Chắc hẳn nhiều người trong số chúng ta đã biết đến Hemingway, nhà văn người Mỹ với các tác phẩm quen thuộc như “Chuông nguyện hồn ai”, “Ông già và biển cả”. Nhưng có lẽ ít bạn biết rằng, ông là một người rất yêu mèo. Hemingway đã từng viết “một con mèo sẽ dẫn theo một con mèo nữa”, và câu này có lẽ miêu tả chính xác những gì diễn ra tại căn hộ của ông tại Key West, Florida.
Hemingway chơi với mèo tại tư gia
Hemingway chơi với mèo tại tư gia
Ngôi nhà này, nay được biết đến với tên gọi Bảo tàng và tư gia Ernest Hemingway, có tới 40 - 50 chú mèo.
Đa phần mèo tại đây là giống mèo 6 ngón. Bình thường, mèo có 5 ngón chân trước và 4 ngón chân sau, nhưng những chú mèo ở Bảo tàng Hemingway sở hữu một loại gen đột biến khiến chúng có 6 ngón ở chân trước hoặc thi thoảng ở chân sau. Điều này được lý giải là do chú mèo đầu tiên mà Hemingway nuôi có 6 ngón và nó di truyền gen này lại cho con cháu sau này. Tất cả mèo ở bảo tàng đều mang gen này, nhưng có một số con không biểu hiện ra kiểu hình, tức là chúng có số ngón chân như mèo thường nhưng có thể sinh ra những em mèo 6 ngón. Vì có thừa một ngón chân thò ra như ngón cái nên mấy em mèo trông như đang đeo găng ấy.
Ảnh em mèo hồi xưa (hình như là Bạch Tuyết) và một em mèo 6 ngón ngày nay
Ảnh em mèo hồi xưa (hình như là Bạch Tuyết) và một em mèo 6 ngón ngày nay
Bảo tàng Tư gia Hemingway tại Key West
Bảo tàng Tư gia Hemingway tại Key West
Về em mèo đầu tiên ở đây, ghi chép cho rằng Hemingway được một ông thuyền trưởng nọ tặng cho em mèo ấy. Hai người gặp nhau ở quán bar rồi nhậu nhẹt say sưa với nhau, và cuối cùng Hemingway được ông thuyền trưởng tặng cho con mèo thừa ngón vốn đang sống trên tàu của ổng. Chú mèo này tên là “Bạch Tuyết” (Snow White), theo ghi chép. Và người ta cũng tin rằng em ấy là tổ tiên của phần lớn mấy em mèo đang sống tại bảo tàng.
Theo như website của bảo tàng, thì từ lúc sinh thời, Hemingway có sở thích đặt tên lũ mèo theo tên người nổi tiếng. Một số cái tên bao gồm Zane Grey, Marilyn Monroe, “Hairy” Truman, Fats Waller, Kermit “Shine” Forbes, Truman Capote, Bugsy Siegel, Billie Holiday, và Cary Grant. Trong một cuộc phỏng vấn trên radio, Jessica Pita, hướng dẫn viên tại bảo tàng chia sẻ rằng ngày nay tên các em mèo sẽ được các nhân viên biểu quyết (dựa trên tên người nổi tiếng, tất nhiên). Có một em mèo được đặt tên theo người vợ thứ ba của Hemingway, Martha Gellhorn - một phóng viên chiến trường.
Một em mèo ở đó
Một em mèo ở đó
Hiện nay, bảo tàng đang có khoảng 40 - 50 em mèo, và tất cả đều được sinh ra tại đây. Để duy trì số lượng cá thể mèo, các em mèo cái sẽ được cho mang bầu một lần rồi triệt sản. Sau khi thực hiện nghĩa vụ truyền lại giống nòi thì các em mèo đực cũng được cho đi cắt bi. Ở thời điểm nhộn nhịp nhất, bảo tàng có tận 70 -80 em mèo.
Các con nhà văn bế em mèo Bạch Tuyết
Các con nhà văn bế em mèo Bạch Tuyết
Mấy bạn mèo này được chăm sóc đầy đủ. Mỗi tuần, bác sĩ Edie Clark sẽ đến thăm khám cho các em và làm các công việc vệ sinh định kỳ như là lấy bọ tai, phun khử rận và ve, tẩy giun, theo như website bảo tàng chia sẻ. Hàng năm, các em mèo sẽ được tiêm vắc xin nữa. Các nhân viên làm việc tại bảo tàng cũng tham gia vào quá trình chăm sóc và vuốt ve hàng ngày của đám mèo nữa.
Tuy được coi sóc kỹ càng như vậy, nhưng vào năm 2003, đã có người tiến hành tố cáo lên chính quyền liên bang về phúc lợi động vật liên quan đến các em mèo. Vụ kiện cáo này kéo dài mất 5 năm. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho rằng bảo tàng đã “triển lãm” mấy em mèo khi không có đủ giấy tờ theo quy định (mà thực ra giấy tờ này cũng không thể nào xin được, vì muốn xin được giấy tờ triển lãm động vật thì lúc xin giấy tờ mấy ẻm phải được “đính kèm” vào đơn). Nhân viên bảo tàng cho rằng USDA đã cho nhân viên đến bảo tàng, giả danh làm du khách để chụp ảnh làm bằng chứng =)))).
USDA doạ sẽ phạt bảo tàng $200/ngày cho mỗi em mèo nếu tiếp tục “trưng bày”, hoặc là phải đưa các em ấy đi chỗ khác. Cuối cùng, một nhà nghiên cứu động vật thuộc bên thứ ba đã kết luận là là mấy em mèo được quan tâm chăm sóc đầy đủ, và được phép ở lại bảo tàng nếu bên đó lắp thêm hàng rào. Đương nhiên là bảo tàng lắp thêm rào và mấy em mèo được ở lại rồi.
Một vài chuyện vui vui hài hài liên quan đến mấy em mèo này:
1. Hồi năm 2016, em mèo Martha Gellhorn đã cắn một du khách, mà theo nhân viên bảo tàng, đã chọc giận ẻm. Và ẻm bị “tống vào ngục giam” tại văn phòng bảo tàng. Em bị “giam” mất 10 ngày, và sau đó được thả ra, kèm theo nhận xét từ “cai ngục”: “Em là một cục cưng đáng iu”.
2. Mấy em mèo ở bảo tàng cũng từng tai qua nạn khỏi khi cơn bão Irma (đây là cơn bão cực tàn khốc) quét qua. Hồi đó, chính quyền bang khuyến cáo mọi người nên di tản tránh bão, nhưng có khoảng 10 nhân viên đã quyết định ở lại bảo tàng cùng với đám mèo. Họ cho rằng mấy em mèo biết là bão nguy hiểm sắp đến nên đã ở ngoan trong nhà. Bên cạnh đó, các nhân viên vốn rất thân quen với đám mèo nên cả người lẫn thú đã bình an vượt qua cơn bão. Cơ sở vật chất kiên cố của bảo tàng đã giúp đàn mèo và nhân viên được giữ an toàn cũng như có đầy đủ nhu yếu phẩm để sống sót qua cơn bảo.
3. Bảo tàng khuyến cáo du khách không cho mấy em mèo ăn đồ ăn và cỏ mèo. Lý do là vì nếu một hai em ăn thì sẽ kéo cả đám ra đòi ăn và loạn xì ngậu lên. Đặc biệt là khi ta cho gần 50 con mèo phê cỏ. Tuy nhiên, nếu bạn ngồi yên trong chiếc ghế nào đó trong bảo tàng, thì bạn được phép “hộ giá” mấy em mèo trên đùi mình, miễn là bạn đủ nhẹ nhàng và kiên nhẫn.Khi qua đời, các em mèo sẽ được an táng trong căn vườn sau bảo tàng. Họ sẽ dựng cho các em bia mộ bê tông có ghi tên, tuổi, năm mất của các em ấy.
Link bài gốc để share trên facebook: