RẮN ĐỘC, RẮN CÓ ĐỘC MẠNH, RẮN CÓ ĐỘC NHẸ VÀ RẮN KHÔNG ĐỘC Ở VIỆT NAM 🐍🐍🐍 (PHẦN 1)
Rắn này có độc hay không độc? Độc rắn tác dụng lên người như thế nào? Sơ cứu và xử lý ra sao?... Đó là một số câu hỏi mà mọi người...
Rắn này có độc hay không độc? Độc rắn tác dụng lên người như thế nào? Sơ cứu và xử lý ra sao?... Đó là một số câu hỏi mà mọi người hay thắc mắc về rắn và trong trường hợp khẩn cấp, chúng ta cần biết một số điều để có thể xử lý kịp thời, giảm thiểu nguy cơ bị tổn hại do rắn cắn. Hôm nay, mình viết bài này dựa trên kinh nghiệm của bản thân cũng như tham khảo qua một số kinh nghiệm của những anh, những chị, những cô dì chú bác có kinh nghiệm làm việc với cả rắn không độc và rắn có độc, mình sẽ tổng hợp lại và viết dễ hiểu, chi tiết nhất có thể để mọi người có thể dễ dàng hiểu, nhớ và vận dụng.
TÓM TẮT:
- Rắn độc mạnh: Nhóm Rắn hổ (Elapidae), Rắn lục (Viperidae) và 1 loài trong họ Rắn nước là hoa cỏ cổ đỏ (Rhabdophis subminiatus).
- Rắn độc nhẹ: Một số loài trong họ Rắn nước như chi Rắn mắt mèo/Rắn rào (Boiga), chi Rắn bồng (Enhydris), chi Rắn roi (Ahaetulla), chi Rắn nước (Xenochrophis)...
- Rắn không độc: Nhóm Trăn (Pythonidae), Rắn mống (Xenopeltis),...
=> Trên đây chỉ là một số loài phổ thông, không phải tất cả. Nọc mạnh hay nhẹ còn tùy vào thực tế, do cơ địa, lượng nọc bơm vào,... chỉ là lý thuyết, không đúng 100%.
Click vào từng ảnh để đọc.
Ảnh: inaturalist.org, vncreatures.net, thailandsnakes.com, thainationalparks.com, Internet.
Edit: CreatureLovers
Edit: CreatureLovers
Đọc thêm:
CÁC TRANG BÁO MẠNG CHỈ BẠN ĐÃ ĐÚNG?
Trước tiên, hãy nói đến các cách phân biệt rắn độc ở trên mạng chỉ như:
- Mắt tròn không độc, mắt dọc độc.
- Đầu tam giác độc, đầu tròn không độc.
- Cắn phải có 2 dấu to trước thì mới là rắn độc.
-...
và một đống thứ khác, mình xin khẳng định cách mà báo mạng chỉ đó là không đúng, nhưng thật ra nó cũng chả sai lắm! Nó sai ở chỗ nào? Về cái vụ mắt tròn mắt dọc, nó chẳng liên quan gì đến độc hay không độc cả, mà nó chỉ liên quan đến thời điểm săn mồi cũng như cách săn mồi của từng loài rắn, những loài đánh phục kích, chỉ ẩn nấp để mai phục mồi và hoạt động vào ban đêm sẽ có mắt đồng tử dọc, lấy thêm sáng vào ban đêm, những loài tự thân đi săn mồi từ chỗ này sang chỗ khác, hoạt động vào sáng sớm, ban ngày hay chiều tối sẽ có mắt đồng tử tròn. Thế thôi! Những cái sai khác, mình sẽ chỉ ra sau.
Còn vụ con nưa, có độc gì đấy thì chỉ là vụ của các lều báo thích gây giật tít mà không quan tâm đến hậu quả mình gây ra, nói thẳng ra là những báo lá cải vô trách nhiệm. Loài rắn duy nhất tiết ra độc được ghi nhận tại Việt Nam hiện tại chỉ có loài hoa cỏ cổ đỏ (Rhabdophis subminiatus) mà mình sắp nói đến thôi, còn lại không có con gì khác có khả năng như thế cả. Rồi các kênh YouTube như TXT, Tin Tức,...v.v đăng hình con trăn gấm, trăn đất và trăn cộc lên rồi bảo đấy là con nưa, đem đi chém giết, xử tử,... thì mình khuyên thật, kiếm cái khác xem đi, đừng xem mấy kênh đó, toàn phá hoại.
Đọc thêm:
Chúng ta nên biết chọn lọc để đọc chứ không phải cứ lao đầu vào các trang báo mạng như vậy. Nhưng các trang nên tin tưởng là những trang nào??? Hãy đọc tiếp đi nào!
Thay vì vào đọc những thông tin không rõ thực hư ở những trang báo mạng, các bạn có thể vào các trang khoa học do chính các nhà khoa học, giáo sư, tiến sỹ viết, trang mà mình gợi ý cho người Việt, sử dụng tiếng Việt là trang Sinh Vật Rừng Việt Nam: vncreatures.net, đây là trang sử dụng tiếng Việt và có thể dùng để tham khảo.
Ngoài ra các bạn có thể tra cứu vào các trang sau nếu biết tiếng Anh:
http://reptile-database.reptarium.cz/ (Trang về thông tin khoa học)
http://snakedatabase.org/ (Trang về các loài rắn và nơi phân bố)
https://www.inaturalist.org/ (Trang về tra cứu hình ảnh)
https://www.iucnredlist.org/ (Trang về mức độ nguy cấp)
Ngoài ra các bạn có thể tra cứu vào các trang sau nếu biết tiếng Anh:
http://reptile-database.reptarium.cz/ (Trang về thông tin khoa học)
http://snakedatabase.org/ (Trang về các loài rắn và nơi phân bố)
https://www.inaturalist.org/ (Trang về tra cứu hình ảnh)
https://www.iucnredlist.org/ (Trang về mức độ nguy cấp)
Trước tiên, cùng điểm mặt qua một số loài rắn phổ biến và hay gặp ở nước ta, thực ra mình có viết 1 bài về các loài hay gặp trước đây, bài này chỉ đúc kết lại...
RẮN HỔ (Elapidae)
Có rất nhiều loài rắn hổ, nhưng những loài hay gặp ở nước ta nhất là rắn hổ mang (chi Naja), những loài rắn hổ nước ta có nọc độc thần kinh, gây tê liệt, có thể có hoặc không có nọc gây hoại tử.
***RẮN HỔ MANG TRUNG QUỐC/RẮN HỔ MANG KÍNH CÓ GỌNG/RẮN HỔ MANG TÀU (Naja atra, ảnh trên cùng, bên trái):
Có hình một mắt kính có gọng sau mang, thường ở miền Bắc nước ta, có thể phun nọc.
***RẮN HỔ MANG ĐẤT/RẮN HỔ MANG MỘT MẮT KÍNH (Naja kaouthia, hình bên phải):
Có hình tròn sau mang, thường phân bố cả nước.
***RẮN HỔ MÈO/RẮN HỔ MANG XIÊM (Naja siamensis, hình dưới cùng):
Ở Việt Nam, và một số khu vực ở Thái Lan, chúng có màu nâu đất nhưng cũng có những cá thể màu đen tuyền hoặc xám có sọc vằn, sau mang thường có chữ V rất mờ hoặc không có hoa văn gì cả, có thể phun nọc xa 2m. Thường ở miền Nam.
***Sơ cứu:
- Chụp hình rắn, di chuyển nạn nhân đi chỗ khác.
- Trấn an cho nạn nhân.
- Rửa nhẹ vết thương.
- Băng ép, không được garo, mổ xẻ, hút nọc, xài lá đu đủ, đậu Lào,...
- Đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
- Nếu bị phun vào mắt, hãy rửa với nước, thậm chí sữa, bia,...v.v và đưa đến cơ sở y tế.
Khi gặp nên tránh xa, không nên giết vì chúng có vai trò rất lớn trong cân bằng sinh thái, thấy con nào khi đến gần mà phình mang thì tránh xa, đi lùi từ từ về phía sau!
RẮN HỔ (Elapidae)
Có rất nhiều loài rắn hổ, nhưng những loài hay gặp ở nước ta nhất là rắn hổ mang (chi Naja), những loài rắn hổ nước ta có nọc độc thần kinh, gây tê liệt, có thể có hoặc không có nọc gây hoại tử.
***RẮN HỔ MANG TRUNG QUỐC/RẮN HỔ MANG KÍNH CÓ GỌNG/RẮN HỔ MANG TÀU (Naja atra, ảnh trên cùng, bên trái):
Có hình một mắt kính có gọng sau mang, thường ở miền Bắc nước ta, có thể phun nọc.
***RẮN HỔ MANG ĐẤT/RẮN HỔ MANG MỘT MẮT KÍNH (Naja kaouthia, hình bên phải):
Có hình tròn sau mang, thường phân bố cả nước.
***RẮN HỔ MÈO/RẮN HỔ MANG XIÊM (Naja siamensis, hình dưới cùng):
Ở Việt Nam, và một số khu vực ở Thái Lan, chúng có màu nâu đất nhưng cũng có những cá thể màu đen tuyền hoặc xám có sọc vằn, sau mang thường có chữ V rất mờ hoặc không có hoa văn gì cả, có thể phun nọc xa 2m. Thường ở miền Nam.
***Sơ cứu:
- Chụp hình rắn, di chuyển nạn nhân đi chỗ khác.
- Trấn an cho nạn nhân.
- Rửa nhẹ vết thương.
- Băng ép, không được garo, mổ xẻ, hút nọc, xài lá đu đủ, đậu Lào,...
- Đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
- Nếu bị phun vào mắt, hãy rửa với nước, thậm chí sữa, bia,...v.v và đưa đến cơ sở y tế.
Khi gặp nên tránh xa, không nên giết vì chúng có vai trò rất lớn trong cân bằng sinh thái, thấy con nào khi đến gần mà phình mang thì tránh xa, đi lùi từ từ về phía sau!
***RẮN HỔ MÂY/HỔ CHÚA (Ophiphagus hannah):
Là loài rắn hổ mang lớn nhất, có màu oliu hay màu đen khoanh trắng, nọc gây liệt, tấn công hệ thần kinh, tính dễ bị kích động nên nếu thấy nhớ tránh xa, đừng nhờn với nó. Khi bị cắn, sơ cứu giống như đối với các loài hổ mang.
Khi gặp nên tránh xa, không nên bắt giết, thịt,... để tránh bay nhà, bay cửa, bay xe, bóc lịch! Tụi này được bảo vệ trên khắp cõi châu Á, chỉ cần giết thịt, buôn bán trái phép,... là có thể nộp phạt tới 2 triệu hay may mắn hơn là được thưởng cho tận 7 năm ăn cơm nhà nước.
Là loài rắn hổ mang lớn nhất, có màu oliu hay màu đen khoanh trắng, nọc gây liệt, tấn công hệ thần kinh, tính dễ bị kích động nên nếu thấy nhớ tránh xa, đừng nhờn với nó. Khi bị cắn, sơ cứu giống như đối với các loài hổ mang.
Khi gặp nên tránh xa, không nên bắt giết, thịt,... để tránh bay nhà, bay cửa, bay xe, bóc lịch! Tụi này được bảo vệ trên khắp cõi châu Á, chỉ cần giết thịt, buôn bán trái phép,... là có thể nộp phạt tới 2 triệu hay may mắn hơn là được thưởng cho tận 7 năm ăn cơm nhà nước.
Các loài rắn hổ phổ biến khác ở nước ta là các loài thuộc chi Cạp nia (Bungarus), gồm:
***CẠP NIA NAM/RẮN VÒNG BẠC (Bungarus candidus, hình trên cùng bên trái):
Có các khoang trắng bạc dày, trải đều cơ thể, vảy trên lưng rất to, đứng xa rọi đèn vào là thấy. Thường ở miền Trung và phía Nam nước ta.
***CẠP NIA BẮC/RẮN VÒNG BẠC (Bungarus multicinctus, ảnh bên phải):
Có các khoang trắng bạc mảnh hơn cạp nia Nam, thường phân bố phía Bắc nước ta.
***CẠP NONG/RẮN VÒNG VÀNG (Bungarus fasciatus):
Giống cạp nia Nam nhưng màu đen vàng, phân bố gần như khắp nước ta.
Sơ cứu giống như đối với mọi loài rắn hổ khác. Khi thấy nên tránh xa hoặc dùng gậy di chuyển rắn đi chỗ khác, không nên giết chết hay bắt vào trại rắn vì chúng có vai trò cân bằng tự nhiên rất rất lớn! Thấy con rắn nào có khoanh đen khoanh trắn hay khoanh đen khoanh vàng thì né xa ra!
***CẠP NIA NAM/RẮN VÒNG BẠC (Bungarus candidus, hình trên cùng bên trái):
Có các khoang trắng bạc dày, trải đều cơ thể, vảy trên lưng rất to, đứng xa rọi đèn vào là thấy. Thường ở miền Trung và phía Nam nước ta.
***CẠP NIA BẮC/RẮN VÒNG BẠC (Bungarus multicinctus, ảnh bên phải):
Có các khoang trắng bạc mảnh hơn cạp nia Nam, thường phân bố phía Bắc nước ta.
***CẠP NONG/RẮN VÒNG VÀNG (Bungarus fasciatus):
Giống cạp nia Nam nhưng màu đen vàng, phân bố gần như khắp nước ta.
Sơ cứu giống như đối với mọi loài rắn hổ khác. Khi thấy nên tránh xa hoặc dùng gậy di chuyển rắn đi chỗ khác, không nên giết chết hay bắt vào trại rắn vì chúng có vai trò cân bằng tự nhiên rất rất lớn! Thấy con rắn nào có khoanh đen khoanh trắn hay khoanh đen khoanh vàng thì né xa ra!
Các loài rắn biển trong họ Rắn hổ cũng là những loài thường gặp, đặc biệt là 4 loài đẻn: đẻn cơm, đẻn khoanh, đẻn mỏ và đẻn vết. Theo một số nguồn tin thì 4 loài đó thật ra là đẻn bụng gai (Lapemis hardwickii), đẻn khoang xanh (Hydrophis cyanocinctus), đẻn mỏ (Hydrophis schistosus) và đẻn đuôi sọc (Hydrophis ornatus). Đây là 4 loài được dùng làm thực phẩm nhiều nhất và cũng phổ biến nhất nước ta, chúng thường có đuôi dẹt như đuôi lươn, sống dưới biển, các vùng biển ấm, nọc độc loài này cực kỳ cực kỳ mạnh, thấy nên tránh xa, đừng lại gần làm gì. Sơ cứu giống như các loài rắn hổ khác. Ảnh là loài đẻn mỏ (H.schistosus).
Tiếp theo là các loài
RẮN LỤC (Viperidae) nhưng nên nhớ rằng không phải loài rắn lục nào cũng có màu lục, và không phải loài rắn nào có màu lục đều là rắn lục, sai hoàn toàn! Nọc của những loài viper này đa phần là nọc độc gây hoại tử và gây rối loạn đông máu, khó gây chết người nhưng rất dễ phải cắt chi.
Trước tiên, hãy đến với các loài rắn lục cây, chúng sống và săn mồi trên cây, ngoe nguẩy chiếc đuôi như con sâu để dụ chim, chuột, các loài bò sát nhỏ đến ăn và "Phập!", xong đời chú chim nhỏ. Sở dĩ chúng có màu xanh lục là để ngụy trang trên tán cây, tránh kẻ thù và để phục kích (đồng tử dọc), chúng thường hoạt động ban đêm. Dưới đây là 3 loài lục cây hay gặp:
***RẮN LỤC ĐUÔI ĐỎ/RẮN LỤC MÉP TRẮNG (Trimeresurus albolabris, trên cùng bên trái):
Có màu xanh lá cây, bụng màu vàng, mắt có thể màu vàng hoặc màu đỏ, đuôi màu đỏ. Nó ở khắp mọi nơi.
***RẮN LỤC MẮT TO (Trimeresurus macrops, trên cùng bên phải):
Khá giống lục đuôi đỏ, nhưng có 2 đặc điểm rất dễ phân biệt chính là độ to chibi của đôi mắt so với đầu và phần dưới cằm có màu trắng hoặc xanh da trời hoặc cả hai.
***RẮN LỤC MIỀN NAM/RẮN LỤC VOGEL (Viridovipera vogeli, dưới cùng):
Cũng là loài khá dễ gặp, có màu xanh lá cây, có sọc dọc màu trắng hoặc vàng 2 bên thân, đuôi không có màu đỏ. Thường phân bố ở miền Trung đến Nam.
***Sơ cứu:
- Chụp ảnh rắn và di chuyển nó đi chỗ khác.
- Trấn tĩnh nạn nhân.
- Rửa vết thương.
- Không băng bó, cột hay buộc bất cứ thứ gì ở đó, cắt luôn cả quần áo nếu bó hay quá chật, không mổ xẻ, hút hít, đậu lào, đu đủ gì cả.
- Đến cơ sở y tế.
Khi thấy nên tránh xa hoặc lấy gây đưa đi nơi khác, không nên giết vì nó có vai trò rất quan trọng trong cân bằng sinh thái!
RẮN LỤC (Viperidae) nhưng nên nhớ rằng không phải loài rắn lục nào cũng có màu lục, và không phải loài rắn nào có màu lục đều là rắn lục, sai hoàn toàn! Nọc của những loài viper này đa phần là nọc độc gây hoại tử và gây rối loạn đông máu, khó gây chết người nhưng rất dễ phải cắt chi.
Trước tiên, hãy đến với các loài rắn lục cây, chúng sống và săn mồi trên cây, ngoe nguẩy chiếc đuôi như con sâu để dụ chim, chuột, các loài bò sát nhỏ đến ăn và "Phập!", xong đời chú chim nhỏ. Sở dĩ chúng có màu xanh lục là để ngụy trang trên tán cây, tránh kẻ thù và để phục kích (đồng tử dọc), chúng thường hoạt động ban đêm. Dưới đây là 3 loài lục cây hay gặp:
***RẮN LỤC ĐUÔI ĐỎ/RẮN LỤC MÉP TRẮNG (Trimeresurus albolabris, trên cùng bên trái):
Có màu xanh lá cây, bụng màu vàng, mắt có thể màu vàng hoặc màu đỏ, đuôi màu đỏ. Nó ở khắp mọi nơi.
***RẮN LỤC MẮT TO (Trimeresurus macrops, trên cùng bên phải):
Khá giống lục đuôi đỏ, nhưng có 2 đặc điểm rất dễ phân biệt chính là độ to chibi của đôi mắt so với đầu và phần dưới cằm có màu trắng hoặc xanh da trời hoặc cả hai.
***RẮN LỤC MIỀN NAM/RẮN LỤC VOGEL (Viridovipera vogeli, dưới cùng):
Cũng là loài khá dễ gặp, có màu xanh lá cây, có sọc dọc màu trắng hoặc vàng 2 bên thân, đuôi không có màu đỏ. Thường phân bố ở miền Trung đến Nam.
***Sơ cứu:
- Chụp ảnh rắn và di chuyển nó đi chỗ khác.
- Trấn tĩnh nạn nhân.
- Rửa vết thương.
- Không băng bó, cột hay buộc bất cứ thứ gì ở đó, cắt luôn cả quần áo nếu bó hay quá chật, không mổ xẻ, hút hít, đậu lào, đu đủ gì cả.
- Đến cơ sở y tế.
Khi thấy nên tránh xa hoặc lấy gây đưa đi nơi khác, không nên giết vì nó có vai trò rất quan trọng trong cân bằng sinh thái!
Những loài rắn lục đất, tên lục nhưng không có màu lục, nhưng loài này thường ngụy trang trong đống lá khô, gỗ mục để mai phục con mồi, chúng như quả mìn, dẫm một phát là xong!
***RẮN LỤC CƯỜM/RẮN HABU TRUNG QUỐC (Protobothrops mucrosquamatus, ảnh bên trái):
Màu nâu, có các chấm tròn như hạt cườm nên có tên là lục cườm. Phân bố từ Bắc chí Trung, có khi xuống phía Nam.
***RẮN CHÀM QUẠP/RẮN LỤC NƯA (Calloselasma rhodostoma):
Là mìn sống thứ thiệt của các vùng phía Nam, trong các rẫy cao su, cà phê.
Nó tên lục nhưng không có màu lục, thế thì làm sao để biết nó có phải lục hay không? Đơn giản, hãy nhìn hình dạng đầu, tất cả các loài rắn lục đều có đầu tam giác, nhưng không phải con rắn nào đầu tam giác cũng là rắn lục, hãy căn cứ vào chi tiết thứ hai, đa số rắn lục ở VN có 2 hố nhiệt 2 bên đầu, ở khoảng giữa mắt và mũi (trừ 2 loài lục đầu bạc là A.feae và A.kharini, chi tiết này mình sẽ làm lúc khác)! Ngoài ra, để phân biệt rắn lục với những loài rắn nước có đầu hình tam giác hay tương tự thì hãy chú ý vào vảy đầu và da, vảy đầu của rắn lục thường có dạng hạt chứ không phải dạng vảy lớn như rắn nước, và da của rắn lục khi nhìn thường có cảm giác mịn và khô chứ không bóng (Trừ một số loài như các loài chi Lục đầu bạc, Azemiops).
***Ngoài tụi này còn có RẮN LỤC NÚI (Ovophis sp.) nhưng không quá phổ biến nên không đề cập.
Sơ cứu như mọi loài rắn lục khác, khi thấy nên tránh xa hoặc lấy gậy di chuyển đi, giết chết tạo nghiệp lắm, chúng cũng muốn sống!
***RẮN LỤC CƯỜM/RẮN HABU TRUNG QUỐC (Protobothrops mucrosquamatus, ảnh bên trái):
Màu nâu, có các chấm tròn như hạt cườm nên có tên là lục cườm. Phân bố từ Bắc chí Trung, có khi xuống phía Nam.
***RẮN CHÀM QUẠP/RẮN LỤC NƯA (Calloselasma rhodostoma):
Là mìn sống thứ thiệt của các vùng phía Nam, trong các rẫy cao su, cà phê.
Nó tên lục nhưng không có màu lục, thế thì làm sao để biết nó có phải lục hay không? Đơn giản, hãy nhìn hình dạng đầu, tất cả các loài rắn lục đều có đầu tam giác, nhưng không phải con rắn nào đầu tam giác cũng là rắn lục, hãy căn cứ vào chi tiết thứ hai, đa số rắn lục ở VN có 2 hố nhiệt 2 bên đầu, ở khoảng giữa mắt và mũi (trừ 2 loài lục đầu bạc là A.feae và A.kharini, chi tiết này mình sẽ làm lúc khác)! Ngoài ra, để phân biệt rắn lục với những loài rắn nước có đầu hình tam giác hay tương tự thì hãy chú ý vào vảy đầu và da, vảy đầu của rắn lục thường có dạng hạt chứ không phải dạng vảy lớn như rắn nước, và da của rắn lục khi nhìn thường có cảm giác mịn và khô chứ không bóng (Trừ một số loài như các loài chi Lục đầu bạc, Azemiops).
***Ngoài tụi này còn có RẮN LỤC NÚI (Ovophis sp.) nhưng không quá phổ biến nên không đề cập.
Sơ cứu như mọi loài rắn lục khác, khi thấy nên tránh xa hoặc lấy gậy di chuyển đi, giết chết tạo nghiệp lắm, chúng cũng muốn sống!
Ai bảo rắn nước là không có độc? Một trong những loài rắn có độc mạnh và có thể gây tử vong ở nước ta lại thuộc họ
RẮN NƯỚC (Colubridae), đó là
***RẮN HOA CỎ CỔ ĐỎ/RẮN HỌC TRÒ/RẮN HỔ LỬA (Rhabdophis subminiatus):
Nhìn thì ai cũng biết khỏi miêu tả, chúng có nọc độc gây rối loạn đông máu, độc lực ngang hổ mang chúa, nhưng do cấu tạo nanh trong nên để tiêm nọc thì phải nhai lâu, nhai kỹ, thế nên có nhiều người bị cắn vẫn ko chết và nghĩ nó không có độc... Ngoài việc là một loài rắn có độc, nó còn là một loài rắn độc! Ơ, khác gì nhau??? Có độc = Nó cắn bạn, bạn chết; Độc = Bạn cắn nó, bạn chết! Đúng vậy, nó có độc tiết qua da ở cổ, và độc của nó được tích từ mấy con cóc chúng đã ăn, hãy nhìn vào hình, cái dịch trắng đấy là độc đấy, không phải cái gì đó đâu.
Sơ cứu như các loài rắn hổ, khi thấy nên tránh xa hoặc lấy gậy di chuyển đi chỗ khác, không nên giết, tạo nghiệp!
RẮN NƯỚC (Colubridae), đó là
***RẮN HOA CỎ CỔ ĐỎ/RẮN HỌC TRÒ/RẮN HỔ LỬA (Rhabdophis subminiatus):
Nhìn thì ai cũng biết khỏi miêu tả, chúng có nọc độc gây rối loạn đông máu, độc lực ngang hổ mang chúa, nhưng do cấu tạo nanh trong nên để tiêm nọc thì phải nhai lâu, nhai kỹ, thế nên có nhiều người bị cắn vẫn ko chết và nghĩ nó không có độc... Ngoài việc là một loài rắn có độc, nó còn là một loài rắn độc! Ơ, khác gì nhau??? Có độc = Nó cắn bạn, bạn chết; Độc = Bạn cắn nó, bạn chết! Đúng vậy, nó có độc tiết qua da ở cổ, và độc của nó được tích từ mấy con cóc chúng đã ăn, hãy nhìn vào hình, cái dịch trắng đấy là độc đấy, không phải cái gì đó đâu.
Sơ cứu như các loài rắn hổ, khi thấy nên tránh xa hoặc lấy gậy di chuyển đi chỗ khác, không nên giết, tạo nghiệp!
LÀM SAO ĐỂ PHÂN BIỆT RẮN LỤC VÀ RẮN CÓ MÀU LỤC???
Như đã nói ở các ảnh trước, đa phân rắn lục nước ta có hố nhiệt, trừ 2 loài rắn lục đầu bạc (Azemiops sp., 2 loài này có đầu tam giác màu trắng, thân đen cùng các khoang cam trải dài khắp cơ thể nên nhìn là biết). Hãy nhìn vào hình, nhưng chỗ mình chỉ mũi tên màu đỏ là hố nhiệt, màu xanh là lỗ mũi. Đúng vậy, loài bên trái là rắn lục thực thụ, rắn lục miền Nam (V.vogeli), còn bên phải là rắn mắt mèo xanh (Boiga cyanea) hay còn gọi là rắn rào xanh hoặc rắn lục tre (tên này không đúng vì dễ nhầm với lục đuôi đỏ), thuộc học Rắn nước (Coubridae), có độc nhưng cực kỳ nhẹ, chỉ hơi ngứa. Và như đã nói ở ảnh của các loài lục sống ở dưới đất, da và vảy của rắn lục tạo cảm giác rất mềm, mịn và khô chứ không bóng, trừ một số loài, ví dụ như lục đầu bạc (Azemiops feae) và lục đầu trắng (Azemiops kharini).
Như đã nói ở các ảnh trước, đa phân rắn lục nước ta có hố nhiệt, trừ 2 loài rắn lục đầu bạc (Azemiops sp., 2 loài này có đầu tam giác màu trắng, thân đen cùng các khoang cam trải dài khắp cơ thể nên nhìn là biết). Hãy nhìn vào hình, nhưng chỗ mình chỉ mũi tên màu đỏ là hố nhiệt, màu xanh là lỗ mũi. Đúng vậy, loài bên trái là rắn lục thực thụ, rắn lục miền Nam (V.vogeli), còn bên phải là rắn mắt mèo xanh (Boiga cyanea) hay còn gọi là rắn rào xanh hoặc rắn lục tre (tên này không đúng vì dễ nhầm với lục đuôi đỏ), thuộc học Rắn nước (Coubridae), có độc nhưng cực kỳ nhẹ, chỉ hơi ngứa. Và như đã nói ở ảnh của các loài lục sống ở dưới đất, da và vảy của rắn lục tạo cảm giác rất mềm, mịn và khô chứ không bóng, trừ một số loài, ví dụ như lục đầu bạc (Azemiops feae) và lục đầu trắng (Azemiops kharini).
CÁCH PHÂN BIỆT MỘT SỐ LOÀI RẮN CÓ NGOẠI HÌNH GIỐNG NHAU:
2 loài bên trái là rắn cạp nia (Bungarus sp.) có độc mạnh, còn bên phải là rắn sói (Lycodon subcinctus) vô hại, làm sao để phân biệt? Đơn giản lắm, dựa vào hình thái bên ngoài, hãy đứng xa rọi đèn tới trên lưng tụi nó, sống lưng của cạp nia sẽ gồ lên, lưng cạp nia có 1 dải vảy rất lớn kéo từ cổ đến đuôi, trong khi rắn sói có các vảy bằng nhau. Chưa kể đến kích cỡ của cạp nia lớn hơn rắn sói. Nhưng tốt nhất, thấy khoang trắng khoang đen mà không rõ thì tránh xa ra!
2 loài bên trái là rắn cạp nia (Bungarus sp.) có độc mạnh, còn bên phải là rắn sói (Lycodon subcinctus) vô hại, làm sao để phân biệt? Đơn giản lắm, dựa vào hình thái bên ngoài, hãy đứng xa rọi đèn tới trên lưng tụi nó, sống lưng của cạp nia sẽ gồ lên, lưng cạp nia có 1 dải vảy rất lớn kéo từ cổ đến đuôi, trong khi rắn sói có các vảy bằng nhau. Chưa kể đến kích cỡ của cạp nia lớn hơn rắn sói. Nhưng tốt nhất, thấy khoang trắng khoang đen mà không rõ thì tránh xa ra!
Bên trái là loài cạp nong (Bungarus fasciatus) độc mạnh, bên phải là 2 loài rắn thuộc họ Rắn nước (Colubridae) là khuyết Lào (Lycodon laoensis, trên, vô hại) và rắn mắt mèo rừng ngập mặn/rắn rào cây (Boiga dendrophila, dưới, độc gây chóng mặt, nhức đầu nhưng không mạnh lắm). Đối với rắn khuyết Lào thì các phân biệt y hệt như cạp nia và rắn sói, còn đối với rào cây thì khoang của cạp nong dày hơn, còn khoang của rào cây mỏng hơn, đầu rào cây hình tam giác.
Một nhầm lẫn hay gặp nữa là về cái tên. Do cách đặc tên của người Việt mà con rắn cườm (Chrysopelea ornata, dưới cùng bên phải, họ Rắn nước, vô hại) bị nhầm với rắn lục cườm (P.mucrosquamatus, bên trái, có độc mạnh, họ Rắn lục), thật ra hai loài này có giống nhau đâu, do các trang mạng và cách đặc tên không thể nào rối rắm hơn của người Việt mà xảy ra nhiều chuyện làm người ta lo lắng.
Nhầm lẫn về màu sắc cũng thường hay gặp, dù có hoa văn giống nhau nhưng loài rắn mắt mèo đốm (Boiga multomaculata) vô hại, độc cực kỳ nhẹ bị nhầm với loài lục cườm, hãy nhìn vào hình và mình sẽ chỉ các bạn điểm khác biệt, mũi tên đỏ là hố nhiệt, mũi tên xanh là mũi, đấy, đơn giản thế thôi. Vậy nên, không cần biết màu gì, đứng từ xa rọi đèn tới mà thấy có hố nhiệt thì né ra!
Nhầm lẫn về màu sắc cũng thường hay gặp, dù có hoa văn giống nhau nhưng loài rắn mắt mèo đốm (Boiga multomaculata) vô hại, độc cực kỳ nhẹ bị nhầm với loài lục cườm, hãy nhìn vào hình và mình sẽ chỉ các bạn điểm khác biệt, mũi tên đỏ là hố nhiệt, mũi tên xanh là mũi, đấy, đơn giản thế thôi. Vậy nên, không cần biết màu gì, đứng từ xa rọi đèn tới mà thấy có hố nhiệt thì né ra!
Khi gặp rắn, nên lấy gậy hoặc chổi di chuyển đi nơi khác, hay đơn giản hờn là chờ nó bò đi.
RẮN ĐỘC, KHÔNG KHUYẾN KHÍCH LÀM THEO.
RẮN ĐỘC, KHÔNG KHUYẾN KHÍCH LÀM THEO.
Không nên giết chóc, một phần vì sự an toàn của bạn, một phần vì sự an toàn của con rắn... Đập nó thì nguy cơ bị cắn cao hơn là bắt thả.
Khoa học - Công nghệ
/khoa-hoc-cong-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất