Lời tựa: 

Như đã giới thiệu trong series, Seneca thực sự là nguồn cảm hứng Stoicism của mình. Đọc Seneca không chỉ là về triết học mà còn là một trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài với sự từng trải của cuộc đời. 
                                   
Với hy vọng giới thiệu Stoicism đến với các bạn trẻ Việt Nam, xin gửi tới các bạn bản dịch những bức thư quan trọng nhất trong cuốn "Moral Letters to Lucilius", tác phẩm đã làm nên tên tuổi của Seneca và là một trong bộ ba cuốn sách nền tảng của Stoicism.  

Những bức thư đạo đức là tuyển tập các bức thư của triết gia Seneca về Chủ nghĩa Khắc Kỷ, nhằm trang bị cho con người hành trang để đối mặt và mỉm cười trước sóng gió của cuộc đời, đạt được sự bình thản trong tâm trí. Cuốn sách không chỉ về triết học, mà còn về trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài.   
                                
Do không phải anh dịch thuật, nên bản dịch này hoàn toàn tập trung vào việc truyền tải thông điệp và hy vọng có thể giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với bản tiếng Anh, để có thể thấy cái hay cái đẹp trong việc sử dụng ngôn từ của Seneca (dù thực ra bản tiếng Anh cũng chỉ là một bản dịch). Một anh bạn người Ý của mình đã chia sẻ Seneca được đưa vào chương trình giảng dạy tại Ý như một bậc thầy về việc sử dụng ngôn từ. Vì vậy, xin cam đoan tất cả những gì khiến bạn cảm thấy trúc trắc từ bản dịch là bởi khả năng hạn chế của mình, và rất mong nhận được đóng góp của các cao nhân để bản dịch được hoàn thiện hơn. Sau khi hoàn thành mình sẽ tạo file pdf và chia sẻ free cho mọi người.

Bạn có thể đọc trước giới thiệu về Seneca ở đây:

Bức thư số 29

Bạn thân mến!
Bạn hỏi tôi về tình hình của Marcellinus. Ông ấy thỉnh thoảng mới qua tôi, chính bởi vì sợ phải nghe về sự thật. Nhưng thực ra ông ta lo lắng thừa, vì sự thật chỉ nên được nói cho người sẵn sàng lắng nghe mà thôi.
Bởi vậy người ta thường nghi ngại về Diogenes và những nhân vật khác trong phái yếm thế, những người ủng hộ sự tự do ngôn luận một cách tuyệt đối, và chế giễu bất cứ ai họ gặp. Họ làm vậy có đúng không? Đặc biệt với những người câm điếc, bẩm sinh hay do bệnh tật, việc mắng nhiếc chế nhạo ấy vừa đâu có giá trị, lại thậm chí mang thiên hướng xấu (cho người xung quanh, vì những người ấy đã bị tàn tật còn đem họ ra chế nhạo). Bạn nói: "Tại sao phải suy nghĩ nhiều về số lượng ngôn từ? Ta đâu có mất gì khi nói. Tôi không biết việc khuyên răn ấy có giúp được người ta hay không, nhưng nếu với ai tôi cũng làm thế, chắc chắn sẽ có người nhận ra cái đúng. Tôi nên ‘gieo hạt’ rộng ra: Nếu một người nỗ lực nhiều lần, ít nhất vài lần sẽ thành công". Bạn thân mến, tôi không nghĩ rằng đó là cách mà một con người thông thái sẽ làm. Nó làm giảm giá trị lời nói của ổng: nếu ông ấy (nói quá nhiều) khiến lời nói của mình trở nên thừa thãi, nó sẽ không còn trọng lượng với chính người mà ông ta muốn tập trung khuyên răn nhất. Một cung thủ giỏi không thể cứ bắn đi bắn lại lúc trúng lúc trượt - tất cả những gì thành công nhờ may mắn đều không phải là tài năng. Trong khi sự thông thái là một tài năng. Nó chỉ nên hướng đến những đối tượng hay những thứ rõ ràng, chọn những người sẽ được lợi và bỏ qua những người đã không còn hy vọng. Tuy nhiên, nó cũng không nên bỏ mặc những người đó quá sớm: ca càng khó càng cần phải có phương pháp cao thâm và sự nỗ lực.
 
Nhưng tôi cũng chưa đến nỗi hết hy vọng với Marcellinus. Ông ta vẫn cứu được, nhưng với điều kiện là một cánh tay phải được đưa ra cho ông ấy ngay. Nguy hiểm có thể đến khi ông ta sẽ kéo cánh tay ấy cùng xuống vực sâu, vì trí tuệ hay khả năng lập luận của ổng rất mạnh, chỉ là nó đang hướng tới những thứ xấu xa. Tuy nhiên, tôi sẽ liều một phen, thử cố hướng ổng trở lại con đường đúng đắn. Ông ta chắc sẽ làm điều ông ta vẫn thường làm, chế nhạo nó bằng một trò đùa khiến ngay cả kẻ ủ dột nhất cũng phải cười, bằng cách biến chính ông ta thành trò cười trước, rồi đến tôi, và khiến tất cả những thứ tôi nói mất đi giá trị. Ông ta sẽ xét về trường phái Stoicism của tôi, và tìm ra một vài thứ để phản đối những lời dạy chúng tôi có, những thứ như được mất hơn thua, các mối quan hệ, và lòng ham muốn. Ông ta sẽ cho tôi thấy một người trong trường phái bị phát hiện khi đang ngoại tình, người khác khi đang ăn uống vô độ, và người khác trong cung điện nguy nga.
Ông ta sẽ nói với tôi về Aristo, quân sư của Marcus Lepidus, tổ chức những cuộc thảo luận trên kiệu, vì ổng muốn tận dụng thời gian ấy để khiến những bài giảng của mình được sẵn sàng. Khi ai đó hỏi ông ta thuộc trường phái nào, Scaurus đã mỉa mai: “Ông ta chắc không phải thuộc về ‘trường phái thích đi bộ’ (đây là một lối chơi chữ, tên trường phái là Peripatetics, nhưng khá giống với peripatetikos trong tiếng Hy Lạp, tức là "thích đi bộ"). Và khi mà Julius Graecinus được hỏi ý kiến về ổng (Aristo), đã trả lời: “Tôi không thể nói với bạn, vì tôi không biết ông ta sẽ làm gì trên đôi chân của mình”. Như thể ông ta đang được hỏi về thằng đánh xe ngựa.
Ông ấy sẽ nói vào mặt tôi những ví dụ về bọn bất tài hay lòe bịp bằng triết lý. Nhưng tôi sẽ kiên trì và chấp nhận tất cả những thứ đó. Hãy để ông ta khiến tôi thành trò cười, có thể tôi sẽ khiến ông ta phải khóc. Hoặc, nếu ông ta tiếp tục cười cợt, tôi sẽ tham gia cùng ông ta, trong chính sự đau khổ của mình, rằng đó là một dạng hân hoan của điên khùng đã chiếm lấy tâm trí ổng. Nhưng thứ hân hoan đó không thể kéo dài lâu. Để ý kỹ, và bạn sẽ thấy những kẻ cười to nhất lại thường chính là những người đau khổ và điên cuồng nhất không lâu sau đó.
Tôi nhất quyết sẽ tiếp cận ông ta, chỉ cho ông ta thấy ngày trước ông ấy giá trị như thế nào, khi mà hầu hết mọi người đều nghĩ ông ấy tầm thường. Ngay cả khi tôi không thể loại bỏ bớt những thói xấu của ổng, tôi sẽ cố ngăn chúng trở nên tồi tệ hơn. Chúng sẽ không thể bị loại bỏ hoàn toàn, nhưng ít nhất chúng sẽ có thể bị kiểm soát trong một thời gian. Hoặc có khi chúng sẽ bị loại bỏ, nếu việc chấm dứt những thói xấu ấy có thể trở thành thói quen. Đừng đánh giá thấp điều đó. Bởi vì với một người ốm nặng lâu ngày, sự thuyên giảm cũng có thể được coi như thành công.
Trong khi tôi đang bận với ông ấy, đây là vài lời cho bạn. Vì bạn có năng lực, bạn biết mình đã và đang ở đâu (trên con đường phát triển bản thân), và từ đó dự đoán được bạn sẽ đi về đâu. Ổn định thói quen, nâng cấp tinh thần, giữ vững tâm trí trước mỗi khó khăn và lo sợ, coi nhẹ những thứ khơi gợi nỗi sợ trong lòng bạn. Có phải một người vẫn thường được xem là ngu ngốc nếu anh ta sợ hãi đám đông, khi mà thực ra anh ta chỉ có thể đối mặt với từng người một trong số đó? Điều đó cũng đúng với cái chết: mặc dù rất nhiều người có thể đe doạ bạn cùng một lúc, họ không thể cùng lúc tiếp cận bạn. 

Đó là cách mà tự nhiên quyết định mọi thứ: một người sẽ lấy đi sự sống của bạn, cũng như một người đã trao nó cho bạn lúc đầu.

Nếu bạn còn chút thể diện nào, bạn sẽ không hỏi thêm quà nữa. Nhưng thôi thì một vài lần cuối tôi sẽ vẫn tặng bạn.
Không bao giờ tôi mong ước làm hài lòng đám đông, bởi họ không thể chấp nhận sự hiểu biết của tôi, và tôi không có chút kiến thức nào về những thứ họ chấp nhận.
"Ai nói câu ấy?", bạn hỏi, như thể bạn không biết tôi hay trích dẫn ai. Vẫn lại là Epicurus. Nhưng tất cả bọn họ, từ các trường phái triết học khác, đều sẽ ủng hộ câu nói ấy. Bởi từ trước đến nay có mấy ai coi trọng phẩm cách mà được tung hô? Thường thì mấy kỹ năng vớ vẩn để kiếm tiền, hay làm những thứ xấu xa khác lại được đón nhận. Và bạn cũng cần phải khiến bản thân giống họ: họ sẽ không chấp nhận bạn nếu họ không nhận ra bạn giống họ. Điều quan trọng không phải là bạn như thế nào trong mắt người khác, mà là trong mắt chính bạn. Với đám đông đê tiện và tầm thường, bạn không thể chiếm được cảm tình của họ bằng bất cứ cách nào khác ngoài tự mình trở thành đê tiện và tầm thường.
Vậy, bạn có thể có được điều gì từ triết học, thứ được ngưỡng mộ và được đánh giá trên tất cả các kỹ năng cũng như những thứ khác ta sở hữu? Chỉ điều này: rằng bạn thà sống thật với bản thân mình còn hơn bán mình để làm hài lòng những người khác, rằng bạn suy nghĩ về chất lượng, chứ không phải về số lượng những đánh giá về bạn; rằng bạn sống không sợ trời không sợ đất không sợ con người; rằng bạn hoặc là đánh bại những khó khăn hoặc là rời khỏi cuộc sống.
Còn không, nếu tôi thấy bạn được tung hê bởi đám đông, nếu sự xuất hiện của bạn đi kèm với những tràng pháo tay và và những tiếng hân hoan chào đón, như trong những buổi diễn kịch nổi tiếng, nếu đàn bà và trẻ em hát ca ngợi bạn trong cả thành phố, tôi sẽ thương hại cho bạn. Tại sao lại không, khi tôi biết rõ bạn phải làm những gì để có được sự tán dương ấy.
Tạm biệt!
A Dreamer

👉 ĐỂ HIỂU THÊM VỀ CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ VÀ THỰC HÀNH CÙNG SENECA, BẠN CÓ THỂ ĐẶT MUA BỘ SÁCH NGAY TẠI ĐÂY:

*******
Bản tiếng Anh:
From Seneca to Lucilius
Greetings
1 You ask about our friend Marcellinus, wanting to know how he is getting along. His visits are infrequent, for no other reason than that he is afraid to hear the truth. But he is in no danger of that at the moment. For truth should be told only to those who will listen.
For that reason, people frequently express doubts about Diogenes and the other Cynics who employed wholesale freedom of speech and admonished everyone they encountered.* Were they right to do that? What if those being scolded were deaf and mute, either born that way or from some disease? 2 You say, “Why be economical with words? They cost nothing. I cannot know whether I will help the person I am admonishing, but if I admonish many, I know that I will help someone. I should scatter the seed broadly: if one makes many attempts, some of them are bound to succeed.” 3 I think, dear Lucilius, that this is not what a great man should do. It dilutes his authority: if he makes his words too common, they do not have sufficient weight with the very people he could otherwise set straight. An archer ought not to hit the mark sometimes and miss it sometimes: anything that gets its results by chance is not a skill. Wisdom is a skill.* It should go after the sure thing, choosing those who will benefi t and holding off from those who are beyond hope. Still, it should not abandon them too quickly: desperate cases call for desperate remedies.
4 But I am not yet in despair about our Marcellinus. He can still be saved, but only if a hand is extended to him right away. Indeed, there is a danger that he will drag the rescuer down with him; for his intellect is very forceful, but tending just now toward ill. Nonetheless, I will go to meet this danger; I will dare to show him his faults. 5 He will do what he usually does: he will pass it off with jokes that would make even a mourner laugh; he’ll make fun of himself first, and then make fun of me; he’ll defl ect everything I am about to say. He’ll scrutinize our school and fi nd objections to throw at our philosophers—payoffs, girlfriends, gluttony. 6 He’ll show me one of them caught in adultery, another in a cook-shop, another in the palace. 
He’ll show me Aristo, the philosophical advisor of Marcus Lepidus, who used to lecture while riding in his sedan chair, for he made use of that time to get his works ready for circulation. When someone asked what school he belonged to, Scaurus quipped, “He’s certainly not a Peripatetic!”* And when that illustrious man Julius Graecinus was asked what he thought of him, he answered, “I can’t tell you—I don’t know what he does on foot.” Just as if he were being asked about a charioteer!
7 All those charlatans who traffic in philosophy (and it would have been more to their credit to leave it alone) will be thrown in my face by Marcellinus. But I have made up my mind to bear with his insults. Let him move me to laughter; perhaps I shall move him to tears. Or, if he continues to laugh, I will rejoice, amid my sorrows as it were, that it is a cheerful form of madness that has come over him. But such cheerfulness does not last long. Watch closely, and you will see that the ones who laugh wildly are the same ones who are raving wildly a short while later.
8 I am resolved to approach him and show him how much more he was worth back when many people thought he was worth less. Even if I don’t prune away his faults, I will inhibit their growth. They won’t be completely gone, but they will cease for a while. Or perhaps they really will be gone, if cessation becomes routine. That’s not to be disdained. For, truly, when one is seriously ill, a good remission counts as health.
9 While I am getting ready for him, here are my instructions for you. For you have the ability; you understand where you have been and where you are, and infer from that where it is you are headed. Settle your habits; lift your spirits; stand fi rm against every object of dread; take no account of those who put fear into you. A person would look stupid, wouldn’t he, if he were afraid of a crowd in a spot where only one can pass at a time? It is the same with your death: although many people may be threatening you with it, they cannot all get to you at once. Th at’s how nature has arranged the matter: a single person will deprive you of breath, just as a single person gave it to you.
10 If you had any shame, you would excuse me the fi nal payment. But since my debt is so nearly at an end, I won’t be a cheapskate (no, not even I!), but will pay you what I owe.
Never have I wished to please the populace, for it does not approve of my knowledge, and I have no knowledge of what it does approve.
11 “Who said that?” you say, as if you did not know where I get my funds. Epicurus said it. But all of them, from every school, will cry out the same to you together, Peripatetics, Academics, Stoics, Cynics. For what person that cherishes virtue can be cherished by the populace? It is by skill in wrongdoing that one cultivates popular acclaim. You must make yourself like them: they will not approve of you unless they recognize you. What matters, though, is not how you seem to others but how you seem to yourself. When people are base, you cannot win their love by any means that are not base.
12 What, then, will you gain from philosophy, which is so much admired and so far preferable to all other skills and all other possessions? Just this: that you would rather please yourself than please the people; that you take thought for the quality, not the number of judgments made about you; that you live without fear of gods or humans; that you either defeat your troubles or put an end to them. Otherwise, if I see you much acclaimed by the common crowd—if there is shouting and applause to greet your entrances, as at the pantomime shows—if women and boys sing your praises all over town—I will pity you. Why shouldn’t I, when I know what road you took to reach such popularity?
Farewell.

Bạn nào có tâm muốn ủng hộ mình, chỉ xin ủng hộ Spiderum là mình vui rồi :)

Trần Việt Anh - STK: 0451000364912 (Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội)


Các bài viết khác của tác giả: