rủi ro nào. Trong khi, với tôi ông luôn là người dũng cảm hơn thế, đủ để đối mặt và kiểm soát ngay cả những bất hạnh nghiệt ngã nhất, chứ đừng nói những vấn đề bình thường mà người đời vẫn luôn than vãn, đến nỗi chúng đã biến thành thói quen và truyền thống (là một người phải than vãn khi gặp phải những sự kiện như thế). Nếu ông đang phải chịu đựng nỗi bất hạnh lớn nhất - đó là, nếu ông mất đi một người bạn - ngay cả khi đó thì ông cũng nên cố gắng tìm lại niềm vui của mình trong việc đã có người bạn ấy hơn là đau buồn vì đã mất đi bạn mình.
Nhưng hầu hết mọi người không cân nhắc về sự ban phước mình nhận được, hay niềm vui thuần khiết to lớn họ được trải nghiệm. Đó là lý do tại sao đau buồn vì mất mát lại là điều không nên: không chỉ vì nó vô nghĩa, mà vì nó thậm chí còn vô ơn. Chẳng lẽ việc có được người bạn ấy trong đời không có giá trị gì hay sao? Bao nhiêu năm đồng hành, bao nhiêu tình cảm, suy nghĩ sẻ chia, tình bạn ấy trên con đường ý nghĩa của cuộc đời; chẳng lẽ tất cả những điều đó là vô nghĩa? Chẳng lẽ ông sẽ chôn cất tình bạn cùng với cơ thể bạn mình? Và nếu thế, tại sao ông lại than khóc về mất mát nếu ông không được gì từ những thứ ông đã có, trong thời gian ông có chúng? Tin tôi đi: những người mà ta đã yêu quý sẽ tồn tại cùng ta, ngay cả khi số mệnh đã lấy đi sự sống của họ. Thời gian đã có, cùng những kỷ niệm là của ta; không gì có thể đảm bảo hơn là những thứ ấy trong ký ức ta.
Hy vọng của chúng ta về tương lai khiến ta trở nên vô ơn với những thứ mình đã nhận được, quên mất rằng ngay cả khi mà những hy vọng đó có thành hiện thực, thì cũng nhanh chóng chúng sẽ lại biến thành quá khứ. Ai chỉ có thể vui vẻ với khoảnh khắc ngắn ngủi hiện tại thì đã quá khắt khe với hạnh phúc của mình trong đời. Cả tương lai và quá khứ đều có những niềm vui chúng có thể mang lại, một trong những mong đợi, một trong những ký ức; nhưng tương lai thì không chắc chắn và có thể sẽ không như ta mong đợi, trong khi ký ức không thể ngược lại những gì ta nhớ về nó. Thật điên khùng, khi tự mình khiến thứ duy nhất được đảm bảo ấy bị trượt mất khỏi ý thức của bạn! Hãy để ta tìm lại niềm vui trong ký ức về thứ ta từng có - chỉ cần tâm trí ta đừng giống như cái sàng bị thủng khiến mọi thứ đều trôi tuột khỏi nó.
Có rất nhiều ví dụ về những người không may mất đi con cái khi chúng đang ở độ tuổi đẹp và triển vọng nhất, vậy mà họ vẫn có thể đi ngay từ nơi tổ chức tang lễ đến nghị viện hoặc những nơi công cộng khác để làm tròn trách nhiệm mà không để nước mắt tuôn rơi. Và họ thực đúng đắn trong cách hành xử của mình: đầu tiên, vì đâu có lý do gì để đau buồn, nếu ta hiểu đau buồn sẽ không mang lại cho ta bất cứ điều gì; thứ hai, thật bất hợp lý khi than vãn về thứ xảy ra cho một người, khi nó sẽ xảy đến cho tất cả chúng ta; thứ ba, như tôi đã nói, thật ngờ nghệch khi cứ cố gắng kháng lại, không chịu chấp nhận sự mất mát, khi sự ngăn cách giữa ta và người ta mất thực ra là rất nhỏ. Ta cần phải luôn giữ mình bình tâm, bởi vì chính chúng ta cũng sẽ sớm đi theo người ta mất. Hãy nghĩ đến sự chóng vánh của thời gian (và sự nhỏ bé của cuộc đời - mấy chục, hay trăm năm); và khoảng cách là ngắn đến thế nào, ta sẽ đi qua nó rất nhanh; hãy nhìn tất cả nhân loại đều cùng hướng đến đó, với chỉ những khoảng ngắn giữa chúng ta, ngay cả khi chúng có vẻ dài (vì ta tập trung vào cuộc đời, thay vì bước lùi lại và xem xét nó trong tính tương đối với thời gian của vũ trụ). Người mà bạn nghĩ bạn mất chỉ thực ra là đi trước ta mà thôi. Có gì vô lý hơn việc than khóc cho một người khi người đó chỉ là đi trước bạn trên cùng một con đường? Có ai than khóc vì một sự kiện mà anh ta biết chắc sẽ xảy đến? Hay anh ta đã quên rằng cuộc đời con người thì luôn hữu hạn? Nếu quên điều đó, anh ta đã ngờ nghệch mà tự lừa dối chính bản thân mình. Bất cứ ai than phiền về việc một người thân của họ đã chết đều đang than phiền về việc người đó là một con người. Sự sống được ban cho mỗi người với một điều kiện: bất cứ ai sinh ra đều sẽ phải chết đi. Có những khoảng cách giữa chúng ta, nhưng kết thúc sẽ giống nhau với tất cả.
Những thứ đến trong khoảng thời gian từ ngày đầu tiên đến ngày cuối cùng của đời ta thì luôn dao động và không bao giờ chắc chắn. Nếu bạn chỉ tính số vấn đề mà một người gặp phải, nó sẽ rất lớn ngay cả cho một đứa nhỏ; nếu bởi sự chóng vánh, thì nó sẽ quá ngắn ngủi ngay cả với những người sống thọ. Mọi thứ đều nguy hiểm, không đáng tin, và còn thay đổi nhanh hơn cả thời tiết; mọi thứ đều dễ dàng sụp đổ, vận đổi sao dời nhiều khi chỉ trong chớp mắt theo vận mệnh; và trong toàn bộ những biến chuyển không ngừng của cuộc đời con người không gì ta có thể chắc chắn, chỉ trừ duy nhất cái chết. Nhưng tất cả đều than phiền về nó, thứ duy nhất không có sự dối lừa nào ở đây.
"Nhưng nó chết khi còn quá nhỏ". Tôi không nói rằng ai phải chết quá sớm trong cuộc đời là tốt hơn. Thay vào đó, hãy thử cùng xem xét một người sống thọ. Nếu cân nhắc kỹ, bạn sẽ thấy tất cả mọi thứ ông ta được hưởng thực ra có gì quá khác biệt so với một đứa trẻ đâu cơ chứ! Hãy nghĩ đến chiều dài của dòng chảy thời gian: hãy mở rộng lòng mình và nghĩ về vũ trụ, rồi từ đó so sánh với đời người, và bạn sẽ thấy những thứ ta mong cầu về tuổi thọ là nhỏ bé đến mức nào. Và trong khoảng thời gian vô cùng ngắn ngủi của đời người ấy, bao nhiêu đã dành cho nước mắt và lo âu! Bao nhiêu thậm chí dành để mong cái chết đến trước cả khi nó thực sự đến. Bao nhiêu với đau ốm. Bao nhiêu với sợ hãi. Bao nhiêu cho thời bòng bế vô dụng và tuổi già yếu ớt rệu rạc không thể tiếp tục thực hiện những thứ mình mong muốn để góp ích cho đời! Rồi thì một nửa khoảng ít ỏi còn lại được dành cho việc ngủ. Thêm vào đó những chịu đựng khác, rồi đau buồn, rồi hiểm nguy, và bạn sẽ thấy rằng ngay cả cuộc đời dài nhất cũng chỉ có rất ít thời gian để thực sự sống mà thôi.

Đọc thêm:

Một người có thực sự tồi tệ hơn chỉ vì chết sớm? Ai có thể đồng ý với điều ấy. Cuộc đời của đứa bé đã kết thúc trước khi khổ đau có thể ập tới. Cuộc sống thì không chính nó tốt hay xấu; nó chỉ là sự sắp đặt của những hoàn cảnh để sự tốt đẹp hay cái xấu của một người hiển lộ. Vậy nên đứa trẻ thực ra đâu có mất đi thứ gì, ngoài một sự may rủi mà thường là xấu nhiều hơn tốt. Nó có thể sẽ trở nên biết kiểm soát, sống điều độ và sáng suốt; là một con người tốt đẹp dưới sự dạy dỗ của bạn; nhưng khả năng dễ xảy đến hơn là nó sẽ trở nên giống với đám đông. Nhìn xem: hưởng thụ tiện nghi đã lấy đi những cô cậu thanh niên nhà quyền quý và bỏ chúng lại trên cát bụi (ý chỉ ăn chơi sa đà, sa sút tài sản, cuối cùng phải trở thành nô lệ trên những đấu trường). Dục vọng của chúng và của những kẻ xung quanh khiến chúng phạm phải những hành động trái với đạo đức luân lý. Không một ngày nào trôi qua với chúng mà không say xỉn và tội lỗi. Những bằng chứng rõ ràng ấy cho thấy ta nên sợ thay vì nên hy vọng vào tương lai của đứa trẻ.
Vậy nên bạn đâu cần quá đau buồn, và cũng đừng nghiêm trọng hóa bất hạnh bằng cách sầu thảm suy sụp vì chúng. Tôi không thúc ép bạn phải vươn tới những đỉnh cao (như thánh nhân, người sẽ không đau buồn): nhưng trong mắt tôi bạn không quá tồi tệ đến mức phải dồn tất cả dũng cảm kiên cường của mình mới có thể đối mặt với bất hạnh này. Thứ mà bạn đang hứng chịu không phải là nỗi đau không thể chịu đựng được, mà chỉ là một bất hạnh mà thôi: chính bạn đã khiến nó trở nên quá nghiêm trọng. Triết sẽ cho thấy lợi ích thực sự của nó, nếu bạn có thể chịu đựng một cách dũng cảm cái chết của đứa con trai, đứa bé vẫn còn gần gũi với bảo mẫu hơn là với cha nó.
Những dòng này mang mục đích gì? Phải chăng tôi đang ủng hộ sự khắc nghiệt đến vô tâm? Phải chăng tôi mong sắc mặt bạn sẽ lạnh như băng ngay cả giữa đám tang - chẳng lẽ tôi đang ngăn cấm bạn không được chấp nhận ngay cả nỗi đau trong lòng? Không. Như thế sẽ là quá quắt, là không có tình người, chứ không phải là thiếu phẩm cách: khi một người nhìn vào cơ thể lạnh ngắt của con mình như cách anh ta đã nhìn khi nó vẫn còn sống, và không thể hiện chút cảm xúc nào với sự mất mát của gia đình. Nhưng cứ cho là tôi ngăn cấm điều ấy: thì có những thứ sẽ tồn tại độc lập với mệnh lệnh của chúng ta. Nước mắt sẽ vẫn rơi ngay cả khi ta cố cầm nó, và việc để nó rơi thực ra là một thứ thuận theo tự nhiên, một sự an ủi với tâm trí.
Vậy, ta phải làm thế nào? Hãy để chúng rơi, nhưng đừng tự bắt mình phải rơi thêm nước mắt. Hãy để những giọt nước mắt ấy rơi bằng chính cảm xúc của ta, chứ không phải thứ để tượng trưng cho việc có những cảm xúc ấy. Đừng thêm bất cứ thứ gì vào sự đau xót của mình, tăng thêm cường độ để nó giống như cách mà người khác thường thể hiện. Sự thể hiện đau buồn đòi hỏi ở ta nhiều hơn là chính sự đau buồn. Liệu có bao nhiêu lần bạn thực sự thấy một người đau buồn? Những tiếng khóc thương thường to hơn rất nhiều khi có người chứng kiến. Khi người ta ở một mình, họ không cả khóc thành tiếng; nhưng khi ai đó đến gần, người ta có những tiếng hét tột cùng đau thương. Đó là lúc họ tự đập vào đầu mình (việc họ có thể làm dễ hơn nhiều khi không ai cố giữ lấy tay họ); rồi họ cầu xin được chết, lăn lộn từ ghế xuống sàn. Nếu không có ai chứng kiến, đau buồn sẽ sớm tiêu tan.
Cũng giống như những thứ khác, ta bị bao quanh bởi thói xấu cần phải tuân theo những hành xử thông thường, không xét đến sự cần thiết của chúng, mà chỉ sự phổ biến. Ta đi ngược với tự nhiên, trao bản thân mình cho đám đông, thứ sẽ không bao giờ là ví dụ tốt và luôn thay đổi, trong cả cách đối mặt với mất mát, cũng như mọi thứ khác. Khi họ thấy ai đó đối mặt với nỗi mất mát người thân một cách dũng cảm, họ gọi ông ta là kẻ tàn bạo, không có trái tim; nhưng khi họ thấy ai đó đổ gục xuống thân thể người qua đời, họ lại nói kẻ đó đàn bà và yếu đuối. Tất cả những thứ đó cần phải được xem xét lại trên tiêu chuẩn của lý trí. Nhưng không có gì điên rồ, đáng hổ thẹn hơn việc tìm kiếm tiếng tăm từ việc thể hiện nỗi đau buồn, khóc lên khóc xuống.
Tôi tin trong những tình huống như thế, thánh nhân cũng sẽ rơi lệ, đôi khi ông ta cho phép mình làm vậy, hoặc đôi khi chúng cứ tự rơi mà thôi. Tôi sẽ giải thích sự khác biệt ở đây. Khi ta mới nghe tin dữ về cái chết đường đột, khi ta ôm cái cơ thể sẽ sớm phải chuyển từ vòng tay ta vào ngọn lửa thiêu, thì những giọt lệ sẽ rơi một cách tự nhiên: vì khi đó hơi thở, thứ cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi nỗi đau mất mát, sẽ làm chấn động cả cơ thể, và nó sẽ khiến nước đọng lại trên mắt. Những giọt nước mắt ấy được tạo ra từ những tác động từ bên trong và không thể kiềm chế. Có những giọt nước mắt khác, mà ta cho phép mình tạo ra, khi ta nhớ lại một vài ký ức về người đã khuất và tìm thấy một chút ngọt ngào trong nỗi đau thương nhớ ấy - khi ta nghĩ đến những cuộc nói chuyện thân tình, sự hân hoan có họ kề bên, và những tình cảm tận tâm chân thành của họ. Vào những lúc như thế, mắt ta sẽ tự ướt nhòa, cũng giống như khi vui mừng khôn xiết. Đó là trường hợp ta cho phép mình có những giọt nước mắt, trong khi trường hợp trước chúng đã vượt qua kiểm soát của ta. Vậy nên bạn không cần phải kìm chế nước mắt khi có người khác đứng gần, hay ngồi bên cạnh an ủi bạn; nhưng cũng đừng ép nước mắt chảy ra vì sự hiện diện của họ: nước mắt, hay không có nước mắt, không bao giờ là một nỗi hổ thẹn, nhưng sẽ là thế nếu chúng đến từ sự giả tạo. Hãy để chúng rơi một cách tự nhiên.
Một người có thể điềm tĩnh và bình thản ngay cả giữa những giọt nước mắt. Thánh nhân thường rơi lệ mà không để một sự thiệt hại nào xảy đến với những giá trị đạo đức của ông ta và với một sự kiểm soát để duy trì cả tình người và phẩm cách. Để tôi nhắc lại một lần nữa: một người có thể thuận theo tự nhiên mà vẫn duy trì được sự đúng mực của mình. Tôi đã từng chứng kiến những người cực kỳ đáng kính trọng ngay cả giữa đám tang của người họ thương yêu trong gia đình, khi mà yêu thương dành cho người đã khuất chứ không phải sự đau buồn hiện trên khuôn mặt họ, và tất cả những sắc thái ấy đều được gợi lên bởi tình cảm chân thành. Có một sự đoan trang ngay cả trong nỗi đau buồn mất mát, và đó là thứ mà một con người thông thái sẽ thể hiện. Mọi thứ chỉ nên giữ ở mức đúng mực, trong nước mắt, giống như trong mọi thứ khác. Nỗi đau buồn khôn xiết, quá mức, cũng giống niềm vui tột độ, chỉ dành cho những kẻ ngờ nghệch điên khùng mà thôi.
Hãy rèn tâm trí để có thể bình thản chấp nhận bất cứ thứ gì bạn phải đối mặt. Có thứ gì xảy ra mà thực sự không thể tin nổi hay hoàn toàn mới mẻ hay không? Có bao nhiêu đám tang đang được tiến hành ngay lúc này! Bao nhiêu quan tài đang được đóng và đưa đi! Bao nhiêu người vẫn đang đau nỗi đau mất mát, khi mà bạn đã nguôi ngoai. Bất cứ khi nào bạn nhớ rằng nó chỉ là một đứa bé, thì cũng hãy nhớ rằng nó là một con người, và vì vậy không bao giờ có một tương lai chắc chắn. Vận mệnh thực tế đâu cần đưa tất cả mọi người đến với tuổi già, mà thay vào đó nó sẽ tước đi sự sống khi nào nó muốn.
Tuy nhiên, hãy cứ nói thường xuyên về đứa bé, và trân trọng những kỷ niệm nhiều nhất bạn có thể: chúng sẽ trở lại với bạn thường xuyên hơn nếu không có sự đau khổ luyến tiếc trong ấy, vì không ai muốn dành thời gian với người đau buồn, chứ đừng nói với chính sự đau buồn cả. Nếu có lời nào đứa bé hay nói, hay những cười đùa hồn nhiên mà bạn đã được trải nghiệm, hãy cứ nghĩ đến chúng thường xuyên. Hãy khẳng định rằng nó sẽ đạt được tất cả những gì bạn hy vọng vào nó. Cố quên đi, chôn vùi những kỷ niệm cùng cơ thể, khóc than đến đứt ruột nhưng lại không nhớ một chút gì về người đã khuất, đó mới là cách hành xử thiếu tính người. Đó là cách mà chim chóc hay thú hoang dã yêu thương con chúng: sự yêu thương ấy thì cực kỳ xúc động, thậm chí đến điên dại; nhưng khi đứa con mất đi, thì tình yêu thương của chúng cũng chấm dứt. Thứ tình cảm ấy không thích hợp đối với một con người. Vì với chúng ta, điều đúng đắn là thôi không đau xót tiếc thương, nhưng vẫn luôn lưu giữ và trân trọng những kỷ niệm.
Tuy nhiên, tôi không đồng ý với điều mà Metrodorus đã nói, rằng có một niềm vui, một cảm giác mãn nguyện đi cùng với nỗi đau mất mát, và trong hoàn cảnh ấy một người nên cố nắm bắt cảm giác mãn nguyện ấy. Chính xác lời của ông ta là từ lá thư của Metrodorus cho chị gái: “Vì có một cảm giác mãn nguyện đi cùng với nỗi đau mất mát, nên một người cần phải tìm cách nắm được cảm giác mãn nguyện ấy". Tôi không nghi ngờ gì việc bạn sẽ phản ứng thế nào với những lời ấy. Vì có điều gì hổ thẹn hơn việc cố tìm cảm giác mãn nguyện ngay trong nỗi đau mất mát, thậm chí, qua việc thể hiện nỗi đau mất mát - và cố tìm thứ gì đó hân hoan ngay giữa những giọt nước mắt? Và đó lại là lời của những người phản đối chúng tôi vì chúng tôi quá nghiêm khắc và phàn nàn rằng những lời dạy của chúng tôi là nghiệt ngã, chỉ bởi vì chúng tôi (Stoicism) nói rằng hoặc là không thừa nhận nỗi đau mất mát trong tâm trí hoặc là chỉ thể hiện nó một cách vừa phải trong thời gian ngắn mà thôi. Vậy, đâu là điều khó tin hơn, và ít tình người hơn: không đau đớn với nỗi đau mất đi một người bạn thân, hay cố gắng tìm cảm giác vui sướng mãn nguyện ngay trong chính nỗi đau mất mát ấy.
Thứ mà Stoicism dạy ta thì cao đẹp: rằng sau khi mà cảm xúc lấn át ta và những giọt nước mắt rơi, và vì vậy mà ta nguôi ngoai được phần nào, thì sau đó ta không nên tiếp tục để mình chìm trong đau buồn. Nhưng còn họ, chẳng lẽ họ thực sự nghiêm túc khi nói rằng cảm xúc vui sướng nên được trộn cùng đau buồn? Nó nực cười như họ đang dỗ trẻ con vậy: cho chúng một cái bánh, hay làm chúng thôi khóc bằng sữa ngon.
Không lẽ họ sẽ thôi không tìm kiếm cảm xúc vui sướng mãn nguyện, khi đó là lúc cơ thể đứa con trai bị thiêu trên giàn thiêu, hay khi người bạn thân trút hơi thở cuối cùng? Chẳng lẽ ta cần được làm cho thích thú ngay cả bởi sự than khóc của mình? Thứ gì là tốt đẹp, đúng mực hơn: loại bỏ đau buồn khỏi tâm trí, hay tìm vui ngay giữa những nỗi đau mất mát? Phải chăng tôi đã nói là "tìm vui"? Ông ta còn cố gắng nắm lấy niềm vui ấy trong nỗi đau mất mát nữa cơ. Ông ta nói: "Có một niềm vui trong đau khổ mất mát". Đó là thứ mà Stoic chúng tôi được nói, chứ không phải các người. Các người chỉ chấp nhận một dạng duy nhất của sự tốt đẹp, đó là từ thoải mái tiện nghi, và một thứ duy nhất là xấu xa, đó là đau khổ. Vậy tại sao các người có thể trộn lẫn chúng với nhau cơ chứ? Nhưng cứ cho là có đi: thì chẳng lẽ đó là thời điểm thích hợp để tìm kiếm niềm vui? Chẳng lẽ ta phải xem xét nỗi đau khổ của mình để tìm xem trong nó có gì ngọt ngào và vui sướng hay không? Có những phương pháp chữa bệnh thích hợp cho một phần cơ thể nhưng không thích hợp cho những phần khác vì chúng được cho là xấu và đáng hổ thẹn. Thứ có thể hữu ích trong một hoàn cảnh thì sẽ trở thành đáng hổ thẹn chỉ vì vị trí của vết thương ở chỗ khác. Vậy chẳng lẽ các người không thấy hổ thẹn khi dùng niềm vui, sự thỏa mãn như một phương thuốc cho nỗi đau? Sự giày vò xé nát tâm can ấy cần một thứ thuốc nghiêm túc và đúng mực hơn.
Thay vào đó, hãy nhắc ta rằng người nằm kia đã thôi không còn cảm thấy thứ gì tồi tệ; vì mất đi nhận thức cũng là không còn những chịu đựng. Tôi nhắc lại: khi sự sống mất đi, mọi đau khổ của cuộc đời sẽ không thể giày vò họ thêm nữa. Vậy có điều gì ta còn nghĩ sẽ làm phiền họ: sự không tồn tại, hay sự tiếp tục tồn tại? Nhưng sự không tồn tại thì không thể giày vò người ấy: vì cái gì không tồn tại thì không thể nhận thức bất cứ thứ gì khác. Và nếu ở trường hợp sau của sự chuyển kiếp, họ cũng sẽ không thể bị giày vò vì sự tồn tại tiếp theo, vì khi đó họ thực ra đã thoát khỏi ảnh hưởng lớn nhất của cái chết - đó là khiến họ thôi không tồn tại trên thế gian này nữa.
Với những người đau khổ và dằn vặt vì người thân của họ đoản mệnh, ta có thể nói thêm điều này với họ: trẻ hay già, mỗi cuộc đời thực ra đều ngắn như nhau nếu so sánh với thời gian của vũ trụ. Vì đời người có dài đến đâu thì cũng không thể bằng thứ người ta gọi là một mảnh thời gian của vũ trụ - nó thậm chí còn ngắn hơn bất cứ phần nào ta có thể chia tách từ tổng thể thời gian. Vậy mà ta còn dành nó cho bao nhiêu những thứ vặt vãnh không đáng nữa. Ôi những sự ngờ nghệch của con người!
Khi viết cho bạn, tôi không nghĩ bạn sẽ mong chờ một liều thuốc đến muộn từ tôi, bởi tôi biết bạn đã tự nói những điều ấy với chính mình. Mục đích của tôi thay vào đó là khiển trách bạn vì đã quên đi tâm trí, sự vững vàng của mình trong khoảng thời gian ngắn ấy, và để khích lệ bạn hãy trở lại một cách quyết tâm, và luôn sẵn sàng đối mặt với vận mệnh. Những thứ nó có thể lấy đi khỏi bạn, hãy rèn cho mình có thể đối mặt với chúng như chúng chắc chắn sẽ xảy ra.
Tạm biệt!
A Dreamer
*******

Đặt mua sách Seneca tại: https://shp.ee/7vhvu5g

Bản tiếng Anh:
From Seneca to Lucilius
Greetings
1 Enclosed is the letter I wrote to Marullus after he lost his infant
son and I had word that he was taking it hard. In it I did not take
the usual approach: I thought that I ought not to handle him gently,
since he merited reproach rather than consolation.* For when
a person has trouble dealing with some great affl iction, one should
make concessions for a little while, until grief expends itself or at
least exhausts its initial force; but those who take it upon themselves
to grieve should be reprimanded at the outset and should learn that
even tears can sometimes be ridiculous.
2 Do you expect solace? Here is chastisement. Are you so soft
in bearing the death of your son? What would you be doing if
you had lost a friend? Th e son who died was an uncertain hope,
a tiny creature; only a little time died with him. 3 We go looking
for reasons to grieve; we wish to complain of our lot even when it is unfair to do so, as if we were never to have just cause to
complain. And yet, in truth, you had always seemed to me brave
enough to handle even substantial misfortunes, let alone those
illusory troubles at which people groan for the sake of custom. If
you had suff ered the greatest loss of all—that is, if you had lost
a friend—even then your endeavor should have been to rejoice
in having had a friend rather than grieve over having lost one.
4 But most people do not consider what great blessings they
have received, what great joys they have experienced. Th is is one
of the reasons why your grief is bad: not only is it pointless, but
it is ungrateful too. Was it wasted eff ort, then, to have had such
a friend? So many years together, so much that you had in common,
such companionship in your shared pursuits; is that all for
nothing? Do you bury the friendship along with the friend? And
why do you mourn the loss if you have gained nothing by what
you had? Believe me: the people we have loved remain with us in
large part even after chance has taken them away. Th e time that
is past is ours; nothing is more secure than what has already been.
5 Our hopes for the future make us ungrateful for what we have
already received, forgetting that even if that hoped-for future ever
comes, it too will swiftly become the past. He who takes pleasure
only in the present moment puts too tight a restriction on his
enjoyment of life. Both the future and the past have pleasure to
give, the one in expectation, the other in memory; but the future
is contingent and may never be, while the past cannot fail to have
been. What madness it is, then, to allow the most secure of all
your possessions to slip from your grasp! Let us fi nd contentment
in what we have already drawn from the well—provided
our minds are not leaky sieves that let everything drain right
through them.*
6 Th ere are countless examples of people who have lost children
in the fl ourishing time of youth and have come directly
from the funeral into the Senate or some other public place and
fulfi lled their responsibilities immediately and without tears. And
they were right: fi rst of all, because there is no point in grieving
if nothing is to be gained by it; second, because it is unreasonable
to complain about what has happened to one person when the
same end awaits us all; third, because it is foolish to object to a loss when so little separates us from what we have lost. We should
be all the more level-headed, because we ourselves are following
the departed. 7 Consider how rapidly time speeds along; think
how short the distance is that we traverse so quickly; look what
a great assembly of humankind is headed in the same direction,
with only short intervals between us, even when they seem long.
Th e one you think of as lost has only gone on ahead. What could
be more absurd than to weep for one who has traveled on along
a road you too must take? 8 Does anyone weep over an event that
he knew all along was going to happen? Or did he not realize that
a human being is mortal? If he didn’t, he was deceiving himself.
Anyone who complains that a person has died is complaining
that that person was human. We all live under the same condition:
he who is born must eventually die. Th ere are intervals
between us, but the ending makes equals of us all.
9 What comes between our fi rst day and our last is variable
and uncertain. If you measure it by our troubles, it is long even
for a child; if by its rapidity, it is too short even for the old. Everything
is dangerous and deceptive and more changeable than the
weather; everything tumbles about and passes at fortune’s behest
into its opposite; and in all this tumult of human aff airs there is
nothing we can be sure of except death alone. Yet everyone complains
of this, the one thing in which there is no deceit.
10 “But he died when he was only a boy.” I am not saying at
this point that the person whose life ends quickly is better off .
Instead, let us consider the person who has reached old age. How
small an advantage he has over the infant! Just imagine the vast
extent of time: embrace the universe in thought, and then compare
that immeasurable span with what we call a human life, and
you will see how small a thing it is that we yearn for and wish to
prolong. And how much of that is taken up with tears and anxieties!
11 How much with wishing for death before it comes! How
much with illness! How much with fear! How much belongs to
helpless infancy or to useless old age! Why, half of it is spent in
sleep. Add our suff erings, griefs, and dangers, and you will realize
that even in the longest life we have only a little time to live.
12 Is a person really worse off just because it is granted to
him to die sooner? Who will concede that? His journey was over before fatigue set in. Life in itself is neither good nor bad; it is
only the setting for good and bad. So he lost nothing but dice
that were weighted against him. He might have turned out to be
temperate and intelligent; he might have been shaped in a good
way by your care; but the likelier expectation is that he would
have turned out like most other people.* 13 Look: self-indulgence
has taken young men from the noblest households and cast them
out into the dust. Th eir own lust and that of others have involved
them in immoral conduct. Not a day goes by for them without
drunkenness or some egregious off ense. It is evident that there
was greater potential for fear than for hope.
So you ought not to go out of your way for reasons to grieve;
and neither should you aggravate minor misfortunes by getting
upset over them. 14 I am not urging you to strive for the heights:
I do not have such a low opinion of you as to think you need
summon all your courage against this event. What you feel is not
grief but only a biting: it is you who are making it into grief.* A
great lot of good philosophy has done you, if your strength of
mind consists in missing a boy who was better known to his wet
nurse than to his father!
15 What’s this? Am I now advocating harshness? Do I want
your countenance to be frozen even at the funeral ceremony—do
I forbid you even to experience a contraction of mind? Not at
all. Th at is inhumanity, not virtue: looking on the bodies of your
loved ones with the same expression as beheld them in life, failing
to be moved at the fi rst moment when your family is wrenched
apart.* But suppose I did forbid it: some things are independent
of our command. Tears fall even when we try to suppress them,
and shedding them is a relief to the mind.
16 What is it, then? Let’s allow them to fall, but not summon
them up. Let what fl ows be what emotion forces from us, not
what is required to imitate others. Let’s not add anything to our
genuine mourning, increasing it to follow someone else’s example.
Th e show of grief demands more of us than grief itself requires.
How often do you fi nd someone who is sad on his own account?
Th e sobs are louder when someone is looking. When people
are by themselves, they make not a sound; then, when someone
comes in, they burst afresh into paroxysms of grief. It is then that they strike themselves on the head (which they could have
done more easily with no one grabbing their wrists); then that
they invoke death on their own heads; then that they roll off the
couch onto the fl oor. Without a spectator, grief comes to an end.
17 In this as in other matters we are beset with the vice of shaping
our own conduct to the example of others, paying regard not to
necessity but to custom. We depart from nature, giving ourselves
over to the common crowd, which is never a good example and
is hugely inconsistent in this as in everything else. When they see
someone bearing his grief courageously, they call him unloving
and a brute; when they see someone collapsed prostrate over the
body, they say he is womanish and weak. All such things ought
to be brought back to the standard of reason. 18 But nothing is
more foolish than seeking a reputation for sorrow, giving one’s
approval to tears.
Th e wise man too sheds tears, I believe, sometimes when he
allows them to fl ow and sometimes when they well up of their
own accord.* I will explain the diff erence. When we are fi rst assailed
by the news of an untimely death, when we are holding
the body that is soon to pass directly from our embrace into the
fl ames, tears are squeezed out of us by a necessity of nature: just
as the breath, when struck by grief ’s blow, shakes the entire body,
so does it press upon and expel the moisture in the vicinity of the
eyes. 19 Th ese tears are shed due to internal pressure and involuntarily.
Th ere are others, though, to which we give egress when
we revisit the memory of those we have lost and fi nd an element
of sweetness in our sorrow—when we think of their pleasant conversation,
their cheerful company, their devoted service. At that
time, the eyes release their tears, just as in joy. Th ese we indulge;
the others conquer us. 20 So you need not hold back your tears
because another person is standing near, or sitting at your side;
nor should you make yourself cry because of them: neither tears
nor the lack of tears is ever as shameful as when tears are feigned.
Let them come of their own accord.
One can be tranquil and composed even in the midst of tears.
Th e wise have often shed tears without detriment to their moral
standing and with such restraint as to maintain both dignity and
humanity. 21 I repeat: one can be obedient to nature and still maintain one’s decorum. I have seen people who command respect
even at the funeral of a family member, when love showed
on their faces without any false semblance of grieving, and all that
was there was stirred by genuine emotion. Th ere is seemliness
even in grief, and that is something the wise person must preserve.
Enough is enough, in tears as in everything else. Excessive
griefs, like excessive joys, belong to the foolish.
22 Accept calmly whatever you must. What has happened
that is unbelievable or new? How many funerals are being arranged
at this very moment! How many grave wrappings are
being purchased! How many people are still grieving after you
have fi nished! Every time you remember that he was a child,
remember also that he was a human being, and hence without
defi nite prospects. Fortune does not necessarily escort us all the
way to old age, but dismisses us when it sees fi t.
23 Speak of him often, however, and celebrate his memory
as much as you can: it will return to you more frequently if it
comes without bitterness, for no one is eager to spend time with
a sad person, let alone with sadness itself. If there were any little
things he used to say, any babyish jokes that gave you pleasure,
repeat them often. Insist boldly that he could have fulfi lled the
expectations that you as a father had conceived for him. 24 Forgetting
one’s own, burying their memory with their bodies, weeping
profusely but remembering them hardly at all, is evidence of
inhumanity. Th at is how birds and beasts of the wild love their
young: their aff ection is agitated and almost rabid; but when the
object of it dies, it too perishes utterly. Such behavior is not appropriate
in a sensible man. Let him cease grieving but persevere
in remembering.
25 I do not by any means approve of what Metrodorus says,
that there is a pleasure that is akin to sorrow, and that in situations
like this one should try to catch hold of that pleasure.* Metrodorus’s
exact words are as follows: “From Metrodorus’s letters
to his sister. ‘For there is a pleasure akin to grief that one ought
to go hunting for in this situation.’” 26 I am not in any doubt
as to what view you will take of these words. For what could be
more shameful than to try to catch pleasure in the very midst of
grief—indeed, through grief—and to go looking for something delightful even amid one’s tears? And these are the people who
reproach us for excessive rigor and complain that our teachings
are harsh, just because we say one should either not admit grief
into the mind or else cast it out quickly. Which, pray tell, is harder
to believe, and which is less human: not to feel grief when one
loses a friend, or to try to snare a pleasure right in the midst of
grief?
27 What we teach is honorable: that after emotion has wrung
some tears from us and is, as it were, off the boil, one should not
give the mind over to grief.* Really, are you serious in saying
that pleasure should be mixed right in with grief? Th at’s how we
comfort children, by giving them a cookie, or quiet a crying baby
with a drink of milk!
Will you not allow pleasure to cease even in the moment
when a son is burning on the pyre, when a friend is breathing his
last? Are we to be titillated even by our mourning? Which is more
honorable: to eliminate grief from the mind, or to let pleasure in
to the very midst of grief? Did I say “let pleasure in”? He actually
tries to snatch pleasure from out of grief itself. 28 He says,
“Th ere is a pleasure akin to grief.” Th at is something we Stoics
are allowed to say; you are not. You acknowledge only one form
of good, namely pleasure, and only one thing that is bad, namely
pain. How can there be any kinship between good and bad? But
suppose there is: is this a fi t moment to dig it out? Do we scrutinize
grief itself to see if there is something sweet and pleasant
about it? 29 Th ere are medical treatments that are benefi cial for
some parts of the body but cannot be used on others because they
are considered ugly and embarrassing. What might be helpful in
one spot becomes shameful merely because of where the wound
is located. Are you not ashamed to use pleasure as a remedy for
grief? Th at laceration needs a more rigorous treatment.
Remind us instead how one who has perished has no awareness
of anything bad; for if he has awareness, he has not perished.*
30 I repeat: one who is no more is not hurt by anything,
for if he is being hurt, he is alive. Which do you think bothers
him: his nonexistence, or some continued existence? But nonexistence
can hardly be a torment to him: how can one be aware
of nothing? Nor can he be tormented by a continued existence, for then he has escaped the worst disadvantage of death, which
is that one ceases to exist.
31 To the person who is weeping and longing for one who was
snatched away in youth, let’s say this as well: young or old, every
life is equally short when compared with that of the universe.
For any possible lifespan is less even than what one would call
a tiny bit. A tiny bit is at least something, but this life of ours is
practically nothing. And yet we share it with all and sundry. What
fools we are!
32 In writing this for you, I did not suppose that you were
looking to me for a belated remedy, for I am sure you have already
said all these things to yourself. My purpose was, rather, to chide
you for having forgotten yourself for a short time, and to encourage
you to be bold against fortune hereafter. You should regard all
its blows not as possibilities but as eventual certainties.
Farewell.

Bạn nào có tâm muốn ủng hộ mình, chỉ xin ủng hộ Spiderum là mình vui rồi :)

Trần Việt Anh - STK: 0451000364912 (Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội)


Các bài viết khác của tác giả: