Reflection, tiếng Việt mình dịch là phản chiếu hay soi chiếu, là một hoạt động mà tụi mình phải học trong môn học tên là Organizational dynamics. Mình nghĩ hằng ngày chúng mình cũng đang reflect bản thân, cuộc sống xung quanh rất nhiều, nhưng có thể không biết gọi tên hay chưa biết tận dụng quá trình soi chiếu này để làm đầy cuộc sống của mình hơn.
1. (Self) Reflection là gì?
Thầy Hans - thầy giáo của mình, giảng về reflection rất sinh động nên đến giờ mình vẫn nhớ. Thầy nói là 95% các hoạt động thường ngày của chúng ta là do thói quen (Duhigg, 2013), và đôi khi chúng ta làm theo thói quen mà không tìm hiểu xem vì sao chúng ta lại làm vậy. Reflection đơn giản là việc trả lời câu hỏi “Why we do what we do?” Ví dụ nhé, vì sao mình lại type suốt ngày trên cái keyboard theo trật tự hiện tại chứ không phải theo một thứ tự khác?
Việc soi chiếu bản thân, theo ý của mình hiểu, đơn giản là việc xem lại bản thân đã làm gì và vì sao mình lại làm vậy. Nhưng hoạt động này không phải việc phát biểu cảm nghĩ thông thường mà là một sự tổng kết có tổ chức, cần một số kỹ năng nho nhỏ để đạt được hiệu quả cao. Việc xem lại bản thân đã làm gì, hành động ra sao rất dễ (trừ khi não cá vàng ;). Còn phần thứ hai, hiểu được nguyên nhân của hành động đó, đôi khi cần tới các công trình nghiên cứu khoa học để lý giải. Dần dà đọc nhiều các suy luận/giải thích đã được chứng minh (với số đông), chúng mình cũng sẽ hiểu bản thân hơn :)
Ví dụ thầy Hans đưa ra trong bài giảng ở hình dưới:
Reflection

(Duhigg, 2013)
Khi tin nhắn tới, mình sẽ check ngay xem nó là gì vì đơn giản nói chuyện với bạn bè rất vui (đặc biệt là tiếng báo lương về ;)). Với một số người đây là chuyện rất bình thường, nhưng đối với một số người thì thói quen làm người ta rất mất tập trung, nhưng vì đã thành thói quen nên đôi khi không nhận ra là mình đang bị phân tán bởi những tin nhắn này.
Phần đầu tiên của việc reflection, như đã nói ở trên, là việc mình nhận ra mình đang bị mất tập trung bởi các tin nhắn. Phần thứ hai là việc hiểu được vì sao mình lại phản ứng nhanh tới vậy. Cái này các ông tiến sĩ ít tóc nói nhiều lắm, mình sẽ không nói thêm :3
Đó, với mình reflection đơn giản chỉ là như vậy thôi. Nhưng như mình đã nói, mình thấy việc này rất quan trọng và có ích nữa!
2. Lợi ích của soi chiếu bản thân
Hiểu bản thân hơn là lợi ích đầu tiên của việc reflection.
Một khi hiểu bản thân rồi thì lợi ích thứ hai đó là mình có thể thay đổi các thói quen theo hướng tích cực hơn, hoặc phù hợp với các hoàn cảnh khác nhau chứ không chỉ hành động theo một phản xạ nhất định nữa.
Quay lại câu chuyện tin nhắn. Một khi đã biết mình bị phân tán, có 2 phương án có thể xảy ra để cải thiện tình hình.
Nhìn vào bức hình thì các bạn sẽ thấy có 3 phần trong một thói quen: cue, routine và reward. Vậy mình có thể remove cue hoặc change reward.
Cách một là thi thoảng mình giấu điện thoại của mình vào chỗ khuất để khỏi bị chú ý khi màn hình sáng lên, nhưng cơ bản thấy cách đó không hiệu quả, hay gọi đúng hơn là không bền vững (sustainable). 
Cách hai mà thầy Hans nói hiệu quả hơn và dễ hơn (và mình cũng nhận thấy vậy) là thay đổi reward của routine. Khi thấy tin nhắn, thay vì check luôn vì cảm giác vui vẻ, reward đó sẽ được chuyển sang một hướng khác. Ý mình là, nếu không check tin nhắn thì mình sẽ không bị mất mạch cảm xúc và có thể hoàn thành bài viết này trong vòng 10 phút nữa chẳng hạn.
Như vậy reflection giúp mình hiểu được nguyên nhân của vấn đề, từ đó giúp mình nhiều khả năng giải quyết được vấn đề tận gốc. Giờ thì làm sao để reflect như một thói quen nếu mình tin nó tốt? :D
3. Các mô hình reflection
Kolb’s Learning cycle là một trong những mô hình được ứng dụng nhiều nhất trong cả các hoạt động học thuật và đời sống. Mô hình này gồm 4 bước của quá trình reflection:
Bạn đã trải qua điều gì?Bạn cảm thấy thế nào?Kết nối với những lý thuyết trước đó để lý giải hành độngRút kinh nghiệm để làm tốt hơn trong tương lai
slide-32-1024

Với mình, mô hình này đơn giản và khoa học, dễ follow, nên hồi làm bài tập môn Organizational Dynamics đã dùng mô hình này. Ngoài ra, hai mô hình khác cũng rất nổi tiếng cho hoạt động reflection là Schon reflective cycle và Gibbs reflective cycle.
Trong giai đoạn dịch bệnh hay được work/study from home như này, mình nghĩ mọi người sẽ có nhiều thời gian để xem xét lại bản thân và những gì đã xảy ra hơn. Cũng chẳng cần phải ngồi xuống để viết ra mô hình như mình trình bày ở trên, chỉ là ngồi suy nghĩ một chút xem vì sao mình lại làm vậy, nếu cho mình làm lại mình sẽ làm như nào, một chút mỗi ngày như vậy biết đâu sẽ tạo ra sự thay đổi lớn trong tương lai!
Reference:
Duhigg, C. (2013). The Power of Habit: Why we do what we do and how to change. Random House.
Kolb, D. A. (2014). Experiential learning: Experience as the source of learning and development. FT press.