Lũ trẻ thời nay không được "than" ?
Lũ trẻ thời này sướng quá, ăn ngon mặc đẹp học trường tốt, muốn gì được nấy - đó dường như là câu cửa miệng của các bậc cha mẹ. Nhưng...
Lũ trẻ thời này sướng quá, ăn ngon mặc đẹp học trường tốt, muốn gì được nấy - đó dường như là câu cửa miệng của các bậc cha mẹ. Nhưng cùng với sự sung sướng vật chất đó dường như không đồng nghĩa với hạnh phúc tinh thần, nếu không nói là nhiều đau khổ và bi kịch
Tuổi thơ của trẻ con bây giờ được cha mẹ bảo bọc, chăm lo tuyệt đối,chúng chỉ mỗi nhiệm vụ học, học và học. Hết học ở trường rồi về học thêm, luyện toán, luyện văn, luyện đàn, hát…Ngay cả những ước mơ riêng tư nuôi dưỡng tâm hồn chúng cũng can thiệp. Trẻ em thời đại nào cũng thế, cũng đều dễ cười và dễ khóc, cũng đều dễ giận rồi dễ thứ tha. Bao giờ chúng cũng mong muốn được khám phá cuộc sống, hi vọng được nhớ đến, được yêu thương và được thể hiện mình. Chỉ có cuộc đời là thay đổi, quan niệm và những mong muốn của người lớn không giống như xưa, họ đặt lũ trẻ vào vòng tay yêu thương, che chở tuyệt đối để rồi cũng bằng vòng tay ấy họ siết chặt ước mơ và tự do của những chú chim non khao khát bầu trời cao rộng. Người tạo ra những mối nguy hiểm khiến cuộc sống ngày một không an toàn là người lớn, người chạy theo những lo lắng, bất an cũng là người lớn. Phải chăng đã kì vọng quá nhiều vào lũ trẻ để rồi vô hình chung khiến chúng cảm thấy cuộc sống quá nặng nề. Lũ trẻ luôn phạm lỗi, luôn thiếu sót vì chúng là những đứa trẻ bình thường. Người lớn thật bất công khi bắt chúng phải hoàn hảo bằng việc học giỏi, đàn giỏi, toán giỏi, anh văn giỏi…mà lại quên rằng ngày xưa khi bằng tuổi con, các bạn chắc đã như thế? Ngay khi đã trưởng thành, làm cha mẹ, ai bảo mình là bậc cha mẹ hoàn hảo? Thế mà lại kì vọng con mình hoàn hảo, chẳng phải vô lý lắm sao? Đừng chỉ nghĩ cho chúng ăn no, ăn ngon, mặc đẹp và trang bị cho chúng đủ loại đồ chơi thông minh, học đủ các môn trí tuệ là chúng cảm thấy hạnh phúc. Nếu yêu trẻ, hãy để chúng có khoảng trời của tuổi thơ. Khoảng trời thật sự thuộc về chúng, để ở đó chúng có thể chơi những trò chơi thuộc về lứa tuổi của mình, mơ mộng những giấc mơ thần tiên và học cách mỉm cười, học cách chia sẻ, học cách vượt qua thất bại. Chúng có thể làm bạn phật ý vì sự tinh nghich, ương bướng, mạo hiểm…nhưng chính những điều ấy sẽ nuôi chúng lớn khôn. Mỗi người chúng ta chỉ sống được một đời và cũng chỉ trải qua một lần tuổi thơ, thế nên không ai có quyền được cướp đi tuổi thơ của người khác ngay cả chính con mình. Đừng đem những giấc mơ dang dở của bản thân gán vào đứa trẻ, bắt chúng phải thực hiện ước mơ của người lớn.Hãy để chúng tự cố gắng vì ước mơ của chính chúng
TÌNH YÊU “CÓ ĐIỀU KIỆN” LÀM TỔN THƯƠNG KHỦNG
Phần lớn những vết thương tới từ môi trường gia đình. Có những tổn thương rất sâu sắc mà cha mẹ hoặc không hề hay biết, hoặc không chịu thừa nhận, không cho nó quyền tồn tại. Nhiều cha mẹ yêu thương con không đúng cách - họ yêu con bằng tình yêu vô minh. Họ gắn tình yêu đó với vô số điều kiện: Thành tích học tập, sự phục tùng những mong muốn của họ về nghề nghiệp, về việc yêu đương. Họ đe dọa thu lại tình yêu thương khi họ không vừa lòng. Hơn thế nữa, họ mắng nhiếc, đánh đập, xúc phạm khi trẻ không làm được điều họ muốn hay không làm đúng điều họ muốn. Trong nhiều trường hợp, họ muốn đứa trẻ trở thành công cụ giúp họ nở mày nở mặt trước họ hàng, đồng nghiệp, thay vì muốn chúng phát triển bản thân một cách lành mạnh.
Cách nuôi dạy này phủ nhận cái tôi của trẻ. Đứa trẻ sẽ trải qua những cuộc khủng hoảng, những cơn sang chấn và phải dằn vặt giữa các lựa chọn: Hoặc tiếp tục xung đột với cha mẹ để phát triển bản thân theo hướng mình mong muốn trong học hành, công việc, chuyện tình cảm, hoặc buông xuôi, biến thành cục đất sét để cha mẹ nhào nặn. Khi đó, bên dưới không khí “hòa bình” trong gia đình và sự “nghe lời” của trẻ là một sự xa cách, lạnh lẽo. Trong thế giới hậu tuổi thơ này, nhiều bạn phải vật lộn để đi tìm chỗ đứng của bản thân, họ trở nên nổi loạn dữ dội, hoặc thành bạc nhược, chai sạn, trầm cảm. Trường hợp nào thì họ cũng bị phá hủy từ bên trong, họ trở nên căm ghét chính bản thân mình. Và bao trùm là một sự cô đơn khổng lồ.
PHỤ HUYNH VIỆT RẤT MÂU THUẪN
Tại sao nhiều cha mẹ lại yêu con với tình yêu gây đau đớn như thế? Có thể họ không ý thức được họ đang gây tổn thương cho những đứa trẻ đâu?
+ Rất nhiều phụ huynh từng sống trong tuổi thơ bị áp đặt, không được tôn trọng, không được lắng nghe, bị bạo hành. Sau đó họ lại cư xử với con em họ y như thế. Họ trở thành người không quản lý được những cảm xúc tiêu cực như sợ hãi hay giận dữ. Họ từng bị xúc phạm nặng nề và giờ đây coi việc xúc phạm con cái mình là bình thường. Họ không biết cách hành xử khác. Một vòng tròn luẩn quẩn.
Bên cạnh đó, nhiều khi các mong muốn, kỳ vọng mà phụ huynh đặt lên con cái xuất phát từ cảm giác thất bại trong chính cuộc đời của họ. Do đó con cái phải thành công, thành đạt, hạnh phúc hộ họ, phải thực hiện giấc mơ của họ. Khao khát kiểm soát đời con để nó không đi “chệch ray” khiến họ sợ hãi, không dám trao cho con sự độc lập, tự chủ trong các quyết định của mình. Điều đó mới mâu thuẫn làm sao. Làm sao những đứa trẻ không được phát triển bản thân lành mạnh lại có thể trưởng thành và trở nên mạnh mẽ? Nhiều bạn trẻ bị giam cầm mãi mãi giữa một bên là tình yêu và nghĩa vụ mình phải trả cha mẹ và một bên là khao khát tự chủ của bản thân.
Sự mâu thuẫn của cha mẹ và tình yêu đi kèm điều kiện của họ có nguy cơ khiến người trẻ trở nên tàn phế về tâm lý, vì trong xã hội không có ai nhận ra và tôn trọng những xung đột nội tâm của chúng và giúp chúng giải quyết những xung đột này.
Các bạn trẻ vừa phải tìm cách chữa lành những vết thương còn đau đớn từ thời thơ ấu, vừa phải vùng vẫy để tìm lại bản thân, trưởng thành trong thế giới người lớn.
VÀ VIỆC NGƯỜI LỚN VÔ TÌNH TẠO RA MỘT THẾ HỆ LƯỜI NHÁC RA SAO ?
Còn rất nhiều học sinh thành phố, đô thị hiện nay, sướng quá: chẳng phải làm gì, cũng chẳng thiếu thứ gì từ ăn uống đến sách vở, học hành… Lúc nào, cũng được bố mẹ chuẩn bị cho đến tận… “chân răng”, đương nhiên, tùy theo điều kiện của từng gia đình để chăm sóc con cái – nhà nào có điều kiện thì chăm theo kiểu có điều kiện, nhà nào điều kiện ít hơn thì chăm theo kiểu ít điều kiện hơn. Song ai cũng cố gắng hết sức để con cái được đầy đủ nhất, vẹn toàn nhất.
Có thể nào hình dung nổi, hiện nhiều học sinh THPT cao lớn hơn cái… “sào” mỗi khi đến bữa ăn vẫn được bố mẹ “cơm bưng nước rót”, ăn sườn, cá vẫn được bố mẹ gỡ sẵn xương bỏ đi như cho trẻ lên 3. Vào năm học, thay vì phải tự chuẩn bị lấy sách vở thì đằng này, bố mẹ vẫn làm cho hết. Nhà không phải quét, áo quần không phải giặt. Giờ nấu ăn, có khi mẹ cứ quần quật trong bếp trong khi con tranh thủ ra quán… chơi game để chờ cơm chín…
Giải thích cho hoàn cảnh sống sung sướng, nhàn hạ ấy của lớp trẻ không gì dễ hơn là điều kiện kinh tế đã khác trước: sung túc hơn, đủ đầy hơn, tâm lý của những bậc làm cha mẹ muốn: “con hơn cha”… Thế nhưng, đó chỉ là biện minh cho việc chăm sóc thái quá, nuông chiều con cái của bố mẹ. Trong khi hệ lụy của sự nuông chiều ấy ít nhất là sẽ làm mất đi tính tự lập của trẻ, làm cho trẻ trở nên lười nhác, ỷ lại cho người khác những việc có thể thực hiện trong tầm tay…
Và không chỉ bố mẹ, ngay nhà trường cũng “tiếp tay” một cách gián tiếp cho tính lười nhác này khi một lao động nhẹ nhàng nhất, đơn giản nhất là quét lớp mà cũng không buộc học sinh phải làm. Mà tất cả đều một tay bác lao công làm cả. Học sinh chỉ mỗi việc xin tiền bố mẹ để đóng tiền vệ sinh.
Thực ra, việc trực nhật lớp không nặng nhọc, mất nhiều thời gian đến nỗi để giải thích: sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, thời gian học tập của các em. Nhưng phương thức chọn bác lao công trực nhật thay vì học sinh đã làm cho ý thức lao động của trẻ bị triệt tiêu, ý thức gìn giữ vệ sinh chung cũng không hình thành, tồn tại trong tư duy của trẻ và quan trọng hơn: trẻ không biết trân trọng, quý sức lao động của người khác, coi việc hưởng thụ trên sức lao động của người khác là nghiễm nhiên do không biết giá trị của sức lao động phải bỏ ra…
“Lênin từng nói: Lao động cũng là hình thức giáo dục nhân cách con người”, vậy mà việc không bắt học sinh lao động dưới hình thức trực nhật lớp là việc làm lợi bất cập hại, “thương nhau kiểu ấy bằng mười hại nhau”.
Có thể nào hình dung nổi, hiện nhiều học sinh THPT cao lớn hơn cái… “sào” mỗi khi đến bữa ăn vẫn được bố mẹ “cơm bưng nước rót”, ăn sườn, cá vẫn được bố mẹ gỡ sẵn xương bỏ đi như cho trẻ lên 3. Vào năm học, thay vì phải tự chuẩn bị lấy sách vở thì đằng này, bố mẹ vẫn làm cho hết. Nhà không phải quét, áo quần không phải giặt. Giờ nấu ăn, có khi mẹ cứ quần quật trong bếp trong khi con tranh thủ ra quán… chơi game để chờ cơm chín…
Giải thích cho hoàn cảnh sống sung sướng, nhàn hạ ấy của lớp trẻ không gì dễ hơn là điều kiện kinh tế đã khác trước: sung túc hơn, đủ đầy hơn, tâm lý của những bậc làm cha mẹ muốn: “con hơn cha”… Thế nhưng, đó chỉ là biện minh cho việc chăm sóc thái quá, nuông chiều con cái của bố mẹ. Trong khi hệ lụy của sự nuông chiều ấy ít nhất là sẽ làm mất đi tính tự lập của trẻ, làm cho trẻ trở nên lười nhác, ỷ lại cho người khác những việc có thể thực hiện trong tầm tay…
Và không chỉ bố mẹ, ngay nhà trường cũng “tiếp tay” một cách gián tiếp cho tính lười nhác này khi một lao động nhẹ nhàng nhất, đơn giản nhất là quét lớp mà cũng không buộc học sinh phải làm. Mà tất cả đều một tay bác lao công làm cả. Học sinh chỉ mỗi việc xin tiền bố mẹ để đóng tiền vệ sinh.
Thực ra, việc trực nhật lớp không nặng nhọc, mất nhiều thời gian đến nỗi để giải thích: sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, thời gian học tập của các em. Nhưng phương thức chọn bác lao công trực nhật thay vì học sinh đã làm cho ý thức lao động của trẻ bị triệt tiêu, ý thức gìn giữ vệ sinh chung cũng không hình thành, tồn tại trong tư duy của trẻ và quan trọng hơn: trẻ không biết trân trọng, quý sức lao động của người khác, coi việc hưởng thụ trên sức lao động của người khác là nghiễm nhiên do không biết giá trị của sức lao động phải bỏ ra…
“Lênin từng nói: Lao động cũng là hình thức giáo dục nhân cách con người”, vậy mà việc không bắt học sinh lao động dưới hình thức trực nhật lớp là việc làm lợi bất cập hại, “thương nhau kiểu ấy bằng mười hại nhau”.
VẬY CÁC BẠN NGHĨ SAO KHI LỨA TRẺ NÀY LỚN LÊN?
Theo Tuổi trẻ:"Nhiều bạn trẻ hiện nay khá lười đọc và lười suy nghĩ"
Theo ZingNews:" Thế hệ trẻ Việt ngày càng lười yêu và ngại tương tác"
Theo VNexpress:"Thế hệ trẻ ngày càng lười vận động"
Theo Dân trí:"Lười lao động, “căn bệnh” của giới trẻ thời nay"
Nhưng vẫn còn nhiều người trẻ vẫn đang cống hiến cho đất nước, sáng tạo và ham học hỏi. Nhưng nếu các bậc phụ huynh vẫn bảo bọc con trẻ,chăm lo tuyệt đối cho chúng, không có chúng ước mơ, tuổi thơ không trọn vẹn,.... thì sẽ dẫn đến nhiều hậu quả về sau.
THANK YOU FOR READING !!!
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất