Một món ăn ngon và chứa đựng nhiều sự kiện lịch sử hồn cốt của dân tộc
Một món ăn ngon và chứa đựng nhiều sự kiện lịch sử hồn cốt của dân tộc
Bạn: Em ăn gì ?
Crush: Gì cũng được.
Bạn: . . .
Vậy thì đừng chần chừ dẫn bạn ấy ăn phở nhé và nếu câu trả lời là không, no, iie, bù xíng thì cũng không sao. Bạn sẽ có dịp “ phô trương thanh thế “ bằng cách giới thiệu lịch sử của phở cho crush sau khi đọc xong bài này. Hoặc ế như tôi cũng được (( ᵒ̴̶̷̥́ _ᵒ̴̶̷̣̥̀ )). Mất cái này ta được kiến thức, vì vậy bạn đừng bỏ đọc giữa chừng nhé.
Một tô đầy nước lèo với sợi mảnh, nuột và thịt bò mềm, một sự kết hợp đầy hoàn hảo giữa sự ngọt và cay. Nhưng thứ tưởng chừng như đơn giản này lại chứa đựng lịch sử vô cùng ngoằn nghèo như cái cách tôi phải uốn lưỡi khi phát âm từ này vậy. Đùa thôi nhưng đỉnh cao của sự phức tạp chính là sự đơn giản mà. Nếu bạn lang thang khắp phố phường Hà Nội, bạn sẽ thấy hàng tá quán xá bán phở, bánh mì và dứa ngâm. Nhưng quay trở lại 150 năm trước, những món này chỉ mới xuất hiện thôi.
Nguồn : willflyforfood
Nguồn : willflyforfood
Chính cái tên “ phở “ cũng sâu sắc không kém, ta đọc là “ fuh “, như feu trong tiếng Pháp, nghĩa là lửa ( fire ). Khi Pháp thuộc địa hoá nước ta vào những năm 1880, họ áp lên ta nhiều thứ thuế hà khắc, rãi cho ta căn bệnh không được sạch sẽ cho lắm nhưng họ cũng đóng góp cho ta món bò hầm rau củ, trong đó có thịt bò là một nguyên liệu không thể thiếu của phở. Người Việt ta lấy thịt bò hoà quyện với nước hầm và gọi là pot-au-feu ( pô tô phở )
Nguồn: americastestkitchen
Nguồn: americastestkitchen
Napoleon III đã xâm lược Việt Nam năm 1857 với "sứ mệnh khai hóa văn minh" trong khi mục đích thực sự của họ là bóc lột thị trường thuộc địa. Pháp mất khoảng 25 năm để có thể hoàn toàn kiểm soát được Việt Nam.Như nhà ẩm thực Pháp ở thế kỉ 18 Jean Anthelme Brillat-Savarin Pháp đã từng nói:
Kể cho tôi nghe bạn ăn gì, tôi sẽ nói cho bạn nghe bạn là ai
Câu gốc : “Tell me what you eat, and I’ll tell you who you are”
Người Pháp nghĩ rằng thức ăn là một cách để phát huy quyền lực của mình.
Phở đơn giản nhưng có một quá khứ oai hùng
Phở đơn giản nhưng có một quá khứ oai hùng
Giữa thế kỷ 19, người Việt không xem bò như một món ăn mà đơn thuần chỉ là động vật kéo. Thịt lợn thì được người dân thành thị ưa chuộng và cũng đóng góp vào thị trường xuất khẩu của đất nước. Lucien de Grammont, nhà quản lý thuộc địa với cái tôi lớn và gu ẩm thực thậm chí còn lớn hơn, ông nói rằng người Việt thích thịt trâu hơn thịt bò .
Người Pháp đã rất cố gắng để tránh đồ ăn Việt và ăn đồ " kiểu kiểu " Pháp. Vào những năm 1860, các thương lái Trung Quốc nhập khẩu hơn 500 con bò/ tháng từ Campuchia rồi bán cho quân lính trong quân đội Pháp. Với những người Pháp ở thành phố ăn thịt bò trở thành biểu tượng của lòng trung thành.
Những nhà bán hàng thịt rất nhanh đã bắt kịp khẩu vị của người Pháp và bắt đầu giết bò để lấy thịt. Ở Hà Nội họ bắt đầu lấy phần xương thừa và thịt vụn để bán. Những người bán hàng rong với kinh nghiệm làm những món mì nổi tiếng và trâu xào nhận ra cơ hội rằng những phần cắt ra của thịt bò có thể làm nước lèo thay cho thịt trâu. Họ phát hiện ra rằng hầm chính là cách tốt nhất để những phần thừa này tiết ra hương vị ngon nhất.
Tháng năm dần trôi, hàng quán và khách ăn dần tăng lên như quy luật tất yếu của bùm nổ dân số và từ đó món ăn quốc dân đã ra đời. Nó phổ biến đến mức mà vào năm 1927 Jean Tardieu, một nhà văn Pháp trẻ tuổi khi nghe từ “Pho-ô” theo giọng của một người bán hàng rong ở Hà Nội thì đã nhầm nó với một truyền thống cổ nào đó ở Cố Đô
Trước khi Việt Nam bị chia cắt thành 2 sau khi Pháp bị tống cổ vào năm 1954, phở đã khẳng định được vị trí của mình trong lòng người dân Việt Nam ( nghĩa đen và nghĩa bóng ). Khi mà triệu người Bắc nam tiến để tránh CNXH, họ mang phở theo cùng.
Việc "trang trí" phở với giá, ngò gai, húng quế và chanh được đưa vào miền Nam. Thực khách thường cho thêm tương trực tiếp vào tô. Tô gồm các nguyên liệu như : thịt xếp lớp , sợi phở và nước lèo. Những người bán còn cho 1 chút đường phèn.
Phở đạt đỉnh cao quyền lực như là biểu tượng chính trị xuyên suốt chiến tranh Việt Nam, khi nó thực sự trở thành phần quan trọng trong khâu vận hành. Từ năm 1965 trở đi, một căn cứ điệp viên Việt Cộng ở Sài Gòn tên Phở Bình. Bảy chiếc bàn ghép lại, cùng với một đường trốn thoát thông qua mái và ống cống, đây lại là căn cứ đầu não và đóng vai trò lớn trọn sự kiện Sự kiện Tết Mậu Thân 1968 lừng lẫy.
Căn nhà nhỏ nhưng mang sứ mạng lịch sử lớn vô cùng
Căn nhà nhỏ nhưng mang sứ mạng lịch sử lớn vô cùng
Xì xụp húp mì, hóa ra là một cách ngụy trang hiệu quả : vũ khí và thuốc nổ được giấu trong những chậu cây và rơm. Hơn 100 chiến binh Việt Cộng đi qua quán, thường ẩn mình trên gác xếp không nhúc nhích, được tiếp sức bằng những bát mì. Sau 1975, đất nước thống nhất và Đảng nắm quyền, chính quyền mới đã phong tặng quán là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Ngày nay phở vẫn rất thịnh hành trên khắp lãnh thổ Việt Nam: người miền Nam thích ăn ngọt, cay, sợi phở mỏng, người miền Bắc thì thích ăn giòn ( cho thêm quẩy ) và nước phở trong. Những cách chế biến mới không ngừng làm nóng món ăn này. Bạn cũng có thể tìm thấy phở ở khắp cộng đồng Việt kiều : có hơn 2000 quán phở ở Mĩ, nhiều siêu thị cũng bán phở gói ăn liền.
Phở liên tục tiến hóa, gồm phở tôm hùm đất, phở có thịt bò nấu theo kiểu sous vide hay cơm chiên phở. Những món ăn giao thoa văn hóa làm cho những dân tộc trên thế giới sát lại gần nhau hơn.
"Can you see me sexy ?"- Con tôm hùm đất nói
"Can you see me sexy ?"- Con tôm hùm đất nói
Nguồn ( bản dịch đã được chỉnh sửa vài chỗ cho phù hợp)