[Stoicism] - Dịch Seneca (109): Về: Liệu thánh nhân có cần bạn bè không? Và nếu có, để làm gì?
Seneca - Những bức thư đạo đức là tuyển tập các bức thư của triết gia Seneca về Chủ nghĩa Khắc Kỷ, nhằm trang bị cho con người hành trang để đối mặt và mỉm cười trước sóng gió của cuộc đời, đạt được sự bình thản trong tâm trí.
Lời tựa: Như đã giới thiệu trong series, Seneca thực sự là nguồn cảm hứng Stoicism của mình. Đọc Seneca không chỉ là về triết học mà còn là một trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài với sự từng trải của cuộc đời. Với hy vọng giới thiệu Stoicism đến với các bạn trẻ Việt Nam, xin gửi tới các bạn bản dịch những bức thư quan trọng nhất trong cuốn "Moral Letters to Lucilius", tác phẩm đã làm nên tên tuổi của Seneca và là một trong bộ ba cuốn sách nền tảng của Stoicism. Những bức thư đạo đức là tuyển tập các bức thư của triết gia Seneca về Chủ nghĩa Khắc Kỷ, nhằm trang bị cho con người hành trang để đối mặt và mỉm cười trước sóng gió của cuộc đời, đạt được sự bình thản trong tâm trí. Cuốn sách không chỉ về triết học, mà còn về trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài. Do không phải anh dịch thuật, nên bản dịch này hoàn toàn tập trung vào việc truyền tải thông điệp và hy vọng có thể giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với bản tiếng Anh, để có thể thấy cái hay cái đẹp trong việc sử dụng ngôn từ của Seneca (dù thực ra bản tiếng Anh cũng chỉ là một bản dịch). Một anh bạn người Ý của mình đã chia sẻ Seneca được đưa vào chương trình giảng dạy tại Ý như một bậc thầy về việc sử dụng ngôn từ. Vì vậy, xin cam đoan tất cả những gì khiến bạn cảm thấy trúc trắc từ bản dịch là bởi khả năng hạn chế của mình, và rất mong nhận được đóng góp của các cao nhân để bản dịch được hoàn thiện hơn.
Lưu ý: vì một số lý do như nội dung không còn quá sát và cần thiết với thời hiện tại, mình sẽ không dịch 4 bức số 58, 85, 92, và 95 nhé. Nếu bạn nào muốn tìm hiểu thêm thì bản tiếng Anh có sẵn trên Wiki, hay có thể nhắn cho mình mình sẽ gửi bản pdf sách.
Bạn có thể đọc trước giới thiệu về Seneca ở đây:
Bức thư số 109
Bạn thân mến!
Bạn muốn biết liệu những người thông thái có thể giúp đỡ lẫn nhau. Ta thường nói một người thông thái là người luôn đủ đầy với mọi thứ tốt đẹp và đã đạt đến đỉnh cao của đời sống con người (Lưu ý: người thông thái, hay thánh nhân là một hình tượng rất cao trong Stoicism, giống một con người lý tưởng). Vậy, làm thế nào để giúp một người khi người đó đã sở hữu những thứ tốt đẹp cao nhất?
Những người thông thái vẫn có thể giúp đỡ lẫn, vì người này sẽ giúp trong việc rèn luyện những phẩm cách của người kia, từ đó giữ cho sự thông tuệ của họ luôn vững vàng (mình đoán ở đây ý Seneca là vì dù họ không thay đổi thì môi trường vẫn thay đổi, vậy nên họ sẽ vẫn phải xem xét và cân nhắc cách áp dụng sự thông tuệ trong những hoàn cảnh tình huống mới mẻ của cuộc đời). Mỗi người họ cần người kia để so sánh và xem xét về mọi khía cạnh mà hoàn cảnh có thể ảnh hưởng lên phẩm cách. Điều đó cũng giống như những tay vật điêu luyện nhất thì vẫn phải tiếp tục hoàn chỉnh kỹ năng, rèn luyện không ngừng, hay những nghệ sĩ luôn được khơi gợi cảm hứng khi ở gần những người cũng xuất sắc như họ. Thánh nhân cũng vậy, ông ta cần phẩm cách của mình được linh hoạt: giống như cách ông ta tự rèn luyện mình, thì ông ta cũng có thể được rèn luyện bởi những người thông thái khác. Vậy người này sẽ giúp người kia như thế nào? Bằng cách khích lệ bạn mình, và chỉ cho bạn ông ta thấy những cơ hội để thể hiện hành động cao quý đúng với phẩm cách. Bên cạnh đó, người thông thái sẽ bày tỏ những suy ngẫm cho bạn mình, cũng như chia sẻ với ông ta những khám phá mới mẻ; vì trong cuộc đời luôn biến đổi không ngừng này mỗi người sẽ luôn có thứ mới mẻ để khám phá, để mở rộng tâm trí.
Một người xấu sẽ làm hại một người xấu khác, làm hắn trở nên tồi tệ hơn nữa bằng cách khơi dậy sự tức giận, tán thành những thói hạ đẳng, hay ca ngợi những hưởng thụ tiện nghi. Những kẻ xấu thì tồi tệ nhất khi họ kết hợp lỗi lầm của họ đến mức xa nhất, và sự đồi bại của họ đan kết vào nhau thành một hệ thống rất khó có thể phá bỏ. Những người đức hạnh, thông thái sẽ giúp nhau theo đúng cách ấy, nhưng ở thái cực ngược lại.
"Nhưng như thế nào?", bạn hỏi. Một người sẽ đem lại niềm vui thực thụ cho người kia, và củng cố sự tự tin cho ông ta, và niềm hạnh phúc của mỗi người sẽ được nhân thêm với sự thiêng liêng, cao quý, và thanh bình bao trùm cả hai. Ngoài ra, họ sẽ truyền cho nhau hiểu biết về những thứ cụ thể, vì hiển nhiên ngay cả thánh nhân cũng chẳng thể nào biết hết mọi thứ trong cuộc đời. Ngay cả nếu ông ta có biết mọi thứ, thì có người vẫn sẽ có thể tìm ra những con đường ngắn hơn để đến được chân lý và sẽ chỉ cho ông ta, khiến việc hoàn thiện hiểu biết trở nên dễ dàng hơn. Một người sẽ giúp người kia, không chỉ với sức mạnh tâm trí mình (những sự trợ giúp vô hình, mà Seneca đã nhắc trong bức thư trước), mà còn với sức mạnh của chính người mà ông ta đang giúp. Dù đúng là người bạn mà ông ta đang giúp hoàn toàn có thể tự hoàn thiện mình nếu không có ông ta, thì cũng nên nhớ rằng ngay cả người chạy nhanh nhất vẫn có thể đạt phong độ tốt hơn với sự cổ vũ bên ngoài.
"Một người thông thái không thực sự giúp người kia; mà mỗi người tự giúp mình. Để hiểu điều đó, hãy tưởng tượng ta có thể tước đi sự thông thái của một người trong số họ, và người kia sẽ không có gì để khích lệ hay củng cố". Nếu bạn cứ lý sự cùn như vậy, bạn sẽ phải đi đến những thừa nhận có mật ong nào không ngọt vậy (mình đoán ý Seneca ở đây là làm sao có thể tước đi sự thông thái khỏi một người). Hãy xem xét một người cảm thấy cần thưởng thức mật ong: anh ta bị thu hút bởi mùi vị ấy, vì lưỡi và khẩu vị của anh ta được điều chỉnh theo nó, nhưng nếu mùi vị không đúng như thế, anh ta sẽ không thể chấp nhận; thực tế, có những người mà bệnh tật khiến họ cảm thấy mật ong còn đắng. Cả hai con người thông thái cần phải ở trạng thái tốt để có thể giúp lẫn nhau.
"Nhưng đâu cần thiết phải gia tăng nhiệt cho thứ đã rất nóng, và tương tự cũng đâu cần thiết để giúp một người đã có được thứ tốt đẹp cao nhất. Có người làm nông nào sau khi được trang bị đầy đủ còn yêu cầu thêm một dụng cụ khác nữa không? Hay người lính vũ trang đến răng cho tuyến đầu còn cần thêm một thứ vũ khí nào khác? Vậy nên người thông thái sẽ không cần bất cứ thứ gì: ông ta đã tự trang bị đầy đủ cho bản thân trước mọi dông tố cuộc đời". Với lập luận ấy tôi sẽ đơn giản trả lời rằng: ngay cả thứ đã nóng bỏng cũng cần tiếp thêm nhiệt nếu muốn duy trì độ nóng của nó.
Và nếu có ai còn cố nói lý rằng: “những thứ đã quá nóng có thể tự nó duy trì nhiệt độ”, thì tôi sẽ vặn lại rằng: hai thứ mà ông ta đang so sánh hoàn toàn không giống nhau: vì sức nóng là một thứ duy nhất, trong khi sự giúp đỡ có thể ở rất nhiều dạng khác nhau. Tiếp đó, sức nóng thì không cần thêm nhiệt để trở nên nóng; nhưng những người thông thái thì sẽ khó có thể duy trì sự chuẩn mực của tâm trí nếu không làm bạn với những người thông thái khác, để có thể chia sẻ những phẩm cách cũng như sự áp dụng chúng. Hơn thế nữa, bạn nên nhớ rằng các phẩm cách cũng liên đới. Bởi vậy, nên những sự giúp đỡ đó được cung cấp bởi một người khâm phục những phẩm cách từ bạn mình và cũng cho thấy những phẩm cách của chính ông ta để bạn mình được khích lệ thêm bởi chúng. Sự giống nhau thường mang lại một niềm vui thích hay tạo nên cảm giác thoải mái, đặc biệt khi chúng lại thiêng liêng cao quý và người tiếp nhận chúng biết làm cách nào để hòa nhập mà không làm suy giảm chúng.
Vả lại, tâm trí của một người thông thái có thể được làm cho linh hoạt chỉ bởi những cung cách và hành động của người bạn thông thái khác, giống như chỉ có con người là có thể khích lệ đồng loại của mình tư duy lý trí. Bởi vậy, cũng như lý trí là cần thiết để khích lệ lý trí, thì lý trí hoàn hảo cũng cần thiết để khích lệ lý trí hoàn hảo khác.
Từ "giúp" cũng có thể được dùng khi mọi người cung cấp cho ta những thứ trung gian, như thu nhập, sức ảnh hưởng, sự an toàn, và những thứ khác có thể là cần thiết cho cuộc sống. Với những thứ đó, người thông thái sẽ có thể được giúp ngay cả bởi một kẻ ngờ nghệch. Nhưng những sự trợ giúp thực sự có ý nghĩa thì chỉ đến trong việc khích lệ tâm trí thuận theo tự nhiên, bằng phẩm cách của cả người giúp lẫn người nhận trợ giúp. Điều đó sẽ không xảy ra nếu lợi ích không cùng đến với cả người giúp; vì bởi khích lệ phẩm cách, ông ta cũng khích lệ sự tốt đẹp bên trong chính mình.
Nhưng ngay cả nếu bạn bỏ qua những tốt đẹp thực sự ấy và những thứ mang chúng đến, thì những người thông thái vẫn có thể trợ giúp nhau. Chỉ việc tìm thấy người kia trong cuộc đời đã là điều đáng mong ước, vì những thứ tốt đẹp thực sự sẽ thu hút lẫn nhau, vậy nên một người bạn thông thái cũng như một tài sản vô giá với người thông thái khác. Để chứng tỏ luận điểm này, tôi cần phải chuyển sang một chủ đề khác - câu hỏi về việc liệu một người thông thái sẽ tự mình ra mọi quyết định hay đôi khi ông ta cũng sẽ chủ động tìm kiếm lời khuyên từ người khác. Ông ta sẽ phải chủ động tìm lời khuyên nếu đó là những công việc cộng đồng hay những hoạt động kinh tế cá nhân, thứ ta có thể gọi chung là những hoàn cảnh trong cuộc sống. Trong những vấn đề đó, ông ta cần lời khuyên từ người khác, cũng giống như bác sĩ, người lái thuyền, thầy cãi, hay quan tòa đều sẽ cần lời khuyên từ người khác trong xã hội. Vậy nên một người thông thái sẽ giúp người kia bằng việc đưa ra những gợi ý về thứ nên làm; nhưng ông ta cũng sẽ hữu dụng trong việc đánh giá và phân tích vấn đề, như tôi đã nói, bằng việc chia sẻ quan điểm góc nhìn của mình về những thứ cao quý và cũng đóng góp suy nghĩ hay sự chiêm nghiệm của riêng ông ta. Nhưng thậm chí cao hơn thế, việc trân trọng bạn bè và tận hưởng nhiều nhất có thể tình bạn cao quý cũng là thứ thuận theo tự nhiên. Thực ra, nếu ta không thể làm vậy, phẩm cách của ta sẽ khó có thể duy trì một cách vững vàng về lâu dài, vì phẩm cách sáng hơn trong chính việc sống với những cảm nhận thuần khiết tốt đẹp.
Phẩm cách khiến ta làm tốt nhất những điều mình có thể trong hoàn cảnh hiện tại, suy nghĩ về tương lai, và cố gắng áp dụng lý trí mình vào mọi hoàn cảnh một cách kiên tâm. Và người nào có bạn mình ở bên để tin tưởng, để chia sẻ và tham khảo ý kiến, thì có thể dễ dàng hơn trong việc vận dụng lý trí, và suy nghĩ thông suốt về mọi hoàn cảnh vấn đề. Bởi vậy, một người thông thái sẽ cố gắng tìm kiếm một người thông thái khác hoặc ít nhất là ai đó đã tiến đến rất gần mức ấy rồi. Sự trợ giúp ông ta thu nhận được nằm trong việc những kế hoạch của ông ta được xem xét không chỉ bởi sự thông thái mà hai người chia sẻ, mà bởi cả những góc nhìn khác nhau về hoàn cảnh. Người ta thường nói rằng con người thường có cái nhìn toàn diện hơn về hoàn cảnh của người khác hơn là khi cân nhắc hoàn cảnh của chính mình. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến những người mà tâm trí bị che mờ bởi tình yêu bản thân và cả những người quá sợ hãi đến tê liệt tâm trí trước những tình huống nguy hiểm, khiến họ chẳng còn có thể tự quan sát hành động của chính mình. Người ta sẽ trở nên thông thái hơn khi họ được giải thoát khỏi lo lắng và vượt trên nỗi sợ hãi. Nhưng có những thứ mà ngay cả người thông thái cũng sẽ nhìn một cách chính xác hơn nếu đó không phải là hoàn cảnh của chính họ. Bên cạnh đó, họ có thể trao cho nhau món quà ngọt ngào và cao quý trong việc "cùng chia sẻ những mong ước và những thứ nên tránh trong cuộc đời". Bằng cách tiến bước cùng nhau, họ có thể tạo ra những thành quả ngọt ngào.
Tôi đã trả lời câu hỏi của bạn, dù nó cũng chính là một phần trong những chủ đề mà tôi đang gộp lại trong cuốn sách của mình.
Như tôi đã nói đi nói lại với bạn, hãy tỉnh táo mà nhận ra rằng tất cả những nỗ lực, suy nghĩ của ta với câu hỏi như thế thực ra chỉ là rèn luyện khả năng lập luận mà thôi. Luôn luôn, tôi trở lại với câu hỏi: "Liệu điều ấy có thực sự giúp ích cho mình? Liệu nó có giúp mình dũng cảm hơn, công bằng hơn, hay kiểm soát bản thân tốt hơn. Tôi vẫn chưa sẵn sàng cho những hành động cao quý. Tôi vẫn cần đến thầy thuốc (chữa bệnh tâm trí). Vậy tại sao bạn còn hỏi tôi về những thứ kiến thức vô dụng? Bạn hứa với tôi những thứ to tát, nhưng kết quả tôi thấy thì vô cùng nhỏ nhặt. Bạn nói rằng tôi sẽ có thể không sợ hãi ngay cả nếu lưỡi kiếm có lóe sáng trước mắt tôi, ngay cả khi tôi có thể cảm thấy nó đã cứa nhẹ vào cổ mình. Bạn nói rằng tôi sẽ an toàn ngay cả nếu ngọn lửa thiêu đốt xung quanh mình, ngay cả nếu cơn bão tồi tệ ập đến bất ngờ khi con thuyền của tôi đang lênh đênh trên biển cả bao la. Hãy cung cấp cho tôi những kiến thức quý giá, để tôi có thể khinh thường việc hưởng thụ tiện nghi, hay thậm chí cả vinh quang. Khi đó, bạn có thể dạy tôi cách để giải quyết những vấn đề phức tạp, làm rõ những điểm mập mờ, và nhìn thấu những thứ mông lung. Còn lúc này, hãy dạy tôi những thứ trọng yếu nhất".
Tạm biệt!
A Dreamer
👉 ĐỂ HIỂU THÊM VỀ CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ VÀ THỰC HÀNH CÙNG SENECA, BẠN CÓ THỂ ĐẶT MUA BỘ SÁCH NGAY TẠI ĐÂY:
*******
Bản tiếng Anh:
From Seneca to Lucilius
Greetings
1 You want to know whether one wise person can help another. We
say that a wise person is one who is replete with every good thing and
has attained the summit.* How, then, the question goes, is it possible
to help anyone who possesses the ultimate good?
Good people are helpful to each other because each gives exercise
to the other’s virtues, keeping his wisdom in the stance proper to
it.* Each of them needs someone to compare and investigate with.
2 Practice is the training for profi cient wrestlers, and musicians are
stimulated by those who are as expert as themselves. Th e sage too
needs his virtues to be activated: just as he makes himself active, so
also he is made active by another person who is wise. 3 How exactly
will the one help the other? By giving him a prod and demonstrating
opportunities for honorable actions. Apart from this, the wise man
will give utterance to some of his own refl ections and let the other learn his discoveries; even he will always have something to discover,
something to extend his mind with.
4 A bad man harms a bad man and makes him worse by arousing
his anger, approving his gloom, and praising his pleasures. Bad
men are at their worst when they combine their faults to the greatest
extent, and a single aggregate of wrongdoing is the result. Conversely,
one good man will help another.
5 “But how?” you say. He will bring him joy and strengthen his
confi dence, and each one’s delight will grow from the sight of their
mutual tranquility. Apart from that, they will pass on to each other
the knowledge of certain things, since the sage does not know everything.
Even if he did have such knowledge, someone might be
able to fi gure out shorter ways to get to the facts and point those out
to him, making it easier to encompass the entire matter. 6 One wise
person will help another, not only with his own strength (that goes
without saying) but also with the strength of the one he helps. Of
course, the latter can fully develop his own capacities even when left
to himself: the runner’s speed is his own. Yet even so, he is helped by
being cheered on.
“One wise person does not really help another; each helps himself.
To grasp this, just remove the distinctive ability from one of
them, and the other will have nothing to activate.”* 7 If you talk that
way, you could say also that there is no sweetness in honey. Consider
a person who feels compelled to eat honey: he is captivated by that
sort of taste because his tongue and palate are adjusted to it, but if
they should happen not to be, he will fi nd it disagreeable; in fact,
there are some people who because of illness fi nd honey bitter. Both
wise men need to be in good form so that the one will be able to help
and the other will be suitable material to receive help.
8 “But it is superfl uous to apply heat to something that is already
extremely hot, and it is equally superfl uous for someone to help
the man who has attained the highest good. Does a fully equipped
farmer ask someone else for equipment? Does a soldier who is adequately
armed for the front line need any additional weapons? So
too the wise man has no needs: he is suffi ciently equipped and armed
for life.” 9 To these challenges I respond as follows: even something
extremely hot needs a supply of heat to maintain that degree of
temperature.“But heat as such is essentially hot.”* For a start, you are comparing
things that are much too diff erent: heat is a single thing, whereas
help comes in many forms. Next, heat does not need additional heat
in order to be hot; but the sage cannot maintain his mental disposition
without taking others like himself into his friendship, so as to
share his virtues with them.* 10 Furthermore, you should note that
there is mutual friendship among all the virtues. Th erefore help is
provided by one who loves the virtues of a person like himself and
who in return supplies his own virtues to be loved. Th ings that are
alike give pleasure, especially when they are honorable and their recipients
know how to be mutual in approving them.
11 And again, the mind of one who is wise can be activated in
an expert manner only by another wise person, just as only a human
being can activate another human being in a rational way. Th erefore,
just as reason is needed to motivate reason, so perfect reason is
needed to activate perfect reason.
12 Th e word “help” is also used when people provide us with intermediate
things, such as income, infl uence, safety, and other things
that are appreciated or needed in our lives. As concerns these, the
wise person will get help even from the fool. But genuine help consists
of activating a mind in accordance with nature, both by means of
the helper’s own virtue and by the virtue of the one who is activated.
Th is will not happen without benefi t accruing to the helper as well;
for by activating another’s virtue, one must also activate one’s own.
13 But even if you set aside the ultimate goods and the things that
produce them, the wise can still help one another.* For one of them
to fi nd another one is something choiceworthy in itself, because every
good thing is naturally dear to every other, and so each of them is as
much attached to a good person as he is to himself. 14 To prove my
point, I need to leave this topic and turn to another one—the question
whether the wise person will deliberate on his own or appeal
to someone else for advice. He has to do the latter in the course of
ordinary public and private business, what we may call the human
condition. In these matters, he needs advice from other people, just as
the doctor, the helmsman, the lawyer, and the magistrate need advice
from others. And so one wise person will help another by suggesting
a course of action; but he will also be useful in weighty and elevated
matters, as I have said, by sharing his views about honorable things and contributing his thoughts and refl ections. 15 But even beyond
that, it is in accordance with nature to embrace one’s friends and to
take as much pleasure in their advancement as if it were one’s own.
Indeed, if we fail to do this, virtue will not remain with us for long,
for virtue thrives by the active exercise of our sentiments.
Virtue enjoins us to make the best of our present circumstances,
to take thought for the future, to deliberate and concentrate. Concentration
and eff ectiveness will be facilitated by taking a partner.
For this reason, a virtuous person will seek out either a man who
is already perfect or one whose progress is close to perfection. Th e
help he will get from a perfect man consists in his own plans being
assisted by the wisdom that they share. 16 It is said that people are
more perceptive in the business of others than they are in their own.°
Th is aff ects those who are blinded by self-love and those who are too
frightened in dangerous situations to observe their own advantage.
People will start to be wise when they are freer from anxiety and
beyond fear. But there are some things that even the wise see more
accurately in cases that are not their own. Besides, they give one
another that sweetest and most honorable gift of “having the same
wishes and the same aversions.”* By working together, they will produce
an excellent result.
17 I have dealt with your demand, although its place was in the
set of topics I am covering in my books on ethics.* As I keep telling
you, please realize that all we are doing with such questions is
exercising the intellect. All the time, I keep coming back to thought,
“How does this topic help me? Make me more brave, more just,
more self-controlled. I am not yet ready for action. I still need the
doctor. 18 Why do you ask me for useless knowledge? You promised
me great things; the results I see are minimal.° You said that I would
be fearless even if swords were fl ashing around me, even if the blade
were pressed to my throat. You said that I would be safe even if fi res
were blazing around me, even if a sudden hurricane were to hurl my
boat all over the sea. Provide me with a course of treatment such that
I spurn pleasure and glory. Later on you will teach me how to solve
complex questions, clarify ambiguities, and see through obscurities.
For now, teach me what is indispensable.”Farewell.
Bạn nào có tâm muốn ủng hộ mình, chỉ xin ủng hộ Spiderum là mình vui rồi :)
Trần Việt Anh - STK: 0451000364912 (Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội)
Các bài viết khác của tác giả:
Khoa học - Công nghệ
/khoa-hoc-cong-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất