Lời tựa:
                      
Như đã giới thiệu trong series, Seneca thực sự là nguồn cảm hứng Stoicism của mình. Đọc Seneca không chỉ là về triết học mà còn là một trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài với sự từng trải của cuộc đời.
                                          
Với hy vọng giới thiệu Stoicism đến với các bạn trẻ Việt Nam, xin gửi tới các bạn bản dịch những bức thư quan trọng nhất trong cuốn "Moral Letters to Lucilius", tác phẩm đã làm nên tên tuổi của Seneca và là một trong bộ ba cuốn sách nền tảng của Stoicism.   

Những bức thư đạo đức là tuyển tập các bức thư của triết gia Seneca về Chủ nghĩa Khắc Kỷ, nhằm trang bị cho con người hành trang để đối mặt và mỉm cười trước sóng gió của cuộc đời, đạt được sự bình thản trong tâm trí. Cuốn sách không chỉ về triết học, mà còn về trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài. 
                                                        
Do không phải anh dịch thuật, nên bản dịch này hoàn toàn tập trung vào việc truyền tải thông điệp và hy vọng có thể giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với bản tiếng Anh, để có thể thấy cái hay cái đẹp trong việc sử dụng ngôn từ của Seneca (dù thực ra bản tiếng Anh cũng chỉ là một bản dịch). Một anh bạn người Ý của mình đã chia sẻ Seneca được đưa vào chương trình giảng dạy tại Ý như một bậc thầy về việc sử dụng ngôn từ. Vì vậy, xin cam đoan tất cả những gì khiến bạn cảm thấy trúc trắc từ bản dịch là bởi khả năng hạn chế của mình, và rất mong nhận được đóng góp của các cao nhân để bản dịch được hoàn thiện hơn. 

Bạn có thể đọc trước giới thiệu về Seneca ở đây:


Bức thư số 82

Bạn thân mến!
Tôi cảm thấy mừng vì đã thôi không phải lo lắng cho bạn. Bạn hỏi: "Đấng thiêng liêng nào đã đảm bảo cho bạn niềm tin về tôi, Seneca?" Đó chính là sức mạnh thiêng liêng không bao giờ lừa gạt ta: tâm trí tôn thờ những thứ tốt đẹp và đúng đắn. Phần tốt đẹp hơn của bạn đã an toàn. Dù số mệnh vẫn có thể khiến bạn gặp phải những khó khăn nguy hiểm bên ngoài - như những chấn thương về cơ thể, thì tôi cũng không còn phải sợ chính bạn sẽ tự làm hại mình thêm nữa. Hãy đi tiếp con đường bạn đã bắt đầu, và để sự bình thản của tâm trí bạn trở thành thói quen: bình thản, nhưng không mềm yếu. Thà có một cuộc sống vất vả còn hơn là yếu đuối trong dễ dàng tiện nghi! Có nghĩa là, nếu bạn nghĩ về cuộc sống vất vả theo nghĩa thông thường của nó: một cuộc đời khó nhọc, luôn phải tất bật với công việc và khó khăn. Ta thường nghe người đời ca ngợi cuộc sống của một người vì họ ghen tị với anh ta: "Anh ta có một cuộc sống dễ dàng đầy đủ tiện nghi", nhưng ý họ thực ra là: "Anh ta là một kẻ mềm yếu". Vì tâm trí trở nên nhu nhược yếu ớt theo thời gian: khi được đặt trong điều kiện đầy đủ tiện nghi, lười biếng và nhàn hạ, nó trở nên uể oải giống với chính cuộc đời ấy. 
Vậy đâu là thứ bạn nghĩ tốt hơn cho một con người? Chẳng phải sẽ tốt hơn nếu ta được tôi rèn để trở nên cứng cỏi, ngay cả với những thứ có vẻ nghiệt ngã nhất của cuộc đời, như cái chết? Bên cạnh đó, sự thiếu kiểm soát, để bản thân trở nên chây ì khiến cuộc đời của họ giống như chính thứ mà họ sợ (ý chỉ những người như thế sợ chết, nhưng lại sống lờ đờ như đã chết). Vì có một sự khác biệt rất lớn giữa việc nghỉ ngơi và nằm chờ chết.

Bạn hỏi: "Ông đang nói gì vậy? Chẳng phải tốt hơn là nghỉ ngơi an nhàn, ngay cả theo cách đó, thay vì bị cuốn theo những lo toan công việc hay sao?" Đúng, sự bận rộn thiếu sáng suốt là không tốt, nhưng sự nhàn rỗi ăn không ngồi rồi cũng vậy. Với tôi thì một cái xác trên chiếc ghế thơm sực nức mùi nước hoa cũng không khác một cái xác bị kéo đi bởi công việc. Điều quan trọng chỉ là ta có cân nhắc những thứ mình làm hay không, vì nếu không thì khi an nhàn ta khác nào bị chôn sống mà thôi.
Liệu thực sự có điều gì tốt đẹp khi ta quyết định lui về và từ bỏ những thứ công việc ấy? Như thể sự lo lắng của ta không theo ta qua đại dương. Có nơi nào để ta ẩn dật, nơi mà nỗi sợ chết không thể tìm đến? Ngay cả nơi hoàn toàn yên tĩnh, giữa núi rừng thăm thẳm ấy, cũng không khiến ta thoát khỏi những nỗi sợ đau đớn và tổn thương. Bất kể bạn có trốn ở đâu, bạn cũng sẽ bị bao vây bởi tiếng than khóc từ những bất hạnh của đời người (vì chúng đến từ chính bên trong tâm trí, khi nó vẫn bị đè nén bởi những nỗi sợ hãi lo toan).
Rất nhiều thứ xung quanh ta làm ta thất vọng hoặc đè gánh nặng lên vai ta, và thêm bao nhiêu thứ từ chính bên trong ta, ngay cả khi ta chỉ có một mình. Vậy nên ta cần phải để bản thân được bao bọc trong triết, thứ thành lũy duy nhất không thể bị lay chuyển, và dù vận mệnh có vây hãm tấn công nó bằng bất cứ công cụ gì cũng không thể xuyên qua nó. Tâm trí khi đã có thể từ bỏ những thứ vật chất bên ngoài, biết chắc sự tự do thực sự của nó phải đến từ bên trong, đã tự tạo cho nó một vị trí không thể lay chuyển. 

Mọi mũi cung thanh giáo mà vận mệnh phóng đến nó đều sẽ trở thành vô hại, cứ thế hững hờ rơi dưới chân nó. Ta hay nói về cánh tay dài của vận mệnh, nhưng thực ra vận mệnh đâu có cánh tay dài: nó không thể bắt được ai, ngoại trừ những người tự khiến mình phụ thuộc vào nó.

Vậy nên hãy để ta giữ khoảng cách với vận mệnh nhiều nhất có thể. Nhưng cách duy nhất để ta có thể thực hiện điều đó là qua việc hiểu bản chất của chính mình và của tự nhiên. Hãy để ta hiểu được ta đang hướng đến đâu và từ đâu đến; thứ gì là thực sự tốt đẹp hay gây hại cho ta; thứ gì đáng để ta cố gắng đạt được và thứ gì ta cần tránh; ta có thể dựa vào lý do gì để phân biệt giữa chúng, làm dịu đi những ham muốn điên cuồng của bản thân, cũng như sự chấn động đến từ những nỗi sợ. Nhiều người nghĩ rằng họ có thể kiểm soát được những thứ ấy (ham muốn cũng như sợ hãi) mà không cần đến triết; nhưng khi mà sự bình thản của họ được thử thách bằng một vài bất hạnh, thì họ đã phải cúi đầu mà thừa nhận rằng thực sự rất khó để có thể vững vàng kiên tâm. Những lời nói can đảm đứt gãy ngay trên môi họ khi kẻ tra tấn ra lệnh: "Giơ tay ra" (trước đồ nghề tra tấn, như nan kẹp, hay đòn roi, hay dao để chặt ngón), hay khi cái chết đến gần. Sau đó ta có thể nói với họ: "Thấy không, rõ là dễ dàng để xem nhẹ những đau đớn trước khi thực sự phải trải nghiệm chúng. Đây là cái đau đớn mà ông nói là có thể chịu đựng được; đây là cái chết, thứ ông coi khinh trong bài phát biểu dài dằng dặc của mình. Vậy, tại sao ông lại thể hiện khác hẳn, khi thấy ngọn roi đang quất xuống, và lưỡi kiếm đang sáng lên (kiểu phản quang vì đã được rút ra khỏi vỏ).
Giờ là thời khắc, Aeneas, cho sự dũng cảm của ngươi
Giờ là thời khắc cho trái tim can đảm" (trích thơ Virgil)
Thứ có thể cho bạn một trái tim can đảm như vậy phải là sự rèn luyện thường xuyên, tập dượt - không phải bài nói của bạn, mà là tâm trí bạn và sự chuẩn bị bản thân cho cái chết. Bất cứ ai cố dùng đến những thủ thuật của logic để thuyết phục bạn rằng cái chết không phải điều tồi tệ, thì thực ra đâu có khích lệ bạn hay đánh thức được sự dũng cảm trong bạn.
Bạn của tôi, ta không thể làm gì khác ngoài cười lên trước sự ngoan cố của người Hy Lạp. Tôi thực sự ngạc nhiên rằng tôi vẫn chưa thể khiến họ tỉnh ngộ. Zeno của Stoicism, đưa ra một tam đoạn luận:
Không gì xấu xa có thể vẻ vang
Mà cái chết có thể vẻ vang
Vậy nên cái chết không phải là thứ xấu xa
Ồ, đó thật quả là những lời khích lệ có trọng lượng! Với chúng ông khiến tôi thoát khỏi nỗi sợ của mình đấy Zeno ạ, và sau đó, tôi sẽ không ngần ngại mà đưa đầu mình ra dưới lưỡi đao? 
Tại sao không đi thẳng vào những lời nghiêm trang? Không lẽ ông muốn chọc cười tôi, khi tôi đang đối mặt với cái chết?
Thực ra, thật khó để nói ai ngang ngạnh hơn, người tin rằng cái tam đoạn luận ấy có thể loại bỏ được nỗi sợ chết, hay người còn cố tìm cách phủ định nó. Vì có kẻ đã thực sự đưa ra một tam đoạn luận phản hồi, dẫn lại đến một trong những lời dạy của Stoicism là cái chết không khác biệt (indifferent):
Không gì không khác biệt mà vẻ vang
Nhưng cái chết thì vẻ vang
Vậy nên nó không thể là không khác biệt
Bạn có thể thấy ngay mánh khóe ẩn sau tam đoạn luận ấy: vì cái chết chính nó đâu có gì là vẻ vang, mà phải là chết một cách dũng cảm. Và khi bạn nói: "Không một thứ gì không khác biệt mà vẻ vang", tôi chấp nhận nó, nhưng với điều kiện bạn phải nhớ là không thứ gì vẻ vang mà không có liên quan đến những thứ không khác biệt ấy. Ví dụ, tôi nói những thứ sau đây là không khác biệt (nghĩa là chúng về bản chất thực sự thì không tốt cũng không xấu): ốm bệnh, đau đớn, nghèo khổ, tù đày, cái chết. Không một thứ gì trong những thứ ấy là vẻ vang trong chính nó, nhưng cũng không thứ gì là vẻ vang mà không có ít nhất một trong số chúng. Vì thứ chúng ta ca ngợi không phải là nghèo khổ mà là người dám ngẩng cao đầu và không bị nghèo khổ làm cho trở nên yếu ớt quỵ lụy; không phải là tù đày mà là người có thể chấp nhận việc bị tù đày với một khuôn mặt bình thản hơn cả người có quyền quyết định việc tù đày ấy; cũng không phải sự đau đớn mà là người không bị một chút áp bức nào (về tinh thần) từ sự đau đớn ấy. Tương tự như thế, không ai ca ngợi cái chết; thay vào đó, ta ca ngợi cái tinh thần mà cái chết có thể lấy đi nhưng không thể đánh bại. 
Tất cả những thứ ấy không phải cao quý và vinh quang trong chính bản thân chúng, nhưng bất cứ thứ nào trong số chúng mà phẩm cách đối mặt và quyết định thực hiện đều sẽ trở nên cao quý và vinh quang. Về bản chất, chúng chỉ như vật trung gian. Thứ khiến chúng trở nên khác biệt là trong mỗi trường hợp, là thói xấu hay phẩm cách của người đối mặt với chúng. Cùng là cái chết, nhưng sự vinh quang trong trường hợp của Cato trở thành sự tầm thường và đớn hèn đối với Decimus Brutus. Hắn là người đã cầu xin đao phủ để được dùng nhà cầu trước khi chết. Sau đó khi họ gọi hắn ra và yêu cầu hắn giơ cổ ra trước lưỡi đao, hắn nói: "Tôi sẽ làm vậy nếu các người để tôi được sống". Thật sự điên rồ khi chạy trốn khỏi thứ hắn không thể thoát khỏi! "Tôi sẽ làm vậy nếu các người để tôi được sống" - hắn có thể thêm vào: "ngay cả khi dưới trướng Antony!". Và ta có một kẻ xứng đáng được tha (ý chỉ quá hèn nhát, không cả đáng để phải phạt cho cái chết).
Nhưng như tôi đã nói, việc cái chết chính nó không tốt cũng không xấu là điều cần được thừa nhận. Cato đã khiến cái chết trở nên một sự kiện cao quý và thiêng liêng; trong khi Brutus khiến nó trở nên thực sự đớn hèn. Mọi thứ đều được khoác lên một vẻ huy hoàng khi phẩm cách chạm đến chúng. Ta nói rằng một căn phòng là sáng sủa, dù cho khi đêm xuống nó sẽ rất tối tăm: ánh sáng được ban ngày đưa vào, và bóng tối lấy đi. Tương tự với những thứ mà Stoicism gọi là "không khác biệt - indifferent" hay "trung gian - intermediate": tiền của; sức mạnh, sự cường tráng của cơ thể; vẻ đẹp, sự quyến rũ; gia thế, quyền lực; và ở thái cực khác, cái chết, tù đày, bệnh tật, đau đớn thể xác, và bất cứ thứ gì khác khiến ta sợ hãi, dù ít hay nhiều. Chỉ có phẩm cách hay thói xấu mới khiến chúng trở nên tốt đẹp hay xấu xa. Một thanh sắt chính nó thì không nóng cũng chẳng lạnh: cho nó vào lò nung, nó nóng bừng và sáng lên ánh rực hồng; cho nó vào nước, nó lại dịu xuống. Cái chết thì chỉ vinh quang vì qua nó thứ thực sự vinh quang, phẩm cách, hay tâm trí vững vàng, thể hiện chúng ra mà thôi.
Nhưng ngay cả giữa những thứ ấy, bạn của tôi, những thứ ta gọi là trung gian, có một sự phân biệt quan trọng cần phải nhớ. Vì cái chết thì không phải là không khác biệt theo kiểu như sự không khác biệt khi bạn có số tóc lẻ hay chẵn. Cái chết là một trong những thứ không khác biệt nhưng có vẻ lại giống một thứ xấu xa mang đến bất hạnh. 

Trong chúng ta có một tình yêu bẩm sinh cho bản thân mình; một khao khát bẩm sinh là được sống, được trường tồn; và một sự sợ hãi bẩm sinh đối với sự tan rã phân hủy, bởi vì nó có vẻ như sẽ cướp đi của ta rất nhiều thứ tốt đẹp và làm mất đi toàn bộ những thứ xung quanh ta mà ta đã quá quen thuộc với chúng. Cái chết lạ lẫm với chúng ta cũng bởi ta biết về thế giới này, nhưng ta không biết về thế giới sẽ chờ ta sau khi chết, và con người thì sợ hãi những thứ mình không biết. Bên cạnh đó, ta có một nỗi sợ tự nhiên với bóng tối, và người ta thì thường tin rằng cái chết sẽ dẫn ta đến bóng tối.

Vậy nên ngay cả khi cái chết là không khác biệt, nó không phải là thứ mà một người có thể dễ dàng nói lờ đi là lờ đi được. Tâm trí ta cần được củng cố cho vững vàng hơn bằng những rèn luyện thường xuyên để có thể chịu đựng được những dấu hiệu cho thấy cái chết đang đến gần hay đe dọa ta.
Cái chết cần phải được nhìn nhận đúng với bản chất của nó nhiều hơn nữa (thay vì những thồi phồng và lo sợ không căn cứ). Vì ta đã quá tin vào rất nhiều những giai thoại dã man về nó, và người ta thì ngày càng tranh đua với nhau và tự sáng tác cũng như thêm thắt thêm những câu chuyện rùng rợn hơn nữa. Có cả những miêu tả về nhà ngục bên dưới mặt đất và một vùng đất luôn chìm trong bóng tối, nơi mà:
Kẻ gác cửa khổng lồ của địa ngục
nằm trên chiếc giường làm bằng xương người, gầm gừ,
gặm những chiếc xương còn dính máu ấy,
và khiến những bóng ma sợ hãi tột cùng (trích thơ Virgil)
Ngay cả sau khi bạn thuyết phục người khác rằng những thứ ấy chỉ là bịa đặt và rằng không có gì khiến một người đã chết còn có thể sợ hãi, có một nỗi sợ khác lại xuất hiện: nỗi sợ xuống địa ngục ấy nhanh chóng được thay thế bằng nỗi sợ không biết sẽ phải đến đâu.
Nhưng, hãy lật ngược lại vấn đề: Chính bởi những nỗi lo lắng muôn đời như thế, thì tại sao việc đối mặt với cái chết một cách dũng cảm lại không vẻ vang cơ chứ? Tại sao đó không phải là một trong những chiến tích vĩ đại nhất của tâm trí con người? 
Một người sẽ không thể chạm tới và có được những phẩm cách nếu anh ta còn cho rằng cái chết là bất hạnh xấu xa; nhưng anh ta có thể ngay khi anh ta nghĩ nó không khác biệt. Tự nhiên khiến con người không thể đối mặt một cách dũng cảm với những thứ mà ta cho là xấu xa; ta sẽ chỉ có thể yếu ớt và cố tránh khỏi mà thôi. Nhưng thứ mà ta bị bắt buộc phải đối mặt, hay đối mặt một cách hèn nhát, thì không thể là một thứ vinh quang. Và những hành động cao quý đức hạnh thì không bao giờ được thực hiện dưới sự cưỡng ép. Hơn thế nữa, không một hành động nào là cao quý nếu tâm trí không toàn tâm toàn ý với nó, với không một chút miễn cưỡng hay lưỡng lự nào. Khi một người theo đuổi một thứ xấu xa, hoặc do anh ta sợ những thứ tồi tệ hơn hay vì anh ta có những mục đích khác để hướng tới khiến anh ta làm những việc xấu ấy, những sự phán xét trong đầu anh ta tự mâu thuẫn với nhau. Một phía ủng hộ anh ta thực hiện mục đích của mình; trong khi một phía là những phán xét đạo đức kéo anh ta lại và buộc anh ta dừng bất cứ hành động nào bị nghi là có hại. Vậy nên tâm trí anh ta sẽ bị giày xé theo những hướng khác nhau; và vì vậy nên sự vinh quang sẽ không thể có. Vì phẩm cách hoàn thành những kế hoạch của nó chỉ khi tâm trí một lòng với nó; và nó không có bất cứ chút sợ hãi nào trong hành động của nó.
Không để bản thân hướng đến những thứ xấu xa, nhưng, dũng cảm hơn nữa,
hãy lao vào bất cứ nguy hiểm nào mà vận mệnh mang đến cho bạn (trích thơ Virgil)
Bạn sẽ không thể quyết tâm đối mặt với chúng, nếu bạn tin rằng chúng có hại cho bạn. Sức mạnh của bạn cần phải đến từ bên trong; nếu không thì nỗi lo lắng sẽ khiến bạn chần chừ trong hành động. Bạn sẽ cần một sự thúc đẩy để có thể tiến tới.
Chắc chắn có nhiều người trong trường phái chúng tôi tin rằng tam đoạn luận đầu tiên của Zeno là chính xác, nhưng cái thứ hai mà tôi nhắc đến, được đưa ra để phản bác lại tam đoạn luận của Zeno, thì lươn lẹo và sai lầm. Nhưng với tôi, tôi sẽ không giảm tầm quan trọng của vấn đề chỉ trong phạm vi logic học và những câu đố hóc búa của mấy nhà logic học. Tôi cho rằng tất cả những thứ ấy cần phải bị loại bỏ, vì chúng khiến người nghe cảm thấy như đang bị dẫn dắt: rằng anh ta cần phải chấp nhận một tiền đề, và rồi khiến anh ta nói một thứ trong câu trả lời trong khi suy nghĩ thực sự của anh ta lại hoàn toàn khác. 

Khi chân lý là thứ ta hướng tới, thì lời nói cần giản dị và vào thẳng vấn đề - một bài nói chống lại những nỗi sợ hãi thì cần phải khiến người ta cảm nhận được sự dũng cảm. 

Với những câu hỏi như vậy, thứ mà mấy kẻ thích hùng biện thường sử dụng thủ thuật để lươn lẹo, tôi cho rằng ta nên tìm đến bản chất của chúng và từ đó mới đưa ra luận điểm của mình, chứ không nên đề luận điểm của mình lên trên những gì họ đã nói. Khi một vị tướng chuẩn bị dẫn quân vào trận đánh sinh tử, vì chính họ và vì vợ con họ, ông ta phải khích lệ họ như thế nào? Hãy nghĩ đến Fabii, khi một gia đình đã gánh vác trọng trách trong cuộc chiến của cả dân tộc. Hay những người Spartans đóng trong hẻm núi ở Thermopylae (kiểu không lối thoát). Họ hiểu rằng đâu có hy vọng chiến thắng hay trở về nhà: nơi đó sẽ là nấm mồ của họ.
Bạn sẽ khích lệ họ thế nào để họ có thể sẵn sàng hy sinh vì tổ quốc - hy sinh bản thân họ trước cả khi số phận họ đã định đoạt. Liệu bạn sẽ nói với họ: "Không gì xấu xa mà vinh quang; trong khi cái chết lại vinh quang; vậy nên cái chết không thể là một thứ xấu xa"? Ồ, chắc sẽ cực kỳ hiệu quả! Sau khi nghe điều ấy, chắc chẳng ai còn chần chừ chưa đưa thân mình ra trước mũi giáo quân thù - và chết trong tư thế đứng hiên ngang giữa đất trời! Ngược lại, thứ mà Leonidas đã nói với quân sĩ của ông ta: "Hãy cùng làm vững dạ với bữa sáng hỡi ba quân. Bữa tối sẽ được phục vụ ở Hades (tức dưới cửu tuyền)". Với những lời ấy, họ không có vấn đề gì trong việc kết thúc bữa ăn; thức ăn không bị ứ lại ở cổ họng hay rơi xuống từ tay họ. Họ sẵn sàng cho bữa sáng, và bữa tối. Và còn vị tướng La Mã, người mà, khi quân lính của ông ta được giao nhiệm vụ chiếm lĩnh những vị trí then chốt được phòng thủ nghiêm ngặt bởi kẻ thù, đã nói với họ: "Anh em binh sĩ, điều chúng ta cần làm chỉ là tiến lên phía trước; chứ không cần phải quay về". Bạn thấy không, những lời ấy thể hiện rất rõ sự thẳng thắn và dứt khoát của phẩm cách.
Nhưng với những mánh khóe ngụy biện kia, làm sao chúng có thể khiến bất cứ ai dũng cảm hơn? Chúng thậm chí làm nhụt tinh thần quân sĩ; thứ không bao giờ nên bị uốn cong hay bị bắt buộc phải suy nghĩ về những vấn đề tiểu tiết và rắc rối, nhất là khi những nhiệm vụ quan trọng đang đặt ra trước mặt nó. Nhiệm vụ của chúng ta thực ra còn to lớn hơn thế, không phải là loại bỏ nỗi sợ chết trong 300 binh sĩ mà là loại bỏ nó khỏi toàn bộ con người. Làm sao bạn có thể thuyết phục họ rằng cái chết không phải thứ xấu xa? Làm sao bạn có thể vượt qua niềm tin vào cuộc sống, thứ đã thấm vào máu, vào cơ thể từ khi một người được sinh ra trong đời? Thứ gì bạn có thể đưa ra để giúp họ vượt qua những yếu kém của con người? Lời nói nào của bạn sẽ khiến họ lao vào lửa hay tiến lên giữa hiểm nguy? Bằng sự thuyết phục nào bạn có thể giúp họ vượt qua nỗi sợ chung của nhân loại, bằng sức mạnh nào của tâm trí bạn có thể đảo lộn niềm tin kiên cố của con người - thứ đi ngược lại với những gì bạn nói? Bạn sẽ đưa ra những trò đố chữ khó hiểu hay những câu hỏi bẫy với những từ ngữ mập mờ? 
Nên nhớ, ta cần phải được vũ trang cẩn thận nếu muốn đối mặt với một kẻ thù nguy hiểm.
Con rắn Phi châu tàn ác khiến quân đoàn La Mã khiếp sợ hơn cả chiến tranh. Trong hoảng loạn họ cố bắn hạ nó bằng ná bắn đá và vô vàn những mũi tên ngọn giáo: ngay cả kẻ sát thủ của Python cũng không thể khiến nó bị thương. Chính sự to lớn của nó, cùng với sức mạnh tương đồng với sự to lớn ấy, khiến bất cứ thứ vũ khí nào của con người bắn đến nó, đều rơi rụng. Cuối cùng phải nhờ đến một hòn đá to như cối xay họ mới có thể tiêu diệt được nó. 

Vậy, không lẽ bạn cũng sẽ bắn những mũi tên nhỏ bé ấy, vào một kẻ thù khổng lồ như cái chết? Không lẽ bạn định giáp mặt một con sư tử với một cái que?

Luận điểm của bạn có thể sắc sảo, nhưng không gì sắc bằng lưỡi bông lúa mì. Nhiều khi một thứ trở nên vô dụng bởi chính yếu tố đặc biệt nhất của nó.
Tạm biệt!
A Dreamer

👉 ĐỂ HIỂU THÊM VỀ CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ VÀ THỰC HÀNH CÙNG SENECA, BẠN CÓ THỂ ĐẶT MUA BỘ SÁCH NGAY TẠI ĐÂY:

*******
Bản tiếng Anh:
From Seneca to Lucilius
Greetings
1 I’ve stopped worrying about you. You ask, “Which of the gods spoke
up for me?” Th e one god that practices no deceit: a mind that loves
what is right and good. Your better part is safe. Fortune can injure
you, but what matters more is that I no longer fear you will injure
yourself. Keep on the way you have begun, and let your calm manner
become a settled disposition—calm, but not soft. 2 Better a hard life
than a soft one! Th at is, if you take “a hard life” in the popular sense:
a harsh life, full of labor and diffi culty. We often hear people praise
someone’s life because they envy him. “He has a soft life,” they say,
but what they really mean is, “He is a soft fellow.” For the mind
becomes eff eminate over time: reclining in idleness and leisure, it
slackens to resemble the life it leads. What do you think? If one
is a man, isn’t it better to be stiff , even with the stiff ness of death?°
Besides, the eff ete have made their lives resemble the very thing they
fear.* True leisure is very diff erent from the bier!
3 You ask, “What are you saying? Isn’t it better to rest, even in
that way, than to get caught up in the whirlwind of business?” Yes,
the strain is terrible, but so is lethargy. As far as I’m concerned, the
corpse drenched with perfumed unguents is just as dead as the one
dragged off by a hook.* Leisure without study is death; it’s like being
buried alive.
4 What’s to be gained by getting away from it all? As if our worries
won’t follow us across the sea! What retreat is there where the
fear of death cannot enter? What quiet spot, in the deepest mountain
stronghold, that is not made fearsome by the thought of pain? No
matter where you hide, you will be surrounded by the hue and cry of
human misfortune.
All around us are external cares to deceive and oppress us; many
more come boiling up from within, even in the midst of solitude.
5 We must surround ourselves with philosophy, the one rampart that
can never be stormed, that the siege engines of fortune can never
breach. Th e mind that has abandoned external goods, that asserts its freedom within its own citadel, has taken up an impregnable position.
Sling-bullets and arrows fall harmlessly at its feet. We speak
of the long arm of fortune, but fortune has no long arm: it catches
nobody but those who hold on to it.
6 So let’s keep our distance from fortune as much as we can. But
the only way we can do that is through an understanding of ourselves
and of nature. Let us know where we are headed and where we come
from; what is good for us and what is bad; what to pursue and what
to avoid; what reason is, which distinguishes objects of pursuit and
avoidance, soothes the madness of our desires, checks the savagery of
our fears. 7 Some think they have overcome these forces even without
philosophy; but when their tranquility is put to the test by some misfortune,
the confession is wrung from them at last. Th e brave words
die on their lips when the torturer says, “Stretch out your hand!” and
death comes near. Th en one can say to them, “It was easy for you to
scoff at suff ering before you had to face it. Here now is pain, which
you said is endurable; here now is death, which you decried in such
a fi ne long speech. Th e whips are cracking; the sword is fl ashing;
Now is the time, Aeneas, for your courage;
now is the time for your stout heart.”*
8 What will give you that stout heart is constant practice, rehearsing
not your speeches but your mind and preparing yourself for death.
He who has tried to use tricks of logic to persuade you that death is
not an evil has neither encouraged you nor roused your spirit.
Most excellent Lucilius, we can but laugh at the perversity of the
Greeks. I am amazed that I have not yet managed to shake them off .
9 Zeno, of our school, off ers the following syllogism:
Nothing bad is glorious.
But death is glorious.
Th erefore death is not bad.
Now, that was a big help! You have freed me from fear; after that,
I won’t hesitate to off er my neck to the sword! Are you not willing
to speak seriously? Do you mean to make me laugh, just when I’m
about to die?
Indeed, it is hard for me to say who was more perverse—the one who believed this argument would eliminate the fear of death, or
the one who tried to refute it as if it had some relevance.* 10 For he
off ered his own opposing argument, referring to our doctrine that
death is one of the indiff erents (or, as the Greeks say, adiaphora).
He says,
Nothing indiff erent is glorious.
But death is glorious.
Th erefore death is not indiff erent.
You can see where this argument sneaks by a person. It is not death
that is glorious but dying bravely. When you say, “Nothing indiff erent
is glorious,” I concede the premise only with the stipulation that
nothing is glorious that does not involve indiff erents. For instance, I
say that the following are indiff erents (that is, that they are neither
good nor bad): illness, pain, poverty, exile, death. 11 Not one of these
is glorious in itself, yet nothing is glorious without them. For what
we praise is not poverty but the person who is not humbled or bowed
down by poverty; not exile but the person who went into exile with a
braver face than he would have worn when sending another; not pain
but the one over whom pain exercised no coercion. No one praises
death; rather, we praise the spirit that death can carry off but cannot
vanquish. 12 All such things are not in themselves either honorable
or glorious, but any of them that virtue meets and handles is made
honorable and glorious by it. In themselves, they are intermediate.
What makes the diff erence is whether vice puts a hand to them or
virtue. Th e same death that was glorious in Cato’s case became immediately
base and shameful in the case of Decimus Brutus.* For it
was he who asked his executioners to wait a moment and went off to
use the latrine. Th en when they called him back and ordered him to
stretch out his neck, he said, “I will if you let me live.” What madness
it is to run away when you cannot possibly escape! “I will if you let
me live”—he might as well have added, “even under Antony!” Now
there was a man who deserved to be spared!
13 But as I was saying, it is evident that death in itself is neither
bad nor good. Th e use Cato made of it was highly honorable; that
made by Brutus was extremely shameful. Every object takes on a
splendor not its own when virtue is added to it. We say that a room is well lighted even though the same room is quite dark during the
night: daytime pours light into it, and night takes light away. 14 So
it is with the things our school calls “indiff erent” and “intermediate”:
wealth, strength, beauty, honors, power; and on the other hand death,
exile, ill health, pain, and whatever else we fear in greater or lesser
degree.* It is virtue or vice that gives them a good or bad name. A
piece of iron is not in itself either hot or cold: thrust into the furnace,
it glows red-hot; plunged into water, it cools down. Death is honorable
only through that which is actually honorable, namely, virtue
and the mind that cares nothing for externals.
15 But even among these things, Lucilius, the ones we call intermediates,
there is an important distinction to be made. For death is
not indiff erent in the same way as it is indiff erent whether you have
an odd or an even number of hairs on your head. Death is among
those things that are not bad and yet have a semblance of badness.
Th ere is in us an innate love of self, an innate wish to survive and
preserve ourselves, and an innate horror of disintegration,° because
it seems to deprive us of many goods and to remove us from the surroundings
we are used to.* Death is made alien to us also by the
fact that we know this world already, but we do not know what the
world toward which we are headed is like, and we have a horror of
the unknown. Besides, we have a natural fear of darkness, and people
believe that death will lead us into the dark. 16 So even if death is
indiff erent, it is not something one can easily ignore. Th e mind must
be toughened by constant practice so as to endure the sight of it and
its nearer approach.
We ought to care much less about death than we do. We have
believed many scurrilous tales about it, and many have tried to outdo
each other in inventing more. Th ere are descriptions of a prison below
the earth and regions of endless night, where
Th e enormous guardian of hell
rests on a bed of bones, and, snarling, gnaws
them in the gory cavern, fi lling all
the bloodless shades with fear.*
Even after you persuade people that those are just stories and that the
deceased do not have anything left to be afraid of, there is another fear that crops up: their fear of Hades is equaled by their fear of being
nowhere at all.
17 Why shouldn’t it be glorious to face death courageously, contending
against those long-inculcated worries? Why shouldn’t it be
one of the greatest achievements of the human mind? A person will
never mount up toward virtue if he believes death is an evil; but if
he thinks it is indiff erent, he will. Nature does not allow anyone to
advance bravely toward what he believes to be bad; he will proceed
slowly and reluctantly. But what one does against one’s will, in a
cowardly manner, is not glorious. Virtuous action is not done under
duress. 18 Furthermore, no action can be honorable unless the mind
is entirely set on its object, with no reluctance in any part of itself.
When a person goes after something bad, either because he fears
something worse or because he has other goods in view that make it
worthwhile to absorb one bad thing, his judgments as an agent are
at odds with each other. On one side is the judgment that bids him
pursue his aims; on the other is the judgment that pulls him back
and makes him shun whatever he suspects is dangerous. So he is torn
in diff erent directions; in which case glory is lost to him. For virtue
acts on its decisions with harmony of mind; it is not afraid of what
it is doing.
And as for you, yield not to ills; oppose them
more boldly than your fortune will allow.*
19 You will not oppose them more boldly if you believe them to be
bad. Th at belief must be driven from your heart; otherwise anxiety
will make you hesitant in action. You will have to be pushed when
you ought to charge ahead.
To be sure, our school would like Zeno’s reasoning to be correct
and the reasoning that runs counter to it to be fallacious and wrong.
Speaking for myself, though, I do not reduce these matters to the
rules of dialectic and those tired old conundrums of professional logicians.
My view is that all that sort of thing ought to be thrown out.
All it does is convince the interlocutor that he is being cheated. He
may be forced to concede, but he will be saying something diff erent
from what he actually believes. Speeches on behalf of truth should be
more straightforward; speeches against fear should be more courageous. 20 My preference would be to take this convoluted reasoning
of theirs and lay it out straight so that I can persuade people, not
put one over on them. When a commander is about to lead his army
into battle to lay down their lives for their wives and children, how
does he exhort them? Th ink of the Fabii, how their one household
shouldered the whole burden of their country’s war.* Th ink of the
Spartans stationed at the narrows of Th ermopylae. Th ey expect neither
victory nor homecoming: that place will be their tomb.* 21 How
do you exhort them to put their own bodies in the way of an entire
nation’s destruction—to give up their lives before yielding their position?
Will you say to them, “Nothing bad is glorious; but death is
glorious; therefore death is not bad”? What an eff ective speech that
would be! After hearing that, who would hesitate to hurl himself
onto the spears—to die on his feet! On the contrary, how bravely
Leonidas addressed them, saying, “Eat your breakfast, fellow soldiers;
dinner will be in Hades.” Th ey had no trouble swallowing; the food
did not stick in their throats or fall from their hands. Th ey went
readily to their breakfast—and their dinner. 22 And what about the
Roman commander who, when his soldiers had been assigned to take
over a certain position defended by a vast army of their enemies, addressed
them thus: “Fellow soldiers, there is need for us to go; there
is no need to return.”* You see how straightforward, how imperious
virtue is.
But as for your chicaneries, how can they possibly make anyone
stand taller or more courageously? Th ey crush the spirit; yet if there
is ever a time when one’s mind ought not to be constricted and
forced into miniscule and thorny paths, it is when one is preparing
for some great undertaking. 23 Our task is not to remove the fear
of death from three hundred soldiers but to remove it from all who
are mortal. How will you teach them that death is not a bad thing?
How will you overcome the beliefs of a lifetime, instilled in earliest
infancy? What help do you have to give to human weakness? What
words of yours will set them on fi re and send them into the midst of
danger? What speech will break the covenant of fear; what force of
composition will overturn the convictions of the human race arrayed
against you? Do you off er me riddling words and snares of sneaky
little questions? Great armaments for giant foes! 24 Th at savage African
serpent was more frightening to the Roman legions than the war itself. In vain they shot at it with slings and arrows: not even the
slayer of the Python could have wounded it.* After its massive bulk
and impenetrable hide had resisted steel and every missile that human
hands could fi re, millstones beat it down at last. Will you then
shoot such tiny darts, when your enemy is death? Will you take on
a lion with a pin? Your arguments are sharp, but nothing is sharper
than a blade of straw. Sometimes a thing is made useless and ineffective
by its very fi neness.
Farewell.

Bạn nào có tâm muốn ủng hộ mình, chỉ xin ủng hộ Spiderum là mình vui rồi :)

Trần Việt Anh - STK: 0451000364912 (Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội)


Các bài viết khác của tác giả: