Lời tựa:   
               
Như đã giới thiệu trong series, Seneca thực sự là nguồn cảm hứng Chủ nghĩa Khắc kỷ - Stoicism của mình. Đọc Seneca không chỉ là về triết học mà còn là một trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài với sự từng trải của cuộc đời. 
                                     
Với hy vọng giới thiệu Chủ nghĩa Khắc kỷ (Stoicism) đến với các bạn trẻ Việt Nam, xin gửi tới các bạn bản dịch những bức thư quan trọng nhất trong cuốn "Moral Letters to Lucilius", tác phẩm đã làm nên tên tuổi của Seneca và là một trong bộ ba cuốn sách nền tảng của Stoicism.
                                                   
Do không phải anh dịch thuật, nên bản dịch này hoàn toàn tập trung vào việc truyền tải thông điệp và hy vọng có thể giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với bản tiếng Anh, để có thể thấy cái hay cái đẹp trong việc sử dụng ngôn từ của Seneca (dù thực ra bản tiếng Anh cũng chỉ là một bản dịch). Một anh bạn người Ý của mình đã chia sẻ Seneca được đưa vào chương trình giảng dạy tại Ý như một bậc thầy về việc sử dụng ngôn từ. Vì vậy, xin cam đoan tất cả những gì khiến bạn cảm thấy trúc trắc từ bản dịch là bởi khả năng hạn chế của mình, và rất mong nhận được đóng góp của các cao nhân để bản dịch được hoàn thiện hơn. 
Lưu ý: vì một số lý do như nội dung không còn quá sát và cần thiết với thời hiện tại, mình sẽ không dịch 4 bức số 58, 85, 92, và 95 nhé. Nếu bạn nào muốn tìm hiểu thêm thì bản tiếng Anh có sẵn trên Wiki, hay có thể nhắn cho mình mình sẽ gửi bản pdf sách.

Bạn có thể đọc trước giới thiệu về Seneca ở đây:

Phụ trách ảnh: Anh Google

Bức thư số 97

Bạn thân mến!

Sai, sai lắm, bạn của tôi, nếu bạn cho rằng thời đại của chúng ta thật đáng chê trách vì chìm đắm trong tiện nghi lạc thú và quên đi những giá trị đạo đức của con người. Việc đổ lỗi cho thời cuộc là suy đồi, là đi xuống dường như là một xu hướng chung của nhân loại, nhưng thực tế thì không phải là thời đại, mà là chính ở cách nhìn của mỗi người. Không một thời đại nào là tốt đẹp không tì vết. 

Thực ra, nếu bạn tìm hiểu thêm về những thói trái đạo lý của mỗi thời kỳ, tôi xấu hổ khi phải nói với bạn rằng những thói xấu ấy gần như chưa bao giờ lộ liễu và lan tràn hơn là thời của Cato (hình mẫu con người lý tưởng của Stoicism), và thậm chí ở ngay chính nơi ông sống. Thật khó tin, nhưng tiền bẩn thực sự đã trao tay khi Publius Clodius bị xét xử vì có gian díu với vợ của Caesar, bị bắt quả tang trong lúc ông ta chống lại “nghi thức hy sinh”, thứ được cho là được tiến hành "vì mọi người" bằng cách tụ tất cả đàn ông ra vùng ngoại ô, và ngay cả những bức tranh về những con vật giống đực cũng bị che đi trong thành phố. Điểm chính ở đây là trong vụ xét xử đó, bồi thẩm đoàn bị gạ gẫm mua chuộc, và còn sốc hơn nữa, để vụ mua chuộc ấy ngọt ngào và khó cưỡng hơn, những người đàn bà có chồng hay những thanh thiếu niên thuộc gia đình danh giá sẽ được hứa trao thân cho họ (bồi thẩm đoàn). Hành động phạm tội còn không đáng ghê tởm bằng quá trình xét xử. Kẻ bị xét xử vì tội gian dâm lại xúi giục và tạo thêm nhiều những vụ gian dâm khác, và chỉ có thể thoát tội nếu hắn có thể khiến bồi thẩm đoàn cũng có đúng tội trạng như mình. Tất cả những sự kiện đó được lưu trong biên bản mà Cato ghi lại làm bằng chứng, dù đó là điều duy nhất Cato có thể làm (thay vì ngăn chặn). Tôi sẽ trích Cicero, vì sự thực quá đáng ghê tởm để tự mình viết lại:
Hắn mời bồi thẩm đoàn đến, và hứa với họ, cầu xin họ, hối lộ họ. Nhưng lạy Chúa! Còn tồi tệ hơn nữa: với của hối lộ cuối cùng, một số bồi thẩm được hứa hẹn sẽ có cơ hội gian dâm với những người đàn bà có chồng, hay những nhân vật trẻ của gia đình danh giá.

Đặt mua sách “Seneca - Những bức thư Đạo đức” được dịch giả Andy Luong chuyển ngữ tiếng Việt tại: 

Cuộc hối lộ đã đủ tệ, vậy mà những thứ đính kèm còn sốc hơn. "Gã cao quý kia, liệu ngài có muốn ăn nằm với vợ hắn? Tôi sẽ sắp xếp ả cho ngài. Còn kẻ giàu sang kia, vợ hắn thì sao? Tôi đã nhìn thấy cảnh tượng ngài nằm cạnh cô ta rồi. Nếu ngài không được hưởng vui thú với người đàn bà đó, thì hãy cứ bỏ phiếu kết tội tôi. Cô ả xinh đẹp mà ngài ham muốn, cô ta sẽ đến với ngài. Tôi cam đoan một đêm tuyệt vời ngài sẽ có với cô ta, và tôi sẽ thu xếp nó sớm thôi. Lời hứa của tôi sẽ được thực hiện trong vòng 2 ngày mà phiên xét xử có thể trì hoãn". Việc sắp xếp những cuộc gian dâm thực ra còn đáng tội hơn cả thực hiện, vì nó bao hàm cả việc đe dọa những người phụ nữ có chồng. Vài người bồi thẩm trong phiên toà xử Clodius đã phải tìm đến sự bảo vệ của nghị viện, và điều đó là cần thiết nếu họ muốn buộc tội hắn, và nghị viện đã đồng ý yêu cầu ấy. Đó là lý do, sau khi hắn (Clodius) được tha bổng, thì Catulus vui vẻ nói với bồi thẩm: "Tại sao các ngài lại cần chúng tôi bảo vệ? Phải chăng để của hối lộ cho các ngài sẽ không bị tịch thu?" Giữa những cười đùa ấy, một kẻ trước phiên xử là một tên dâm đãng và trong quá trình xét xử trở thành mối lái cho những vụ gian dâm khác vẫn thoát tội. Phương pháp mà hắn dùng để tránh tội còn đáng ghê tởm hơn tội danh của hắn.
Sau khi nghe sự kiện ấy, liệu bạn còn cho rằng có thứ gì suy đồi hơn chuẩn đạo đức của những người không bị ràng buộc bởi tôn giáo và pháp luật, những người mà, trong các phiên họp nghị viện cấp cao và toà án, còn phạm những tội nghiêm trọng hơn cả bị cáo? Câu hỏi được đặt ra là liệu một kẻ đã phạm phải hành động gian dâm có thể thoát tội hay không, và thứ thực sự đã xảy ra là kẻ đó không thể được trắng án nếu không dính thêm vào những cuộc gian dâm khác. Sự đồi bại ấy xảy ra dưới thời Pompey, Caesar, và ngay trước mắt Cicero và Cato. Bạn nên nhớ, đó chính là Cato, người mà mọi người quá kính trọng đến nỗi khi ông ta xuất hiện, đám đông thôi không yêu cầu thực hiện một nghi thức trong lễ hội ở Flora (Lời người dịch: đoạn này ý chỉ với họ Cato như một vị thánh thực sự đang sống, và vì vậy một số nghi lễ sẽ không còn cần thiết khi có sự xuất hiện của ông). Nếu bạn có thể tin được giai thoại ấy, thì đám đông ấy rõ ràng đã có tiêu chuẩn nghiêm khắc hơn cả bồi thẩm đoàn.

Đọc thêm:

Những thói xấu sẽ vẫn thế, như cách chúng đã luôn tồn tại và lan rộng trong quá khứ; nhưng trong khi sự suy đồi của xã hội đôi khi có thể bị chặn bởi kỷ luật và những dọa dẫm răn đe, những thói xấu sẽ không bao giờ tự thuyên giảm và mất đi. Vì vậy bạn không nên cho rằng thời đại của chúng ta thì suy đồi hơn, dâm dật hơn, hay ít tuân thủ luật lệ hơn. Lớp trẻ ngày nay thực ra có kỷ luật hơn rất nhiều so với thời đó, thời mà một kẻ gian dâm từ chối nhận tội, trong khi bồi thẩm đoàn đang phạm đúng tội trạng ấy của hắn; khi những cuộc truy hoan dâm dật được dàn xếp và tổ chức để gỡ tội; khi mà Clodius thoát tội vì tiếp tục dàn xếp thêm chính hành động tội lỗi ấy trong thời gian phiên xét xử diễn ra. Liệu có ai có thể tin được điều đó - rằng một kẻ bị đưa ra xét xử vì một vụ gian dâm duy nhất có thể thoát tội bằng cách tạo ra thêm nhiều những cuộc gian dâm khác?
Những kẻ như Clodius có thể được tìm thấy trong mọi thời đại; nhưng người như Cato thì không. Con người thường có thiên hướng nghiêng về những thứ suy đồi, vì để có thể chỉnh đốn những thói xấu ta cần hoặc là người dẫn đường hoặc ít nhất cũng là một bạn đồng hành trên con đường ấy, trong khi thói xấu thì không cần bất cứ thứ gì hướng dẫn, chúng vẫn luôn ở đó và lan rộng hơn. Thậm chí, nếu nói cho chính xác thì ta không chỉ có thiên hướng nghiêng về những hành động ấy, mà còn tự đắm mình trong chúng. Trong những hành động kỹ năng khác, lỗi lầm là điều đáng hổ thẹn với người thực hiện, và anh ta sẽ buồn bã với chúng; nhưng trong cuộc sống, những hành động sai trái, trớ trêu lại có thể mang đến một cảm giác thỏa mãn tích cực. Đó là lý do mà hầu hết mọi người không thể sửa đổi. Một người lái tàu sẽ không thể thấy vui sướng khi tàu anh ta bị lật, hay một thầy thuốc trong đám tang của bệnh nhân, hay thầy cãi nếu ông ta thua trong vụ xử thân chủ của mình, nhưng hầu hết mọi người đều vui thích khi những thói xấu của mình được thỏa mãn. Kẻ này thấy vui sướng trong cuộc gian dâm, thích thú hơn với sự khó khăn của nó; kẻ khác run lên vì sung sướng trong việc giả mạo hay cướp bóc, và chỉ tức giận với bản thân nếu hành động của hắn không thành công. Và đó là kết quả khi người ta đã quá quen với những thói xấu.
Mặt khác, tất cả mọi người đều che giấu những hành động sai trái của mình. Dù kết quả của chúng có lợi đến thế nào cho người thực hiện, họ cũng sẽ che giấu sự sai trái, trong khi vẫn tận hưởng thành quả. Điều đó cho thấy ngay cả những người đã quá lầm lạc vẫn còn chút ý niệm về đúng đắn; họ không ngu ngốc đến nỗi không biết đâu là sai trái, chỉ là họ bất chấp mà thôi. Nhưng một lương tâm đúng đắn thì muốn được bộc lộ mình; còn những đồi bại sai trái thì sợ hãi ngay cả khi nó ở trong bóng tối. Đó là lý do tại sao tôi nghĩ Epicurus rất đúng khi nói rằng: "Một kẻ phạm phải những hành động xấu xa thì có thể vẫn sẽ che giấu được hành động của mình với người khác, nhưng hắn không bao giờ có thể hoàn toàn tự tin vào sự che giấu của mình". Một cách tốt hơn để nhấn mạnh ý đó là: " Việc cố che giấu thực ra không mang lại lợi ích mấy cho những kẻ xấu. Vì ngay cả khi chúng may mắn thành công với việc che giấu, thì chúng sẽ vẫn luôn sống trong bất an lo sợ mà thôi". Nói cách khác, tội lỗi không bao giờ có thể khiến một người cảm thấy bình yên. Quan điểm ấy không đi ngược lại với tôn chỉ của Stoicism, nếu ta diễn giải nó theo hướng này: Sự trừng phạt đầu tiên và lớn nhất cho kẻ phạm phải những hành động sai trái nằm ở chính hành động ấy. Không một tội lỗi nào, ngay cả khi nó được vận mệnh che giấu, bảo vệ, và chìm vào màn đêm, có thể thực sự thoát khỏi trừng phạt, vì sự trừng phạt cho tội lỗi nằm trong chính hành động tội lỗi. Nhưng ngay cả thế, sự trừng phạt tiếp theo, những nỗi lo sợ khôn nguôi, sự lo lắng đến mất ăn mất ngủ, và sự bất an, sẽ theo sát gót chân của sự trừng phạt đầu tiên ấy. Tại sao ta phải tách những hành động sai trái khỏi sự trừng phạt này? Tại sao ta không thể cứ để nó với nỗi lo lắng bất an ấy? (Lời người dịch: đoạn này mình đoán ý Seneca là về quan điểm Stoicism cho rằng hình phạt của bất cứ tội ác nào nằm chính trong hành động tội ác ấy đến lương tâm con người. Stoicism như thế sẽ bỏ qua những phán xét sau đó của chính lương tâm, hay sự bất an. Nhưng ở đây Seneca cho thấy những sự trừng phạt sẽ vẫn tiếp diễn, một cách thuận theo tự nhiên)
Nhưng ta không nên đồng ý với Epicurus khi ông ta nói rằng không có nhân quả trong tự nhiên, và lý do chính mà một người nên tránh những hành động sai trái là vì không ai có thể thoát khỏi sự lo lắng triền miên sau đó; dù vậy, ta nên đồng ý với ông ta rằng kẻ phạm phải hành động sai trái sẽ bị hành hạ bởi lương tâm và hình phạt tồi tệ nhất cho hắn là phải mang theo sự lo lắng bất an dai dẳng khôn nguôi, vì hắn sẽ không thể tin tưởng vào bất cứ thứ gì, thế lực nào sẽ có thể khiến hắn an toàn. Đó là bằng chứng của chính nó, Epicurus, rằng ta có sự ghê tởm tự nhiên với những hành động sai trái: bất cứ tên tội phạm nào cũng sợ hãi, dù ở nơi an toàn nhất

Bất cứ tên tội phạm nào cũng sợ hãi, dù ở nơi an toàn nhất!

Số phận có thể khiến chúng thoát khỏi những trừng phạt theo luật pháp, nhưng không thể khỏi lo lắng bất an. Tại sao, nếu không phải vì chúng ta có một thiên hướng bẩm sinh tránh những thứ mà tự nhiên lên án? Lý do một người không bao giờ có thể chắc chắn rằng việc che giấu tội lỗi sẽ thành công là vì lương tâm buộc tội hắn và khiến hắn dằn vặt với chính bản thân mình. Sự đày đọa, sự giày vò đến từ bên trong. Vì dù rất nhiều tội lỗi thoát khỏi hình phạt theo luật pháp, xã hội sẽ rất dễ đi đến thoái trào nếu không phải vì sự trừng phạt lớn nhất là đến từ tự nhiên thông qua lương tâm, với sự sợ hãi bất an thay thế cho những hình phạt bên ngoài.
Tạm biệt!
A Dreamer
*******

SENECA - Triết học thực hành Chủ nghĩa Khắc kỷ trong đời sống
Tìm hiểu thêm về sách:

Bản tiếng Anh:
From Seneca to Lucilius
Greetings
1 You are mistaken, dear Lucilius, if you think that our era is particularly
culpable for self-indulgence and for neglect of high moral
standards. One likes to blame such defi ciencies on one’s own times,
but in reality it is not the times that are at fault but the people. No
era has ever been free of blame. Indeed, if you begin to assess the
iniquity of every age, I am ashamed to tell you that misconduct has
never been more in evidence than it was in the time of Cato and in
his very presence. 2 It’s hard to believe, but money changed hands
when Publius Clodius was tried for secret adultery with Caesar’s
wife.* Clodius had committed sacrilege against the ceremonial sacrifi
ce which is said to be performed “for the people” and which is
supposed to involve such an extreme exclusion of every male from
the precinct that even pictures of male animals are covered up. And
yet the jurors were bribed and—still more shocking—to sweeten the
deal, married women and youths of noble birth were made to have
sex with them. 3 Th e charge was less heinous than the acquittal. Th e
one who had been accused of adultery instigated multiple adulteries,
and only secured his own safety by making the jury as guilty as himself.
Th is all took place at the proceedings where Cato gave evidence,
though that was all he did. I will quote Cicero’s words, because the
facts would otherwise be incredible:
4 He invited the jurors over, made promises to them, pleaded
with them, and bribed them. But by god! there was still worse
to come: as the ultimate reward, some of the jury were off ered nights with specifi c women and assignations with youths of
noble birth.*
5 Th e bribe was bad enough, but the extras were still more shocking.
“Th at straitlaced fellow—would you like to have his wife? I will give
her to you. Th at rich man, how about his? I’ll see to it that she sleeps
with you. If you don’t get somebody’s wife, then vote to convict me!
Th at beauty you desire—she’ll come to you. I promise you a night
with her, and I’ll be quick about it. My promise will be fulfi lled
within the two-day court recess.” Arranging adulteries is more immoral
than committing them, since it involves putting pressure on
respectable married women. 6 Clodius’s jury had sought protection
from the Senate—which was necessary only if they were going to
convict—and their request was granted. Th at’s why, after the defendant
was acquitted, Catulus amusingly told the jury: “Why did you
ask us for protection? Was it so that your bribes would not be confi
scated?”* Amid these jokes, a man got off who before his trial was
an adulterer and during it a pimp. What he did to escape conviction
was worse than what he did to deserve it.
7 Do you believe that anything has ever been more depraved than
the moral standards of people impervious to restraint by religion
or by courts of law, people who, in the special senatorial proceedings,
committed a greater crime than the one being investigated? Th e
question at stake was whether someone guilty of adultery could remain
at liberty. What came out was the fact that such a person could
not be acquitted without recourse to adultery. 8 Th is was negotiated
in the presence of Pompey and Caesar, in the presence of Cicero
and Cato. Mind you, this is the same Cato in whose presence the
populace is said to have stopped asking for performances from the
strippers at the festival of Flora.* If you can believe it, the audiences
of that time had stricter standards than the juries!
Such things will be as they have been before; but while civic
decadence will sometimes subside under pressure and fear, it will
never do so of its own accord. 9 You should not suppose, then, that
our time has yielded more to lust than any other, or less to the laws.
Th e youth of today is much more disciplined than it was then, when
an accused person denied an adultery charge before his jury, while the jury confessed to the same before him; when orgies were held to
settle the case; when a Clodius, benefi ting from the same vices that
he was guilty of, arranged liaisons during the actual conduct of the
case. Would anyone believe this—that a man undergoing trial for
a single adultery could be acquitted by means of many adulteries?
10 Th e likes of Clodius are to be found in every age; the likes
of Cato are not. We tend toward the worse, because there’s always
someone to lead the way and someone to follow. And even without
them, the act goes on apace. We don’t just incline toward wrongdoing,
we dive right in. In other skills, mistakes are an embarrassment
to the craftsman, who is upset by his errors; in life, wrongdoing is a
source of positive delight. It’s this that makes most people impossible
to correct. 11 A helmsman doesn’t get pleasure from an upturned vessel,
or a physician from his patient’s funeral, or an attorney if he loses
the case for his defendant, but everyone enjoys his own immorality.
One man takes delight in an adulterous aff air, excited by the very
diffi culty of it; another gets a thrill out of forgery and theft and only
reproaches himself when his luck fails. We have become accustomed
to behaving badly, and this is the result.
12 On the other hand, all people do conceal their misdeeds. However
well those things turn out, they hide the facts while they enjoy
the profi ts. Th at tells you that even people who have gone utterly
astray still have some sense of what’s right; they are not ignorant of
what’s wrong, they just disregard it. But a good conscience wants
to come into the open and be seen; wickedness fears even the dark.
13 Th at is why I think Epicurus put it well when he said: “A wrongdoer
may happen to remain concealed, but he cannot be confi dent
of concealment.” A better way to express this thought would be
“Wrongdoers gain nothing from concealment, because even if they
have the good fortune to be concealed, they don’t have the confi dence
of remaining so.”* In other words, crimes cannot be safe. 14 Th is
view is not inconsistent with our Stoic school, in my opinion, if we
elucidate it in this way. How so? Because the fi rst and greatest punishment
for wrongdoers is the fact of having done wrong. No crime,
even one embellished with the gifts of fortune or protected and safeguarded
thereby, is free from punishment, since the penalty for crime
lies in the crime. But even so, these secondary penalties—constant fear, dread, and distrust of security—follow right on the heels of that
primary one. Why should I free wickedness from this punishment?
Why should I not leave it in perpetual suspense?
15 We should disagree with Epicurus when he says that there
is nothing that is just by nature, and that the reason one should
refrain from misdeeds is that one cannot avoid the anxiety resulting
from them; we should agree with him, though, that the wrongdoer
is tormented by conscience and that his worst penalty is to bear the
hounding and the lash of constant worry, because he cannot trust
those who guarantee him security. Th is is proof in itself, Epicurus,
that we have a natural horror of misdeeds: every criminal is afraid,
even in a place of safety. 16 Fortune exempts many from punishment,
but none from anxiety. Why, if not because we have an innate aversion
to what nature has condemned? Th e reason one can never be
sure that concealment will be successful is that conscience convicts
people and reveals them to themselves. Wrongdoers are characteristically
fi lled with dread. Since many crimes escape the retribution
of the law and the designated penalties, we would be in a very bad
way if it were not that such off enses are naturally and heavily penalized
from our immediate resources, with fear taking the place of
punishment.
Farewell.

Bạn nào có tâm muốn ủng hộ mình, chỉ xin ủng hộ Spiderum là mình vui rồi :)

Trần Việt Anh - STK: 0451000364912 (Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội)


Các bài viết khác của tác giả: