Lời tựa:   
               
Như đã giới thiệu trong series, Seneca thực sự là nguồn cảm hứng Stoicism của mình. Đọc Seneca không chỉ là về triết học mà còn là một trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài với sự từng trải của cuộc đời. 
                                     
Với hy vọng giới thiệu Stoicism đến với các bạn trẻ Việt Nam, xin gửi tới các bạn bản dịch những bức thư quan trọng nhất trong cuốn "Moral Letters to Lucilius", tác phẩm đã làm nên tên tuổi của Seneca và là một trong bộ ba cuốn sách nền tảng của Stoicism.

Những bức thư đạo đức là tuyển tập các bức thư của triết gia Seneca về Chủ nghĩa Khắc Kỷ, nhằm trang bị cho con người hành trang để đối mặt và mỉm cười trước sóng gió của cuộc đời, đạt được sự bình thản trong tâm trí. Cuốn sách không chỉ về triết học, mà còn về trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài.     
                                                   
Do không phải anh dịch thuật, nên bản dịch này hoàn toàn tập trung vào việc truyền tải thông điệp và hy vọng có thể giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với bản tiếng Anh, để có thể thấy cái hay cái đẹp trong việc sử dụng ngôn từ của Seneca (dù thực ra bản tiếng Anh cũng chỉ là một bản dịch). Một anh bạn người Ý của mình đã chia sẻ Seneca được đưa vào chương trình giảng dạy tại Ý như một bậc thầy về việc sử dụng ngôn từ. Vì vậy, xin cam đoan tất cả những gì khiến bạn cảm thấy trúc trắc từ bản dịch là bởi khả năng hạn chế của mình, và rất mong nhận được đóng góp của các cao nhân để bản dịch được hoàn thiện hơn. 

Bạn có thể đọc trước giới thiệu về Seneca ở đây:


Bức thư số 60

Bạn thân mến!
Tôi thất vọng về bạn, cảm thấy sự khác biệt giữa hai ta, và nó khiến tôi tức giận với bạn. Phải chăng từ thâm tâm bạn vẫn muốn những thứ mà người bảo trợ, người giám hộ, hay thậm chí cả thân mẫu của bạn mong muốn cho bạn? Chẳng lẽ bạn không hiểu rằng hầu hết những điều họ mong cầu cho bạn (về vật chất) có hại đến mức nào? Đúng, họ là những người thân gần gũi và yêu thương ta nhất, nhưng những mong cầu của họ lại không có ích gì cho ta hết! Và thực tế là chúng càng trở thành sự thật thì cái hại lại càng lớn hơn. Khi nghiệm lại cuộc đời từ độ tuổi gần đất xa trời này, tôi đã không còn ngạc nhiên khi thấy rằng tất cả những vấn đề vây quanh ta đến từ thuở nhỏ: ta lớn lên giữa những thứ xấu xa mà lại được cầu khẩn bởi chính phụ thân mình. Cầu cho Chúa nghe thấy những lời cầu nguyện của chính chúng ta, lời cầu nguyện mà không cần thứ gì bên ngoài để có thể được toại nguyện.

Liệu ta còn phải cầu xin Chúa về những thứ bên ngoài bao lâu nữa đây? Không lẽ đến lúc này ta vẫn không thể tự thỏa mãn những nhu cầu của mình? Khi mà đất đai của ta được gieo trồng đủ để cung cấp cho cả một thành phố, bao lâu nữa? Bao lâu nữa khi cả một dân tộc phải thực hiện nhiệm vụ thu hoạch cho ta? Bao lâu nữa khi mà hàng dãy những con tàu - đến từ nhiều hơn một đại dương - chỉ để cung cấp mọi thứ cho một bữa tối của ta? Ngay cả một con bò cũng có thể dễ dàng thỏa mãn với một vài mẫu trong cả đồng cỏ rộng lớn; một cái cây là đủ cho một con voi; vậy mà với loài người - nhu cầu của chúng ta vượt qua mọi ranh giới của mặt đất và đại dương. 

Tại sao vậy? Phải chăng tự nhiên cho ta một cái dạ dày không đáy, không bao giờ có thể thỏa mãn, đến nỗi dù cho cả cơ thể này là nhỏ bé so với rất nhiều loài động vật, nhưng ta "thắng" ngay cả những loài to lớn nhất, phàm ăn nhất trên thế giới? Làm ơn khẳng định với tôi rằng đó không phải sự thật. Vì thực sự có ai không rõ những nhu cầu tự nhiên là nhỏ bé thế nào! Chỉ cần một chút thôi là đã đủ thỏa mãn những nhu cầu ấy. Không, không phải nhu cầu của cơ thể, mà lòng tham vô đáy mới là nguyên nhân khiến ta lao theo những thứ vô độ ấy. Vậy nên hãy coi những kẻ, như Sallust nói - "chỉ chú ý đến dạ dày" - như động vật thay vì con người.

Nhưng, tồi tệ hơn, thậm chí có những kẻ còn không đáng để ta coi như động vật, mà là những xác chết. Một người sống khi người ấy mang lợi ích cho người khác, cho cộng đồng; hay chí ít là cho chính anh ta (lưu ý ở trường hợp chính một người, Seneca ở đây ý chỉ sự kỷ luật trui rèn phẩm cách đến ... khắc kỷ, chứ không phải những lợi ích thông thường nhé). Những kẻ lười biếng chỉ núp trong nhà thì có khác gì đã tự chui vào ngôi mộ và chôn sống mình. Hãy đến và viết trên tường trước cửa nhà họ:
SỐNG MÀ NHƯ ĐÃ CHẾT
BỞI CHÍNH BẢN THÂN HỌ
Tạm biệt!
A Dreamer

👉 ĐỂ HIỂU THÊM VỀ CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ VÀ THỰC HÀNH CÙNG SENECA, BẠN CÓ THỂ ĐẶT MUA BỘ SÁCH NGAY TẠI ĐÂY:

*******
Bản tiếng Anh:
From Seneca to Lucilius
Greetings
1 I am dissatisfied with you—at odds with you—angry at you. Do you still want the things your nursemaid wanted for you, or your tutor, or your mother? Do you still not understand how much of what they wanted for you is actually bad? O, how unfavorable to us are the prayers of our nearest and dearest! And all the more so when they turn out well. It’s no wonder to me now that all kinds of troubles beset us from earliest childhood: we grow up amid the imprecations of our parents.* May the gods hear our prayer for ourselves as well, a prayer that costs nothing to fulfill.
2 How long will we ask the gods for anything at all? Are we still not able to feed ourselves? Our planted fi elds occupy territory enough for large cities: how long? How long will a whole population do our reaping? How long will it take numerous ships—and more than one ocean—to provide the spread for a single dinner table? A bull is fi lled up by only a few acres of pasturage; a single wood suffi ces for more than one elephant; yet a human being feeds upon land and sea. 3 Why is that? Has nature given us such an insatiable maw that although the bodies we are given are of modest size, we yet surpass the largest, most ravenous eaters of the animal world? Th at is not the case, for how small are our natural requirements! It takes only a little to satisfy nature’s demands. It is not bodily hunger that runs up the bill but ambition. 4 Th erefore let us regard those who, as Sallust says, “heed the belly”* as belonging to the race of animals rather than of humans.
Indeed, there are some we should count not even as animate creatures but as corpses. A person is alive when he is of use to many; he is alive when he is of use to himself. Slackers who hide out at home might as well be in the tomb. Go ahead and write it in marble above their door:
Preceded in death by
Themselves.
Farewell.

Bạn nào có tâm muốn ủng hộ mình, chỉ xin ủng hộ Spiderum là mình vui rồi :)

Trần Việt Anh - STK: 0451000364912 (Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội)


Các bài viết khác của tác giả: