Quân đội tràn qua biên giới, các máy bay chiến đấu gào thét trên bầu trời, khói bốc lên từ các sân bay và đó là khi Schalke quyết định bỏ Gazprom khỏi áo đấu. Tiếng còi báo động của cuộc không kích vang lên, cảnh các gia đình tụ tập trong các ga tàu điện ngầm, hình ảnh hàng nghìn người tuyệt vọng chạy trốn khỏi Kyiv và đó là khi UEFA và FIFA hành động.
Có thể nói hợp đồng của Gazprom là một trong những thỏa thuận tài trợ lâu nhất trong làng túc cầu châu Âu - kể từ khi Gerhard Schröder, cựu thủ tướng Đức hiện làm việc với Gazprom, gợi ý rằng công ty có thể muốn đầu tư vào Schalke. Khoảng 17 triệu đô la tiền tài trợ mỗi năm cho vị trí quảng cáo ưu tiên. Nhưng hành động loại bỏ mối quan hệ tài trợ này chỉ xuất hiện khi một nước châu Âu bị đe đọa? Tại sao nó không xuất hiện trong cuộc chiến ngắn ngủi, tàn bạo với Gruzia năm 2008, hay khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014, hoặc vụ bắn rơi máy bay chở khách cùng năm, hoặc vụ đầu độc Sergei và Yulia Skripal vào năm 2018, hay trong lúc Vladimir V. Putin ủng hộ chế độ giết người của Bashar al-Assad ở Syria.
Mà thay vào đó, trong suốt những năm tháng ấy, áo đấu màu xanh hoàng gia của Schalke vẫn tự hào treo biểu tượng của Gazprom trước ngực như một "công cụ địa chính trị" và một "vũ khí chính trị hóa".
Hay ví dụ như Everton và Chelsea có quan hệ tài chính lằng nhằng với các nhà tài phiệt người Nga, những người được cho là mũi nhọn cho các lệnh trừng phạt của Anh; hay Manchester United ém đi tin tức hợp đồng tài trợ với Aeroflot, hãng hàng không được nhà nước Nga hỗ trợ, và bất ngờ hủy bỏ vào thứ Sáu tuần trước. Trong những lúc đầu sóng ngọn gió đó, các cơ quan được cho là đại diện bóng đá thế giới đã làm gì? UEFA hủy bỏ quyền tổ chức trận CK Champions League ở St Petersburg, điều xem ra dễ làm hơn so với việc hủy bỏ tài trợ với Gazprom. Và tất nhiên là FIFA, tổ chức mà chủ tịch từng nhận huy chương hữu nghị từ Putin và tuyên bố rằng World Cup 2018 đánh dấu nhận thức sai lầm của phương Tây về chế độ kleptocracy tàn nhẫn mà Putin điều hành, đã lên án việc Nga “sử dụng vũ lực ở Ukraine” và mới nhất là hủy bỏ quyền tham dự của ĐT Nga trên mọi đấu đường.
Để mà nói, việc bắt các tất cả các tổ chức phải hùa theo hay có hành động hưởng ứng trước các sự kiện chính trị gia tăng là một ý tưởng vô lý và nực cười! Nếu chính phủ Anh hoặc Mỹ không thể đưa ra một chính sách thống nhất và thuyết phục để đáp lại sự hung hăng của Putin, thì tại sao chúng ta lại mong đợi Everton, một đội bóng tầm trung ở Premier League có mối quan tâm chính là không bị xuống hạng, làm như vậy? Tại sao UEFA, một tổ chức vất vả ngay trong việc chống nạn phân biệt chúng tộc ở chính giải đấu của mình lại phải có hành động quyết đoán trước Liên minh châu Âu và Liên hợp quốc? Và năng lực nào mà FIFA, vốn được quản lí bởi những con người tầm thường lại phải phát biểu và hiểu những thay đổi trong địa chính trị?
Từ khi nào mà những điều này nằm trong pham vi của bóng đá? Từ khi nào mà bóng đá trở thành chốt điểm ngoại giao quốc tế? Tại sao chiến tranh, chính trị lại phản ánh qua lăng kính của thể thao, thứ vốn dĩ phải kết nối con người ?
Câu trả lời là, vì bóng đá từ lâu đã bị định hướng theo cách này vì cái giá phải trả cho tiền bạc, sự hào nhoáng và tầm ảnh hưởng. Thể thao từ một khắc nào đó đã bị hoán đổi thành một phương tiện có lợi cho đồng tiền, không chỉ đơn thuần là đam mê trong 90’ hay là mặt cỏ màu xanh kết nối những cá thể cùng con đường mà còn là công cụ đánh bóng tên tuổi và sức ảnh hưởng cho bất kỳ ai cần, miễn là họ có đủ tiền. Bóng đá không chỉ chào đón - các chính trị gia, các nhà tài phiệt, và thậm chí là vùng lãnh thổ- mà còn thích cực tán dương những đóng góp của họ để phục vụ cho chính lợi ích của họ. Và sự đầu tư của các nhà tài phiệt, như David Goldblatt – tác giả người Anh miêu tả, đã gắn vào bóng đá hình ảnh của một hiện tượng văn hóa vĩ đại, một thế giới của sự giàu có và những lời hứa không giới hạn, một thế giới không biên giới và không nhận thấy chân trời cũng như sự ngạo mạn của mình.
Tồi tệ hơn cả là bóng đá đã dần bị tha hóa bởi phạm vi kinh tế, đắm chìm trong phí chuyển nhượng và tiền lương, tham gia và hỗ trợ cho một nền kinh tế lũng đoạn đến mức chúng ta phải đặt câu hỏi cho tính toàn vẹn của chính bóng đá. Bóng đá vốn dĩ không phải công cụ để dựng tên tuổi cho bất kỳ ai hay cần can thiệp vào bất kỳ cuộc chiến chính trị nào, hay là con tốt trong các quyết sách (ví dụ: CLB lớn nhất của Đức được sở hữu bởi NHM bị lợi dụng trong việc xây dựng đường ống dẫn khí Nord Stream II). Thay vào đó, bóng đá nên được bảo vệ khỏi những đối tượng đầu cơ như thế, giúp nó được tinh thần và tầm nhìn lâu dài mà các bộ môn thể thao đem lại cho văn hóa con người.
Nhưng điều đó không xảy ra, đáng buồn thay đây là việc mà các tổ chức đại diện đã làm: từ bỏ tài trợ khi còi báo động của cuộc không kích vang lên, cố gắng tạo ra chỗ đứng của mình khi mọi thứ vượt ra khỏi tầm kiểm soát để cứu vớt những lợi ích lớn hơn...
Lược dịch by Động Bóng Đá
Nguồn: nytimes