Điều không tưởng đã xảy ra. U23 Việt Nam đường hoàng vào bán kết sau khi đánh bại ứng viên U23 Iraq trên chấm 11m, trong trận đấu kịch tính và giàu cảm xúc nhất từ đầu giải. Nhưng rõ ràng, chiến tích của chúng ta không chỉ đến từ ý chí, hay cảm xúc như mọi người vẫn hay nói, mà từ những tiến bộ vượt bậc về kỹ, chiến thuật và tâm lý.
Sơ đồ và ý đồ của Việt Nam
Như dự đoán thì Việt Nam vẫn tiếp tục xuất phát với sơ đồ 3 trung vệ. Tuy nhiên, so với các trận trước thì có sự thay đổi ở 2 vị trí wing-back. Văn Thanh đá ở vị trí wing-back trái, trong khi ở cánh đối diện là Xuân Mạnh. Đây là sự thay đổi bất đắc dĩ do Văn Hậu dính chấn thương không thể ra sân.
Một thay đổi đáng chú ý khác là sự có mặt của Văn Đức trong đội hình xuất phát. Với Đức, U23 Việt phòng ngự theo sơ đồ 5-3-2 không đối xứng. Văn Đức chơi gần như song song với Công Phượng, trong khi Quang Hải chơi thấp hơn, chỉ cao hơn một chút so với 2 tiền vệ trung tâm là Xuân Trường và Đức Huy.
Sơ đồ 5-3-2 bất đối xứng - vị trí của Hải và Đức.png

Các bố trí này của HLV Park Hang-seo có lẽ là để lừa Iraq vào thế phải tấn công ở cánh phải của họ. Ở cánh phải của chúng ta Xuân Mạnh là người mới, trong khi đó là cánh mà Iraq có những cầu thủ tấn công tốt.
Cách di chuyển của Văn Đức cũng cho thấy Việt Nam muốn Iraq đưa bóng cho hậu vệ phải của họ. Khi cầu thủ này nhận bóng và bắt đầu di chuyển, Đức, Văn Thanh và tiền vệ trung tâm gần nhất sẽ lập tức tăng tốc để gây sức ép. Trong đa phần các trường hợp, chúng ta khiến đối thủ phải quay lại và bắt đầu lại tất cả từ đầu.
Không cho đối phương triển khai bóng ở trung lộ và ra biên - buộc phải câu bổng.png
Văn Đức chọn vị trí đứng với ý đồ chặn đường chuyền tới hậu vệ biên của Iraq
U23 VN gần như mời hậu vệ cánh phải của U23 Iraq cầm bóng đột phá rồi quây lại và đoạt bóng.png
U23 Việt Nam “mời” đối thủ tấn công qua hậu vệ phải. Khi cầu thủ này có bóng, chúng ta lập tức vây ráp với số đông
Một đặc điểm khác trong cách phòng ngự của Việt Nam đã được phân tích ở trận đấu trường là họ sẵn sàng sử dụng chiến thuật gegenpressing để đoạt lại bóng hoặc ngăn đối thủ phản công ngay sau khi mất bóng trên phần sân của đối phương.
U23 VN sau khi mất bóng không cắm cổ chạy về mà tổ chức pressing ngược ngay trên phần sân của đối phương luôn.png
Gây sức ép từ mọi hướng sau khi mất bóng
sau khi mất bóng quây luôn và đoạt lại bóng - cự ly quan trọng.png
Cự ly tốt giúp chúng ta tranh chấp tốt hơn trong các tình huống chống phản công
Lựa chọn của Iraq
Iraq không phải không muốn tấn công trung lộ. Nhưng, như đã nói, trong phần lớn các trường hợp, các tiền vệ của chúng ta đã che chắn rất tốt khiến những nỗ lực chuyền bóng theo trung lộ của Iraq trở nên không khả thi. Đáng chú ý là việc một tiền vệ trung tâm sẽ dâng lên cùng với các tiền đạo gây sức ép, buộc đối thủ phải chuyền về, ra biên, hoặc chuyền dài.
Bức tường ở trung lộ khiến đối thủ không thể triển khai - phải quay về.png
Đức Huy dâng lên, cùng 2 tiền đạo tạo thành bức tường ở trung lộ, khiến đối thủ phải quay về
Trong những trường hợp hiếm hoi đưa được bóng vào trung lộ, cầu thủ có bóng của Iraq thường vấp phải sức ép rất lớn. Việc có số đông cầu thủ ở trung lộ cộng với cự ly đội hình tốt giúp chúng ta tranh chấp tốt hơn hẳn. Thường thì những pha tấn công trung lộ của Iraq sẽ bị đánh bật, hoặc cầu thủ của họ sẽ bị cướp bóng ngay trong chân.
Iraq chịu sức ép rất lớn và thường mất bóng khi cố tấn công ở trung lộ

Iraq chịu sức ép rất lớn và thường mất bóng khi cố tấn công ở trung lộ 2
Những nỗ lực tấn công trung lộ bất thành của Iraq
Đó là lý do Iraq chủ yếu cố gắng tổ chức lên bóng ở biên. Họ thậm chí còn sử dụng một bài rất “thô” là dùng trung vệ từ phần sân nhà treo bóng thẳng cho tiền đạo số 10. Đây là cách chơi không mấy hiệu quả trong thời gian đầu trận do các cầu thủ của chúng ta vẫn còn khỏe, tranh chấp được, và đủ sức bít các khoảng trống trong tình huống bóng 2. Nhưng tới cuối trận thì Iraq đã tạo được kha khá sóng gió từ những pha phối hợp kiểu này.
Không có cơ hội triển khai ở trung lộ  - cầu thủ Iraq bảo nhanh treo bóng từ rất sớm.png
Không có lựa chọn chuyền bóng ở trung lộ, Iraq bảo nhau chuyền dài
Vũ khi treo bổng thẳng vào trung lộ của Iraq - tiền đạo nhả lại - nguy hiểm.png
Vũ khí này trở nên nguy hiểm hơn về cuối trận, khi các cầu thủ chúng ta đuối sức
Bài phản/tấn công của Việt Nam
Một điểm dễ nhận thấy là trong trận đấu với Iraq, các cầu thủ U23 Việt Nam đã tổ chức được rất nhiều pha lên bóng nhanh, gọn ghẽ và có sự tham gia của nhiều cầu thủ ở nhiều tuyến. Khác với “truyền thống” treo bóng ra biên khi đối đầu với các đội bóng đẳng cấp hơn, trận này, U23 Việt Nam rất chủ động tấn công qua trung lộ hoặc các hành lang trong, một cách rất bài bản.
Một “bài” quen thuộc của chúng ta là các trung vệ lệch sẽ chuyền bóng dọc hành lang, xuyên hẳn qua tuyến tiền vệ của đối phương. Các tiền đạo sẽ lùi xuống để nhận bóng ở khoảng trống trước mặt hàng thủ và sau lưng hàng tiền vệ đối phương. Tiền đạo này sẽ nhả bóng lại cho tiền vệ trung tâm, người sẽ băng lên ngay khi bóng được trung vệ chuyền đi (nhờ đó thoát được sự chú ý của đối phương), nhận bóng và tỉa một chạm ra biên cho wing-back đã chiếm được khoảng trống ở nách.
Tự tin triển khai bóng - Tiền vệ dám nhận bóng ở khoảng trống giữa các cầu thủ đối phương - wingback dâng rất cao
Tiền đạo lùi về nhận bóng từ trung vệ rồi mở ra biên
Bài phản công qua trung lộ - Đức hoặc Phượng nhận bóng trả lại cho tiên vệ trung tâm mở bóng ra biên
Phản công qua trung lộ: tiền đạo lùi xuống nhận bóng, trả ngược cho tiền vệ trung tâm đưa nhanh ra biên
Pha phối hợp quen thuộc - tiền đạo lùi về nhận bóng từ trung vệ lệch - nhả lại cho tiền vệ trung tâm - mở nhanh ra biên
Một miếng tấn công quen thuộc
Pha phối hợp quen thuộc - trung vệ chuyền bóng cho tiền đạo lay-off cho tiền vệ trung tâm băng lên
Xuân Trường sau khi chuyền bóng lập tức di chuyển để nhận pha trả ngược của tiền đạo. Hai tiền vệ đối phương bị bất ngờ, trở tay không kịp
Trong cách tổ chức này của Việt Nam, vai trò của Văn Đức là rất quan trọng. Cầu thủ người Nghệ An đóng vai trò người kết nối. Anh thường xuyên lùi xuống nhận bóng ở khoảng trống, rồi tùy tình huống sẽ đẩy bóng lại, đưa ra biên hoặc phối hợp với Công Phượng. Sở dĩ Đức chơi hiệu quả ở vị trí này là bởi anh biết chọn thời điểm di chuyển, xử lý một chạm hợp lý, và đủ khỏe để không bị đối phương tì đè khỏi bóng.
Vai trò của Văn Đức - nhận bóng ở khoảng trống rồi kết nối với Công Phượng hoặc các đồng đội phía dưới
Văn Đức nhận bóng, xoay người rồi phối hợp với Công Phượng
Vai trò của Văn Đức - nhận bóng ở khoảng trống rồi kết nối với Công Phượng hoặc các đồng đội phía dưới - 2
Pha di chuyển nhận bóng giữa các tuyến của Văn Đức
Văn Đức tự tin nhận bóng - lôi kéo 3 cầu thủ Iraq - Xuân trường free
Văn Đức lôi kéo 3 cầu thủ Iraq rồi chuyền bóng ra trung lộ cho Xuân Trường, rất trống trải
 Tiến bộ vượt bậc về tâm lý
Một điểm nữa cũng rất đáng lưu ý về U23 Việt Nam là sự cải thiện rõ rệt về tâm lý. Các cầu thủ của chúng ta chơi phòng ngự nhưng không phải theo kiểu co cụm và bóng cứ tới chân là cuống cuồng phá lên như trước. Mỗi khi có cơ hội, các hậu vệ của chúng ta đều bình tĩnh sử dụng những pha chuyền bóng/di chuyển để thoát pressing và đưa bóng lên phía trên một cách “sạch sẽ”.
Thoát khỏi sức ép của đối phương nhẹ nhàng nhờ sự bình tĩnh và kỹ thuật khống chế tốt của người nhận bóng
Tự tin phối hợp ở góc sân, thoát khỏi sức ép và đưa bóng lên phía trên
Thoát pressing - vai trò của Xuân trường - nhận bóng xoay người chuyền xuyên tuyến
Xuân Trường tự tin nhận bóng, xoay người, rồi thực hiện đường chuyền xuyên tuyến loại bỏ 5 cầu thủ phòng ngự của Iraq
Sự cải thiện về tâm lý cũng giúp chúng ta cải thiện đáng kể chất lượng của những pha lên bóng. Nếu cầu thủ bị cuống và chuyền bóng sớm, đồng đội của anh sẽ bị đặt vào thế khó do không kịp di chuyển tới vị trí thuận lợi để nhận bóng. Ngoài ra, việc chuyền bóng quá sớm cũng khiến người nhận bóng chịu sức ép lớn hơn, do đối phương chưa bị lôi kéo khỏi vị trí của họ.
Trong trận đấu với Iraq, kỹ thuật lôi kéo đã được các cầu thủ áp dụng khá thuần thục. Thay vì những đường chuyền gấp gáp, các cầu thủ sẵn sàng trì hoãn một hoặc vài giây. Khoảnh khắc trì hoãn này sẽ khiến các cầu thủ đối phương bị “quyến rũ” bởi ý tưởng phải ập vào cướp bóng, và nhờ đó đồng đội của cầu thủ Việt Nam sẽ được tự do nhận bóng.
sức ép lớn nhưng vẫn chờ đối thủ áp sát rồi mới chuyền - mở ra nhiều thời gian hơn cho đồng đội
Nhận bóng trong thế xoay lưng nhưng vẫn chờ đới phương gây sức ép rồi mới trả lại cho đồng đội
Văn Đức tự tin nhận bóng - lôi kéo 3 cầu thủ Iraq - Xuân trường free
Pha lôi kéo 3 cầu thủ đối phương của Văn Đức đã nói ở trên
Xuân Trường tự tin cầm bóng qua người và chuyền vào khoảng trống Văn Đức tung ra cú dứt điểm nguy hiểm đầu trận.png
Xuân Trường tự tin giữ bóng, rồi qua người, mở ra khoảng trống lớn cho đồng đội. Đây là tình huống Văn Đức sút xa ở đầu trận
Pha phối hợp thoát pressing và lôi kéo của Việt Nam - Trường free rồi chuyền cho Hải cũng free ở vị trí rất nguy hiểm.png
3 cầu thủ Iraq gây sức ép, các vị trí còn lại được tự do. Tình huống này Quang Hải có cơ hội nhận bóng trống trải ở trung lộ và tung ra cú sút xa nguy hiểm
Việc trì hoãn này của cầu thủ có bóng cũng tạo thêm thời gian cho các đồng đội di chuyển vào vị trí thuận lợi. Sớm một tí thì điều đó sẽ không xảy ra. 
Xuân Mạnh tự tin giữ bóng thì mới chờ được Xuân Trường vào vị trí tốt để nhận bóng
Xuân Mạnh giữ bóng lâu hơn để chờ Xuân Trường vào đúng vị trí
Quang Hải dám cầm bóng thêm 2 nhịp giúp Xuân Mạnh có thời gian dâng lên vào điểm mù sau lưng hàng thủ Iraq
Quang Hải cầm bóng thêm 2 nhịp để chờ Văn Thanh kịp tấn công vào điểm mù sau lưng đối thủ
Chờ đồng đội vào vị trí rồi mới chuyền và di chuyển
Sức ép rất lớn nhưng vẫn chờ đồng đội di chuyển vào vị trí có thể chuyền rồi mới chuyền và di chuyển nhận quả làm tường
Một vài vấn đề nhỏ
Điểm yếu về thể hình vẫn là vấn đề lớn với chúng ta. Iraq tấn công khá đơn điệu, nhưng vẫn tạo được không ít sóng gió bởi các cầu thủ của họ to cao hơn hẳn và thường có lợi thế trong các pha không chiến, nhất là khi trận đấu trôi về cuối, thể lực cầu thủ phòng ngự bị bào mòn.
Nhưng vấn đề đáng ngại nhất, và là vấn đề mà chúng ta có thể giải quyết định, là những lỗ hổng trong hệ thống phòng ngự của chúng ta. Như đã nói, việc các tiền vệ trung tâm dâng lên gây sức ép giúp chúng ta tạo được một bức tường ở trung lộ, khiến đối phương phải đưa ra biên. Nhưng với cách phòng ngự này, thời điểm dâng lên là rất quan trọng. Nếu thiếu đồng bộ, đối phương có thể sử dụng những pha chuyền bóng xuyên tuyến để đánh thẳng vào trung lộ, nơi tiền đạo sẽ có nhiều không gian và thời gian để nhận bóng.
Ví dụ cho thấy việc để đối phương có cơ hội chuyền bóng thẳng vào trung lộ là nguy hiểm như thế nào
Ví dụ về sự nguy hiểm của việc pressing không kín kẽ và quyết liệt. Đối phương có thể tung ra một pha chuyền bóng loại hết cả hàng tiền vệ, và tiền đạo khi giật lại có rất nhiều thời gian để nhận và xử lý bóng
Đức Huy gây sức ép quá sớm - khi đội hình còn chưa ổn định - đối phương có khoảng trống nhận bóng - nguy hiểm
Đức Huy dâng lên gây sức ép quá sớm khi hệ thống còn chưa ổn định. Hệ quả là đối phương lại gây sóng gió với một đường chuyền xuyên tuyến tới mặt tiền đạo khác
Ngoài ra, sự phối hợp trong các di chuyển, theo người cũng phải được cải thiện. Bàn thua đầu tiên tới từ một quyết định gây tranh cãi của trọng tài. Nhưng bàn thua ấy xuất phát từ một pha phòng ngự lỗi của chúng ta.
Bàn thua đầu tiên từ nhận định trọng tài - nhưng tình huống trước đó chúng ta phòng ngự không tốt - 3 cầu thủ bị lôi kéo - Trường không trám v
Những pha chạy chỗ thông minh của đối phương khiến các cầu thủ của chúng ta bị lôi kéo, lộ ra khoảng trống ở hành lang trong. Từ vị trí này, cầu thủ Iraq đã có pha tạt bóng ngay trước tình huống dẫn tới quả penalty
Tạm kết
Các cầu thủ U23 Việt Nam đã làm nên lịch sử. Nhưng điều đáng nói nhất là phong thái mà họ đã thể hiện trong chiến công lịch sử ấy. Không còn là cách chơi phòng ngự co cụm, bối rối, chúng ta sòng phẳng đấu trí, đấu lực với đối phương. HLV Park Hang-seo cũng đã tỏ ra mình là một chiến lược gia linh hoạt về chiến thuật, khi thay đổi tới 3 sơ đồ trong trận đấu, từ 5-3-2 ở đầu trận, 5-4-1 trong hiệp 2, và 4-3-3 khi bị đối phương dẫn trước.
sang hiệp 2 U23 Việt Nam chơi 5-4-1 thường xuyên hơn
5-4-1 trong hiệp 2
sau khi Văn Toàn vào thay Xuân Mạnh thì Việt Nam chuyển sang sơ đồ 4 hậu vệ
4-3-3 khi bị dẫn trước
Trên tất cả là sự nâng tầm về bản lĩnh. Thú thật thì tôi đã nghĩ là tất cả đã hết ở thời điểm Iraq nâng tỉ số lên 2-1. Nhưng các cầu thủ lại không nghĩ thế, mà tiếp tục dồn lên gây sức ép và ghi liền 2 bàn. Bản lĩnh cũng được thể hiện trong loạt đá penalty, khi các cú đá được thực hiện dứt khoát, theo đúng ý đồ.
Đến được bán kết giải châu lục là thành công ngoài sức tưởng tượng rồi. Nhưng biết đâu đấy...