Sự ra đời của CBDC có thể đem lại nhiều lợi ích và đóng góp vào việc cải thiện cuộc sống của mọi người trong thế giới số hóa. Mình cũng tin rằng việc triển khai CBDC là câu chuyện thời gian và chúng ta sẽ phải đối mặt với một thế giới thanh toán không tiền mặt một ngày nào đó. Xã hội mà chúng ta đang sống sẽ không còn rửa tiền, buôn lậu, trốn thuế,không mất chi phí in tiền...bức tranh về một thế giới mới đẹp hơn bao giờ hết.
Nhưng khoan, dừng khoảng chừng là 2s đã, vậy quyền riêng tư của con người sẽ ở đâu khi mọi giao dịch từ việc bắt grab, trả tiền một cái pizza hay thanh toán tiền điện thoại đều được bên nắm quyền xét nét đến từ đồng xu cắc bạc. Liệu có hợp lý khi quyền lực kiểm soát tuyệt đối rơi vào tay một tổ chức mà ở đó họ có thể quyết định làm bất cứ điều gì với data và hành vi của tất cả mọi người mà họ thu thập được, dẫu cho cấu tạo bộ máy của tổ chức đó là các bên kiểm soát lẫn nhau hay quyền lực tập trung đi nữa thì cũng sẽ không khác gì. Điều này làm mình gợi nhớ đến bài hát I wanna be like you trong The Jungle Book:
Mình xin viết một chút về bối cảnh, nếu bạn nào muốn đi thẳng vào trọng tâm xin hãy kéo đến phần: " Privacy coin là cái chết của việc phân tích on-chain." nhưng mình mong các bạn có thể đọc hết và ủng hộ mình nhé.
Có một câu hỏi quan trọng đây: Vì sao chúng ta cần quyền riêng tư ?
Không phải chúng ta muốn tất cả các giao dịch của mình minh bạch sao? Có thể các bạn đang nghĩ là: “Tôi không phải tội phạm,tôi không có gì để che giấu hết".
Quyền riêng tư không liên quan gì đến việc trở thành tội phạm đâu
Không ai trong chúng ta muốn cuộc sống riêng tư của mình bị phát tán ra trên toàn thế giới. Cũng giống như bất kỳ ai cũng không muốn hàng xóm nhìn vào cửa sổ khi họ khỏa thân đi lại trong phòng và không muốn ai đó nghe trộm khi thì thầm những điều ngọt ngào với người yêu, chúng ta không muốn một số quan chức hoặc công ty tư nhân theo dõi ẩn danh từng giây phút. mỗi ngày trong cuộc sống của chúng ta. Ai biết họ sẽ làm gì với data mà họ có được ? Bán nó cho một bên khác ? họ sẽ phân tích hành vi của chúng ta và cố gắng bán một sản phẩm nào đó ? Hẳn là mọi người biết điều này nguy hiểm cỡ nào trong một thế giới mà chúng ta chưa bị tập trung hoá hoàn toàn mà vẫn đang diễn ra cực kỳ phức tạp, lướt facebook bị xem mua hàng gì, bị gọi làm phiền bởi những công ty chứng khoán, đa cấp, lừa đảo gọi đến và biết cả thông tin cá nhân nữa cơ. Điều này làm bản thân mình và chắc chắn rất nhiều người ngoài kia phải suy nghĩ lại về việc có nên đi tiếp đến cấp bậc cao hơn của hệ thống thanh toán hay không...
Bất kể quan điểm sống của bạn là gì, luôn có người có quan điểm ngược lại. Nếu bạn là một người bảo thủ, có những người theo chủ nghĩa tự do. Nếu bạn là một nhà bảo vệ môi trường, sẽ có người cho rằng biến đổi khí hậu là một điều vớ vẩn. Nếu bạn đam mê quyền của động vật, sẽ có người không quan tâm đến việc gia súc bị đối xử như thế nào nhưng mình đảm bảo rằng khi đụng đến lợi ích của cá nhân thì bất kể ai trong chúng ta cũng sẽ hành xử như nhau vì thế mình có thể khẳng định rằng không ai trong chúng ta muốn "đối mặt" với sự giám sát liên tục từ một tổ chức dẫu cho nó có cùng hay khác quan điểm chúng ta.
“Tôi không có gì để che giấu” là lời biện hộ cổ điển của những người nghĩ rất ít về quyền riêng tư và ý nghĩa của nó.
Trong buổi nói chuyện, Greenwald nói nếu bạn không có gì phải che giấu thì hãy đưa cho ổng mật khẩu email cá nhân của bạn. Không phải email công việc nhé, email cá nhân. Ổng sẽ xem nó mỗi ngày trong ba tháng và bất cứ điều gì thú vị, ổng sẽ đăng lên mạng xã hội.
Phong trào hướng đến một xã hội không tiền mặt đã bắt đầu từ nhiều năm trước Khởi nguồn của chiến dịch này là Ấn Độ. Vào cuối năm 2016, Thủ tướng Narenda Modi bất ngờ cấm hầu hết các loại tiền tệ của đất nước chỉ bằng một chữ ký. Việc này được cho là để triệt tiêu tham nhũng và khiến mọi người đều phải đóng thuế.
Cả hai đều là vấn đề nhức nhối trong chính phủ Ấn. Thông tin thêm là chỉ có khoảng 2% công dân Ấn Độ nộp thuế vì khoảng cách giàu nghèo ở Ấn phân hoá rất rõ và:
- Giới thượng lưu có cách lách thuế riêng, thay vì nhận lương thì có thể dùng stock options, giảm thuế cho các khoản đóng góp vào quỹ hưu trí, các khoản đầu tư. Ngoài ra, họ còn có khả năng tận dụng các khe hở và lỗ hổng trong hệ thống thuế để giảm thiểu số tiền phải đóng thuế. - khoảng 22% dân số sống dưới mức ngưỡng đói nghèo,69,5% dân số thuộc tầng lớp nghèo. Tức từ mức nghèo đổ xuống có 91,5% dân số không đóng thuế vì thu nhập quá thấp.
Chính phủ Ấn Độ đã quên mất một điều rằng khi cấm phần lớn tiền mặt họ không đưa ra phương án thay thế phù hợp cho hơn 1,3 tỷ dân. Hạ tầng thanh toán và thiết bị lưu trữ chưa đạt độ phủ để triển khai chiến dịch này và đến tháng 8/2017, 99% lượng tiền bị cấm đã được lưu thông trở lại. Ở góc nhìn của mình thì chính phủ Ấn đã đi đúng hướng nhưng lại cua quá gấp mà chưa có vùng đệm khi chuyển giao giữa 2 chính sách.
Cũng ở châu á mà nó lạ lắm
Lượng tiền mặt mà người dân sử dụng ở các nước châu á theo một báo cáo năm 2022. Đứng đầu bảng và cũng là quốc gia ít dùng tiền mặt nhất không có gì bất ngờ là trung quốc, theo sát sau là hồng Kông.
Trung quốc đã có khoảng 1.18/1.41 tỷ dân sở hữu smartphone, nếu có ai nói rằng việc phổ cập smartphone là tốn kém,chưa phù hợp với đại đa số người dân và hoàn cảnh quốc gia thì tại HongKong có thẻ Octopus,
Thẻ thanh toán Octopus
Thẻ thanh toán Octopus
Để sử dụng loại thẻ này hết sức đơn giản.Chỉ cần nạp một ít tiền mặt tại một cửa hàng tạp hóa( hay ở một cửa hàng tiện lợi) và bạn sẽ bắt đầu xài được. Chạm thẻ vào thiết bị thanh toán và giao dịch hoàn tất. Không cần smartphone, không cần kết nối internet, không cần đăng nhập qua các ví điện tử với vài lần nhập mật khẩu, OTP.
Thẻ Octopus được sinh ra ban đầu để thanh toán phí tàu điện ngầm. Nhưng chẳng mấy chốc, tính tiện lợi của nó đã chiếm được sự ưu ái của mọi người từ đó bắt đầu lan rộng.Dần dần, các cửa hàng ở khắp mọi nơi bắt đầu chấp nhận thẻ này như một giải pháp thay thế cho thẻ tín dụng và tiền mặt.
Một phương thức thanh toán đơn giản, có tính nhỏ lẻ nhưng mức lan rộng rất đậm. mình tin là sẽ có ngày càng nhiều xã hội sẽ vận động theo cách này trong những năm tới. Tiền kỹ thuật số ( sẽ vươn vòi như một con bạch tuộc vào mọi khía cạnh trong cuộc sống vì sự ưu việt mà nó mang lại.
Nhưng có một vùng tối của bước ngoặt lịch sử này
Tất cả số tiền đó đều tập trung và bị kiểm duyệt.

Điều gì có thể xảy ra nếu chính phủ kiểm soát hoàn toàn túi tiền của bạn ?

Hãy tưởng tượng cảm giác bạn vừa ăn tối và thẻ thanh toán của mình không thể sử dụng được, dĩ nhiên không phải là trong thẻ bạn không có tiền mà ai đó trong cục phòng chống rửa tiền hay cơ quan nào đó có chức năng tương tự đã quyết định "đóng băng" tài khoản của bạn vì một giao dịch mà họ cho là không hợp pháp. Có thể ở đầu dây bên kia không phải là một con người nữa mà chỉ là một thuật toán ( AI) được tạo ra để làm những chuyện đó. Thế rồi bạn phải gọi điện để hỏi lý do, trình bày nguồn gốc số tiền để họ cân nhắc việc có nên tiếp tục điều tra hay mở khoá tài khoản của bạn.
Chưa đâu, hãy nhân 10 nỗi sợ đó lên đi. Đó là cảm giác khi tiền của bạn hoàn toàn bị kiểm soát bởi một cơ quan đó.
Một vài chính phủ có tiền sử bị khủng bố như Mỹ, Ấn độ,tây ban nha và các quốc gia có xung đột như Pakistan, Colombia, Israel, Syria, Libya sẽ xây dựng đu đủ các nút kích hoạt tự động và một blacklist trên hệ thống thanh toán của họ. Nhưng không nhất thiết là đã từng bị khủng bố mới phải làm bởi chúng ta có thể lấy ví dụ như dân số Việt Nam là 100 triệu dân thôi đã phải xây dựng một hệ thống tương tự để kiểm soát toàn dân. tài khoản của bạn sẽ bị đóng băng mọi lúc vì thuật toán ở đầu bên kia không biết tại sao bạn lại mua hàng từ một kênh trực tuyến hoặc mua sắm tại một cửa hàng thay vì siêu thị...
Có thể có nhiều bạn cho đây là thuyết âm mưu mà mình bịa ra nhưng trên thực tế là các chính phủ (Mỹ,TQ)họ đã làm việc này rồi đó. Nhưng xin lưu ý 1 điều là họ chỉ đang dùng digital currency chứ không phải CBDC.
đó chỉ là ở quốc gia đầu tiên trên thế giới đang hoạt động tốt trên nhiều cấp độ. Có thể họ đang cố gắng ngăn chặn tội phạm hoặc ngăn chặn những kẻ khủng bố gieo rắc nỗi sợ vào tâm trí người dân ở khắp mọi nơi.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi một chính phủ độc tài có được loại quyền lực đó?
Bạn đăng điều gì đó mà họ không thích trên mạng xã hội hoặc bạn lên tiếng chống tham nhũng và hối lộ hoặc đơn giản là bạn chỉ đang nói sự thật. Vài giờ sau, bạn tan làm và phát hiện tiền của mình đã bị đóng băng và bạn không thể bắt xe buýt. Có thể cảnh sát đang đợi bạn dọc theo con đường về nhà, sẵn sàng còng tay bắt giữ bạn sau đó đưa bạn đến một phiên tòa. Nơi bạn có thể bị ghép vào tội danh chống chính quyền/phản động hay tội nào tương tự thế.
Quay lại chủ đề quyền riêng tư, đặc điểm ưu việt nhất của tiền mặt đó là nó thực sự rất khó để theo dõi, nói cách khác, ẩn danh là chức năng của tiền mặt. Chỉ có 2 bên kinh doanh mới biết việc giao dịch xảy ra. Cũng sẽ có người hỏi tại sao không dùng Bitcoin, bitcoin cũng ẩn danh mà ?
Thực tế thì các blockchain là công cụ sổ cái để công khai các ví lưu trữ và giao dịch, có thể hiểu blockchain giúp việc theo dõi tiền trở nên dễ dàng hơn. Mở sổ cái lên và bạn sẽ track được nguồn gốc số đó từ đâu ra. Hơn nữa ai tham gia thị trường crypto C sẽ hiểu rằng bitcoin chỉ nên được coi như một tài sản hơn là tiền tệ bởi tính biến động khủng của nó. Không thể bán qua CEX vì bất cứ sàn nào cũng sở hữu blacklist của các địa chỉ ví bitcoin bị hack và họ tuyệt đối không "giao du" với những địa chỉ đó,không công ty nào muốn tìm đến rắc rối với chính phủ cả, họ chỉ muốn kiếm tiền thôi. Nếu là giao dịch OTC thì bạn nghĩ ai có đủ tài chính và can đảm để mua lại số tiền bẩn dưới dạng BTC ?

Privacy coin là cái chết của việc phân tích on-chain

Tiền mã hoá ẩn danh ( Privacy coins) có tính năng tương tự tiền mặt nhưng làm sao để chứng minh một giao dịch sử dụng tiền điện tử có xảy ra mà chính nó lại không được lưu trữ trên hệ thống nào nhưng nếu nó được lưu trữ trên hệ thống thì tại sao gọi là tiền ẩn danh ? khi sử dụng tiền mặt, chúng ta đưa tiền cho người bán, họ đếm, họ cầm số tiền đút vào túi, số tiền đó là minh chứng cho việc giao dịch được xảy ra. Đây có thể nói là một tình huống Catch-22 trong cuốn sách cùng tên của tác giả Josepth Heller.
Các privacy coins sử dụng các giao thức phi tập trung để xử lý giao dịch thay vì các blockchain công khai. Ví dụ, Monero sử dụng RingCT để che giấu địa chỉ gửi và nhận của người dùng và số tiền được giao dịch. Zcash sử dụng một phương pháp gọi là zk-SNARKs để che giấu thông tin giao dịch. Các dự án hàng đầu trong cuộc đua về quyền riêng tư là Monero , Zcash , Dash.
Bắt đầu với Zcash nhé
Zcash sử dụng một giao thức được gọi là zk-SNARK (zero-knowledge succinct non-interactive argument of knowledge) để cho phép các giao dịch được thực hiện một cách riêng tư và an toàn mà không tiết lộ bất kỳ thông tin nào về các bên tham gia hay số lượng tiền được giao dịch.
Để dễ hình dung, bạn có một người bạn mù màu. Bạn đưa cho anh ta hai quả bóng, một xanh và một đỏ. Anh ấy không thể nói chúng khác nhau nhưng bạn có thể. Và bạn thực sự không muốn anh ta biết cái nào là cái nào, nhưng bạn muốn chứng minh rằng bạn biết. Để chứng minh rằng chúng khác nhau, bạn bảo anh ta đặt các quả bóng sau lưng và xáo trộn chúng hoặc không xáo trộn. Sau đó, anh ấy cho bạn xem hai quả bóng. Bạn nói chính xác với anh ấy mỗi khi quả bóng mà nó bị trộn hoặc không.
bạn của bạn lặp đi lặp lại điều này nhiều lần,bạn đoán chính xác tất cả. Bây giờ bạn đã thuyết phục được bạn của mình rằng các quả bóng thực sự khác nhau nhưng vì ảnh mù màu nên anh ấy vẫn không biết quả nào màu xanh và quả nào màu đỏ.
Vì mình không biết nhiều về phần kỹ thuật lắm nên các bạn có thể xem thêm ở trang thông tin của zcash.
Ngoài Zcash chúng ta có Monero
Chúng ta chắc hẳn đã từng nghe câu: "what happens in vegas stays in vegas". Dễ hiểu là một người vứt bỏ những chuyện đã xảy ra trong quá khứ và sống tiếp mặc cho nó có là những ký ức xấu xí cỡ nào đi nữa.
Câu nói này đề cập đến ý tưởng rằng những hoạt động xảy ra trong thành phố này sẽ không bị tiết lộ hay truy tìm, giữ cho những người tham gia được giữ lại sự riêng tư và bí mật của mình.
Tương tự như vậy, Monero được xem là một loại tiền điện tử ẩn danh, cho phép các giao dịch được thực hiện mà không cần tiết lộ thông tin về người gửi, người nhận hoặc số tiền được gửi đi. Với Monero, những giao dịch xảy ra giữa các người dùng được giữ lại sự riêng tư và bí mật của họ, giống như những gì xảy ra ở Las Vegas sẽ không bị tiết lộ hay truy tìm.
Không cần biết liệu có ai đó đã dùng tờ 100$ để mua một cây kem hay cuộn nó lại và hít một hơi thật sâu lên mũi một đường từ vòng eo của một cô gái điếm hay không. Những gì mà người chủ tờ tiền cũ đã làm trước đó với số tiền đó không phải là vấn đề, một khi monero nằm trong tay của mình, nó đều là tiền sạch. 100$ vẫn đáng giá 100$ . Mình vẫn có thể thực hiện giao dịch hoàn toàn hợp pháp của mình như mua một vài cuốn sách cũ tại một cửa hàng trước khi chọn một ít rau tươi ở chợ. Nó không bị vấy bẩn bởi những nơi nó đã đến hay những người chủ sở hữu cũ
Chữ ký vòng của Monero (Ring signature) là một phương pháp chữ ký số được sử dụng trong các giao dịch Monero để giấu danh tính của người tạo giao dịch. Khi tạo một giao dịch trong Monero, người dùng sẽ không chỉ sử dụng khóa riêng tư của mình để ký nhận giao dịch, mà còn sử dụng các khóa riêng tư khác mà không cần phải tiết lộ danh tính của chủ sở hữu của các khóa riêng tư đó.
Cụ thể, trong chữ ký vòng của Monero, mỗi giao dịch sẽ được ký bởi một tập hợp các khóa riêng tư, gọi là "vòng" (ring), và hệ thống sẽ không tiết lộ khóa riêng tư nào đã được sử dụng để ký nhận giao dịch. Thay vào đó, hệ thống sẽ chỉ hiển thị một chữ ký số mà không cho phép bất kỳ ai nhận biết được chủ sở hữu thực sự của khóa riêng tư đó.
Đọc thêm về ring signature:
chưa đâu chúng ta đến với Zcoin- Zero coin
Cụ thể, Zero Coin cho phép người dùng chuyển tiền điện tử từ một địa chỉ đến địa chỉ khác mà không cần phải tiết lộ bất kỳ thông tin nào về địa chỉ gốc hay địa chỉ đích. Để thực hiện điều này, Zero Coin sử dụng một kỹ thuật gọi là "tạo tiền ảo" (minting) để tạo ra các đồng tiền ảo mới có giá trị tương đương với số tiền gốc được chuyển đi.
Sau đó, các đồng tiền ảo này được sử dụng để thực hiện giao dịch và được chuyển đến địa chỉ đích mà không có bất kỳ thông tin nào về địa chỉ gốc. Quá trình này giúp giấu danh tính của người dùng và bảo vệ quyền riêng tư của họ.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Zero Coin không phải là một loại tiền điện tử độc lập, mà chỉ là một giao thức được tích hợp vào các đồng tiền điện tử khác để giúp bảo vệ quyền riêng tư của người dùng.
Zerocoin lần đầu tiên được đề xuất bởi giáo sư Matthew D. Green và một số sinh viên tốt nghiệp tại Đại học Johns Hopkins như một phần mở rộng ( Scaling) để biến Bitcoin trở nên private mà chưa bao giờ được chấp nhận
Trước khi các bạn đặt câu hỏi, mình muốn chia sẽ luôn là tay GS.Green đó lấy ý tưởng từ những nhóm rửa tiền lớn nhất thế giới và hiện thực hoá giúp chúng luôn (LMAO) và mình tin là founders của Monero và Zcash cũng là "hội một thuyền".
Ngoài ra các bạn có thể đọc thêm về giao thức MimbleWimble của Beam - giao thức được đặt theo tên một lời nguyền nổi tiếng trong phim harry potter.
Vậy Privacy coins có phải là con đường thay thế cho một hệ thống thanh toán không tiền mặt không ?
Trước tiên, điều kiện để vấn đề được đặt ra phải là một xã hội không sử dụng tiền mặt nữa. Trên thực tế, chưa có quốc gia nào bỏ tiền mặt hết, họ chỉ đang trong quá trình xây dựng hạ tầng từng bước cho người dân sử dụng thanh toán online và thẻ, có thể thấy rõ là trung quốc, người dân dần dần phụ thuộc vào sự xuất hiện các phương thức thanh toán khác mà cũng giảm bớt việc sử dụng tiền mặt. Thói quen đó sẽ trở thành cơ chế và khi người dân nhận ra rằng họ quá phụ thuộc vào thanh toán online thì đã quá trễ. Bài học từ Ấn Độ hẳn đã khiến các quốc gia đi sau tự rút ra bài học cho mình, vào tháng 2/2023 thuỵ sỹ đã đạt đủ chữ ký để trình quốc hội việc có nên tiến tới một "xã hội không tiền mặt"
Theo góc nhìn của mình, dẫu cho một đất nước có cấm tiền mặt lưu thông đi nữa thì cũng sẽ xuất hiện các phương thức thanh toán mang tính ẩn danh tương tự như tiền mặt được thay thế mà không sử dụng các đồng coins phi tập trung ẩn danh vì tính biến động của token/coin quá cao, hãy tưởng tượng bạn chuyển 1000 Monero cho một người quen ở quốc gia khác, dĩ nhiên phí giao dịch thấp và bảo mật cao nhưng trong lúc chưa kịp chuyển lên sàn thì giá của XMR đã dump 10-20% chỉ vì bitcoin "hắt xì" -5%. Mình cá chắc không ai muốn điều này xảy ra nhỉ ?
Hơn nữa, việc chuyển tiền phi tập trung cần một sàn tập trung để chuyển coin lên giao dịch, mà các sàn CEX thường bắt người dùng KYC để sử dụng dịch vụ, vậy cả một quá trình ẩn nấp của bạn bị phát hiện bởi chỉ bởi đầu ra, mọi người không thể giao dịch OTC được đâu, chúng ta không thể đi kiếm từng người ở ngoài các sàn CEX để bán ra số coin mà mình đang có, hình dung bạn nhận được 1000XMR của một người quen nhưng số coin đó đã -10%, xong giờ bạn phải đi từng các hội nhóm để rao: "Ê tụi bây, tao có 1000XMR, tao muốn bán OTC vì tao không muốn cho chính phủ biết rằng số tiền này không hợp pháp (hay vì lý do nào đó tương tự) ". Quy trình này hẳn là một quy trình tiến hoá ngược...
Trong viễn cảnh không sử dụng tiền mặt người dân cũng có thể tự lập nên các chợ đen mà ở đó giao dịch cái loại hàng hoá mà họ cho là cần thiết để tránh tai mắt của chính phủ. Các định nghĩa thị trường chợ đen cũng tuỳ của nơi bạn sống nữa, bạn sinh sống ở quốc gia thuộc thế giới thứ nhất, nơi doanh nghiệp và xã hội hoạt động tốt và cảnh sát nói chung đang làm công việc của họ và chính phủ cung cấp các dịch vụ mà họ hứa hẹn thì chợ đen là nơi cung cấp mại dâm và thuốc phiện.
Nhưng nếu bạn sống ở một quốc gia không ổn định, như Venezuela hay Zimbabwe,mọi người xếp hàng chờ mua đường hàng giờ đồng hồ. Một ổ bánh mì có thể bằng cả tháng lương. Thị trường chợ đen là nơi cung cấp hàng hóa mà mọi người cần để tồn tại. Tã giấy, chuối, Nước sạch, Khí ga chỉ bằng phương thức đổi ngang mà không dùng đến tiền mặt.
Bản chất của một cái gì đó thay đổi dựa trên bối cảnh.
Hy vọng duy nhất là các đồng tiền mã hoá bảo mật bắt kịp trend trong thế giới thực. Nếu có thể xây dựng một nền kinh tế xung quanh tiền phi tập trung và những người bình thường đang sử dụng tiền phi tập trung đó hàng ngày và tin tưởng vào nó, thì privacy coins đó sẽ hoạt động như một hệ điều hành song song cho thế giới này, dĩ nhiên ngoài yếu tố bảo mật, nền tảng đó bắt buộc phải mang tính ổn định cực cao và được chấp nhận rộng rãi.
Tiền mặt sẽ tiếp tục tồn tại nhưng nó đang chết dần chết mòn nhưng nếu privacy coins không bắt kịp thế giới, không có cải tiến và thay đổi , thì CBDC hay chí ít là Digital currency sẽ thống trị và kiểm soát tuyệt đối theo cách mà các nhà độc tài trong quá khứ đã mơ trong giấc mơ của họ.
Tất cả những điều này làm mình nhớ đến một câu nói của John Adams:
Power must never be trusted without a check
John Adams