1/ Tóm tắt bối cảnh

Để đọc bài viết này thuận tiện nhất, người đọc cần biết qua căn bản về Nội chiến Bắc Yemen và Phong trào Houthi. May mắn là, ngay trên Spiderum cũng có những bài như thế rồi. Có thể tham khảo tại:
Về căn bản, thì vào năm 1962 các sĩ quan quân đội ở Bắc Yemen đảo chính lật đổ Vua của nhà Zaydi, thiết lập nền Cộng hòa Arab Yemen (gọi tắt là Bắc Yemen).
Cách mạng Yemen 1962 - các sĩ quan Cộng hòa chiếm cung điện nhà vua
Cách mạng Yemen 1962 - các sĩ quan Cộng hòa chiếm cung điện nhà vua
Vua nhà Zaydi lại chạy lên Bắc, tập hợp các bộ lạc Zaydi khởi binh đánh lại - đấy chính là hội mà nay chúng ta gọi là Houthi. Quân Bảo hoàng Zaydi được Arab Saudi và một vài quốc gia khác hỗ trợ, trong khi phe Cộng hòa được giúp đỡ nhiều hơn với việc Ai Cập trực tiếp đưa khoảng 7 vạn quân (chỗ khác nói 13 vạn quân) sang trực tiếp chiến đấu giúp họ.
Thế nhưng, bằng cách thần kỳ nào đó, sau 5 năm quân Bảo hoàng Zaydi với những vũ khí cùi bắp của mình đã đánh sấp mặt quân Ai Cập và quân Cộng hòa. Năm 1967, Ai Cập phải tìm cớ rút khỏi Yemen bằng cách tạo một mặt trận mới đánh với Israel. Nhưng kết quả thì ai cũng biết: cả khối Arab thảm bại, riêng Ai Cập thì mất cả Sinai, với tổn thất quân sự không thể tả, đặc biệt là không quân
Bản đồ tình hình Nội chiến Bắc Yemen năm 1967
Bản đồ tình hình Nội chiến Bắc Yemen năm 1967
Với tình trạng đó thì không cần nói cũng biết: Ai Cập phải ngay lập tức rút vội khỏi Yemen. Mà không chỉ rút, còn phải nhanh chóng bù đắp lượng khí tài đã mất trong nước bằng cách không vận lại đống khí tài còn đang chất đống ở Yemen!
Và đấy là lúc sử Nga bắt đầu vào việc: khởi đầu bằng việc viết về một chiến dịch đặc biệt khá bí mật của Không quân Liên Xô. Chúng ta sẽ rất khó bắt gặp những ghi chép này từ tài liệu sử phương Tây, do độ tuyệt mật của nó, tới gần đây mới được Nga giải mật phần nào. Cũng vì vậy mà bài này sẽ rất ít hình ảnh tư liệu, toàn chữ thôi, một sự đáng buồn không hề nhẹ!
Vốn dĩ trước đấy, Liên Xô đã lập một cầu không vận kín tiếng để vận tải vũ khí hạng nặng cũng như quân nhân từ Ai Cập sang Yemen để chiến đấu. Cầu không vận đó sau này được ghi là: Krivoy Rog (Ukraine) - Simferopol (Ukraine) - Ankara (Thổ Nhĩ Kỳ) - Nicosia (Síp) - Cairo (Ai Cập) - Sanaa (Yemen). Các phi vụ này cố gắng đảm bảo ít bị phát hiện, bằng cách sử dụng máy bay vận tải An-12 trở nhiều chuyến với tải trọng nhẹ, và phải bay vào ban đêm. Hơn nữa, các máy bay được gắn phù hiệu của Không quân Ai Cập và các phi công Liên Xô bị cấm liên lạc vô tuyến trong suốt chuyến bay.

2/ Đêm trước trận đánh

Như vậy ta hiểu rằng, năm 1967 chiến trường coi như đã vỡ vụn với quân Ai Cập và quân Cộng hòa ở Yemen. Quân Ai Cập phải vội vã rút quân về nước, đồng thời phải tái không vận số khí tài hạng nặng từ Yemen về ngược lại Ai Cập để bù đắp tổn thất.
Nhưng dĩ nhiên, trình độ của Ai Cập không làm được chuyện đó, mà phải là Liên Xô làm. Do vậy tới đây, Liên Xô buộc phải công khai thực hiện cầu không vận lớn di tản các khí tài quan trọng. Việc này không thể làm một phát là xong ngay, mà phải tính bằng năm. Chính xác là 3 năm, tới năm 1970.
Do vậy mà bạn đọc wiki tiếng Anh sẽ thấy nó ghi ngày kết thúc chiến tranh Bắc Yemen là năm 1970, trong khi thực tế chiến sự kết thúc vào năm 1967. Thì 3 năm dư ra đó là thời gian câu giờ để Liên Xô di tản khí tài về Ai Cập.
Nhưng có vấn đề: chẳng lẽ quân Bảo hoàng Yemen để yên cho Liên Xô làm việc? Well, logic nhất hiện tại, thì nó liên kết tới thỏa thuận ngầm giữa Ai Cập và Arab Saudi.
Cần nhớ rằng, chiến tranh 6 ngày không chỉ làm Ai Cập kinh hoảng, và cả khối Arab cũng phải run sợ trước sự bành trướng của Israel. "Lợi dụng" tâm lý lo sợ của các quốc gia Arab - gồm cả Arab Saudi lúc đó - Liên Xô và Ai Cập được cho là đã đứng ra xin giàn xếp 1 deal với Arab Saudi.
Deal đó về cơ bản đầu tiên là việc Ai Cập sẽ rút sạch khỏi Yemen. Cộng thêm khoảng chục đảo và vùng nước tranh chấp trên biển Đỏ, Ai Cập cũng nhượng cho Arab Saudi. Ngoài ra, Ai Cập phải chấm dứt các nỗ lực chống lại các nước quân chủ trên bán đảo Arab.
Đổi lại điều gì? Đó là việc Arab Saudi - quốc gia tới lúc đó đang tiên phong đỡ đầu cho quân Bảo hoàng Zaydi, phải chấm dứt viện trợ. Đồng thời, theo logic, có thể đoán ra rằng họ sẽ phải ngăn quân Bảo hoàng tấn công các máy bay vận tải An-12 của Liên Xô. Và điều này thực sự đã diễn ra.
Quay lại trên thực địa, sau khi Ai Cập bắt đầu rút quân, quân Bảo hoàng thừa cơ tiến công khắp các chiến trường, tiến đến thủ đô Sanaa. Các mặt trận đều vỡ, tới tháng 11/1967, Sanaa căn bản là đã bị bao vây.
Đã vậy, tình hình còn bi đát hơn với quân Cộng hòa. Ngày 5/11/1967, xảy ra một cuộc chính biến ở Sanaa, gọi là "Phong trào 5/11" (حركة 5 نوفمبر 1967). Khi đó, các sĩ quan quân đội (chủ yếu là lính dù) đã làm chính biến, phế truất Tổng thống Cộng hòa Arab Yemen đương thời là Abdullah Al-Sallal do thất vọng về những thất bại liên tiếp trên chiến trường.
Tổng thống Abdullah Al-Sallal - bị lật đổ ngày 5/11/1967
Tổng thống Abdullah Al-Sallal - bị lật đổ ngày 5/11/1967
Đối chiếu sang tài liệu Nga, họ chép rằng cùng với Thỏa thuận giữa Saudi và Ai Cập, Liên Xô và Ai Cập cũng đã nhẩm tính trước trường hợp rằng phe Cộng hòa ở Yemen sẽ không trụ lại được lâu. Do vậy, Ai Cập được cho là đã cảnh báo trước Tổng thống Yemen Abdullah Al-Sallal nên tìm chỗ tị nạn trước. Quả nhiên, vào lúc cuộc đảo chính diễn ra, tổng thống Abdullah Al-Sallal đã bắt được chuyến bay sang "thăm" Iraq từ trước, rồi sau đó qua Ai Cập tị nạn. Chính phủ Sanaa sụp đổ. Không chỉ cảnh báo tổng thống Abdullah Al-Sallal, mà dự báo trước nền Cộng hòa chắc chắn sụp đổ, không quân Liên Xô đã tiến hành không vận luôn cả các thành viên chính quyền Cộng hòa, và cả các sứ quán nước ngoài khỏi thủ đô Sanaa. Do đó, theo tài liệu ghi chép, vào tháng 11/1967 chỉ còn đúng 2 sứ quán nước ngoài bám trụ lại Sanaa: Trung Quốc và Algeria. Thành phố bị bỏ lại với tình trạng hỗn loạn, vô chính phủ, hoảng sợ với những vụ pháo kích tăng dần từ quân Bảo hoàng.
Nhắc qua tình hình quân sự: theo các tài liệu, sau khi diễn ra cuộc đảo chính ngày 5/11, quân số Cộng hòa còn lại ở Yemen chỉ còn dưới 4.000 binh sĩ. Đổi lại, pháo thì còn nhiều, các loại 75, 82 và 120mm, về cơ bản là mạnh hơn phe Bảo hoàng. Máy bay thì còn 1 phi đội Mig-17, nhưng được Liên Xô đào tạo rất bài bản. Xe tăng chủ yếu là T-34 do Liên Xô viện trợ
Xe tăng T-34 của quân Cộng hòa Yemen bảo vệ Sanna năm 1967
Xe tăng T-34 của quân Cộng hòa Yemen bảo vệ Sanna năm 1967
Còn lại phe Cộng hòa được ghi là bao vây với 50.000 quân, gấp hơn 12 lần. Vũ khí thì khả năng cao là kém hơn.

3/ Trận vây hãm 70 ngày đêm

Phe Bảo hoàng được ghi nhận là bắt đầu tấn công vào ngày 28/11/1967. Từ đó cho đến khi dỡ vây vào ngày 7/2/1967, là đúng 70 ngày. Chính vì vậy mà trận này trong sử Arab được ghi là "Cuộc vây hãm 70 ngày - حصار السبعين".
Đáng buồn là không nhiều tài liệu ghi lại chi tiết trận đánh đã diễn ra như thế nào. Chỉ chắc chắn 1 điều: quân Cộng hòa đã chiến đấu rất dũng cảm. Chắc chắn đã không có ý đồ đầu hàng nào, bất chấp quân số với chỉ 4.000 người.
Anh dũng nhất có lẽ phải kể đến lực lượng không quân. Các phi công Mig-17 của quân Cộng hòa tuyệt nhiên không ai bỏ chạy ra nước ngoài, mà bỏ chạy về các thành phố khác chưa bị mất - từ đó thực hiện các phi vụ không kích yểm trợ cho thủ đô Sanaa bị bao vây. Ngoài ra, bất chấp việc bị pháo kích liên tục, các phi công Cộng hòa vẫn dũng cảm lái máy bay vận tải Ilyushin Il-14 hay DC-3 đáp xuống sân bay quốc tế Sanaa, tiếp tế cho thủ đô.
Ngày nay, ở phía Bắc sân bay quốc tế Sanaa, các bạn sẽ thấy một căn cứ không quân tên là Al-Dailami. Ấy là nó được đặt để tưởng niệm phi công Muhammad Al-Dailami hy sinh khi lái Mig-17 không kích quân Bảo hoàng vào tháng 2/1968.
Phi công Muhammad Al-Dailami - hy sinh trong trận Sanna tháng 2/1968
Phi công Muhammad Al-Dailami - hy sinh trong trận Sanna tháng 2/1968
Vị trí sân bay Al-Dailami phía Bắc Sanna ngày nay
Vị trí sân bay Al-Dailami phía Bắc Sanna ngày nay
Chứng kiến sự dũng cảm không đầu hàng của quân Cộng hòa, có vẻ như nó đã lật ngược ý đồ của Liên Xô ban đầu là di tản nhanh chóng mặc cho nền Cộng hòa sụp đổ. Thế nên vào sau đó, đã có một chiến dịch khác của Không quân Liên Xô nằm ngoài cuộc không vận - không kích hỗ trợ quân Cộng hòa.
Với sự trợ chiến của không quân Liên Xô mạnh mẽ, nó sẽ dễ hiểu hơn để giải thích việc quân Cộng hòa đứng vứng. Dĩ nhiên, do chiến dịch này nằm ngoài cuộc không vận khí tài - nghĩa là nằm ngoài thỏa thuận với Arab Saudi - quân Bảo hoàng được phép bắn các máy bay Liên Xô này.
Đại úy phi công Alexander Grigorievich Zharinov đã hy sinh khi bị bắn rơi, nơi máy bay của anh rơi xuống được quân Bảo hoàng mời phóng viên quốc tế tới để ghi nhận sự can thiệp của Liên Xô vào trận chiến. Theo các tài liệu Nga, hiện tại cũng nơi đó, một tượng đài tưởng niệm phi công Liên Xô hy sinh được xây, nay vẫn còn.
Phi công Liên Xô Alexander Grigorievich Zharinov - hy sinh khi bảo vệ Sanna
Phi công Liên Xô Alexander Grigorievich Zharinov - hy sinh khi bảo vệ Sanna
Đại úy Alexey Aleksandrovich Krylasov là một thành viên kỹ thuật mặt đất, cũng được ghi nhận hy sinh ở Yemen vào đầu năm 1968 (có vẻ như lúc đấy đã hết bao vây, Krylasov chết vì bị thương hoặc bệnh). Ngoài ra, tài liệu Nga còn ghi nhận 1 phi hành đoàn 8 người bị rơi khi cất cánh, nhưng không rõ chi tiết. Bất chấp những màn chiến đấu anh dũng không thể phủ nhận đó của quân Cộng hòa, nguyên nhân chính cho sự trở cờ của quân Bảo hoàng vẫn được coi là đến từ nội bộ họ. Nếu đã đọc bài về nội chiến Bắc Yemen, bạn sẽ biết rằng một số tiểu vương, hoàng tử trong phe Bảo hoàng - mà tiêu biểu nhất là phó vương Muhammad bin Al-Hussein Hamid Al-Din - đã ngầm có ý phản.
Họ ngầm tính rằng nếu đưa vua Muhammad al-Badr về lại ngai vàng, thì vẫn mãi chỉ là các tiểu vương nhỏ bé. Thay vào đó, họ ngầm đàm phán với với quân Cộng hòa, phản lại vua Muhammad al-Badr, thỏa thuận rằng: nền Cộng hòa sẽ được duy trì, nhưng các tiểu vương gia tộc Zaydi vẫn sẽ giữ nhiều vị trí chủ chốt quan trọng trong chính quyền mới, lợi ích sẽ lớn hơn so với việc chấp nhận thân phận tiểu vương bộ lạc nhỏ bé trong chế độ quân chủ
Đau đớn hơn cho phe bảo hoàng, Muhammad bin Al-Hussein Hamid Al-Din lại chính là một những chỉ huy tài giỏi nhất, mang lại những chiến thắng vang dội tới lúc đó cho họ, hay nói cách khác - chính Muhammad Al-Din là người đã đưa Hoàng gia Yemen tới cửa ngõ Sanna, rồi cũng chính ông là người cho họ sụp xuống hố sâu thất vọng
Tiểu vương Muhammad bin Al-Hussein Hamid Al-Din
Tiểu vương Muhammad bin Al-Hussein Hamid Al-Din
Và đó là kết thúc cho cuộc chiến ở Bắc Yemen, với một sự hơi ảo nếu không đọc kỹ: phe Bảo hoàng bất chấp thế thượng phong trên chiến trường cho tới những ngày cuối, lại chấp nhận từ bỏ chiến thắng để hòa đàm, duy trì nền Cộng hòa. Ngày 7/2/1968, quân Bảo hoàng dỡ bỏ vòng vây Sanaa, thành phố đã đứng vững trong 70 ngày không đầu hàng.
Trong 3 năm tiếp theo, hòa bình được xác lập khi phe Cộng hòa và Bảo hoàng chia sẻ các vị trí trong chính quyền mới. Còn 2 bố Liên Xô và Ai Cập vẫn cần mẫn với công việc cẩu những khí tài hạng nặng của mình về bù lại cho Ai Cập, mãi tới năm 1971 mới làm xong. Dẫu sao, nhà Zaydi vẫn sẽ nắm sự kiểm soát tương đối lớn với chính trường Yemen bất chấp việc nền quân chủ sụp đổ - mà minh chứng rõ nét là sự nổi lên của phong trào Houthi hiện nay.