Thành phố Hồ Chí Minh đang trong những ngày giãn cách, cuộc sống bộn bề, tấp nập thường nhật nay đã thay thế bởi những nẻo đường vắng lặng tiếng còi xe, những cửa hàng nối đuôi nhau đóng cửa. Sài Gòn đang đang được nghỉ ngơi và rất nhanh thôi nó sẽ quay lại với sức sống của một thành phố đông dân, nhộn nhịp bậc nhất thế giới...
Đó cũng là thời gian để tôi có thể dành thời gian để cảm nhận những giá trị tốt đẹp xung quanh của chúng ta. Và thực hiện những chuỗi bài viết về Luật học - một ngành học mà tôi cho rằng rất nhiều bạn ở đây nhìn nhận nó một cách nhàm chán, giáo điều. Tuy nhiên, với những hạn chế về mặt kiến thức cũng như kỹ năng viết nghiệp dư của mình tôi xin chia sẻ những cảm nhận về ngành học cũng như cơ hội trong công việc. Hi vọng rằng bài viết này giúp ích được các bạn có ý định học và hành nghề Luật cũng như giúp các bạn khác có cái nhìn khách quan hơn đối với môn học này và cũng mong nhận được nhiều ý kiến góp ý từ các bạn độc giả.

1. Luật là gì?

Từ xa xưa con người chúng ta đã sống với nhau thành một cộng đồng người nguyên thủy sống bằng cách săn bắt, hái lượm. Và đã là con người chúng ta tiến hóa hơn so với các loại động vật khác và chế ngự chúng phục vụ nhu cầu tồn tại và phát triển. Chính vì sự tiến hóa đó, con người chúng ta đã biết toan tính, hành động mang tính ý thức chứ không phải bản năng như các loài vật nhằm thỏa mãn một nhu cầu vật chất hay lợi ích tinh thần nào đó. Để hủy hoại của một con người hãy để cho họ làm điều mình muốn. Mở rộng ra cả xã hội nếu như ai cũng hành động theo ý chí của bản thân thì sẽ các trật tự trong xã hội sẽ không được thiết lập. Mà những hành động của con người phải được đặt trong một khuôn khổ nhất định. Và việc đặt ra khuôn khổ ấy đó chính là công việc của giai cấp thống trị - Nhà nước. Vì họ nắm quyền lực trong tay nên họ mặc nhiên được áp đặt các quy tắc lên con người trong xã hội đó. Như vậy, luật đầu tiên cần hiểu nó là quy tắc do nhà nước ban hành. Rất nhiều quy tắc trong xã hội nhưng không được coi là luật đó là giáo điều, tập quán, lệ làng, gia quy... Và khi ban hành ra những quy tắc xử sự chung đó thì người dân không thể tuân theo một cách tự nguyện được mà Nhà nước phải áp lên đó những hình phạt mà trong khoa học pháp lý gọi bằng một cái tên là chế tài. Từ đó, công dân nếu không muốn mình phải chịu những chế tài đó thì phải thực hiện các quy định pháp luật một cách nghiêm túc. Như vậy một cách đơn giản chúng ta có thể hiểu Pháp luật là những quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

2. Học Luật làm cái gì?

Trong xã hội chúng ta được tiếp cận với các môn khoa học tương ứng với các ngành nghề như: Học Y thì đi làm bác sĩ, học Điện thì đi làm kỹ sư nhưng học luật thì chưa chắc làm Luật sư. Học luật mang lại cho chúng ta rất nhiều cơ hội việc làm trong xã hội bởi hầu như doanh nghiệp, tổ chức nào đều cần cá nhân am hiểu luật pháp để vận hành cả. Có thể kể đến như các chức danh như: Thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, công chứng viên, công chức nhà nước, quản tài viên, pháp chế doanh nghiệp vân vân và mây mây. Tuy nhiên đường học luật đã gian nan thì con đường hành nghề nó lại gian truân hơn nhiều. Bạn có ước mơ làm thẩm phán sau khi ra trường bạn phải ứng tuyển vào làm thư ký Tòa mòn mỏi hàng chục năm trời bạn mới có thể cầm cân nảy mực một vụ án. Con đường vào làm tại các cơ quan nhà nước luôn rộng mở nhưng chưa bao giờ là dễ dàng cả nếu bạn không phải con nòi cháu giống. Bạn muốn là một luật sư tài ba thì sau khi có bằng cử nhân bạn phải trải qua lớp hành nghề luật sư tại Học viện tư pháp, bạn phải tiếp tục tập sự hành nghề vàphải vượt qua kì thi kiểm tra kết quả tập sự đó cuối cùng là nộp hồ sơ để đề nghị cấp chứng chỉ và gia nhập vào một đoàn luật sư. Vất vả là thế nhưng điều kiện vật chất trong thời gian đầu hành nghề là rất khó khăn, thiếu thốn. Khi bạn có đủ kiến thức, kinh nghiệm và bản lĩnh thì bạn sẽ gặt hái được những thành tựu nhất định.
3. Học Luật như thế nào?
Theo kinh nghiệm của tôi, luật học yêu cầu chúng ta hai kỹ năng đó là nghiên cứu và trình bày. Với việc nghiên cứu chúng ta cần giải quyết được những yêu cầu mà thân chủ để ra, doanh nghiệp vướng phải trong một sự việc cụ thể rồi đối chiếu vào các quy định pháp luật từ đó hình thành nên quan điểm, lập luận của mình để giải quyết vấn đề đó. Kỹ năng trình bày đòi hỏi chúng ta bộc lộ được những quan điểm của mình và dùng lập luận để bảo vệ những quan điểm đó. Có rất nhiều sinh viên luật có ý tưởng rất tốt nhưng họ lại nghèo nàn về cách diễn đạt. Dẫn đến người nghe người đọc khó hiểu hoặc không hiểu được ý tưởng của mình. Điều này rất tệ trong con đường học vấn cũng như hành nghề luật sau này. Vậy nên, những ai muốn học và hành nghề luật làm ơn hãy rèn luyện cho mình một kỹ năng diễn đạt cả nói và viết một cách trơn tru, rõ ràng, rành mạch.
Trên đây là vài dòng tâm sự của tôi về ngành Luật kính chúc các bạn đọc một ngày vui vẻ.
Đọc thêm: