Thủ tướng Angela Merkel hay được công chúng gọi với biệt danh “người đàn bà thép”, không chỉ vì bà là nữ thủ tướng duy nhất của Đức cho tới hiện tại. Trong 16 năm cầm quyền, bà đã đối mặt và vượt qua rất nhiều các cơn khủng hoảng khác nhau để dẫn dắt nước Đức trở thành quốc gia có nền kinh tế số 1 châu Âu. Cũng trong khoảng thời gian 16 năm đó, đã qua 4 nhiệm kỳ tổng thống Hoa Kỳ, 4 tổng thống Pháp, 5 thủ tướng Anh và 8 thủ tướng Ý. 
“Không thể phủ nhận rằng bà Merkel đã giúp cho nước Đức trở nên mềm mỏng hơn. Và cũng chính bà đã nâng cao vị thế của Đức với thế giới”, trích lời phó giám đốc tài chính quỹ Marshall Đức.
Những nhận xét ấy không phải nói quá. Bà Merkel đã đưa quốc gia vượt qua 4 thách thức lớn nhất trong nhiệm kỳ của mình: cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, cuộc khủng hoảng nợ của châu Âu, khủng hoảng nhập cư vào châu Âu năm 2015-2016, và đại dịch Covid. 
Vậy thủ tướng Đức Angela Merkel đã vượt qua những khó khăn ấy như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé. 
Con đường tới với chiếc ghế thủ tướng
Được biết tới nhiều nhất với cương vị là thủ tướng của Đứcnhưng bà Merkel ban đầu không hề làm việc trong lĩnh vực chính trị. Bà là một nhà vật lý.
Bà Angela Dorothea Kasner sinh năm 1954 tại Hamburg, Tây Đức,có bố là một mục sư thuộc giáo hội Luther, còn mẹ là một giáo viên. Cũng bởi vậy mà bà có một tuổi thơ êm đềm, lớn lên ở vùng quê gần thủ đô Berlin do bố được chuyển tới tiếp quản một nhà thờ ở gần đây. Angela nhận được sự giáo dục tương đối đầy đủ, minh chứng rõ ràng nhất là bà có khả năng nói tiếng Anh gần như hoàn hảo, ngoài ra thì bà còn có khả năng nói tiếng Nga một cách lưu loát. 
Angela Merkel (bên trái) khi còn trẻ
Angela Merkel (bên trái) khi còn trẻ
Cũng như bao học sinh khác, bà là đoàn viên của Đoàn Thanh niên Tự Do Đức, về sau trở thành Uỷ Viên quận Đoàn và Bí thư chuyên trách dân vận và tuyên truyền tại Viện Hàn Lâm Khoa Học, khi đó là viện nghiên cứu khoa học quan trọng nhất của Cộng hoà Dân Chủ Đức. 
Ban đầu, bà theo học vật lý tại Đại học Leipzig, sau đó kết hôn với ông Ulrich Merkel, cũng là một nhà vật lý, rồi lấy tên mới theo họ chồng, Angela Dorothea Merkel. Tuy vậy, hai người ly dị năm 1982. Tới năm 1998, bà tái hôn với một giáo sư hoá học ở Berlin tên Joachim Sauer. Cho tới nay, bà vẫn không có con. 
Bà Merkel cùng chồng bên cạnh phu nhân cựu tổng thống Barack Obama
Bà Merkel cùng chồng bên cạnh phu nhân cựu tổng thống Barack Obama
Sau khi tốt nghiệp với học vị tiến sĩ Vật Lý, bà làm việc trong lĩnh vực hoá lượng tử tại Viện Hoá Lý trung ương thuộc Viện Hàn Lâm khoa học từ 1978 tới 1990. Trước đó, bà Angela Merkel đã từng có ý định vượt biên sang phương Tây trong một lần thăm thân ở Hamburg thuộc Tây Đức, nhưng vì có những mối quan hệ ràng buộc mà bà đã quyết định ở lại Đông Đức. 
Phải nói thêm rằng sau thế chiến thứ 2, nước Đức bị chia thành 4 vùng chiếm đóng theo như hội nghị Yalta, ngăn cách bởi “bức tường Berlin” để ngăn không cho những người từ Đông Đức bỏ chạy sang Tây Đức. Bức tường này là biểu tượng nổi tiếng nhất của cuộc chiến tranh Lạnh, và của việc chia cắt nước Đức. Khoảng 5000 người đã tìm cách vượt qua bức tường để sang Tây Berlin, số người thiệt mạng rơi vào 86-200 người. 
Bức tường Berlin
Bức tường Berlin
Sau khi “bức tường Berlin” sụp đổ năm 1989, bà Merkel tham gia phong trào dân chủ, gia nhập Đảng Demokratischer Aufbruch mới thành lập, sau đó trở thành phụ tá phát ngôn của chính quyền lâm thời tiền thống nhất. Và sau khi đất nước thống nhất, bà đắc cử và nắm một ghế quốc hội trong tay sau cuộc tổng tuyển cử tổ chức tháng 12/1990. Đảng của bà sáp nhập với đảng CDU - Liên minh Dân Chủ Kito giáo - của Tây Đức và bà trở thanh Bộ Trưởng Phụ nữ và Thanh niên trong nội các của thủ tướng đương nhiệm Helmut Kohl. Tới năm 1994, Merkel được bổ nhiệm và chức vụ Bộ trưởng và An toàn Lò Phản ứng Hạt nhân. Và cũng chính ở vị trí này, bà trở thành một nhân vật được nhiều người biết tới, và cung cấp một diễn đàn giúp bà xây dựng sự nghiệp chính trị. Khi đó, bà là một trong những chính khách được thủ tướng Kohl ưu ái, và cũng là bộ trưởng nội các trẻ tuổi nhất. Kohl thường gọi bà với cụm từ thân thiết là “das Madchen”. 
Tới khi chính phủ Kohl thất bại trong cuộc tổng tuyển cử năm 1998, bà Merkel được bổ nhiệm làm Tổng thư ký đảng CDU. Trên cương vị này, bà dẫn dắt đảng của mình thắng 6/7 cuộc bầu cử cấp bang, phá vỡ thế đa số của đảng liên minh SPD - Đảng dân chủ xã hội Đức. Sau vụ bê bối tài chính bên trong Đảng CDU, trong đó có liên quan tới cả Kohl và chủ tịch Đảng Wolfgang Schauble, người được chỉ định để kế nhiệm Kohl. Bà chỉ trích người đỡ đầu của mình và xúc tiến khởi đầu mới cho Đảng CDU mà không có Kohl, ngay sau đó, vào tháng 4/2000, bà được bầu chọn để thay vị trí của Shaube, trở thành người phụ nữ đầu tiên giữ ghế chủ tịch Đảng. Sự kiện này gây kinh ngạc cho rất nhiều nhà quan sát bởi cá tính của bà đối nghịch hoàn toàn so với những người đã bầu chọn cho bà vào vị trí lãnh đạo. 
Sau khi lên nắm quyền, Merkel nhận được sự ủng hộ đáng kể từ nhân dân Đức để thành người có khả năng thách thức Thủ Tướng Gerhand Schroder trong cuộc bầu cử năm 2002. Tuy vậy, bà có vẻ không được lòng của những người bên trong Đảng. Bà sau đó bị loại trong cuộc đua tới ghế Thủ Tướng bởi chính lãnh đạo CSU Edmund Stoiber, dù sau đó chính ông này cũng bị loại bởi Schroder do không tận dụng được vị thế dẫn đầu của mình. 
Sau thất bại của Stoiber năm 2002, bà Merkel nhận luôn trách nhiệm lãnh đạo phe bảo thủ đối lập ở hạ viện quốc hội Đức, mở ra cơ hội để bà chiến thắng trong cuộc tuyển cử thủ tướng vào năm 2005 khi dành được đề cử ở cả 2 đảng CDU và CSU. Ban đầu, kết quả bầu cử toàn quốc là bất phân thắng bại cho cả bà Merkel và Schroder thuộc đảng SPD. Phải sau 3 tuần lễ thương thảo giữa các bên, bà Merkel sẽ nắm giữ ghế thủ tướng, trong khi đảng SPD sẽ nắm 8/16 vị trí trong nội các. 
Là một nữ chính khách đến từ một Đảng trung hữu, và cũng là một khoa học gia, bà Merkel thường được so sánh với cựu thủ tướng anh, bà Margaret Thatcher. Nhiều người gọi bà với biệt danh “người đàn bà thép” - “Iron Lady” hoặc “Iron Girl”. Không phải tự nhiên mà bà có được biệt danh đó. Chẳng dưới 2 lần chiếc ghế thủ tướng của bà đã bị lung lay dữ dội. Bị người biểu tình treo hình cạnh Adolf Hitler, là người trực tiếp gây ra cuộc khủng hoảng nhập cư năm 2015. Vậy mà người đàn bà ấy vẫn có thể vượt qua để tại vị tận 16 năm cho tới khi tự nguyện từ chức. Để tìm được câu trả lời, trước hết chúng ta phải nhìn qua cách mà bà đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. 
Vượt qua khủng hoảng tài chính toàn cầu
Năm 2008 là lúc diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất lịch sử. Khoảng 10.000 tỷ Đô tan biến khỏi thị trường, khoảng 30 triệu người thất nghiệp, hàng loạt ngân hàng lớn phá sản, và theo sau đó là sự sụp đổ của một trong những định chế tài chính lớn nhất nước Mỹ khi đó, Lehman Brothers.
Nền kinh tế của Đức cũng không thoát khỏi cơn bão đó, họ đã phải hứng chịu cuộc khủng hoảng tài chính nặng nề nhất kể từ sau khi thế chiến thứ 2 kết thúc, GDP tụt chỉ còn ¼. Tới năm 2009, GDP vẫn ở mức âm nhưng đã có sự cải thiện ở mức ⅓, để rồi nhanh chóng lấy đà và hồi phục lên mức dương chỉ trong năm 2010. 
Để lý giải cho sự tăng trưởng nhanh chóng này,  tóm tắt một cách ngắn gọn, Merkel và chính phủ đã có những thay đổi hợp lý trong chính sách xuất khẩu, cải tổ lại cảng Hamburg, và thay đổi chính sách thuế cũng như cải cách lao động. 
Nền kinh tế của Đức phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu hàng hoá, chiếm từ ⅓ đến 1 nửa tổng GDP trong 10 năm trước đó. Cuộc khủng hoảng diễn ra khiến cho nhu cầu hàng hoá xuất khẩu từ Đức cũng giảm xuống. Vậy mà chỉ tính riêng trong năm 2010, Đức thu về 1.3 ngàn tỷ đô, chiếm 30-48% GDP, so với con số 1.5 ngàn tỷ đô của quốc gia rất mạnh về xuất khẩu khác là Trung Quốc. Và đây cũng chính là quốc gia mà Đức tuồn hàng hoá của mình tới để mang lại lợi nhuận. Trung Quốc là quốc gia duy nhất có nguồn cầu tăng, trở thành quốc gia khách hàng lớn nhất của Đức tới cuối năm 2010, trong khi các quốc gia đối tác trước đó của Đức là các quốc gia châu Âu và Hoa Kỳ thì ngược lại. 
Cảng Hamburg năm 2015
Cảng Hamburg năm 2015
Để hàng hoá được lưu thông thuận lợi, giải pháp tối ưu là thông qua các cảng hàng hoá đường biển. Đức lại không có cảng biển lớn nhất châu Âu, mà vị trí này nằm ở cảng Rotterdam tại Hà Lan. Trong tình trạng nhu cầu xuất và nhập khẩu hàng hoá từ châu Á ngày càng tăng, thông qua các cảng nước ngoài tốn rất nhiều chi phí. Bởi vậy mà chính phủ Đức nhanh chóng lập kế hoạch nâng cấp cảng Hamburg, đồng thời cải tạo đào sâu sông Elbe, nối thẳng tới vùng biển phía Bắc để có thể hỗ trợ được những con tàu chở hàng siêu to khổng lồ từ Trung Quốc để tiết kiệm chi phí và thời gian. 
Vấn đề cuối cùng là về thuế và nhân công. Chính phủ Đức đã đi đầu để làm một cuộc cải cách toàn diện về thuế hồi năm 2009. Giảm thuế doanh nghiệp từ 50% theo luật năm 1999 về 30% nhằm xây dựng môi trường cạnh tranh hấp dẫn thu hút các doanh nghiệp cả trong nước lẫn nước ngoài. Còn để nói về nguồn nhân lực, các lĩnh vực thế mạnh của Đức bao gồm máy móc, xe cộ, hoá chất và đồ gia dụng. So với các quốc gia phương Tây, thị trường nhân lực của Đức đủ mạnh để cạnh tranh bởi giá cả rẻ và số lượng lớn. Để lý giải cho điều này, kể từ thập niên 90s, nhân công Đức đã có khái niệm “work-sharing”, tập trung chủ yếu vào khả năng thích ứng trong nhiều công việc và môi trường làm việc khác nhau, bởi vậy mà tỷ lệ thất nghiệp được giảm xuống đáng kể, người làm việc cũng chỉ phải làm ít thời gian hơn và hiệu quả lại tăng lên. 
Khủng hoảng nợ châu Âu năm 2011
Angela Merkel vừa đưa Đức thoát khỏi khủng hoảng kinh tế xong thì một cơn bão mới ngay lập tức kéo đến. Năm 2011, chẳng lạ gì nếu chúng ta đi ra ngoài đường ở một quốc gia châu Âu bất kì và nhìn thấy banner bà Merkel bị đặt cạnh Adolf Hitler với dòng chữ “Tân Phát Xít - Neo-Nazi”. Khi đó, người ta đã thấy được một bộ mặt khác của bà Merkel, không còn mềm mỏng nữa, mà là một con người sắt đá một cách cực đoan. “Không khoan nhượng và khắc nghiệt” là những gì mà một bộ phận người dân thuộc khối EU nói về bà. 
Câu chuyện bắt đầu cũng là do Đức mong muốn Hy Lạp hoàn trả khoản nợ. Theo thống kê vào năm 2015, Hy Lạp đang phải gánh một khoản 352.7 ngàn tỷ đô, tương đương với 153 Vingroup, cho các nhà đầu tư nước ngoài. Trong đó, con số mà đất nước này nợ Đức lên tới 61.1 tỉ đô. Ở năm 2011, cuộc khủng hoảng tài chính đã đưa các nền kinh tế nhỏ như Hy Lạp tới bờ vực của sự phá sản, tới mức bộ trưởng tài chính châu Âu đã phải đồng ý gửi gói cứu trợ tài chính khẩn cấp lên tới 118 tỷ Đô cho Hy Lạp. Đổi lại, Hy Lạp phải cam kết cắt giảm ngân sách chưa từng có, dưới hình thức cắt giảm chi tiêu nhà nước và tăng thuế trong vòng 4 năm, trị giá 28 tỷ Euro. Điều này đã khiến dân chúng dậy sóng và biểu tình chống lại Đức, cụ thể là bà Merkel, người được cho là đứng sau những điều kiện khắc nghiệt này. Thậm chí, bà Merkel còn bác bỏ mọi đề nghị huỷ nợ cho Hy Lạp, vốn đang bên bờ vực thẳm. 
Những người biểu tình đã so sánh hành động này không khác gì Đức Quốc Xã thời thế chiến thứ 2. Một số đã còn treo cờ chữ thập ngoặc và so sánh Thủ Tướng Đức, bà Angela Merkel với Adolf Hitler. Các chính trị gia thì vẫn kêu gọi Đức xoá nợ cho Hy Lạp trong vô vọng, trong khi một số khác lại kêu gọi Đức phải bồi thường cho Hy Lạp vì những tội ác chiến tranh hồi Đức Quốc Xã còn chiếm đóng. 
Trên đài FranceInfo, bà Helene Miard-Delacroix, giáo sư lịch sử và văn minh Đức đương đại phân tích: “Angela Merkel là hiện thân của tư tưởng hiện đại của người dân Đức, đề cao sự sòng phẳng. Họ cho rằng cân bằng ngân sách và không có nợ là điều cần thiết, và các nước khác cần phải làm tròn bổn phận của mình.” 
Còn nhà nghiên cứu quan hệ Pháp - Đức, ông Paul Maurice nhận định sự cứng rắn của bà Merkel có thể được lý giải như sau, “Những biện pháp đối phó của bà Merkel là cần thiết và hiệu quả. Trong cuộc khủng hoảng tại Hy Lạp, để giúp họ không bị đá ra khỏi khu vực liên minh đồng Euro, họ cần phải có chính sách cho tương lai và tầm nhìn cho châu Âu”. Để đạt được điều đó, bà Merkel đã chấp nhận bị chỉ trích để khiến Hy Lạp có thể thoát ra khỏi cơn khủng hoảng và tự cứu lấy mình.
Khủng hoảng nhập cư
Dù đã vượt qua 2 chướng ngại vật khó khăn, nhưng cuộc khủng hoảng nhập cư mới khiến chiếc ghế thủ tướng của bà Merkel thực sự lung lay. Bởi lẽ, những chính sách của bà đã trực tiếp gây ra vụ khủng hoảng này. Nghị sĩ Đức Kai Whittaker trả lời trong bài phỏng vấn với tờ BBC “Chúng tôi đang trong tình thế rất nghiêm trọng vì vấn đề khủng hoảng nhập cư đã biến thành vấn đề quyền lực. Rất có thể trong buổi họp sắp tới, tình hình sẽ thay đổi, có khả năng là một thủ tướng mới”. 
Từ năm 2015, bà Merkel đề ra chính sách mở cửa biên giới Đức để hỗ trợ người tị nạn Syria. Tuy nhiên, nó đã mở đầu cho làn sóng 1.6 triệu người nhập cư từ châu Phi, châu Á và Trung Đông tràn vào Đức cùng các quốc gia châu Âu lân cận, gây ra một cuộc khủng hoảng lớn về nhà ở, việc làm, tội phạm và một loạt các vấn đề xã hội khác. Báo AFP cho biết Hungary và cộng hoà Czech phản đối gay gắt đề xuất này trong khi Đức đã đạt được thoả thuận riêng với Tây Ban Nha và Hy Lạp. 
“Đức đã không bàn bạc với chúng tôi và chúng tôi sẽ không ký thoả thuận này.” - Thủ tướng Czech Andrej Sabis tuyên bố.
“Không có một người tị nạn nào được phép vào lãnh thổ của Hungary nếu họ đã đặt chân vào Hy Lạp hay một quốc gia thành viên nào khác.” - Phát ngôn viên của Thủ Tướng Hungary Bertalan Havasi nhấn mạnh.
Rất khó để lý giải được mục tiêu của bà Merkel là gì, nhưng phần lớn cho rằng đó là do sự rộng lượng của bà. Còn theo dư luận, bà Merkel đã sống qua thời kì “bức tường Berlin”, bởi vậy mà bà hiểu rõ được nỗi khó khăn của những người trong thời kì bị chia cắt là như thế nào. Nhưng rõ ràng là quyết định này như một phát súng tự nã vào chân vậy. 
Chính sách ở cửa của bà Merkel vấp phải sự phản đối dữ dội của bộ trưởng nội vụ Seehofer thuộc đảng CSU. Và cũng chính ông này đã chống đối bằng cách đưa lực lượng biên phòng Đức ra biên giới và không cho những người tị nạn đã đăng ký ở các nước châu Âu khác nhập cảnh vào Đức. Hành động trên đã gây ra rạn nứt lớn giữa liên minh các Đảng, khiến bà Merkel đối mặt với thách thức quyền lực nghiêm trọng. Cũng bởi mâu thuẫn này mà chiếc ghế thủ tướng có nguy cơ bị lung lay dữ dội, kèm theo đó là sự tan vỡ khối liên minh chính trị mà khó khăn lắm bà Merkel mới đạt được. 
Làn sóng phản đối trong dân chúng Đức cũng tăng cao sau sự việc một thanh niên Iraq nhập cư 20 tuổi bị cáo buộc đã cưỡng hiếp và sát hại một thiếu nữ 14 tuổi bản địa. Các cơ quan truyền thông chính phủ khi đó đã làm một cuộc khảo sát diện rộng, kết quả cho thấy 86% người Đức ủng hộ biện pháp thắt chặt kiểm soát biên giới. 
Đến ngày 18/6/2018, phe cánh hữu thuộc đảng CSU dự kiến gửi tối hậu thư cho bà Merkel về việc đóng cửa biên giới với người nhập cư, đe doạ bỏ phiếu hất cẳng bà Merkel ra khỏi chiếc ghế thủ tướng nếu bà không đưa ra giải pháp phù  hợp. Tối hậu thư này có khả năng sẽ đẩy nước Đức và cả châu Âu vào một cuộc khủng hoảng chính trị quy mô lớn.Phản hồi lại động thái đó, bà Merkel trung thành với nguyên tắc chính trị của mình, tìm kiếm sự thoả hiệp và đồng thuận. Phía CDU và CSU đã có một thoả thuận được hai bên đồng nhất, và ông Seehofer cũng đã rời trụ sở CDU với nụ cười nở trên môi.
Bà Merkel và ông Seehofer sau buổi đàm phán
Bà Merkel và ông Seehofer sau buổi đàm phán
Đức sẽ thiết lập các trung tâm trung chuyển người tị nạn tại biên giới với Áo. Đây cũng là nơi mà những người tị nạn đã đăng kí tại một quốc gia châu Âu khác sẽ lưu lại trong thời gian chờ đợi bị trục xuất về quốc gia nhập cảnh. Thoả thuận đáp ứng được một số yêu cầu từ cả hai phía, phía CSU có thể ngăn chặn dòng người tị nạn không kiểm soát đổ về Đức, còn phía bà Merkel sẽ đưa ra tất cả các biện pháp này với điều kiện Đức phải ký thoả thuận đồng nhất các chính sách sẽ được thực hiện tại Đức với các nước châu Âu khác. Bà Angela Merkel luôn lo ngại bất cứ biện pháp cứng rắn đơn phương nào từ Đức cũng có khả năng gây ra phản ứng dây chuyền khó lường với toàn bộ liên minh châu Âu. Chính sách này kết thúc chính sách “bao dung” được bà đưa ra hồi 2015 đối với người nhập cư. 
Thủ tướng Merkel phát biểu “Thoả thuận này không những đảm bảo nguyên tắc tự do đi lại trong liên minh EU, mà còn thể hiện sự tỉnh táo, cho phép Đức áp dụng các biện pháp quốc gia để hạn chế những người di cư.” Cũng nhờ vào sự cứng rắn cần thiết này mà hiện trạng khủng hoảng nhập cư đã được xử lý tương đối hiệu quả, mặc dù nó vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt cho tới tận ngày nay. Số lượng người nhập cư từ 2.14 triệu người trong năm 2015 đã giảm còn 1.55 triệu cho tới năm 2018. Con số đó tới năm 2021 vẫn là 1.32 triệu, tương đối cao, đủ để chứng minh rằng vấn đề nhập cư vẫn chưa được giải quyết triệt để, và nó vẫn sẽ là một bài toán cần phải giải cho người kế nhiệm bà Merkel sau này. 
Bảng thống kê số lượng người nhập cư vào Đức từ năm 1991-2021
Bảng thống kê số lượng người nhập cư vào Đức từ năm 1991-2021
Nhưng đó vẫn chưa phải thử thách cuối cùng bà gặp phải trong nhiệm kì của mình. Vẫn còn một thử thách lớn mà bà phải đưa nước Đức vượt qua, đó là đại dịch Covid.
Đại dịch Covid - Thử thách cuối cùng
Đại dịch Covid diễn ra gây ảnh hưởng nặng nề tới toàn thế giới, Đức cũng không phải ngoại lệ. Bà Merkel nhận định rõ ràng sự nguy cấp của dịch bệnh, bởi vậy mà các chính sách y tế đã thực hiện một cách nhanh và hiệu quả. Bao gồm yếu tố phát hiện, phòng ngừa và chữa trị. 
Đức vốn là nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới vào thời điểm đó. Họ dành hẳn 11% GDP để đầu tư vào dịch vụ y tế, tính ra là ~5.000 đô/người/năm. Vậy nên dịch vụ chăm sóc sức khoẻ của quốc gia này ở mức rất cao, xếp thứ 2 thế giới chỉ sau Thuỵ Sĩ trong năm 2020. So sánh với cả liên minh châu Âu, Đức có số lượng giường bệnh cao nhất, cứ 1000 người sẽ có ~8 giường bệnh, so với Việt Nam khi đó chỉ có 3.1, còn Mỹ là 2.9. Số lượng nhân sự trong ngành chăm sóc sức khoẻ cũng lớn, cứ 1000 người sẽ có 13 y tá và 4 bác sĩ. Bên cạnh đó là số lượng phòng nghiên cứu đông đảo, phục vụ cho mục đích xét nghiệm SARS-CoV-2 nhanh chóng. Tổng số lượng nhiễm bệnh là 38 triệu ca, 167.000 người thiệt mạng, tỷ lệ tử vong 0.004%, so với tỷ lệ 0.01 của Mỹ. 
Sau 16 năm tại vị, bà Angela Merkel từ chức trong sự nuối tiếc của người dân và các chính trị gia trên thế giới. 
Trong giai đoạn bà lãnh đạo, nước Đức đã xác định hình ảnh của mình trên trường quốc tế và mở ra cả một kỷ nguyên mới trẻ trung và hiện đại hơn so với hình ảnh già cỗi những năm sau thế chiến thứ 2. Tổng thống Steinmeier thừa nhận rằng nhiệm kì của bà Merkel đã ghi được dấu ấn sâu sắc sau những gì bà đã làm để đưa Đức vượt qua những thách thức lớn như đã kể ở trên. Ở tuổi 51, bà là thủ tướng trẻ nhất lịch sử Đức hậu thế chiến. Với quyết định không tham gia tranh cử, bà cũng là thủ tướng Đức đầu tiên rời nhiệm sở theo nguyện vọng cá nhân, và là thủ tướng tại nhiệm lâu thứ 2 trong lịch sử. Bà được vinh danh là một trong số những người phụ nữ quyền lực nhất thế giới. 
Cựu tổng thống Mỹ Barack Obama từng mô tả bà là nhà lãnh đạo chính trị toàn cầu xuất sắc. Cũng chính ông gửi lời tạm biệt tới bà trong buổi lễ vinh danh: “Cảm ơn bà vì đã dẫn dắt nước Đức vượt qua rất nhiều khó khăn trong một khoảng thời gian dài như vậy”. Bà để lại một khoảng trống lớn đối với chính quyền Đức, và là khó khăn cực lớn đối với thủ tướng kế nhiệm Olaf Scholz. Tất cả những gì bà làm đã là quá đủ để chứng minh biệt hiệu “cỗ máy đàm phán”, “bà đầm thép” không phải là hư danh. 
Để kết thúc bài viết, tôi xin được trích lời người viết tiểu sử về bà Merkel, ông Ralph Bollmann:
“ Tôi nghĩ rằng nước Đức cũng như toàn thế giới đều đánh giá Thủ tướng Merkel là nhà lãnh đạo luôn bảo đảm được sự ổn định cho đất nước và thế giới. Trong tương lai, có lẽ khó ai có thể làm được điều vĩ đại như bà đã làm.”