INTRO 


Hiện nay dịch vụ giao đồ ăn đang rất phát triển và ngày càng có nhiều người sẵn sàng chi tiền cho các dịch vụ này. Theo số liệu từ nghiên cứu của một nhóm sinh viên trường Đại học Ngoại thương, có 20% số người được hỏi có tần suất sử dụng các app giao đồ ăn ít nhất 3 lần/tuần và sẵn sàng chi trả ít nhất 30-50k cho 1 lần đặt đồ ăn.
Tính đơn giản, vị chi là họ đã tiêu tốn khoảng 90k-150k/tuần, tương đương với 360k-600k/tháng, hay 4320k- 7200k/năm cho việc đặt đồ ăn online.
Mà trong số đó có tới 47% có thu nhập <5 triệu/tháng, và 25% thậm chí còn chưa tạo ra thu nhập.
Biểu đồ thu nhập trung bình 1 tháng
Nếu như bạn cũng tương tự như nhóm 47% kia, có khi nào bạn thắc mắc, tại sao các app giao đồ ăn này lại hấp dẫn đến vậy và khiến bạn sẵn sàng chi trả một số tiền mà tính ra cũng không hề nhỏ như thế? Hãy cùng chúng mình khám phá trong video này nhé!

WHAT (you concern?)

Đầu tiên, hãy cùng tìm hiểu về những điều bạn - và những người dùng khác -quan tâm khi sử dụng app nhé!
Để giúp người dùng trả lời câu hỏi này dễ dàng hơn, nhóm nghiên cứu đã đưa vào bảng hỏi 10 tiêu chí đánh giá, được sắp xếp theo quy trình từ khi bạn đặt đồ trên app đến khi nhận hàng trên tay như sau. Các tiêu chí này đã được nghiên cứu và chọn lọc để phù hợp với thị trường Hà Nội, sau khi nhóm đã xem xét nhiều nghiên cứu có liên quan trên thế giới.
Bạn có để ý rằng, các yếu tố liên quan đến chi phí, giá cả, thanh toán, hay nói cách khác là TIỀN được rất nhiều người quan tâm không? Trong khi đó chỉ có rất ít người quan tâm đến cái yếu tố mà đáng ra chúng ta cũng nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định mua hàng, đó là Chất lượng đồ ăn.
Như vậy, nhìn vào biểu đồ này, bạn có thể dễ dàng xây dựng được 2 câu chuyện: 
1. Tại sao người dùng lại quan tâm nhiều đến giá cả? 
2. Tại sao vấn đề về chất lượng đồ ăn lại không được đánh giá cao? 

WHY?

Thứ nhất, tại sao TIỀN lại là vấn đề được nhiều người quan tâm thế?

Để trả lời cho câu hỏi này, ta cần tìm hiểu xem những người tham gia khảo sát này là ai.
Đối tượng chủ yếu ở đây là học sinh, sinh viên - và đa phần là những người có thu nhập trung bình chưa đến 5 triệu/tháng hoặc chưa tạo ra thu nhập. Nhìn vào đây, ta có thể lý giải rằng khi thu nhập chưa cao, người dùng sẽ có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến chi phí bỏ ra để trải nghiệm dịch vụ hơn là chất lượng sản phẩm. 

Thứ 2, tại sao hầu hết đều không quan tâm đến Chất lượng đồ ăn?

Nhóm nghiên cứu đã đưa ra 2 giả thiết như sau giải thích cho vấn đề vì sao đối tượng này ko quan tâm đến chất lượng đồ ăn:

Một là họ thực sự không quan tâm đến chất lượng đồ ăn khi đặt hàng online, chấp nhận rủi ro về chất lượng thực phẩm để nhận mức giá ưu đãi.

Bởi vì thực tế thì, những vấn đề liên quan đến chất lượng đồ ăn mà khách hàng gặp phải không hề ít:  
Thế nhưng, khi được yêu cầu đánh giá chất lượng đồ ăn nhận được so với hình ảnh trên quảng cáo, hầu hết mọi người vẫn cho điểm rất cao, họ đều thấy ổn, tốt hoặc cực kỳ tốt! Điều này chứng tỏ, khách hàng nhận thức được mức độ chất lượng phù hợp với mức giá mà họ bỏ ra, hay nói cách khác là “tiền nào của nấy”. 

Khách hàng có quan tâm đến chất lượng đồ ăn, nhưng mà quan tâm theo một cách khác.

Họ tìm hiểu về chất lượng đồ ăn thông qua các đánh giá của người dùng trước đó. Bằng chứng là số liệu về mức độ quan tâm đến đánh giá của người dùng ở mức khá cao (51%). 
Từ đây có thể thấy rằng, thực chất người dùng vẫn quan tâm đến chất lượng đồ ăn, nhưng họ chấp nhận đánh đổi với mức tiền họ bỏ ra và tin tưởng vào đánh giá của người tiêu dùng trước đấy. 

SO WHAT?

1. Đối với doanh nghiệp

Đứng dưới góc độ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, họ có thể:
Đưa ra các chương trình khuyến mãi, voucher, giúp giảm chi phí mua hàng và vận chuyển đối với đối tượng khách hàng trẻ, bận rộn, ngại đi lại. Tập trung vào việc tăng trải nghiệm khách hàng thông qua: giao diện app thân thiện - đặc biệt chú trọng hơn vào phần đánh giá của khách hàng,phương thức thanh toán đa dạng, thời gian giao hàng nhanh,chất lượng dịch vụ (dịch vụ giao hàng, chăm sóc khách hàng khi gặp sự cố).Và đặc biệt là các doanh nghiệp cũng nên chủ động có cách chính sách nâng cao chất lượng đồ ăn và nhận thức người dùng về tầm quan trọng của chất lượng đồ ăn. "Đem đến sự tiện lợi nhưng vẫn đầy đủ chất dinh dưỡng, lành mạnh và luôn nhớ ăn đủ bữa đúng giờ." - Một thông điệp tích cực chắc chắn sẽ tạo ra những giá trị bền vững trong cộng đồng.

2. Đối với người dùng

Khi bạn ý thức rõ ràng hơn về hành vi tiêu dùng của mình, bạn sẽ đưa ra quyết định mua hàng một cách sáng suốt hơn, sao cho phù hợp với thu nhập của bản thân.
Ngoài ra, bạn cũng hãy nghiêm khắc hơn trong việc đánh giá chất lượng đồ ăn, cốt là để bảo vệ sức khỏe của bản thân và đồng thời cũng tác động để doanh nghiệp chú tâm nhiều hơn về vấn đề này!

CONCLUSION

Nói tóm lại, nhìn một cách tổng thể, khách hàng đều cảm thấy hài lòng khi sử dụng dịch vụ đặt đồ ăn online, với kết quả là hầu hết đều cảm thấy Ổn, Hài lòng hoặc Rất hài lòng.
Và đó chính là lý do khiến các giao đồ ăn trực tuyến đang ngày càng được yêu thích, và sẽ còn phát triển nhiều hơn nữa trong tương lai! 


Lâu lắm rồi mới lại viết bài trên Spiderum, vì đến giờ mình mới thấy có gì đó hay hay để chia sẻ.
Bài viết này mình viết sử dụng kỹ năng Kể chuyện bằng dữ liệu (Data Storytelling), tức là sử dụng nguồn dữ liệu sẵn có, rồi xử lý, phân tích và tìm ra những ý nghĩa của dữ liệu, sau đó thêm yếu tố kể chuyện và hình ảnh để bài viết thêm trực quan và hấp dẫn hơn.

Tìm hiểu thêm về Data Storytelling ở đây:
À thì hiện tại mình đang làm cho bên ở 2 link trên, và mình đã có cơ hội tìm hiểu kha khá về Dữ liệu và các thuật ngữ liên quan (như dữ liệu lớn - big data, phân tích dữ liệu - data analysis, kể chuyện bằng dữ liệu - data storytelling, doanh nghiệp theo định hướng dữ liệu - data-driven business,...), nên mình muốn chia sẻ với mọi người, vì đây sẽ là những xu hướng trong tương lai khi công nghệ số bùng nổ như hiện nay.