Dẫn luận
Phần 1: Quan trọng là Thần thái
Phần 2: Thần thái trong Tướng học

Dẫn luận

Từ bài hát "Quan trọng là Thần thái" đã tạo nên một xu hướng, nhãn quan về cuộc sống hiện nay. Đã có nhiều bài viết về Thần thái là sao nên không đăng lại nữa. Nhưng thật ra mọi góc nhìn mới chỉ ở mức bề ngoài, ngôn từ mà không biết sâu về chuyên môn. Bài này đưa các bạn đến Tâm tướng, sự sâu xa của Tướng học.
Lại nói về xem Tướng, thông thường chỉ quan sát vẻ bề ngoài, một vài nét Tướng: khuôn mặt, dáng đi - còn gọi là Hình tướng. Từ đó có những nhận định về số mệnh, xu hướng của người đó.
 Nhưng ở mức sâu hơn đó là Tâm tướng :
Tướng tùy tâm sinh
Tướng tùy tâm diệt
Trang bìa sách Nhân Tướng Học của Hy Trương cũng đã nhấn mạnh viết câu đó. Cái hay của tướng học là biến hóa theo ngày tháng ứng với việc làm của đương số. Nếu tâm người đó bất thiện làm những việc thương thiên hại lý thì thần khí biến đổi, khí sắc hiện ra hung tướng.
Ở mức sâu hơn nữa là Thần tướng.  Trong bài viết sẽ không đi sâu vào mức độ này.

Phần 1: Quan trọng là Thần thái


Phần 2: Thần thái trong Tướng học 

Thần thái là như thế nào? Đó là sự thể hiện của Mục quang - Ánh mắt. Để có thể luyện được Thần thái cần nhiều công phu và ở đây chỉ đưa Kiến thức để biết Thần thái ở đâu?

Thần thái


1. Tàng nhi bất hối
2. An nhi bất ngu
3. Phát nhi bất lộ
4. Thanh nhi bất khô
5. Hòa nhi bất nhược
6. Nộ nhi bất tranh
7. Cương nhi bất cô
8. Hỷ nhi bất mê
9. Nguy nhi bất thúc

1- Tàng nhi bất hối :
Nghĩa là nhãn thần phải có vẻ che khuất đi được, nhưng mục quang không được tối ám. Nói một cách khác rộng rãi hơn là mục quang tuy sáng nhưng là một thứ ánh sáng có vẻ hàm xúc, động trong cái tĩnh, tương tự như vẻ sáng của một viên ngọc báu tự nó có thể phát quang nhưng không rực rỡ, lộ liễu phải quan sát thật lâu mới phát hiện được. Còn hối là mắt lờ đờ như mắt ngáy ngủ.
2- An nhi bất ngu :
Mục quang ổn định nhưng không trơ trẽn bất động. Từ ngữ ổn định tự nó đã ngầm chứa tính cách sống động nhưng là cái vẻ sống động linh hoạt chứ không phải là giao động “trơ trẽn bất động” có nghĩa là mục quang im lìm (inertie) không biểu lộ được đầy đủ sinh khí cần thiết, không biến thông được.
Nói cách khác đi, nhãn thần sung túc thì tự nó có vẻ sáng như một ngọn đèn điện được thắp bằng dòng nhân điện xoay chiều có thể thu rút lại cường độ trong một giới hạn nào đó. Chẳng hạn như khi đàm thoại, ánh mắt ta tuy không dao động nhưng lúc thích thú và khi cụt hứng độ sáng của mắt phải có nhịp độ chuyển biến thích nghi đủ để diễn tả được cái trạng thái tình cảm nội tâm của ta lúc đó. Trái lại, mục quang của một cá nhân lúc nào cũng cùng một cường độ dù nghe câu chuyện rẻ nhạt hay giật gân mà vẫn không có gì thay đổi thì không có thể coi là an nhi bất ngu được .Lúc đó, mục quang của kẻ đó phải được gọi là an nhi ngu .
3- Phát nhi bất lộ :
Mục quang được coi là phát khi tia mắt như xạ ánh sánh ra ngoài nhưng mức độ phát quang của nó vừa phải, không quá mạnh mẽ rõ ràng, chỉ người quan sát thật tinh tuờng mới phát hiện ra được. Nói khác đi, mục quang như viên ngọc sáng giữa ban ngày, tuy phát quang nhưng ánh sáng rất mờ so với ánh sáng thái dương chứ không phải là một ngọn đuốc để bất cứ ai cũng thấy được dễ dàng.
Từ ngữ lộ có nghĩa là tròng mắt lồi ra như nhìn trừng trừng vào đối tượng quan sát, lộ cả tròng trắng. Đại để lúc mèo rình chuột, cọp chuẩn bị vồ mồi, nhìn chằm chằm vào con mồi thì lúc đó mục quang gọi là lộ.
4- Thanh nhi bất khô :
Điều kiện này đặt nặng vào việc quan sát cấu tạo của mắt về phương diện phẩm chất. Thanh có nghĩa là lòng đen, lòng trắng cũng như đồng tử phải trong trẻo nghĩa là ranh giới ba phần đó phải phân biệt rõ ràng, chất liệu cấu tạo phải thuần khiết không được có các tia máu, màng mắt xen lẫn vào, một khi có tất cả chất liệu cấu tạo đều thuần khiết thì nhìn vào mắt người ta có cảm giác như nhìn vào một hồ nước sâu thẳm, trong trẻo như các tiểu thuyết gia vẫn thường mô tả: mắt trong sáng như nước hồ về mùa thu. Đấy chính là điều tướng học gọi là thanh vậy. Còn khô có nghĩa là cằn cõi, không có vẻ sống động hiện lên ở bề mặt .Mắt thanh mà khô có nghĩa là nhãn thần lạnh lẽo suy nhược, không được kiên cố. Để dễ hiểu hơn, xin lấy 1 ví dụ cụ thể : thanh nhi bất khô ví như cây tùng, bách về mùa đông, cốt cách thanh nhã và nhìn vỏ cây cành là vẫn có vẻ xanh tươi biểu hiện một sức sống tiềm ẩn bên trong. Ngược lại, thanh nhi khô ví như thân cây lau sậy về mùa đông, cành lá trơ trọi, cằn cỗi, nhìn kĩ có thể biết ngay là thân cây hết nhựa, chỉ còn hình mà mất hết chất.
5- Hòa nhi bất nhược :
Êm dịu nhưng không mềm yếu. Nói rộng ra mục quang được coi là Hòa nhi bất nhược khi ánh mắt sáng một vẻ êm dịu nhưng không mềm yếu, khả ái chứ không phải khả khiếp khiến nguời khác nhìn thấy có cảm tưởng một niềm vui thích muốn tiếp xúc với ta chứ không dám khinh mạn vì trong sự hóa ái đó ẩn tàng một sức mạnh khiến kẻ đối diện phải nể phục trong lòng. Chẳng hạn mắt các tượng Phật trong chùa, tuy ánh mắt từ bi bác ái nhưng vẫn không nhu nhược ủy mị.
6- Nô nhi bất tranh :
Lúc giận không lộ vẻ cạnh tranh, oán tức thì gọi là nô nhi bất tranh .Tuy nhiên, trong ý nghĩa của tướng học, ý nghĩa câu trên phong phú hơn nhiều. Nộ phải được coi là chính khí vì khi giận dữ phát xuất ra bởi một lí do thực sực chính đáng nhưng mặt không biến sắc, chỉ hơi cau mày, ánh mắt nghiêm nghị biểu lộ một tâm hồn dày công hàm duỡng luôn luôn giữ được bình tĩnh. Có đủ các đặc tính kể trên thì mới gọi là nộ.
Còn giận mà mắt đờ ra, mắt xạm lại, tia mắt như tóe lửa ,như muốn ăn tươi nuốt sống người khác là dấu hiệu bề ngoài của kẻ không có đức tính trầm tĩnh, mất tự chủ gọi là tranh. Chính vì tranh bao gồm những phản ứng có ẩn ý ăn thua đủ, chỉ biết thỏa mãn tự ái nhất thời không nghĩ đến hậu quả về sau, nên tranh bị xếp vào loại khí lượng hẹp hòi, biểu thị khí phách nhỏ mọn , do đó tranh bị coi là tà khí.
7- Cương nhi bất cô :
Nghĩa đen là cứng, mạnh mà không lẻ loi, nhưng ý nghĩa chính yếu ở đây chỉ loại mục quang tỏa ra ánh sáng hồn nhiên oai nghi khiến kẻ khác nhìn vào phải vị nể tưởng như sau con người của ta là cả một khối đông đảo sức mạnh vô hình chứ không phải chỉ là một cá nhân đơn chiếc.
8- Hỷ nhi bất Mê :
Vui mừng nhưng ko mê muội. (Cảnh giác )
9- Nguy nhi bất Thúc :
Gặp nguy hiểm nhưng ko loạn. (Kiên tâm )

III-MỘT VÀI GIAI THOẠI :
-0-
Đời Minh, Vĩnh Lạc Hoàng đế thường nghiên cứu tướng học với một nhà tướng học nổi tiếng là Viên Liễu Trang (tác giả bộ sách Liễu Trang tướng pháp hiện còn truyền rộng rãi ). Một hôm, trong lúc đàm đạo về Hình, Tướng con người, nhà vua nêu lên thắc mắc với nhà tướng học họ Liễu như sau :
“Trẫm thấy sách tướng nói rằng: Hình hài khuyết lãm thì bần hàn, Ngũ quan toàn hảo thì thông minh quý hiển. Thế thì tại sao trong triều có người làm đến Thượng thư mà diện mạo lại cực kì xấu ? Lại thấy trên đời không thiếu gì những kẻ Ngũ quan tuyệt mĩ mà lại chết non, hay mặt mày đẹp đẽ mà ngu độn, số mạng không ra gì ?”
Liễu Trang đáp :” Người diện mạo xấu xí mà lại quý hiển là vì mục quang có thần: đi vững vàng như thuyền lớn, không nghiêng ngả, ngồi ổn trọng như là núi non đó là tướng đi, đứng, nằm,ngồi uy nghi có thần. Ngũ quan tuyệt mĩ mà chết non là vì mục quan hôn quyện, thất thần: mắt mày xinh đẹp nhưng đó chỉ là bề ngoài còn ở trong thì khí trệ, thần hôn làm sao mà thông tuệ được. Cho nên, bàn về quý hiển ,chỉ dựa vào hình hài không đủ, mà còn phải lấy thần, khí làm gốc.”
Nhãn quang (hay mục quang cũng vậy ) con người do trời phú cho không phải muốn là được. Nhãn quang chẳng những biểu lộ cá tính mà còn có ảnh hưởng sâu xa tới mạng vận tử sinh của con ngừơi nữa.
-1-
Cách đây vài chục năm, trước khi Nhật chiếm Hương Cảng, Áo môn. Tại Áo môn có một người chuyên làm nghề chài lưới là Trần Gia Câu. Câu ỷ mình có thyuền buồm loại lớn nên thường ra tận đại dương câu cá vài ngày mới trở về, số thu hoạch không thua gì các tàu đánh cá có động cơ. Trên tàu, ngoài số ngư phủ có nuôi thêm một con khỉ rất khôn, để sớm hôm bầu bạn, còn vợ con để lại Áo môn .
Một bữa kia ,vì số ngư phủ lành nghề bỏ đi gần hết, Gia Câu phải đi cùng khắp Áo môn để mướn thợ mới, tình cờ gặp người quen cũ là Dương Chiếu Thản, vốn người đồng hương, bèn cùng nhau rủ vào quán ăn nhậu để phỉ tình tha hương ngộ cố tri. Họ Dương là kẻ vốn nòi thư hương, lại rành nghề xem tướng, nên trong lúc đôi bạn đàm đạo, Dương thấy sắc mặt của Gia Câu chỗ thì xanh như tàu lá dừa, chỗ thì xạm như tro tàn, không nén được kinh di nên mới bảo rằng : " Này bạn, tôi xem tướng thấy anh diện mạo khí sắc rất xấu, chỉ khỏang ba tháng đổ lại tôi e rằng anh sẽ gặp tai họa rất xấu. Vậy trong thời gian này anh không nên liều lĩnh ra khơi, hãy chịu khó hi sinh bớt chúc lợi tức mướn thợ lưới cá về quản chủ thuyền thì may mới thoát nạn ”.
Gia Câu nghe xong, nét mặt nhăn nhó nói : " Gần đây số thu hoạch quá kém, số thợ cũ bỏ đi. Bây giờ phần đông là thợ mới, kinh nghiệm chưa có nếu không có người rành nghề biết hướng cá đi thì tổn thất quá nặng sợ kham không nổi ”.
Dương Chiếu Thản suy nghĩ hồi lâu, xem kĩ tướng mạo của bạn rồi nói :" Khí sắc của anh thật xấu nhưng may ánh mắt có thủ chân quang tức là thủ thần nên có hi vọng thoát hiểm”.
Câu nghe xong thắc mắc: " Xấu tốt là do khí sắc, tại sao tướng khí tốt lại có thể cứu vãn được hoạn nạn? ”
Dương đáp: " Tướng cách tốt thì số thọ chưa thật sự dứt, trong thời gian đó nếu chẳng may gặp nạn thì chỉ bị kinh hiểm chứ không đến nỗi tuyệt mạng. tỷ như khí sắc trên mặt ảm đạm nhưng mắt có thần quang an tĩnh không bị giao động theo cùng với sắc mặt thì tuy tai họa đột nhiên xảy tới cũng vẫn vượt qua được"
Thấy Gia Câu quyết ý vì sinh kế mà phải mạo hiểm ra khơi lần này ,Dương nói tiếp: " Nếu như trong mấy tháng tới anh có gặp nạn mà thoát khỏi về sau đời anh sẽ có dịp phát đạt lớn. Theo tôi tốt hơn hết là không nên mạo hiểm , nhưng nếu anh đã quyết tiếp tục ra khơi lâu ngày thì tôi hi vọng nhờ mắt anh báo hiệu là anh có thủ thần là sẽ hóa dữ ra lành." Nói xong đôi bạn chia tay.
Sau đó, Gia Câu tụ tập đủ tay thợ quyết chí ra khơi, và lần này đi rất xa bờ, hi vọng đánh được nhiều cá để gỡ lại các tổn thất trong thời gian trước. 
Ba tháng sau ngày giã biệt họ Dương, Câu ra khơi vẫn chưa trở lại. Dương cho là Câu đã gởi thân nơi miệng cá mất rồi, trong lòng vô cùng thương tiếc. Nhưng khỏang bốn tháng, sau khi rời bến, Gia Câu đột nhiên xuất hiện tìm Dương Chiếu Thản cám ơn và ca tụng tướng pháp của Dương thật là vô cùng linh nghiệm.
Thực vậy, sau khi từ biệt bạn, Gia Câu ra khơi ròng rả 3 ngày đêm mới tới một nơi có nhiều cá để bổ lưới. Bất ngờ, đúng lúc đó có cuồng phong nổi lên mà không có dấu hiệu gì báo trước nên mọi người bất phòng. Vì vậy, thuyền bị sóng gió làm bể nát. Gia Câu nhờ nhiều kinh nghiệm và bình tĩnh bám vào được một mảnh thuyền vỡ mà vô tình con khỉ khôn ngoan đã bám chặt vào đó hồi nào không rõ. Cả người lẫn vật bị sóng gió dạt vào một hoang đảo có rất nhiều ngọc trai. Lên đến bờ, Câu vừa đói vừa mệt lả nên ngất đi, một lúc tỉnh lại thấy con khỉ thân yêu đã ngồi vào cạnh với vài trái cây hoang dại. Nhờ vậy Gia Câu có thực phẩm qua ngày. Từ đó, Câu khám phá ra đảo có ngọc trai nên tích luỹ được rất nhiều nhưng vô phương trở lại quê nhà chỉ còn hi vọng mỏng manh là ngày ngày dắt khỉ lên chỗ cao nhất của đảo nhìn ra khơi mong có thuyền bè qua lại để năn nỉ quá giang.
Một ngày kia, Câu và tên tiểu đồng khác giống đó đã mòn mỏi trong việc quan sát, sắp trở về chỗ tạm trú vì trời sắp tối thì bỗng nhiên gió tây bắc thổi mạnh, một vật đen hiện lên ở chân trời rồi rõ dần trên mặt biển đang dao động. Câu chú ý nhìn kĩ thì thấy đó là một chiếc thuyền câu có lẽ bĩ gãy mất bánh lái nên trôi nổi theo dòng nước. Lòng rộn ràng hi vọng và cầu cho thuyền giạt vào đảo. Quả nhiên đúng như vậy, một lúc sau thuyền trôi đến gần đảo thì bị mắc cạn trên bãi cát. Gia Câu mừng quýnh, đứng lên chỗ cao lớn tiếng gọi người trong thuyền nghe tiếng thấy làm kì dị bèn rước Câu xuống thuyền. Sau khi đôi bên gạn hỏi, Gia Câu mới biết đó là thuyền đánh cá thuộc hệ thống ngư phủ Áo môn vì ra khơi quá xa bị gió lớn làm gãy bánh lái, thổi tạt đến hoang đảo này. Câu cũng bày tỏ nguồn gốc mình cho hay. Thế là cả bọn nhận nhau là người cùng xứ, hợp tác cùng nhau sửa sang lại con thuyền bị hư hỏng rồi trở về Áo môn với túi ngọc trai và con khỉ cứu tử.
Về nơi cư trú, Câu ban số ngọc trai thu hoạch được trên đảo, một phần nhỏ đền công cho chủ thuyền chở mình về xứ, còn bao nhiêu tậu đất xây nhà, tạo nên cơ nghiệp của một phú ông và bỏ hẳn nghề cũ.
-2-
Thời vua Thế Khải xưng đế ở Trung Hoa phản lại lời giao kết cách đây 40 năm nên gây ra cảnh nội chiến, có một quân nhân cao cấp của chính quyền miền bắc là tứơng Lưu Hồng Tiêu tạo phản với ý định tranh bá đồ vương, nhưng việc không thành, tài sản tiền bạc tiêu tan, thân thể thương tích. Sau đó, Lưu đến coi tướng thuật gia Liêu Trụ Thạch cho biết: tướng cách của ông do có thủ thần nên bị tai nạn mà không chết. Nhân vì mắt ông tròng đen nhiều, lòng trắng ít lại thuần khiết phân minh mục quang sáng mà không lộ liễu, tĩnh thì an toàn khả ái, động thì sáng rực có uy nên chung cuộc ắt là có phúc lộc rõ ràng. Hiện tại ông nên chuyển sang nông nghiệp bỏ võ thì có cơ đại phát tài.
Lưu Hồng Tiêu nghe lời, trở về quê cũ, tậu được vài chục mẫu ruộng trồng mía. Thực hành câu giải đáp quy điền. Quả nhiên vài năm sau đại phát và trở thành cự phú.