[Stoicism] - Dịch Seneca (83): Về: Tại sao không nên say sưa rượu chè!
Lời tựa : Như đã giới thiệu trong series, Seneca thực sự là nguồn cảm hứng Stoicism của mình. Đọc Seneca không...
Lời tựa: Như đã giới thiệu trong series, Seneca thực sự là nguồn cảm hứng Stoicism của mình. Đọc Seneca không chỉ là về triết học mà còn là một trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài với sự từng trải của cuộc đời. Với hy vọng giới thiệu Stoicism đến với các bạn trẻ Việt Nam, xin gửi tới các bạn bản dịch những bức thư quan trọng nhất trong cuốn "Moral Letters to Lucilius", tác phẩm đã làm nên tên tuổi của Seneca và là một trong bộ ba cuốn sách nền tảng của Stoicism. Do không phải anh dịch thuật, nên bản dịch này hoàn toàn tập trung vào việc truyền tải thông điệp và hy vọng có thể giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với bản tiếng Anh, để có thể thấy cái hay cái đẹp trong việc sử dụng ngôn từ của Seneca (dù thực ra bản tiếng Anh cũng chỉ là một bản dịch). Một anh bạn người Ý của mình đã chia sẻ Seneca được đưa vào chương trình giảng dạy tại Ý như một bậc thầy về việc sử dụng ngôn từ. Vì vậy, xin cam đoan tất cả những gì khiến bạn cảm thấy trúc trắc từ bản dịch là bởi khả năng hạn chế của mình, và rất mong nhận được đóng góp của các cao nhân để bản dịch được hoàn thiện hơn.
Bạn có thể đọc trước giới thiệu về Seneca ở đây:
Bức thư số 83
Bạn thân mến!
Bạn muốn tôi kể chi tiết mỗi ngày của tôi từ thời điểm khởi đầu đến khi kết thúc cho bạn. Bạn hẳn phải đánh giá tôi cao lắm khi cho rằng không có gì trong thời gian biểu mà tôi phải giấu bạn. Nhưng thực ra cuộc đời chúng ta nên như thế, sống như thể mỗi hành động của ta đều được thực hiện trước sự có mặt của bạn mình. Ngay cả suy nghĩ của ta cũng nên được sắp xếp như thể người khác có thể nhìn rõ tâm ta. Vì có người sẽ thực sự có thể làm điều đó. Thêm vào đó, có tác dụng gì trong việc giấu diếm người khác cơ chứ? Không gì có thể bị giấu trước Chúa. Chúa ở trong tâm trí ta; Ngài ở giữa những suy nghĩ trong đầu ta, và luôn luôn hiện hữu ở đó.
Vậy nên tôi sẽ làm theo ý bạn, và sẵn sàng liệt kê cho bạn tất cả những việc tôi làm, theo đúng trình tự chúng diễn ra trong ngày. Tôi sẽ quan sát bản thân mình một cách công minh, và thực hiện việc thống kê điều tra ấy. Đó thực ra là một việc làm rất có ích. Thứ khiến người ta trở nên tồi tệ là thực ra ít ai cẩn thận nhìn lại đời mình. Ta cân nhắc thứ ta chuẩn bị làm (dù cũng không thường khi); nhưng ta hiếm khi suy xét và đánh giá những thứ ta đã làm. Trong khi kế hoạch cho tương lai phụ thuộc vào thói quen của ta, những gì đã được hình thành trong quá khứ.
Hôm nay là một ngày khá liền mạch với những khoảng thời gian cho các nhiệm vụ nối tiếp nhau. Không ai lấy đi thời gian của tôi; và trọn ngày được chia ra giữa nghỉ ngơi và đọc sách. Chỉ một chút thời gian được dành cho việc rèn luyện thể chất, và với nhiệm vụ ấy tôi cảm thấy biết ơn tuổi già: nó khiến tôi mất rất ít thời gian. Chỉ cần làm nóng cơ thể đã đủ để tôi cảm thấy mệt, nhưng chẳng phải đó chính là mục đích của việc rèn luyện, ngay cả cho người khỏe mạnh cơ bắp nhất hay sao? Bạn có biết ai là người phụ trách việc rèn luyện? Một người phụ trách duy nhất là quá đủ cho tôi - Pharius, một cậu bé (nô lệ), như bạn đã biết, và là một cậu bé kháu khỉnh. Nhưng cậu ta sẽ bị thay thế sớm thôi: tôi đang tìm một cậu nhỏ tuổi hơn nữa. Để chắc chắn, cậu ta nói rằng chúng tôi đang ở cùng một thời điểm trong cuộc đời - cả hai đều đang rụng răng! Nhưng tôi đã khó có thể bắt kịp tốc độ của cậu ta, và chỉ vài hôm nữa thôi chắc tôi sẽ chẳng thể làm được việc đó. Bạn thấy việc rèn luyện mỗi ngày đã mang lại điều gì cho chúng tôi: khoảng cách giữa hai người bọn tôi trở nên xa hơn khi hai cơ thể đang đi những hướng khác nhau. Cậu ta đang phát triển, trong khi tôi đang lão hóa, và bạn biết quá trình lão hóa thì nhanh hơn đến thế nào rồi đúng không. Tôi đã nói sai rồi: Đó không phải là đi xuống, mà như là rơi tự do.
Nhưng bạn có muốn biết kết quả của đường chạy hôm nay? Một thứ hiếm khi xảy ra: một sự suýt soát. Sau cuộc vận động ấy (vì ta khó có thể gọi nó là một bài tập đàng hoàng), tôi tắm nước lạnh, dù cho giờ tôi dùng chữ "lạnh" khi thực ra nước chỉ chớm ấm mà thôi. Vậy mà tôi đã từng thực sự là một người yêu nước lạnh tự nhiên cơ đấy! Ngày đầu tiên của năm, tôi từng thể hiện sự tôn kính với kênh đào. Cũng giống như những nghi thức đọc, viết, nói những câu khẩu hiệu mỗi năm vào ngày ấy, đằm mình xuống dòng Maiden là một nghi thức chào đón năm mới khác của tôi. Rồi sau này tôi phải dần thay đổi địa điểm, đầu tiên là Tiber, và giờ là bể nước ở đây, thứ tôi sẽ dùng khi có đủ can đảm, và trong điều kiện tốt nhất của mình - vì nước của nó chỉ được sưởi ấm bởi mặt trời. Tôi đã chẳng còn có thể chịu cái lạnh tự nhiên của nước như trước nữa.
Sau đó là bữa sáng, với bánh mỳ khô, bữa ăn mà không cần phục vụ trên bàn, mà khi ăn xong tôi còn chẳng cần phải rửa tay. Rồi tôi chợp mắt. Bạn biết thói quen của tôi rồi đấy: tôi có những giấc ngủ siêu tốc, như thoáng nghỉ của đoàn la vậy. Nó là đủ cho tôi nếu tôi có thể như chạm vào giấc ngủ trong thoáng chốc. Đôi khi tôi biết là tôi đã ngủ, đôi khi tôi chỉ đoán vậy thôi.
Chú ý, bạn có nghe thấy tiếng hô của đám đông ở trường đua. Có những tiếng la hét bất chợt từ nhiều cổ họng phát ra cùng một lúc tấn công tai tôi, nhưng suy nghĩ của tôi cứ tiếp diễn, mà không chút ảnh hưởng. Tiếng ầm không khiến tôi mất tập trung: nhiều giọng hòa làm một với tôi cũng giống như những đợt sóng đánh vào bờ hay tiếng gió giữa cây cối hay bất cứ tiếng động vô nghĩa nào tương tự.
Vậy, thứ gì tôi cần hướng tâm trí mình tới? Tôi sẽ nói cho bạn biết. Ngày hôm qua tôi ngẫm về điều gì những người cực kỳ thông minh và hiểu biết muốn nhắm đến, khi họ đưa ra những chứng minh nhỏ nhặt và rắc rối cho những chủ đề quan trọng. Ngay cả nếu những thứ họ nói là đúng, chúng cũng đem đến cho người nghe cảm giác sai sai.
Zeno, một trong những con người vĩ đại nhất trong lịch sử, và là người sáng lập Stoicism, muốn khuyên ngăn mọi người đừng say sưa rượu chè. Hãy nghe tam đoạn luận của ông ta về việc một người tốt đức hạnh sẽ không để mình say:
Không ai giao phó một bí mật vào tay kẻ sayNhưng một người có thể giao phó bất cứ bí mật nào vào tay người đức hạnhVậy nên người đức hạnh thì không say sưa
Để chế nhạo nó, một người có thể sử dụng chính lối biện luận ấy và đưa ra một kết quả ... ngược đời đến ngô nghê. Đây là một ví dụ:
Không ai giao phó một bí mật cho một người đang ngủNhưng một người có thể giao phó bất cứ bí mật nào vào tay người đức hạnhVậy nên người đức hạnh thì không ngủ
Posidonius thì dùng chính hướng suy nghĩ trong tam đoạn luận của Zeno để phát triển luận điểm của ông ta, dù ngay cả như vậy thì tôi cho rằng luận điểm ấy cũng không vững. Ông ta giải thích chữ say có 2 ngữ nghĩa: một là khi người ta uống quá nhiều và không thể kiểm soát nổi bản thân mình (ý chỉ xét theo tình huống cụ thể); hai là khi say sưa đã trở thành thói quen, và đối tượng thành một kẻ nghiện rượu bia. Trường hợp sau, ông ta nói, là thứ Zeno có trong đầu, người mà thường xuyên say sưa, không phải người đang say ngay lúc này. Bởi không ai có thể giao phó một bí mật cho người mà thường xuyên say sưa, vì anh ta sẽ bô bô nó ra ngay khi anh ta trở nên say sưa. Nhưng luận điểm ấy sai: vì câu đầu tiên trong tam đoạn luận của Zeno nói về người đang say, chứ không phải người sẽ say trong tương lai. Vì bạn chắc sẽ đồng ý rằng có một sự khác biệt lớn giữa người đang say và kẻ thường xuyên say sưa. Một người đang say hoàn toàn có thể là say lần đầu tiên trong đời, và chưa bị ảnh hưởng bởi thói nghiện rượu. Ngược lại, ngay cả kẻ thường xuyên say sưa thì cũng sẽ có lúc tỉnh. Bởi vậy, tôi hiểu chữ say ở đây theo nghĩa thông thường, đặc biệt là vì nó được nói ra bởi người luôn cẩn trọng và cân nhắc câu từ. Bên cạnh đó, nếu Zeno hiểu nghĩa của từ say một kiểu nhưng lại hướng người nghe hiểu theo kiểu khác, thì đúng là ông ta đã tự làm khó mình và khiến luận điểm trở nên không rõ ràng, và một người thì không được phép làm thế nếu chân lý hay sự thật là thứ người đó đang nhắm tới.
Nhưng cứ cho là Zeno thực sự muốn ám chỉ điều mà Posidonius đã nói ấy. Thì vẫn có thứ không đúng ở đây, đó là: một người không giao phó một bí mật cho người nào hay có thói quen say sưa. Nghĩ về bao nhiêu ví dụ về người lính, những kẻ thường xuyên say sưa, nhưng vẫn được giao phó những thông tin không thể bị tiết lộ bởi vị tướng, thủ lĩnh hay chỉ huy của họ. Kế hoạch ám sát Caesar (ý tôi là Caesar người lên cầm quyền thay thế Pompey, chứ không phải Caesar đại đế) được tiết lộ cho cả Tillius Cimber cũng như Cassius. Cassius thì đúng là người uống nước lọc cả đời, nhưng Tillius Cimber tự làm mình mụ người với rượu và là một kẻ chuyên gây chuyện. Chính ông ta đã từng nói đùa: "Làm sao tôi có thể chịu đựng được kẻ khác, khi tôi còn chẳng thể chịu đựng được rượu?"
Mỗi người trong chúng ta có thể nêu tên ai đó, người mà không thể được tin tưởng khi nói đến rượu, nhưng lại cực kỳ đáng tin trong việc giữ bí mật. Tôi sẽ nhắc lại một ví dụ xuất hiện trong tâm trí tôi, để nó khỏi bị lãng quên. Cuộc đời cần nhiều những mẩu giai thoại để ta không phải tự mình lục lại trí nhớ hay lặp lại những ví dụ đã quá quen thuộc. Lucius Piso, người chỉ huy cận vệ trong thành Rome, bị say một lần và sau đó cứ tái diễn. Ông ta hầu như thâu đêm trong những bữa tiệc, rồi ngủ đến chiều; chiều tối là ban ngày với ổng, theo những gì ổng có thể nhận thức được. Tuy vậy, ông ta lại cực kỳ nghiêm túc và cẩn thận trong công việc, thứ mà sự an nguy của cả thành Rome phụ thuộc vào. Thánh Augustus hết mực tin tưởng con người này, và đã cho ông ta biết một chỉ dẫn bí mật khi thăng cấp ông ta lên làm chỉ huy ở trận Thrace, và ông ta đã giành thắng lợi về cho quân đội mình; rồi Tiberius, khi rời Campania, cũng tin tưởng Piso, dù điều đó khiến dấy lên khá nhiều những chỉ trích và bàn tán trong thành Rome, gồm cả những nghi ngờ và ghen ghét của người dân. Tôi tin rằng chính bởi sự say sưa của Piso đã có kết quả hơn cả mong đợi đến nỗi Tiberius sau này đã thăng cấp quận trưởng cho Cossus - một con người nghiêm nghị, kỷ luật nhưng lại thường tắm trong rượu, đến nỗi mà một lần khi ông ta đi thẳng từ bữa tiệc đến nghị viện, ông ta phải cần người khiêng vì đã ngủ gật, và làm cách nào cũng không thể khiến ông ta tỉnh dậy. Tuy nhiên, Tiberius lại thường tự tay viết cho Cossus những vấn đề mà ông ta thậm chí không thể nói cả với người cố vấn thân tín nhất. Và Cossus không bao giờ làm ông ta thất vọng, trước công chúng hay ngay cả khi riêng tư.
Vậy nên hãy bỏ qua những suy nghĩ đơn giản vẫn lưu truyền trong dân gian, như: "Một tâm trí bị chi phối bởi rượu bia thì không thể tự kiểm soát. Giống như bình đất sét có thể bị nổ tung bởi cái nóng của sự lên men, khi đó mọi thứ bên trong phun ra ngoài, khi một người bị lấp đầy bởi rượu bia, thứ gì bên trong cũng sẽ phun ra ngoài. Những người quá say sưa rượu chè không thể dìm thức ăn xuống, vì rượu sẽ khuấy động nó lên, thì những bí mật cũng vậy: khi say họ sẽ tuôn chúng ra, cả của chính họ, và của những người khác".
Nhưng ta có rất nhiều ví dụ trong thực tế không đúng như thế. Hay khi cần thiết, người ta vẫn sẵn sàng hỏi ý kiến của những người mà họ biết là thường xuyên nhậu nhẹt. Điều đó đã chống lại ý kiến mà Zeno đưa ra - rằng không ai trao đổi một bí mật với một kẻ thường xuyên say sưa rượu chè.
Vậy nên, chẳng phải sẽ tốt hơn rất nhiều nếu có thể lên án thẳng thói say sưa, và chỉ ra những tác hại của nó hay sao? Bất cứ người bình thường nào cũng hiểu là nên tránh nó, chứ đừng nói đến những người thông thái biết suy xét. Họ (những người thông thái biết suy xét) biết cách hài lòng khi cơn khát của họ được thỏa mãn; và mặc dù đôi khi họ để cho tinh thần vui vẻ lôi kéo họ thêm 1 2 tuần rượu, họ biết điểm dừng khi bắt đầu có cảm giác ngà ngà. Ta sẽ nói về việc liệu với người thông thái tâm trí họ có thực sự bị ảnh hưởng xấu bởi rượu hay không vào dịp khác, và cả vấn đề khi say liệu họ có cư xử như những người bình thường bị say.
Còn ở đây, nếu thứ bạn muốn là chứng minh rằng người đức hạnh không nên để mình bị say, tại sao phải sử dụng logic học của biện luận? Tại sao không chỉ ra rằng thật tầm thường, thậm chí là đáng khinh khi uống nhiều hơn lượng một người có thể chứa và kiểm soát, hay không biết về sức chứa của chính bụng mình; hay chỉ ra những hành động lời nói kẻ say thường thể hiện, những thứ khiến hắn phải hổ thẹn khi tỉnh táo trở lại. Tại sao không nói thẳng rằng say sưa không là gì khác ngoài một trạng thái điên khùng một cách tự nguyện. Thử tưởng tượng tình trạng say khướt kéo dài nhiều ngày; liệu bạn có phải lưỡng lự khi gọi nó là điên rồ? Vậy nên mỗi lần say sưa chỉ là một lần điên khùng trong khoảng thời gian ngắn hơn mà thôi.
Hãy nghĩ lại trường hợp của Alexander thành Macedon, người đã đâm chết Clitus, người bạn thân thiết và trung thành nhất của mình trên bàn tiệc. Khi hắn nhận thức được điều hắn đã làm, hắn muốn chết, và đó là hình phạt xứng đáng với hắn. Say sưa làm nhen lên mọi thói xấu, và khiến chúng lộ ra, vì nó gạt bỏ cảm giác ngượng ngùng, thứ ngăn chặn những hành động không đứng đắn của ta. Vì lý do khiến người ta không làm những hành động xấu là vì sự hổ thẹn nhiều hơn là vì một tư cách tốt. Khi một lượng rượu lớn khiến tâm trí mất kiểm soát, bất cứ thói xấu nào bị che giấu hay kiềm chế sẽ có cơ hội trỗi dậy. Say sưa không tự nó tạo ra các thói xấu - nó chỉ làm nhen nhóm lại những thói xấu đã bị kiềm chế mà thôi. Vì nó mà kẻ dâm dục không còn chờ đến khi vào buồng the mà cho phép thú tính của hắn trỗi dậy và thực hiện với không chút lưỡng lự; vì nó mà kẻ không biết xấu hổ phô bày sự đen tối suy đồi của mình và thậm chí còn lấy đó làm vinh dự; vì nó mà một kẻ thích gây sự hoa môi múa mép và đả kích không chừa ai. Trong một kẻ thô lỗ, sự kiêu ngạo càng trở nên khó kiểm soát, cũng như sự kích động phản ánh nét man rợ trong một kẻ đầu óc đầy hằn thù. Khi say, mọi thói xấu đều được tung hoành, và mặc sức trỗi dậy.
Bên cạnh đó, ta quên đi bản chất con người mình, ta ăn nói ngúc ngắc và không rõ ràng, ánh mắt không ngay thẳng kiên định, bước đi loạng choạng, đầu óc quay cuồng, trần nhà xoay chuyển như thể trong trận cuồng phong, và bụng ta phải chịu đựng cơn đau đớn khi mà rượu sủi lên và làm chướng dạ dày. Tuy nhiên, chúng là những thứ ta có thể chịu đựng được, miễn là ta có sức khỏe; nhưng còn những hậu quả sau đó, khi mà giấc ngủ lấy mất sức mạnh tự nhiên đó, và khiến cơn say làm ta không thể tiêu hóa? (bạn nào từng say sâu chắc mới hiểu cảm giác hôm sau ăn uống khó khăn thế nào)
Hãy nghĩ đến những bi kịch do say sưa mang lại trong lịch sử. Có những đội quân thiện chiến đã bị phản bội chỉ vì say rượu; có những bức tường thành đã bị phá hủy sau bao nỗ lực phòng thủ trong nhiều năm trời; có những người tự chủ cực tốt, những người luôn từ chối nhượng bộ, nhưng rồi cũng bị rượu làm cho nhu nhược và dẫn đến chấp nhận làm nô lệ cho giặc ngoại quốc. Biết bao người không thể bị đánh bại trên chiến trường lại có thể bị đánh bại bởi rượu chè. Tôi đã kể về Alexander trước đó. Ông ta - chiến binh dũng mãnh, toàn vẹn qua bao chiến trường, bao trận đánh, bao mùa đông khắc nghiệt, người đã đánh bại mọi thách thức của cả con người lẫn thiên nhiên, người đã vượt qua bao con sông, bao dòng chảy hung dữ, bao đại dương xa xăm, cuối cùng lại để mình bị gục ngã bởi rượu chè vô độ từ "chiếc cốc của Hercules", với ông ta, đó có thể được gọi là "chiếc cốc của thần chết".
Và thực ra, có gì để tự hào trong việc uống rượu? Khi bạn thắng trên bàn tiệc, khi mà kẻ khác hoặc đang nôn mửa hoặc nằm ngất trên bàn, tất cả cúi đầu từ chối lời mời cạn chén của bạn, khi bạn là người duy nhất "sống sót" trong bữa tiệc, đánh bại tất cả mọi người bởi sức chịu đựng của mình, bằng việc chứa được nhiều rượu, ngay cả khi đó nên nhớ: bạn cũng sẽ bị đánh bại bởi một thùng rượu mà thôi.
Điều gì đã tiêu diệt Mark Antony, con người danh giá và tài năng thiên bẩm? Chẳng lẽ đó không phải là rượu chè, thứ đã khiến ông ta nhiễm phải những sở thích lạ lẫm và thói xấu xa đê hèn nhất. Chính rượu, và tình yêu với Cleopatra, thứ trở nên sâu đậm hơn bởi rượu. Chính hai thứ đó đã biến ông ta thành kẻ thù của dân tộc mình, làm ông ta thấp hèn đi trong mắt kẻ thù. Chính chúng (rượu và tình yêu với Cleopatra) đã khiến ông ta trở nên tàn bạo, với thói quen đặt trên bàn ăn đầu của những kẻ đứng đầu chế độ, khi giữa bữa tiệc và sự xa hoa cung đình nhất, ông ta xác định đầu và tay của những kẻ thù. Dù đã chìm trong rượu, ông ta vẫn khát máu. Nếu ông ta làm thế khi đang uống, điều đó đã là quá mức chịu đựng, chứ đừng nói đằng này ông ta còn làm thế khi đã say khướt.
Việc lao mình vào rượu chè dần dần sẽ kéo theo thói tàn bạo man rợ, vì sự vững vàng của tâm trí sẽ dần mất đi và dẫn đến tính khí thất thường (cái này giải thích tại sao người say rất hung hăng, và có thể cực kỳ dã man). Cũng giống như ốm yếu sẽ khiến người ta dễ trở nên cáu kỉnh càu nhàu, khó tính và dễ nổi nóng với những thứ nhỏ nhặt nhất, thói say sưa triền miên sẽ khiến tâm trí trở nên tàn bạo. Vì họ thường không phải là chính họ, thói quen điên khùng dần ăn sâu, và sau một thời gian những thói xấu chỉ thấy khi say sưa sẽ có thể xuất hiện ngay cả khi tỉnh táo.
Vậy nên, khi nói về vấn đề này, hãy nói thẳng tại sao người thông thái thì không để mình say. Hãy giải thích bằng những sự kiện có thật thay vì lời nói suông, về sự xấu xa của thói quen ấy, và sự quá chừng mực nó sẽ dẫn theo. Hãy làm theo cách dễ dàng nhất, đó là chỉ ra rằng những thứ thoải mái tiện nghi mà người đời ao ước thực ra lại trở thành sự trừng phạt ngay khi mà nó đi quá mức độ. Vì nếu bạn cứ cố chứng minh rằng người thông thái sẽ không bị ảnh hưởng bởi một lượng rượu lớn, rằng những phẩm cách của người ấy sẽ không thay đổi ngay cả trong tình trạng ấy, thì sau đó chắc bạn phải thậm chí đi đến kết luận rằng ông ta sẽ không chết bởi thuốc độc, không bị ngủ mê mệt bởi hóa chất, và sẽ không phải nôn mửa hay phun ra những thứ trong bụng sau khi uống thuốc xổ. Nhưng nếu dáng đi của ông ta không còn vững, và lời nói của ông ta đã bắt đầu ngắc ngứ, tại sao bạn lại cho rằng chỉ một phần của ông ta say và ông ta vẫn tỉnh trong phần còn lại?
Tạm biệt!
A Dreamer
*******
Bản tiếng Anh:
From Seneca to Lucilius
Greetings
1 You tell me to describe every one of my days from start to fi nish.
You must think well of me if you suppose there is nothing in
them that I would hide from you. Our lives should indeed be like
that, lived as if in the sight of others. Even our thoughts should be
conducted as though some other person could gaze into our inmost
breast. For there is someone who can. What use is there in keeping
a secret from human beings? Nothing is hidden from God. God is
in our minds; God enters into the midst of our thoughts. I say enters—
as if he had ever left!
2 So I will do as you tell me, and write to you willingly of what I
am doing, all in order. I will observe myself straightway, and conduct
an inquiry of my day. It is a very useful practice. What makes us terrible
people is that no one looks back over his life. We ponder what
we are about to do (though not as often as we should); we do not
ever refl ect on what we have done. Yet plans for the future depend
on the past.
3 Today has been a solid block of time. No one has taken any of
it from me; the entire day has been split between resting and reading.
Only a little has been devoted to bodily exercise, and on that
account I am grateful to old age: it costs me but little. As soon as
I stir myself, I am tired, but that is the aim of exercise even for the strongest people. 4 Would you like to know about my regimen? A
single trainer is enough for me. It is Pharius, a mere child, as you
know, and a lovable one. But he will be replaced: I am now looking
for someone even younger. To be sure, he says that we are at the same
point in our lives—both losing our teeth! But already I can hardly
keep up with him in running, and in a few days I won’t be able to.
You see what daily exercise is doing for me! Th e distance between
two people increases quickly when they are moving in opposite directions.
He is climbing even as I descend, and you know well how
much more quickly the second happens. I misspoke: our time of life
is not a descent but a free fall.
5 But would you like to know the outcome of our race today?
Something that rarely happens in running—a tie. After this fl urry
of activity (one can hardly call it a workout), I got down into a cold
bath—for “cold” is the word I use when the water is just barely warm.
And I used to be such a cold-water enthusiast! On the fi rst of January,
I used to pay my respects to the Canal. Just as I used to read or
write or say something on that day, so also was it a ritual of mine to
greet the new year with a dip in the Maiden.* But then I moved my
encampment, fi rst to the Tiber, and now to this tub, where—when I
am at my bravest, and all indications are good—the water is warmed
only by the sun. I can hardly manage a cold bath anymore.
6 Next it is dry bread, a meal without a table, after which I need
not wash my hands. I sleep hardly at all. You know my habits: I take
just a very brief nap, a mule team’s rest, as it were. It’s enough for
me if I doze off for a moment. Sometimes I know I have slept, and
sometimes I only guess.
7 Listen—you can hear the noise from the crowds at the races.
Some sudden cry rises from every throat to assail my ears, but my
thoughts carry on undisturbed, unbroken even. Th e roar does not
bother me at all: many voices mingled into one are to me as waves on
the shore or wind among the trees or any other meaningless sound.
8 What, then, do I have to occupy my mind? I’ll tell you. Yesterday’s
refl ections have left me wondering what certain very intelligent
men were thinking when they made their proofs of important points
so trivial and confusing. Even if what they say is true, it seems more
like falsehood. 9 Zeno, who is the greatest of men and the founder of
our very brave, very chaste school of philosophy, wishes to dissuade us from drunkenness. Listen to how he proves that a good man will
not become drunk:
No one entrusts a secret to one who is drunk.
But one does entrust a secret to a good man.
Th erefore a good man will not be drunk.*
In mockery of this, one could use similar reasoning to prove the exact
opposite. Here’s how—taking just one example:
No one entrusts a secret to one who is asleep.
But one does entrust a secret to a good man.
Th erefore a good man does not sleep.
10 Posidonius takes up the cause of our master Zeno in the one way
he can, though even then the position seems to me untenable.* He
says that “drunk” has two meanings: one is when a person is loaded
with wine and not in control of himself, the other is when he is in
the habit of becoming drunk and is susceptible to this fault. Th e latter,
he says, is what Zeno has in mind—the one who is in the habit
of becoming drunk, not the one who is drunk right now. Th is is the
person to whom no one will entrust a secret, lest he blurt it out when
he is drinking. 11 But that’s false: the fi rst syllogism posits one who
is drunk, not one who will be so in the future. For you will grant that
there is a big diff erence between a person who is drunk and a drunkard.
A person who is drunk could be drunk for the very fi rst time,
without having acquired the habit. Conversely, the habitual drunkard
can sometimes be free of drunkenness. For that reason, I understand
the word in its usual signifi cation, especially since it is employed by
one who makes some claim to precision and who scrutinizes words.
Besides, if Zeno understood the word one way but meant us to take
it in another, then he made the ambiguity of a term the occasion for
deceit, and one ought not to do that when truth is one’s object. 12 But
suppose he did mean that. What follows is false, that one does not
entrust a secret to someone who has a habit of getting drunk. Th ink
how many soldiers are entrusted with information that their commanders,
tribunes, and centurions need to keep quiet. Yet soldiers are
not models of sobriety. Th e plan to assassinate Caesar (I mean the
Caesar who was in power after the defeat of Pompey) was disclosed to Tillius Cimber* as well as to Cassius. Cassius drank water all his
life; Tillius Cimber was besotted with wine and a troublemaker too.
He himself told a joke about it. “How can I have any tolerance for
people,” he said, “when I don’t have any for wine?”
13 Each of us could name people who cannot be trusted with wine
but can be trusted with a secret. I will recount just one example that
occurs to me so that it won’t be forgotten. Life should be well supplied
with exemplary anecdotes so that we don’t always have to go back
to the old ones. Lucius Piso,* the commander of the city watch, got
drunk once and was continually so thereafter. 14 He spent most of the
night at parties, then slept until noon; noon was daybreak, as far as he
was concerned. Still, he attended scrupulously to his responsibilities,
on which depended the safety of Rome. Th e divine Augustus trusted
this man with secret instructions when he appointed him to a command
in Th race, which he subdued; then Tiberius did the same as he
was departing for Campania, since he was leaving much resentment
and many causes for suspicion behind him in Rome. 15 I believe it
was because Piso’s drunkenness had yielded such good results that
Tiberius later appointed Cossus as his urban prefect—a serious, welldisciplined
man but positively soaked in wine, to the point that once
when he had come directly to the Senate from a party, he had to be
carried out because he had fallen asleep and could not be awakened.
Nonetheless, Tiberius used to write to him with his own hand on
matters he dared not confi de even to his closest advisors. And Cossus
never gave away a secret, either public or private.
16 So let’s get rid of the old commonplaces. “Th e mind impeded
by drink is not under its own control. Just as clay storage jars fi lled
with must tend to burst from the heat of fermentation, and everything
inside comes shooting out, so is it when wine fl ows in intoxicating
abundance: whatever lies hidden is cast forth in full view.
Just as those who are overloaded with wine cannot keep their food
down—for the wine washes it up—so is it with a secret: they spill
it out, both their own and other people’s.” 17 Yes, this does often
happen. But it also happens that when there is need, we do consult
with people who we know drink freely. Th is disproves that platitude
which is off ered in Zeno’s defense, that no one shares a secret with
a habitual drunkard.
It is much better to attack drunkenness directly, exposing its faults. Even an ordinary decent person will avoid these, and still
more the perfectly wise person. Th e latter is satisfi ed when thirst
is quenched; and although he does sometimes let good cheer urge
him to go somewhat further for another’s sake, he stops short of
drunkenness. 18 We can inquire some other time whether the wise
person is mentally aff ected by an excess of wine and whether he then
acts as people usually do when they are drunk. In the meantime, if
what you want to establish is that a good man ought not to become
inebriated, why do you resort to syllogisms? Just say how disgraceful
it is for a person to imbibe more than he can hold, not knowing
the size of his own stomach, and how many things people do when
they are drunk that would embarrass them when sober. Say that
drunkenness is nothing but voluntary insanity. Imagine the drunken
state continuing for a number of days; would you hesitate to call
that madness? So even as it is, it is not a lesser form of insanity but
only a shorter one.
19 Recount the example of Alexander of Macedon, who drove
a spear through Clitus, his dearest and most loyal friend, during a
dinner party. When he found out what he had done he wanted to die,
and certainly that is what he deserved.* Drunkenness sets every vice
afl ame, and exposes them too, since it removes the sense of shame
that sets constraints on our worst impulses. For more people are
inhibited from wrongdoing by the disgrace of it than by their own
good intentions. 20 When an excess of wine has possession of the
mind, any fault that was hiding comes into the open. Drunkenness
does not create faults—it brings out faults that already exist. It is
then that the lustful person does not even wait for the bedroom but
permits his desires to achieve everything they want without delay;
it is then that the shameless person admits his infi rmity* and even
boasts of it; it is then that the quarrelsome fellow restrains neither his
tongue nor his fi st. In a rude person, arrogance becomes even more
pronounced, as does cruelty in a savage temperament and malice in
a spiteful one. Every vice has free rein; every vice is exposed to view.
21 Mention too the loss of self-awareness, the slurred and indistinct
speech, the blurred vision, the unsteady walk, the dizziness,
the ceiling spinning around as if the entire house were caught in a
whirlwind, the pains in the stomach when the wine seethes inwardly
and causes bloat through the abdomen. It is endurable, nonetheless, while the eff ects of the drink still last. But what about afterward,
when sleep has soured it and inebriation has turned into indigestion?
22 Th ink what terrible events drunkenness has caused in human
history. Th ere are whole tribes of fi erce warriors whom it has betrayed
to their enemies; there are long-defended ramparts it has breached;
peoples of fi ercely independent spirit, who always refused to bear the
yoke, have been forced by it to submit to foreign domination. Th ose
who could never be defeated in battle have been vanquished by drink.
23 I spoke earlier about Alexander. He who had passed unharmed
through so many campaigns, so many battles, so many winters, who
defeated every challenge of climate and terrain, who crossed so many
rivers descending from unknown wilds, so many distant seas, was
vanquished at last by drinking without moderation from his “Beaker
of Hercules”—for him, a beaker of death.*
24 How is holding one’s liquor a point of pride? When you have
won the drinking bout, when the others are all retching or passing
out and refuse your toasts, when you are the only one to survive
the party, having defeated everyone by your marvelous prowess, your
unmatched capacity for wine, even then you are outdone by a barrel.
25 What was it that destroyed Mark Antony, a man of noble
character and exceptional talent? Was it not drunkenness that drove
him to foreign habits and the most un-Roman vices? Th at, and his
love of Cleopatra, which was only increased by wine. It was this that
made him an enemy to the state, that made him a lesser man than
his enemies. It was this that made him cruel, when he used to have
the heads of leading statesmen brought to him at dinner—when
amid his elaborate feasts and the splendor of kings he would view
the hands and faces of the proscribed. Even though he was loaded
with wine, he thirsted for blood.* It would have been bad enough if
he had been drinking as he did such things; that he did them when
already drunk is still more intolerable.
26 A devotion to drink generally does bring cruelty in its train,
for one’s soundness of mind then becomes fl awed and uneven. Just as
long illness causes people to become peevish and diffi cult and prone
to take off ense at the slightest thing, so continual drunkenness causes
the mind to become brutish. For since they are frequently not themselves,
the habit of insanity becomes ingrained, and faults acquired
under the infl uence of wine thrive even without it.27 In your speech, then, tell us why the wise person ought not
to become intoxicated. Show us by examples, not words, how ugly
a thing it is, how unreasonable its demands. Th e easiest course is to
prove that when our so-called pleasures get out of bounds, they become
punishments instead. For if you attempt to argue that the wise
man is not aff ected by large amounts of wine, that the upright character
of his mind persists even through dissipation, then you might as
well conclude that he would not be killed by drinking poison, would
not be put to sleep by a sleeping draft, and would not vomit or expel
the contents of his bowels after taking a dose of hellebore. But if his
gait is unsteady and his speech is slurred, why should you consider
him to be drunk in one part of himself and sober in another?Farewell.
Bạn nào có tâm muốn ủng hộ mình, chỉ xin ủng hộ Spiderum là mình vui rồi :)
Trần Việt Anh - STK: 0451000364912 (Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội)
Các bài viết khác của tác giả:
Khoa học - Công nghệ
/khoa-hoc-cong-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất