[Stoicism] - Dịch Seneca (88): Về nghệ thuật và những ngành học khai phóng
Lời tựa : Như đã giới thiệu trong series, Seneca thực sự là nguồn cảm hứng Stoicism của mình. Đọc Seneca không...
Lời tựa: Như đã giới thiệu trong series, Seneca thực sự là nguồn cảm hứng Stoicism của mình. Đọc Seneca không chỉ là về triết học mà còn là một trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài với sự từng trải của cuộc đời. Với hy vọng giới thiệu Stoicism đến với các bạn trẻ Việt Nam, xin gửi tới các bạn bản dịch những bức thư quan trọng nhất trong cuốn "Moral Letters to Lucilius", tác phẩm đã làm nên tên tuổi của Seneca và là một trong bộ ba cuốn sách nền tảng của Stoicism. Do không phải anh dịch thuật, nên bản dịch này hoàn toàn tập trung vào việc truyền tải thông điệp và hy vọng có thể giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với bản tiếng Anh, để có thể thấy cái hay cái đẹp trong việc sử dụng ngôn từ của Seneca (dù thực ra bản tiếng Anh cũng chỉ là một bản dịch). Một anh bạn người Ý của mình đã chia sẻ Seneca được đưa vào chương trình giảng dạy tại Ý như một bậc thầy về việc sử dụng ngôn từ. Vì vậy, xin cam đoan tất cả những gì khiến bạn cảm thấy trúc trắc từ bản dịch là bởi khả năng hạn chế của mình, và rất mong nhận được đóng góp của các cao nhân để bản dịch được hoàn thiện hơn.
Bạn có thể đọc trước giới thiệu về Seneca ở đây:
Bức thư số 88
Bạn thân mến!
Bạn muốn biết quan điểm của tôi về những môn nghệ thuật tự do (hội họa, âm nhạc vv.) hay các ngành học khai phóng. Tôi không quan tâm đặc biệt đến bất cứ ngành nào trong số chúng, vì xét một cách khái quát tôi không cho rằng bất cứ ngành học nào là tốt đẹp nếu nó chỉ để người ta kiếm tiền.
Chúng chỉ mang lại những kỹ năng có thể được thị trường ưa chuộng, và chúng chỉ hữu dụng khi được dùng để bổ trợ cho sự toàn diện của tâm trí chứ không phải là những ngành để ta hướng về lâu dài. Một người chỉ nên trau dồi chúng cho đến khi tâm trí có khả năng hấp thụ những thứ khác tốt đẹp và quan trọng hơn: chúng chỉ là những ngành học khởi đầu, chứ không thể là những công việc thực sự của tâm trí.
Khá rõ ràng tại sao chúng lại được gọi là những ngành học "tự do – liberal”: bởi vì chúng chỉ đáng kể với người hoàn toàn tự do. Nhưng chỉ có một ngành học duy nhất hướng tới cái tự do thực sự, đó là ngành học giải phóng con người - triết học
(Lời người dịch: lưu ý triết ở đây phải được hiểu hơi khác định nghĩa triết học rất hẹp thời bây giờ nhé. Triết học thời Seneca gần như là toàn bộ kiến thức của con người, bao gồm 3 phần là Ethics - Đạo đức, Logic - ngôn ngữ và suy luận, và Physics - tức tất cả các ngành khoa học. Chỉ là Đạo đức là phần quan trọng nhất, mà triết gia từ thời Socrates đã chỉ ra rằng nếu không có Đạo đức thì những thứ còn lại không đáng xét đến). Chỉ có nó mới thiêng liêng, đầy nội lực, và mang đến sự vĩ đại thực sự cho tâm trí; so với nó mọi thứ khác đều không đáng kể và có phần ngây ngô. Hay bạn thực sự nghĩ rằng có thứ gì giá trị trong ngành học mà những người đang làm việc với chúng, sống bằng chúng lại có thể bị bao quanh bởi đầy rẫy những gièm pha và đê tiện đáng khinh. Mục đích của chúng ta không nên là học chúng, mà nên là kết thúc hoàn toàn việc học chúng.
Một số người cho rằng câu hỏi nghiêm túc hơn với những ngành học ấy là có khi nào chúng khiến một người trở nên tốt đẹp. Đó không phải là thứ chúng hứa hẹn, hay đúng hơn, những kiến thức ấy không có trong nội dung của chúng. Ngành văn chương nhắm đến nguồn gốc, hay sự rõ ràng của ngôn ngữ, hay nếu đi xa hơn, với những câu chuyện; hay cao hơn cả, thì là sự nghiên cứu thơ ca. Điều gì trong chúng trải đường cho bạn đến với những phẩm cách? Việc nghiên cứu nhận diện các âm tiết (của ngôn ngữ cổ), sự chú trọng đến các từ và cụm từ, sự ghi nhớ những câu chuyện, hay các âm luật trong thơ ca, có thứ gì trong số chúng có thể làm nguôi ngoai những lo lắng sợ hãi của chúng ta, hay loại bỏ tính tham lam, hay kìm nén những mong muốn? Rồi thì hình học và âm nhạc: trong chúng cũng không có gì giúp ta đối mặt với sợ hãi và ham muốn. Và nếu ta không thể kiểm soát được những thứ ấy, thì chẳng có nghĩa lý gì khi ta trang bị cho mình hiểu biết về những thứ khác cả.
Câu hỏi là liệu phẩm cách có phải thứ họ đang dạy trong những ngành học ấy hay không? Nếu không, tức là họ không truyền lại chúng cho người học, và nếu có, thì họ chính là những triết gia. Liệu bạn có muốn biết cách để kiểm tra điều đó? Hãy xem xét sự khác biệt giữa những ngành học ấy với nhau. Nếu chúng cùng nhắm đến một mục đích (truyền dạy phẩm cách), thì chúng phải có những điểm tương đồng.
Nếu không họ phải thuyết phục được bạn rằng Homer là một triết gia! Nhưng chính họ làm mất đi giá trị trong luận điểm của mình: có lúc họ cho ông ta là một Stoic, người chỉ đề cao duy nhất phẩm cách mà thôi và sẽ không bao giờ chấp nhận từ bỏ phẩm cách, ngay cả với cái giá là được trở nên bất tử; lúc khác lại cho ông ta là một Epicurean, khi ca ngợi sự nghỉ ngơi thư nhàn trong những điệu nhạc và tiệc tùng; khi khác lại là một Peripatetic, với việc cho rằng có 3 loại những thứ tốt đẹp; rồi có lúc lại là một người của Academic, khi nói rằng không có gì là thực sự chắc chắn trên đời. Chính những điều ấy cho thấy ông ta không phải là người trong bất cứ trường phái nào trong số đó, vì tất cả các dẫn chứng đều có giá trị, nhưng chúng không thể tương thích với nhau. Nhưng cứ cho rằng ta chấp nhận Homer là một triết gia: chắc chắn ông ta phải trở thành triết gia trước khi học thơ ca. Trong trường hợp đó, hãy để ta học thứ khiến Homer trở nên thông thái ấy.
Nhưng với tôi thì việc tìm hiểu hay tranh cãi liệu Homer hay Hesiod đứng trước cũng chẳng quan trọng hơn việc hỏi tại sao Hecuba lại già trước tuổi, vì có dữ liệu cho thấy bà ta trẻ hơn Helen. Điều gì, tôi hỏi bạn, là quan trọng trong việc tìm hiểu sự chênh lệch tuổi tác giữa Patroclus và Achilles? Liệu bạn sẽ chọn tìm hiểu Ulysess đã lang thang ở nơi nào thay vì làm thế nào để có thể chữa được chứng lang thang không ngừng của chính tâm trí mình? Ta thực sự có thời gian để nghiên cứu xem liệu ông ta bị bao vây bởi cơn bão giữa Italy và Sicily hay một thế giới bí ẩn ở nơi đó nhưng nằm ngoài khả năng nhận biết của ta (vì ổng chắc chắn không thể di chuyển quá lâu trong cái eo biển hẹp ấy). Không, chính tâm trí ta đang bị bao vây bởi những cơn bão mỗi ngày trong cuộc sống, và những thói xấu thì mang đến cho ta tất cả những vấn đề mà Ulysses đã gặp phải. Chúng đều ở cả đây: những vẻ đẹp đánh lừa con mắt, kẻ thù, những con quái vật thèm khát máu người, bên cạnh đó là bài ca Sirens thần thánh khiến ta mê muội, thêm vào đó là những vụ đắm tàu hay những sự hủy diệt khác. Hãy dạy tôi: cách để thực sự yêu thương đất nước, người vợ, hay người cha của mình; dạy tôi cách để có thể đến được cái đích cao đẹp ấy, dù tôi có bị đắm tàu trên đường. Tại sao bạn phải tìm hiểu liệu Penelope có còn trong trắng; liệu ả có quyến rũ tất cả những người xung quanh ả; liệu ả có nghi ngờ người mà ả gặp thực sự có phải là Ulysses hay không trước khi ả được thông báo bởi thần linh? Dạy tôi sự trong trắng thuần khiết là gì, cũng như giá trị của nó, hay việc liệu nó thực sự thuộc về cơ thể hay tâm trí.
Giờ đến âm nhạc. Bạn dạy tôi làm thế nào để có được giai điệu đẹp trong sự kết hợp nốt cao và nốt thấp, làm thế nào để những dây trầm dây cao có thể được sử dụng cùng nhau: thay vào đó, hãy dạy tôi làm thế nào để có được sự kết hợp hài hòa trong tâm trí mình, làm thế nào để những mục đích và động cơ của tôi không trái ngược với nhau. Bạn chỉ cho tôi giai điệu nào thể hiện nỗi buồn: thay vào đó, hãy chỉ cho tôi làm thế nào để vững vàng, không bị hoàn cảnh khó khăn ép buộc mình chìm đắm đến mất kiểm soát trong nỗi buồn ấy.
Những nhà hình học dạy tôi cách tính diện tích của vườn tược, nhưng họ không dạy tôi diện tích bao nhiêu là đủ cho một con người. Họ dạy tôi cách tính toán, dùng những ngón tay của tôi để viết ra lòng tham của mình, nhưng họ không cảnh báo tôi rằng những tính toán ấy chỉ là mặt ngoài mà thôi, rằng những con số kế toán dài dằng dặc sẽ chẳng thể thực sự khiến một người hạnh phúc hơn, thực ra thậm chí một người còn cảm thấy bất hạnh khi thấy rằng giá trị thực sự của ông ta thì không đáng kể, trong khi ông ta lại sở hữu quá nhiều những thứ tài sản không cần thiết và thừa thãi trong cuộc đời. Làm sao việc biết cách chia nhỏ đất đai lại có thể thực sự có ích cho tôi nếu tôi còn không biết làm thế nào để phân chia đất (thừa kế) với anh em ruột thịt của mình? Hay việc biết rằng một khoảng vườn có diện tích đúng bằng 1 phần 10 của 1 thước, nếu tâm trí tôi xáo động không yên khi người hàng xóm dám trồng trọt trên một phần nhỏ đất đai của tôi?
Họ dạy tôi cách để không mất đi phần đất ở rìa địa phận tài sản của tôi, nhưng thứ tôi muốn lại là làm sao để nếu có mất đi toàn bộ tài sản đất đai đi nữa tâm trí tôi vẫn vững vàng không thay đổi, hay thậm chí là vẫn vẫn vui vẻ hân hoan trong sự trân trọng cuộc đời.
"Tôi bị tước quyền thừa kế lãnh thổ cha mẹ và ông bà tổ tiên để lại?" Thực sự vấn đề là gì? Vậy tôi có bao giờ nghĩ ai là người sở hữu lãnh thổ ấy trước ông bà tổ tiên tôi? Liệu bạn có thể nói cho tôi biết thậm chí nó đã từng thuộc về nước nào, chứ đừng nói là cá nhân cụ thể? Người ta có bao giờ là chủ thực sự của đất đai, họ thường quên mất rằng họ chỉ tạm thời nắm quyền sử dụng nó mà thôi. Và ai là người bạn phải làm việc (thuê) cho? Nếu bạn may mắn, bạn làm thuê cho cha mẹ hay ông bà của bạn, những người mà sau thế hệ của họ bạn sẽ được thừa kế đất đai. Những người phụ trách luật pháp nói rằng không ai có thể dàn xếp sở hữu trước với đất đai, vì đó là tài sản thực ra thuộc về cộng đồng; thực đúng đắn, vì chúng thực ra thuộc về nhân loại.
Đó thực là một kỹ năng đặc biệt! - bạn biết tính diện tích cả những hình cong; bạn có thể biến bất cứ hình dáng nào được giao trở thành hình vuông; bạn có thể nói chính xác khoảng cách giữa các vì sao, thực ra không có gì là bạn không thể đo lường. Nếu bạn là người có kỹ năng tài giỏi như vậy, tại sao không thử đo lường tâm trí con người xem sao? Hãy thử nói nó to lớn thế nào, hay nhỏ bé ra sao. Bạn biết khi nào thì một đường là thẳng, vậy liệu bạn có biết thế nào là "thẳng" trong cuộc đời.
Giờ tôi sẽ nói về ngành học mà tự hào cho là liên quan đến thiên đường.
Nơi đâu hỡi sao Thổ băng giávà quỹ đạo mà sao Thủy vẽ ra (trích thờ Virgil)
Tôi được lợi gì khi biết những điều ấy? Rằng tôi sẽ phải lo lắng khi sao Thổ và sao Hỏa đối nghịch nhau, hay khi sao Thủy hiện ra lúc đêm khuya và sao Thổ được nó chiếu sáng? Thay vào đó, tôi nên học cách chấp nhận các hành tinh bất kể vị trí của chúng, và chúng có quỹ đạo riêng mà không thể bị thay đổi. Sự di chuyển liên tục của chúng trong quỹ đạo ấy được sắp định bởi thiên mệnh: chúng di chuyển theo một đường cố định và không định đoạt cũng như tạo ra chút ý nghĩa nào với các sự kiện trên trái đất (Lời người dịch: Stoicism cho rằng những quỹ đạo này chỉ báo trước việc sẽ xảy đến mà thôi). Nhưng nếu chúng có thực sự là nguyên nhân của những sự việc diễn ra, việc biết được những điều mà bạn sẽ không thể thay đổi liệu có giúp ích gì được cho bạn hay không? Và nếu chúng báo hiệu điều gì sẽ xảy đến, có ý nghĩa gì trong việc bạn tiên đoán được thứ bạn không thể tránh? Chúng sẽ vẫn xảy ra bất kể bạn có biết hay không.
Nhưng nếu bạn nhìn lên hướng mặt trời di chuyển, và những vì saolần lượt thứ tự đi theo nó, và bạnsẽ không bao giờ có thể ngạc nhiên vì những thứ xảy đến ngày mai; bạn sẽđược an toàn khỏi cuộc phục kích trong đêm thanh (trích thờ Virgil)
Thực ra, tôi đã có sự chuẩn bị cẩn thận chu đáo để chống lại những phục kích ấy.
"Nhưng ông có chắc rằng ngày mai sẽ không thể khiến tôi ngạc nhiên?", bạn nói, "Vì chắc chắn thứ xảy đến cho một người mà trái với hiểu biết hay kỳ vọng của anh ta sẽ khiến anh ta ngạc nhiên". Tôi không biết thứ gì sẽ xảy đến, nhưng tôi biết chắc những thứ có thể xảy ra. Tôi không loại trừ bất cứ điều gì trong số chúng trong kỳ vọng của mình về ngày mai: tôi chờ đợi tất cả; và nếu tôi tránh được bất cứ điều nào trong số chúng, tôi sẽ cho bản thân mình là may mắn. Ngày mai có thể khiến tôi ngạc nhiên, nếu nó nhẹ tay tha cho tôi. Nhưng ngay cả khi nó không khiến tôi ngạc nhiên, bởi tôi biết rõ không gì là không thể xảy đến cho mình vào ngày mai, tôi cũng biết không có gì trong những khả năng ấy là chắc chắn.
Vậy nên, tôi hy vọng vào những điều tốt đẹp nhất, nhưng sẽ chuẩn bị cho những điều tồi tệ nhất.
Tôi mong bạn có thể rộng lượng một chút nếu tôi không đi theo hệ thống, vì tôi không gộp những họa sĩ vào trong những ngành học khai phóng, hay cả những nghệ nhân chạm khắc tạc tượng, bào đá cẩm thạch, hay tạo ra những thứ đồ xa xỉ khác. Tương tự, tôi không tán thành những tay vật chuyên nghiệp hay những người chỉ biết đến dầu và cát (tức những người chuyên tâm vào thể hình và rèn luyện thể chất như công việc toàn thời gian). Nếu không tôi cũng sẽ phải chấp nhận những người mát xa, đầu bếp, hay bất cứ ai dùng kỹ năng của họ để làm thỏa mãn nhu cầu của chúng ta. Điều gì tốt đẹp trong những ngành ấy khiến người ta phải nhồi nhét đến nôn mửa, giữ cho cơ thể của họ được tiếp thụ những thứ trong máng ăn trong khi tâm trí họ trở nên lờ đờ vì không có "thức ăn" của nó? (đọc lại bức thư số 15 Seneca bàn về rèn luyện cơ thể cũng chỉ nên ở mức vừa phải)
Liệu chúng ta sẽ chấp nhận những người trẻ ngày nay khi họ gọi chúng là những ngành học khai phóng? Khi mà thực tế người xưa rèn luyện cho lớp trẻ để có thể đứng thẳng, phóng giáo, ném lao, cưỡi ngựa, dùng kiếm và khiên. Họ không dạy trẻ bất cứ thứ gì có thể vừa nằm vừa học.
Nhưng những phẩm cách thì không thể được dạy hay được vun đắp bằng những kỹ năng ấy, cả của thời xưa cũng như thời nay. Vì có thứ gì thu được từ việc biết điều khiển ngựa, dùng dây cương để kiểm soát nó và hướng nó đi theo ý mình, khi mà những ham muốn của ta thì lại không thể được kiểm soát và tha hồ chạy theo hướng mà nó muốn? Có gì thu được từ việc loại bỏ rất nhiều đối thủ trên sới vật hay sàn đấu, khi mà người chiến thắng vẫn là nạn nhân của những cơn giận dữ?
"Vậy, không lẽ ý ông là những ngành học tự do ấy không có lợi ích gì cho ta sao Seneca?". Không, chúng có những lợi ích nếu ta xét trên những mặt khác; nhưng không có chút lợi ích nào nếu ta bàn đến rèn luyện phẩm cách. Vì ngay cả kỹ năng của bàn tay trong những công việc hàng ngày, thứ tưởng như rất tầm thường mà thôi, thì cũng có thể có ích cho rất nhiều nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống; nhưng chúng không có ảnh hưởng gì đến phẩm cách.
"Vậy, tại sao giờ người ta lại tạo điều kiện cho con cái được tiếp cận những ngành học ấy?". Không phải bởi vì chúng có ảnh hưởng đến phẩm cách (một cách trực tiếp), mà vì chúng chuẩn bị cho tâm trí để nó có thể hấp thụ phẩm cách. Cũng giống như việc học từng chữ cái, trang bị cho trẻ những thứ cơ bản, không thực sự là dạy trẻ bất cứ ngành học nào, nhưng là để chuẩn bị cho chúng có thể lĩnh hội những ngành học ấy sau này; thì những ngành học tự do không trực tiếp ảnh hưởng đến phẩm cách, nhưng chúng chuẩn bị cho tâm trí để có thể sẵn sàng lĩnh hội phẩm cách.
Posidonius cho rằng có 4 loại ngành nghệ thuật: những thứ nghệ thuật tầm thường và phổ biến, nghệ thuật giải trí, nghệ thuật dạy dỗ trẻ nhỏ, và nghệ thuật tự do. Loại đầu tiên là của những người lao động, bao gồm những ngành thủ công và mục đích là để tạo ra các sản phẩm cần thiết cho cuộc sống. Với loại này không có chút cuốn hút hay cao quý nào. Loại thứ hai thì tập trung đến việc thu hút và làm hài lòng tai và mắt của người thưởng thức. Bạn có thể nghĩ đến những người thiết kế khán đài để tất cả khán giả đều có thể thưởng thức trọn vẹn, hay những bục diễn có thể được nâng lên trời mà không phát ra tiếng động, hay những sáng kiến đặc biệt khác: những lỗ hổng được mở ra từ một nền bằng phẳng trước đó, hay có thể tự đóng lại, hay những phần sân khấu có thể tự hạ xuống dần dần. Những thứ đó có sức thu hút đặc biệt với khán giả, những người không quen thuộc với cách dàn xếp hay thủ thuật trong ấy, những người cảm thấy ngạc nhiên trước bất cứ thứ gì bất ngờ xuất hiện vì họ không biết làm như thế nào để ra được như thế. Loại thứ ba có những điểm giống với loại cuối. Chúng là những ngành nghệ thuật người Hy Lạp cho là "phổ biến rộng rãi"; trong khi ở La Mã ta thường gọi chúng là tự do. Nhưng thứ nghệ thuật duy nhất thực sự tự do - là thứ hướng tới phẩm cách.
Có người sẽ nói: "Triết có nhiều nhánh: nghiên cứu tự nhiên này, đạo đức này, và cả logic. Tương tự như thế, ngành học tự do cũng có thể coi là một nhánh của triết. Khi ta suy ngẫm những câu hỏi về tự nhiên, ta sẽ dựa vào những bằng chứng hình học; vậy nên vì hình học hỗ trợ cho triết, nó cũng có thể được coi là một phần của triết".
Nhưng thực tế có rất nhiều thứ hỗ trợ ta nhưng không phải là một phần của ta; chính xác là nếu chúng là một phần của ta, chúng đã không thể hỗ trợ ta. Thức ăn hỗ trợ cơ thể nhưng không phải là một phần cơ thể. Hình học hỗ trợ ta; nó cần thiết cho triết cũng giống như cách những công cụ như thước cần thiết cho chính hình học vậy. Thước thì đâu phải là một phần của hình học, vậy nên hình học cũng chẳng phải một phần của triết. Hơn thế nữa, mỗi ngành có nội dung được định ra rõ ràng: triết phân tích và cho ta hiểu biết về những hiện tượng tự nhiên, trong khi hình học thì thu thập số liệu và đo đạc và tính toán dựa trên những dữ liệu ấy. Những kiến thức nền tảng cốt lõi về hiện tượng thiêng liêng mang tính thần thánh hay con người, hiệu lực và đặc điểm của chúng: những thứ đó thuộc về phạm trù triết học; còn quỹ đạo, hướng di chuyển cũng như các chuyển động lên xuống của chúng, hay khi chúng đứng yên, khi mà thực tế không có một vật thể thiêng liêng nào có thể thực sự đứng yên: những nội dung ấy thuộc về nhà thiên văn học. Triết gia nắm được lý do tại sao ta nhìn thấy hình ảnh qua gương; còn nhà hình học sẽ cho bạn biết khoảng cách từ hình ảnh ta thấy đến gương và đến ta, cũng như loại gương nào cho ta loại hình ảnh nào. Triết gia sẽ khẳng định rằng mặt trời rất lớn; nhà thiên văn sẽ tiếp tục trong thực nghiệm để tính toán độ lớn của mặt trời. Nhưng để có thể có những bước tiếp tục ấy, ông ta phải chịu tuân theo những quy tắc. Không ngành học tự do nào là đứng độc lập một mình khi những điểm cốt yếu của nó phụ thuộc vào ngành khác. Trong khi triết thì không đòi hỏi hay vay mượn bất cứ thứ gì từ bất cứ một ngành nào khác; nó tự xây lên thành lũy của mình từ mặt đất. Thiên văn học nằm ở "tầng trên" (ngành thứ cấp), theo cái nghĩa nó được nghiên cứu trên nền tảng của ngành khác: nó mượn những điểm cốt yếu từ ngành khác, và chỉ có như vậy nó mới có thể tiếp tục những nội dung của mình. Nếu nó tìm đến được chân lý một cách độc lập - nếu nó có thể lĩnh hội được toàn thể tự nhiên và thế giới - thì tôi sẽ công nhận rằng nó là một ngành học vĩ đại cho chúng ta. Vì khi hướng suy nghĩ của mình đến những hiện tượng thiêng liêng (các hành tinh khác, các vì sao), tâm trí ta tăng khả năng lĩnh hội những điều to lớn hơn và đạt đến trạng thái thăng hoa thiêng liêng.
Chỉ có một cách để tâm trí ta đạt đến sự vĩ đại thực sự của nó, và cách đó là bằng những kiến thức không gì có thể thay thế được về cái gì là tốt, cái gì là xấu trong cuộc đời. Nhưng không có ngành học nào khác (ngoài triết) có bất cứ thứ gì để bàn về những kiến thức ấy.
Hãy để ta xem xét lần lượt từng phẩm cách. Sự dũng cảm là thứ khiến ta có thể bình thản mà cười trước mọi sợ hãi: nó nhìn xuống, thách thức và làm tan biến bất cứ thứ gì có thể khiến ta sợ hay hạn chế sự tự do của ta trong một khuôn khổ. Liệu những ngành học tự do có thể giúp gì để khiến ta dũng cảm hơn hay không? Tiếp đến, sự trung thành là một trong những đức tính tốt đẹp nhất của trái tim con người, thứ khiến không một trở ngại khó khăn nào có thể khiến một người phản bội, không thứ gì có thể mua chuộc nổi anh ta. "Hãy thiêu ta đi", lòng trung thành lên tiếng; "băm ta ra trăm mảnh, hay giết ta - nhưng ta sẽ không bao giờ có bất cứ suy nghĩ phản bội nào. Những đòn tra tấn càng ác độc để buộc ta khai ra bí mật, thì ta sẽ lại càng giấu chúng kỹ hơn trong tim mình". Có ngành học tự do nào ca ngợi cái tinh thần bất khuất ấy hay không? Rồi đến khả năng tự kiểm soát, nó giúp ta làm chủ được tất cả các hưởng thụ tiện nghi: một vài thói nó sẽ khinh thường và loại bỏ hoàn toàn, một vài thói khác sẽ được cho phép áp dụng nhưng điều độ, giảm chúng đến mức có lợi cho sức khỏe và không bao giờ tự tìm đến chúng chỉ để thỏa mãn bản thân; vì khả năng tự kiểm soát khiến một người hiểu rằng giới hạn tốt nhất cho các thứ khiến ta thèm muốn là chỉ tìm đến chúng khi thực sự cần thiết, chứ không phải khi ta muốn. Lòng tốt thì ngăn một người trở nên kiêu căng hay phán xét người khác; nó khiến anh ta hòa nhã và cởi mở với mọi người trong lời nó và hành động, hay chính cả cảm xúc của anh ta; nó khiến anh ta nghĩ về những bất hạnh của người khác như của chính mình, và sẵn sàng đón nhận bất cứ một vận may nào, chỉ bởi sau đó anh ta có thể chia sẻ nó với mọi người. Liệu những ngành học tự nhiên có dạy ta làm thế nào để nuôi dưỡng lòng tốt? Không, cũng như chúng không dạy ta về sự trung thực, sự điều độ vừa phải, tính cần kiệm và giản dị; hay ngay cả lòng khoan dung, thứ khiến ta quý trọng những người đồng loại máu mủ, vì biết rằng không một người nào nên quên mất giá trị của con người.
"Các người nói rằng một người không thể đạt được những phẩm cách mà không thông qua những ngành học tự do; vậy tại sao lại đồng thời khẳng định rằng chúng không đóng góp gì cho phẩm cách?", những người phản đối nói. Cũng giống như: một người không thể đạt được phẩm cách mà không có thức ăn, nhưng thức ăn thì đâu có thực sự đóng góp gì cho phẩm cách; hay giống như gỗ thì không đóng góp gì cho con thuyền dù đúng là người ta không thể làm ra thuyền mà không có gỗ. Điều tôi muốn nói là bạn không có lý do gì để chấp nhận rằng một thứ có đóng góp cho thứ khác chỉ vì thứ khác ấy không thể tồn tại mà không có thứ đó. Và ta cũng có thể thấy thực ra một người có khả năng đạt được những phẩm cách mà không cần biết đến những ngành học tự do ấy, vì dù đúng là phẩm cách cần được học và rèn luyện, thì cũng không phải là qua những ngành học ấy. Có lý do gì để tôi nghĩ rằng một người không biết chữ lại không thể trở nên thông thái? Sự thông tuệ không nằm trong con chữ. Nó thể hiện qua hành động, thái độ cư xử, và nhận thức của người ấy, chứ không phải chữ nghĩa - mà thực ra ký ức có lẽ lại còn chú tâm nhiều hơn nếu nó không có gì để dựa vào.
Sự thông tuệ thì to lớn; nó cần có không gian. Một người cần học về con người và nguồn sức mạnh thiêng liêng, những điều đã qua và sẽ tới, những thứ nằm trong sự chuyển tiếp hay tồn tại mãi mãi. Anh ta cũng cần phải học về thời gian - và thử nhìn xem có bao nhiêu câu hỏi về riêng đề tài ấy: liệu nó có phải là một thứ độc lập; rồi, liệu có thứ gì trước thời gian hay không, hay có thứ gì độc lập ngoài thời gian. Nó có bắt đầu cùng với sự hình thành thế giới, hay, vì có những thứ tồn tại trước khi thế giới xuất hiện, liệu nó có tồn tại cùng chúng? Tương tự, ta cũng có rất nhiều câu hỏi về tâm trí: Nó đến từ đâu? Nó trông như thế nào? Nó bắt đầu tồn tại khi nào, và trong bao lâu? Liệu nó có di chuyển từ nơi này đến nơi khác, thay thế nơi nó cư ngụ từ cơ thể này đến cơ thể khác, hay nó chỉ chịu đựng sự ràng buộc này duy nhất một lần và sau đó sẽ trở về với vũ trụ thiêng liêng? Nó có hữu hình hay không? Nó sẽ hiển lộ như thế nào nếu nó thôi không thực hiện hành động gì qua cơ thể ta? Nó sẽ sử dụng sự tự do như thế nào sau khi được giải thoát khỏi cơ thể? Hay nó sẽ quên ngay cuộc sống trước đó và bắt đầu hiểu về chính nó ngay khi nó thoát ra khỏi cơ thể và trở lại với thế giới thiêng liêng? Bất kể phần nội dung nào về con người và những sức mạnh linh thiêng bạn tiếp cận, bạn sẽ thấy rất nhiều điều để tự hỏi, tự ngẫm về. Với quá nhiều những câu hỏi lớn và ý nghĩa như thế để làm bận rộn tâm trí, ta cần dành thời gian cho chúng bằng cách loại bỏ những thứ không cần thiết. Phẩm cách sẽ chiếm lĩnh phần lớn khoảng thời gian dành cho những đề tài đó: một người khách khổng lồ thì cần một căn phòng to như cung điện. Vậy nên hãy bỏ qua tất cả những thứ khác không cần thiết, và dành trọn vẹn tâm trí cho phẩm cách.
“Biết là vậy, nhưng vẫn thật thú vị khi hiểu biết về nhiều phạm trù lĩnh vực khác nhau”. Trong trường hợp ấy, hãy cứ thoải mái lĩnh hội nhiều nhất bạn có thể. Hay bạn sẽ đồng ý trong việc cần phải trách mắng khi một người mua những đồ tư trang không có lợi ích thiết thực gì cho căn nhà của anh ta và tạo ra một khu trưng bày những đồ kiểu cách đắt tiền, nhưng lại để yên cho một người khiến bản thân bận rộn với những thứ kiến thức không cần thiết (chỉ để có dịp sẽ khoe mẽ mà thôi)?
Việc mong muốn hiểu biết nhiều hơn những kiến thức cho một cuộc sống tốt thực ra cũng là một dạng của sự thiếu kiểm soát và điều độ.
Thực ra việc học hỏi lĩnh hội từ những ngành học tự do ấy thường khiến người ta trở nên rắc rối, rườm rà, thích khoa trương, tự mãn: vì họ học được thứ thực ra họ không cần phải học hay biết, họ đã phí thời gian để học những thứ cần thiết, và vì vậy không có được những kiến thức ấy. Học giả Didymus viết 4000 cuốn sách!?! Tôi cảm thấy thật đáng thương nếu chính ông ta phải đọc lại cái đống ấy. Trong một vài cuốn, ông ta đưa ra nhận định về nơi chôn nhau cắt rốn của Homer; trong một số khác, ai là mẹ ruột của Aenea, hay Anacreon thì bị chi phối nhiều hơn bởi dục vọng hay thói say sưa chè chén; lại một số cuốn khác, liệu Sappho có phải một kỹ nữ bán dâm; và rất nhiều những chủ đề khác nữa. Nếu biết câu trả lời cho những vấn đề ấy, bạn còn cần phải học cách tẩy chúng khỏi não mình. Và, ai là người đã bảo tôi rằng đời rất ngắn ngủi nếu không phải chính bạn! Nhưng trong những người bạn đồng hương của ta, có những thói, những kiến thức phù phiếm mà có lẽ ta phải dùng đến rìu mới có thể cắt bỏ được.
Với lượng thời gian tiêu tốn, với những sự phiền phức quấy rầy tâm trí người khác để ta có thể có được cái danh: “Thật là một con người học thức”. Tốt hơn biết bao nếu ta có thể hài lòng với cái danh xưng: Một con người bình thường mà đức hạnh tốt đẹp.
Nếu không thì sao? Liệu tôi có phải lục lại lịch sử để tìm ra ai là người đầu tiên sáng tác thơ? Hay liệu tôi có phải tính toán khoảng thời gian bao nhiêu năm giữa Orpheus và Homer, vì nó không có trong bất cứ văn bản nào còn sót lại đến giờ? Liệu tôi có phải làm quen với những ký hiệu Aristarchus dùng để đánh dấu những bài thơ của tác giả khác, và dành cả đời mình với những ký hiệu ấy? Hay liệu tôi nên gắn mình với đất cát của những nhà hình học? (họ viết các công thức tính toán lên đất cát)
Không lẽ tôi đã quên mất lời khuyên quan trọng: "Hãy quý trọng và tiết kiệm thời gian". Liệu tôi nên học những thứ ấy, và rồi, để lại những điều gì cho thế hệ sau? Dưới thời Gaius Caesar, học giả Apion đi vòng quanh Hy Lạp và được các thành phố ông đi qua xưng tụng là người kế thừa/người truyền bá Homer. Ông ta thường nói rằng sau khi Homer hoàn thành 2 thiên hùng ca (Iliad và Odyssey), ngài thêm vào đoạn mở đầu cho công trình của mình, đoạn mở đầu ấy là toàn bộ cuộc chiến thành Troy. Để chứng minh, ông ta viện ra hai chữ đầu trong dòng đầu tiên của Iliad được dùng để ám chỉ số lượng các chương hồi trong cả công trình. Ồ, đó quả là thứ thể hiện một người học rộng biết nhiều! Hãy thử nghĩ xem: bao nhiêu thời gian của bạn bị tước mất bởi đau ốm, bởi những công việc hàng ngày, cả trong chuyên môn và trong đời sống cá nhân, bởi những nhu cầu ăn ngủ? Rồi nghĩ về cả cuộc đời, sau khi trừ đi khoảng thời gian đó, liệu còn nhiều để ta phung phí vào những thứ như vậy hay không?
Tôi đã nói về những ngành học tự do, nhưng chính triết gia cũng có rất nhiều cách để phí phạm thời gian của mình, với những thứ vô dụng họ tìm hiểu. Chính họ cũng hạ mình xuống mà xét nét câu chữ, hay tranh cãi về ý tứ của những liên từ hay giới từ. Không chịu kém cạnh các nhà ngôn ngữ học và hình học, họ cũng coi chủ đề của các ngành ấy như nhiệm vụ của mình, và từ đó có nhiều hiểu biết về cách nói làm sao cho chuẩn tắc hơn là về cách sống.
Để tôi chỉ cho bạn thấy những thứ quá phức tạp, tinh vi ấy có hại đến thế nào, và chúng rời xa chân lý đến thế nào. Protagoras nói rằng ta có thể tranh cãi một cách thuyết phục cả hai phía của bất cứ nhận định nào, bao gồm cả nhận định rằng "ta có thể tranh cãi một cách thuyết phục cả hai phía của bất cứ nhận định nào". Nausiphanes cho rằng không một thứ gì tồn tại lại tồn tại nhiều hơn là không tồn tại. Parmenides thì cho rằng không một thứ gì ta thấy trong đời lại khác biệt với cái duy nhất/cái tổng thể - The one. Zeno của Elea tìm lối thoát khỏi cuộc tranh biện ấy bằng cách nói rằng không có thứ gì là thực sự tồn tại. Những người Pyrrhonist, Megarian, Eretrian, và cả những người thuộc Academic cũng tán thành nhận định tương tự như vậy: họ giới thiệu một dạng kiến thức mới, đó là không chắc chắn về bất cứ thứ gì trong cuộc đời.
Lạy Chúa! Hãy gộp tất cả bọn họ vào với đám đông chuyên về những ngành học khai phóng hay nghệ thuật tự do đi! Nhóm sau không cung cấp bất cứ một kiến thức nào thực sự có lợi cho ta, trong khi nhóm đầu thậm chí còn dập tắt mọi hy vọng của ta về những kiến thức ấy. Dù sao thì việc học những kiến thức không cần thiết vẫn tốt hơn là không học gì. Một nhóm thì không châm lên bất cứ ngọn đèn nào để tôi có thể nhìn thấy chân lý; nhóm còn lại thậm chí còn móc mắt tôi và khiến tôi đui mù! Nếu tôi tin lời Protagoras, chẳng có gì trên đời mà không nhập nhằng mơ hồ; nếu tôi tin Nausiphanes, có một điều chắc chắn duy nhất, đó là không có gì chắc chắn; còn nếu Parmenides đúng, thì không có gì tồn tại ngoài trừ “The One”; nếu theo Zeno, thì ngay cả “The One” cũng chẳng tồn tại. Vậy thì ta thực sự là cái quái gì? Hay những thứ xung quanh ta, nuôi dưỡng ta, duy trì sự tồn tại của ta? Nếu nghe theo những triết gia đó, toàn bộ thế giới này sẽ trở nên phù phiếm và phủ đầy bóng tối khiến người ta lầm lạc, hoặc không có gì thực sự tồn tại hoặc toàn là lừa dối mờ ám.
Tôi thậm chí khó có thể nói nhóm nào khiến tôi tức giận hơn, những người muốn ta không biết bất cứ thứ gì, hay những người thậm chí còn từ chối ở ta khả năng để biết rằng mình không biết bất cứ thứ gì.
Tạm biệt!
A Dreamer
*******
Bản tiếng Anh:
From Seneca to Lucilius
Greetings
1 You ask what I think of the liberal arts. I have no special regard
for any of them, nor do I consider any study a good one if its aim
is moneymaking. Th ese are merely marketable skills, useful insofar
as they prepare the mind but not as long-term occupations. One
should stick with them only until the mind is capable of something
more signifi cant: they are our introductory curriculum, not our real
work. 2 It’s obvious why they are called “liberal” studies: because they
are worthy of a free person. But there is only one study that is truly
liberal, and that is the one that liberates a person, which is to say, the
study of philosophy.* It alone is exalted—powerful—great in spirit;
all others are trifl ing and childish. Or do you imagine there can be
anything of value in a study when those who make a profession of
it are utterly scandalous and despicable? Our aim should not be to
learn them but to be done with learning them.
Some have held that the proper question about the liberal arts
is whether they make one a good man. Th at is not something they
claim to do, even—such knowledge is not their aim. 3 Th e literary
studies are concerned with linguistic purity and, if carried further,
with narratives; at most, they extend to the study of poetry. Which
of these subjects paves a road toward virtue? Th e identifi cation of
syllables, the close attention to words and phrases, the memorization
of stories, the rules of versifi cation, the alteration of meters—which
of these calms our fears, removes our greed, curbs our desire? 4 Let’s
pass on to geometry and music: there too, there is nothing that bids
us refrain from fear or from desire. And if we don’t know how to do
that, it’s no use knowing anything else.
<Th e question is>° whether virtue is the subject these people are
teaching. If it is not, then they are not imparting virtue to their pupils—
and if it is, then they are philosophers. Would you like to know
how far they are from making that their aim? Notice how diff erent
all their studies are from one another. If they were all teaching the
same thing, there should be some similarity among them.5 Unless they manage to persuade you that Homer was a philosopher!
But they invalidate their own arguments: at one moment they
make him a Stoic, who gives his approval to virtue alone and will not
shirk from what is honorable even to gain immortal life; at another
an Epicurean, who praises civic repose while living amid songs and
parties; at another a Peripatetic, who posits three types of goods; at
another an Academic, who says there is no certainty about anything.*
It just goes to show that not one of these philosophies is his, since
they all are—for they are not compatible. But suppose we grant that
Homer was a philosopher: surely he must have become one before
he ever learned any poems. In that case, let’s learn the things that
made Homer wise.
6 But for me to inquire into whether Homer or Hesiod came
fi rst is of no greater relevance than to know how it is that Hecuba
grew old before her time, since she was in fact younger than Helen.
What, I ask you, is the relevance of an inquiry into the relative
ages of Patroclus and Achilles? 7 Do you seek to know the whereabouts
of Ulysses’ wanderings rather than how to rescue us from
our own perpetual wandering? We haven’t time to hear whether
he was beset by a storm between Italy and Sicily or outside the
bounds of the known world (since he couldn’t have traveled so long
in such a narrow strait). No, we ourselves are beset by storms of the
mind every day of our lives, and our vices bring us all the troubles
that Ulysses faced. Th ey are all here: beauty that beguiles the eye,
enemies, savage monsters that delight in human gore, on one side
the Sirens’ song, on the other shipwrecks and perils of every kind.*
Teach me this: how to love my country, my wife, my father; teach
me to reach that honorable destination, though I be shipwrecked
along the way. 8 Why do you seek to know whether Penelope was
unchaste; whether she deceived everyone around her; whether she
suspected that the person she saw was Ulysses before she was told?
Teach me what chastity is, how valuable it is, whether it belongs to
the body or to the mind.
9 I move on to music. You teach me how there can be harmony
between high and low notes, how strings of diff erent pitch can be
concordant: teach me instead how there can be harmony within my
own mind, how my intentions may not be discordant with one another.
You show me which musical modes express sadness: show me instead how to keep from expressing sadness in the midst of
adversity.
10 Th e geometrician teaches me to fi gure the size of a plantation,
but he doesn’t teach me how to fi gure what quantity of wealth
is suffi cient for a human being. He teaches me to do computations,
adapting my fi ngers to the purposes of greed;* but he doesn’t teach
me that such computations are beside the point, that it doesn’t make
one any happier to have accountants wearing themselves out over
one’s income—indeed, that a man who would fi nd it a misfortune
to have to compute his own net worth possesses nothing but superfl
uities. 11 How does it help me to know how to divide up a fi eld if
I don’t know how to divide it with my brother? How does it help
me to fi gure out the precise size of a garden plot down to the tenth
part of a foot if it upsets me that my unruly neighbor is shaving a
little off my land? He teaches me how to keep from losing that strip
near my property line, but what I want to know is how to lose all
my property and yet remain cheerful. 12 “I’m being dispossessed of
land that belonged to my father and my grandfather!” What of it?
Who owned it before your grandfather? Can you even tell me what
nation it belonged to, let alone what individual? You came to it not
as a master but as a tyrant. Whose tenant are you? If you’re lucky, you
are the tenant of the man who will inherit it from you. Th e lawyers
say that no one can establish de facto ownership of public land—but
this that you inhabit and call your own belongs to the public; indeed,
it belongs to the human race.* 13 What exceptional skill! You know
how to measure curved shapes; you can make any fi gure you are given
into a square; you can tell the distances between stars; there is in fact
nothing you cannot measure. If you are such a skilled technician,
measure the human mind! Tell how great it is—how puny it is. You
know whether a line is at a right angle: what use is that to you if you
do not know what is right in life?
14 I come now to the study that prides itself on its familiarity
with the heavens:
where Saturn’s frigid star betakes itself;
what orbits Mercury’s wandering fi re describes.*
What will I gain by knowing such things? Is it just so that I can
worry when Saturn and Mars are in opposition, or when Mercury sets in the evening with Saturn looking on? I should learn instead
that the planets are favorable no matter where they are, and that they
cannot be changed. 15 Th eir movements are ordained by the continuous
and inexorable workings of fate: they travel on fi xed paths and
either determine or signify all the world’s events.* But if they cause
everything to happen, how will it help you to know about what cannot
be altered? And if they signify what will happen, what does it
matter whether you foresee things you cannot avoid? Th ey will happen
whether you know about them or not. 16
But if you look to the hurtling sun, the stars
that follow him in order, never will
tomorrow take you by surprise; you will
be safe from ambush by the cloudless night.*
In fact, I have already taken suffi cient precautions against any such
ambush.
17 “Is it really true that tomorrow will never take me by surprise?
Surely what happens to a person without his knowledge does take
him by surprise.” I do not know what will happen, but I do know
what can happen. I exempt none of that from expectation: I expect it
all; and if I am spared any of it, I count myself fortunate. Tomorrow
does take me by surprise, if it lets me off . Yet even then it does not
surprise me; for just as I know there is nothing that cannot happen to
me, so also I know that none of it is certain to happen. Th us I expect
the best, but prepare for the worst.*
18 You must bear with me if I don’t keep to the regular sequence:
I can’t bring myself to count painters among the practitioners of the
liberal arts, any more than I count statue makers, marble workers,
and all the other ministers of luxury. Likewise, I reject wrestlers and
every sort of knowledge that consists merely of oil and dirt.* Otherwise
I would have to count masseurs, cooks, and all those others
who accommodate their talents to our pleasures. 19 What, pray tell,
is the liberal art of those starving vomiters who keep the body at the
feeding trough while the mind grows feeble for lack of nourishment?
Shall we believe today’s young people when they call that a liberal
arts education? Our ancestors trained them to stand upright, to cast
a spear, to hurl a javelin, to ride a horse, and to handle sword and
shield. Th ey taught their children nothing that had to be learned while reclining. Yet virtue is not taught or nurtured by any of these
skills, either the old or the new. For what is to be gained by handling
a horse, using the reins to restrain and guide its movements, while
passions unrestrained and unbridled run away with the rider? What
is to be gained by vanquishing many opponents in wrestling or boxing,
when the victor is still a victim of anger?
20 “What, then? Do the liberal studies have nothing to off er us?”
Toward some ends they do contribute; but nothing toward virtue. For
even the skills that consist in manual dexterity, which admit openly
to their low status, furnish us with many of life’s basic needs; yet they
bear no relation to virtue. “Why, then, do we train our children in
the liberal arts?” Not because they can ever impart virtue, but because
they prepare the mind to receive virtue. Just as that initial “learning
the letters” (as it used to be called), which imparts to children the
rudiments of learning, does not teach them the liberal arts but does
prepare a place for them, so the liberal arts themselves do not lead the
mind all the way to virtue but do equip it for the journey.
21 Posidonius says there are four kinds of arts: there are the common
and base arts, the arts of the entertainer, the arts of childhood,
and the liberal arts.* Th e common arts are those of workmen, which
consist in manual dexterity and are devoted to furnishing life’s basic
needs. In these there is no attractiveness and no semblance of the
honorable. 22 Th e arts of the entertainer are those concerned with
the pleasures of eye and ear. Among them you may count the engineers
who devise stage fl oors that rise into view unaided, platforms
that soar into the sky without making a sound, and other such extraordinary
contrivances: gaps that open up where there was level
fl oor before, or that close of their own accord, or raised sections that
gradually lower onto themselves. Th ese things are impressive to the
eyes of those who have no familiarity with such matters, who marvel
at every unexpected occurrence since they do not know what causes
it. 23 Th e arts of childhood have some similarity to the liberal arts.
Th ese are the ones the Greeks call “encyclical”; in our language, they
are called “liberal.” But the only arts that are truly liberal—indeed, to
be frank, the only arts that are truly free—are those whose concern
is virtue.
24 One might say, “Philosophy has several parts: the study of
nature is one, ethics is another, and logic is another. In the same way, the whole troop of liberal studies claims a place for itself within
philosophy. When we come to investigate natural questions, we rely
on evidence from geometry; so, being of assistance to philosophy,
geometry must also be a part of philosophy.” 25 Th ere are many things
that assist us without being part of us; indeed, if they were part of
us, they would not be of assistance. Food is of assistance to the body
and yet is not part of the body. Geometry does us a service; it is
necessary to philosophy in the same way as the instrument maker is
necessary to geometry itself. Th e latter is not part of geometry, and
neither is geometry a part of philosophy. 26 Moreover, each of them
has its own defi ned subject matter: the philosopher investigates and
gains knowledge of natural phenomena, while the geometer collects
fi gures and measurements and does calculations based on them. Th e
rationale behind celestial phenomena, their effi cacy and their nature:
these are knowledge for the philosopher; their orbits, epicycles, and
certain apparent movements in which they shift upward or downward
or seem to stand still when in fact no heavenly body can stand
still: these are problems for the mathematical astronomer. 27 Th e
philosopher knows the reason for the images seen in mirrors; the
geometer can tell you how far the object must be from its image and
what shape of mirror produces images of a certain kind. Th e philosopher
will prove that the sun is large; the astronomer will proceed by
empirical methods to fi nd out just how large it is. But in order to
proceed in this way, he must have principles to go on. No art stands
alone if its fundamentals are derived from elsewhere. 28 Philosophy
asks nothing from any other study; it builds its entire edifi ce from
the ground up. Mathematical astronomy is, as it were, an upper story,
built on another’s foundation: it takes its principles from elsewhere,
and it is only with this aid that it gets any further. If it arrived at the
truth on its own—if it were able to grasp the entire nature of the
world—then I would grant that it has a great deal to off er us. For by
dealing with celestial phenomena our minds increase in scope and
gain in elevation.
Th ere is just one way our minds attain their full stature, and that is
by unalterable knowledge of what things are good and what are bad.
But there is no other study that has anything to say on that subject.
29 Let us make a survey of the virtues, one by one. Courage is the
one that scorns every object of fear: everything that frightens us, that drives our freedom beneath the yoke, is met with contempt—
with a challenge—with conquest! Do the liberal studies do anything
to strengthen this? Loyalty is the human heart’s most sacred good,
which no hardship drives toward deceit, no recompense toward treason.
“Burn me,” says loyalty; “cut me, kill me—I will not betray my
own. Th e harder pain presses me for my secrets, the deeper I shall
hide them.” Can the liberal studies fashion such a spirit? Self-control
takes command of our pleasures: some it despises and excludes, others
it moderates, reducing them to healthy limits and never seeking
them for their own sake; for it knows that the best limit on
the objects of desire is to take what you need, not what you want.
30 Kindness forbids one to be arrogant or critical toward one’s associates;
it is gentle and approachable with everyone in word and deed
and feeling; it thinks of every misfortune as its own, and welcomes
every stroke of good fortune mainly to share it with another. Do the
liberal studies teach such conduct? No, no more than they teach us
honesty, temperance and moderation, frugality and thrift; no more
than they teach clemency, which is as sparing of another’s blood as
of its own, knowing that no human being should ever forget the
value of another.
31 “You people say that one cannot attain virtue without the liberal
arts; how is it, then, that you maintain they contribute nothing
to virtue?” Like this: one cannot attain virtue without food either, yet
food has nothing to do with virtue; just as timber does not contribute
anything to a ship even though one cannot make a ship except out of
timber. My point is that you have no reason to think that one thing
contributes to another just because the other cannot come into being
without it. 32 One might also observe that it is in fact possible to
attain wisdom without the liberal studies, for although virtue does
have to be learned, it is not through these that one learns it. What
reason do I have for thinking that someone with no knowledge of
letters will not become wise? Wisdom does not reside in letters. It
imparts facts, not words—and perhaps the memory is more retentive
when it has nothing but itself to rely on.
33 Wisdom is vast and expansive; it needs room. One must learn
about things human and divine, things past and yet to come, things
transitory and things eternal.* One must learn about time—and
see how many questions there are about that alone: fi rst, whether it is a thing in itself; then, whether there is anything that precedes
time, anything timeless. Did time begin along with the world, or,
since something did exist before the world, did time also exist then?
34 Th ere are countless questions to ask just about the mind: Where
does it come from? What is it like? When does it begin to exist, and
how long does it last? Does it migrate from place to place, changing
its dwelling from one animate creature to another, or does it endure
this slavery but once and upon release travel through the universe? Is
it corporeal or incorporeal? What will it do once it has ceased to do
anything through us? How will it use its freedom after it escapes this
dungeon? Or does it forget its former life and begin to know itself at
the moment it is taken from the body and passes on to the heights?
35 No matter what part of things human and divine you take hold
of, you will fi nd a vast number of subjects for inquiry and learning to
wear yourself out with. With so many big questions waiting to occupy
our minds, we must make room for them by evicting those others
that are superfl uous. Virtue will not take up residence within such
narrow confi nes: so large a guest needs elbow room. So let every thing
be driven out, and let the whole heart be open to virtue.
36 “Still, it is delightful to have familiarity with many diff erent
studies.” In that case, let us keep only as much of them as we need.
Or do you think reproach is justifi ed when a person buys useless furnishings
for his home and sets up a display of expensive objects, but
not when someone busies himself with a superfl uous array of literary
studies? Wanting to know more than enough is a form of intemperance.
37 Th e fact is, that way of pursuing the liberal arts makes men
annoying, long-winded, pompous, self-satisfi ed: because they have
learned what they do not need to know, they fail to learn what they
do need. Th e literary scholar Didymus wrote four thousand books.*
I would pity him if he had only read that many needless volumes! In
some, he tries to determine the birthplace of Homer; in others, who
was Aeneas’s real mother; in others, whether Anacreon was more
prone to lust or to drunkenness; in others, whether Sappho was a
whore; and he has other topics as well. If you knew the answers to
such questions, you should try to unlearn them. And you tell me that
life is too short! 38 But among our countrymen too, there are excesses
it would take an axe to clear away. With what expenditure of time,
with what annoyance to others’ ears do we purchase that acclamation, “Such an educated person!” Better we should content ourselves with
a less cultivated title: “Such a good man!”
39 How, then? Am I to scrutinize the histories of all peoples to
fi nd out who was the fi rst to write poetry? Shall I compute how
many years passed between Orpheus and Homer, seeing that there
are no written records? Shall I familiarize myself with the editorial
symbols by which Aristarchus marked up other people’s poems, and
spend my life on syllables?* Shall I linger over the dust of geometry?*
Have I forgotten that salutary counsel, “Conserve your time”? Shall I
learn these things—and what, then, shall I pass over? 40 During the
principate of Gaius Caesar, the literary scholar Apion made a tour of
Greece and was adopted by all those cities in the name of Homer.*
He used to say that after Homer had completed his two themes, both
the Odyssey and the Iliad, he added a preface to his work in which he
took in the entire Trojan War. As proof of this, he alleged that the
fi rst two letters in the fi rst line of the Iliad were put there on purpose
to signify the number of volumes in the work. 41 Th at’s the kind of
thing a polymath has to know! Just think: how much of your time is
taken up by illness, by your business both public and private, by your
daily routines, by sleep? 42 Take the measure of your life: it does not
have room for so many things.
I have been speaking of the liberal arts; but the philosophers have
their own ways of wasting time, their own useless pursuits. Th ey too
descend to the marking out of syllables and the proper meanings of
conjunctions and prepositions. Envying the literary scholars and the
geometers, they have taken over all the superfl uities of those studies,
and in this way have come to know more about speaking properly
than about living. 43 Let me tell you how much harm such excessive
sophistication can do, and how far estranged it is from the truth.
Protagoras claims to be able to speak with equal cogency on either
side of any question—including the question of whether both sides
of every question are capable of being defended!* Nausiphanes claims
that none of the things that appear real are any more real than unreal.*
44 Parmenides says that none of the things that appear to us are
diff erentiated from the One.° Zeno of Elea does away with the entire
debate by declaring that nothing exists at all! Th e Pyrrhonists, the
Megarians, the Eretrians, and the Academics are up to more or less
the same thing: they have introduced that new form of knowledge which knows nothing at all.* 45 Cast them in, all of them, with the
useless crowd of liberal studies! Th e fi rst lot don’t provide me with
any benefi cial form of knowledge; the others don’t even leave me
with any expectation of knowledge. It’s better to learn superfl uous
things than nothing at all. One set does not lift any lamp to direct my
gaze toward the truth; the other gouges out my very eyes! If I believe
Protagoras, there is nothing in the world that is not ambiguous; if I
believe Nausiphanes, the one thing that is certain is that there is no
certainty; if I believe Parmenides, nothing exists but the One; if I
believe Zeno, not even the One. 46 What are we, then? What are all
these things that surround us, feed us, sustain us? Th e entire world
is a shadow, either empty or deceptive. I can hardly say which group
makes me angrier, those who wanted us to know nothing, or those
who did not even leave us the ability to know nothing.Farewell.
Bạn nào có tâm muốn ủng hộ mình, chỉ xin ủng hộ Spiderum là mình vui rồi :)
Trần Việt Anh - STK: 0451000364912 (Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội)
Các bài viết khác của tác giả:
Khoa học - Công nghệ
/khoa-hoc-cong-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất