Ngày xửa ngày xưa, vào thế kỉ 18, có một triết gia không phải người Việt Nam rất nổi tiếng tên là Diderot. Ông “suýt” sống cả đời trong nghèo khó nhưng tất cả đã thay đổi vào năm 1765.
Năm đó ông 52 tuổi và con gái đã đến tuổi cập kê, nhưng ông chẳng đủ tiền để mua cho con gái ông một món gì đó gọi là của hồi môn. Mặc dù nghèo khó, nhưng Diderot lại rất nổi tiếng vì ông là một trong những nhà sáng lập và người viết cuốn Báck khoa Toàn thư (Encyclopédie), một trong những cuốn từ điển quy mô và phức tạp nhất mọi thời đại.
Khi nữ hoàng nước Nga, Catherine Đại đế biết được khó khăn về tài chính của Diderot, bà đã mua lại thư viện của ông với giá 1000 bảng Anh, tương đương với khoảng 1 tỉ VND bây giờ. Bỗng dưng Diderot lại có nhiều tiền để tiêu.
Một thời gian ngắn sau vụ mua bán đầy may mắn, Diderot đã tậu thêm một chiếc áo choàng màu đỏ. Đó là khi mọi thứ bắt đầu trở nên tồi tệ.

Hiệu ứng Diderot

Chiếc áo mới của Diderot rất đẹp. Nó lộng lẫy tới mức ngay lập tức Diderot nhận ra rằng nó thật lạc loài so với những món đồ mà ông đang sở hữu. Theo lời ông, chẳng có chút “phối hợp, thống nhất, đẹp đẽ” nào giữa chiếc áo và những thứ còn lại. Nhà triết học cảm thấy mình phải mua cái gì đó mới mẻ để tương xứng với vẻ đẹp của chiếc áo.
Ý mình là cái này cơ: Consumerism.
Ông thay tấm thảm cũ bằng một cái thảm mới từ Damascus. Ông trang trí nhà với những bức điêu khắc tuyệt đẹp và một quầy bếp tốt hơn. Ông mua một cái gương mới và đặt nó phía trên chiếc áo và cái ghế rơm ông hay dùng để ngồi trong thư phòng đã được thay bằng một cái ghế da.
 "Tôi là chủ tuyệt đối của chiếc áo khoác cũ của tôi," Diderot viết, "nhưng tôi đã trở thành nô lệ với món đồ mới của tôi...Hãy cảnh giác với những lây nhiễm (contagion) của sự giàu có bất ngờ.
Người ta gọi đó là hiệu ứng Diderot.

LÝ DO CHÚNG TA MUỐN SỞ HỮU NHỮNG THỨ MÌNH KHÔNG CẦN

Giống như bao người khác, tôi là một nạn nhân của Hiệu ứng Diderot. Tôi vừa mua một chiếc ô tô mới và kết cục là tôi đã sắm thêm đủ thứ đồ linh tinh khác để đặt vào xe. Tôi mua đồng hồ đo áp suất vỏ xe, một đầu sạc điện thoại di động trên xe ô tô, một cây dù, một bộ dụng cụ sơ cứu, một con dao bỏ túi, một cái đèn pin, vài cái chăn cứu hộ và thậm chí là dụng cụ cắt dây an toàn.
Xin nói rõ rằng tôi đã sở hữu chiếc xe cũ gần 10 năm và chưa bao giờ cảm thấy cần thiết phải mua bất cứ thứ gì tôi đề cập ở trên. Thế nhưng sau khi tậu chiếc xe mới bóng loáng, tôi bị rơi vào vòng xoáy mua sắm hệt như Diderot.
Kính chúa yêu Nước.
Bạn có thể bắt gặp những hành vi tương tự ở nhiều khía cạnh khác trong cuộc sống:
Bạn mua một chiếc đầm mới và giờ bạn phải mua thêm đôi giày với cặp bông tai cho tương xứng.
Bạn mua thẻ thành viên thể thao CrossFit và không lâu sau, bạn lại bỏ tiền ra mua nào là ống lăn (dụng cụ mát-xa cơ sau khi tập thể dục), băng quấn đầu gối, dây quấn cổ tay và những bộ thực đơn ăn kiêng kiểu Paleo.
Bạn sắm cho con mình một cô búp bê và tiếp tục mua thêm nhiều phụ kiện cho búp bê mà trước giờ bạn không biết là có tồn tại.
Bạn mua một chiếc ghế sô-pha mới và bỗng không thấy vừa ý cách bài trí phòng khách nhà mình. Những cái ghế kia? Cái bàn cà phê đó ư? Cái thảm này ư? Tất cả đều phải thay đổi.
Xu hướng tự nhiên của cuộc sống là sự tích lũy. Chúng ta hiếm khi nghĩ đến việc đơn giản hóa, loại bỏ hoặc giảm bớt, mà thay vào đó là luôn tích lũy, thêm vào, nâng cấp và tạo ra thêm.

HIỂU RÕ HIỆU ỨNG DIDEROT

A long-exposure shot of a busy London Underground station
Mua từ từ thôi.
Hiệu ứng Diderot cho thấy rằng cuộc sống của bạn không ngừng có thêm nhiều thứ, vì vậy, bạn cần biết cách lựa chọn, loại bỏ và tập trung vào những thứ thật sự quan trọng. Sau đây là một số cách giúp bạn làm được điều đó:
1. Bớt tiếp xúc với quảng cáo. Hầu như mỗi thói quen đều được kích hoạt bởi một nhân tố kích thích hoặc tín hiệu gợi ý. Một trong những cách nhanh nhất để giảm sức mạnh của Hiệu ứng Diderot là ngay từ đầu, hãy tránh những tín hiệu khiến bạn thực hiện thói quen mua sắm. Hủy nhận các email quảng cáo. Gọi điện đến những tờ tạp chí thường gửi ca-ta-lô cho bạn và ngừng đăng ký nhận ca-ta-lô. Gặp gỡ bạn bè ở công viên thay vì ở trung tâm mua sắm. Chặn các trang web mua sắm yêu thích của bạn bằng các công cụ như Freedom.
2. Mua các vật dụng phù hợp với hiện tại. Bạn không cần phải đổi mới tất cả mọi thứ mỗi khi sắm một món đồ mới. Khi bạn mua quần áo mới, hãy tìm mua những bộ đồ phù hợp với những thứ sẵn có trong tủ áo. Khi bạn mua thiết bị điện tử, hãy đảm bảo nó phù hợp với những thiết bị trong nhà để tránh mua thêm đồ sạc, nắn điện hoặc dây cáp mới.
3. Tự đặt ra giới hạn cho bản thân. Juliet Schor đã đưa ra một ví dụ tuyệt vời như sau:
“Hãy tưởng tượng, một nhóm công dân trong thành phố tổ chức cho các bậc phụ huynh ký cam kết không mua giày thể thao cho con quá 50 đô-la. Nhân viên ở trường mẫu giáo của con bạn yêu cầu chi không quá 75 đô-la cho mỗi bữa tiệc sinh nhật. Hội giáo viên và phụ huynh thuyết phục 80% phụ huynh hạn chế thời gian xem tivi của con mình không quá một tiếng mỗi ngày.
Bạn có muốn ai đó trong cộng đồng mình hoặc trường học của con mình tiên phong thực hiện những điều tương tự vậy không? Tôi nghĩ hàng triệu phụ huynh người Mỹ sẽ đồng ý. Tivi, giày dép, quần áo, tiệc sinh nhật, đồng phục thể dục – đó là những thứ mà các phụ huynh thường cảm thấy họ phải mua cho con cái trên mức cần thiết và có thể đáp ứng thoải mái cho con.”
Juliet Schor, trích trong quyển The Overspent American
4. Mua thêm một, cho đi một. Mỗi lần bạn mua một món đồ mới, hãy cho đi một món đồ cũ. Mua tivi mới? Hãy đem tặng chiếc tivi cũ thay vì chuyển nó sang phòng khác. Mục tiêu là ngăn không cho số lượng đồ đạc của bạn tăng lên. Hãy luôn chọn lựa kỹ càng để cuộc sống của bạn chỉ chứa đựng những thứ làm bạn vui vẻ, hạnh phúc.
5. Sống một tháng mà không sắm đồ mới. Đừng cho phép bản thân mình mua bất kỳ món gì mới trong một tháng (tất nhiên là ngoại trừ nhu yếu phẩm). Thay vì mua máy cắt cỏ mới, hãy mượn máy cắt cỏ của hàng xóm. Mua áo ở cửa hàng đồ cũ thay vì ở trung tâm mua sắm. Càng nghiêm khắc với bản thân thì chúng ta càng giỏi xoay xở hơn.
6. Từ bỏ mong muốn có thêm nhiều thứ. Mong muốn sở hữu của con người là vô tận. Bạn sẽ luôn muốn nâng cấp thứ gì đó. Mua một chiếc Honda mới ư? Bạn có thể nâng cấp lên Mercedes. Mua chiếc Mercedes mới? Bạn sẽ nâng cấp lên Bentley. Mua Bentley? Bạn lại nâng cấp lên Ferrari. Mua Ferrari? Bạn đã bao giờ nghĩ đến chuyện tậu phi cơ riêng chưa? Hãy nhận ra rằng mong muốn sở hữu vật chất chỉ là một lựa chọn mà tâm trí bạn đưa ra, chứ không phải mệnh lệnh mà bạn phải tuân theo.

Kết lại

Xu hướng của chúng ta là tiêu thụ nhiều hơn chứ không phải ít đi. Mặc dù vậy, tôi tin rằng việc thực hiện những bước thiết thực để hạn chế thói quen mua sắm theo hứng sẽ giúp cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn.

Đối với tôi, mục tiêu của tôi không phải là sở hữu ít đồ đạc nhất có thể mà là sở hữu vừa đủ đồ đạc. Tôi hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn tìm ra cách để làm điều đó.
Diderot từng nói, “Hãy lấy ví dụ của tôi làm một bài học. Nghèo khó có tự do của nghèo khó; giàu sang có trở ngại của giàu sang.”
Dịch từ blog của James Clear