Câu chuyện " Bánh mì có phải lương thực" và nhận thức cảm tính của người Việt Nam. Một vấn đề đã qua đi tính thời sự của nó nhưng cũng là lúc mọi người có thể nhìn nhận nó một cách khách quan và sâu sắc hơn vì đã phần nào giảm đi được phẫn nộ trước cách hành xử của người thực thi luật pháp.

1. Quyền con người (Human Rights)

Có thể nói quyền được đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm là quyền cơ bản của con người. Bên cạnh đó, trong bối cảnh hiện nay quyền tự do đi lại cũng là quyền của công dân phần nào cũng bị hạn chế. Nói như thế không phải có thể hạn chế quyền của con người một cách tùy tiện bởi lẽ theo Điều 14 Hiến pháp 2013 quy định quyền này là được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm song trong trường hợp khẩn thiết đặc biệt như an ninh quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội hay thiên tai dịch bệnh như hiện nay thì việc hạn chế quyền là cần thiết để ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Tuy nhiên, đến hiện nay thì chúng ta vẫn đang thiếu một văn bản ban bố tình trạng khẩn thiết quốc gia để thực hiện những quy định trên. Do đó, quốc hội đang nỗ lực để có thể ban hành nghị quyết để hợp pháp hóa các công cụ để chính phủ chống dịch. Việc "tiền trảm hậu tấu" này mang cho chúng ta những thời điểm vàng để chống dịch nhưng cũng là một tiền lệ xấu để cơ quan có thể bám víu cho những sai phạm của mình.

2.Câu chuyện "bánh mì" và các vấn đề pháp lý

Vấn đề hàng hóa, dịch vụ nào được coi là "thiết yếu" đang gây dư luận xã hội tranh cãi một cách nãy lửa xoay quanh sự hướng dẫn của chính phủ để thực hiện Chỉ thị 16. Theo văn bản này của thủ tướng chính phủ thì lương thực, thực phẩm, thuốc men được coi là hàng hóa thiết yếu. Việc liệt kê khá ngắn gọn này gây ra hiện tượng bỏ sót các hàng hóa thiết yếu khác trong cuộc sống. Đến năm giữa năm 2021, Công văn 4481/BCT-TTTN ngày 27-7 hướng dẫn về Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu liệt kê gần 100 nhóm, với cả ngàn mặt hàng thực phẩm, đại đa số là những thứ có gì ăn được. Đối với chúng ta thì hành hóa thiết yếu có thể nói nó còn khá mới mẻ nhưng thực tế quy định về hàng hóa thiết yếu đã được ghi nhận trong Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2010 và Luật Giá 2012. Nếu xét về tính giá trị pháp lý, thì hai văn bản luật này còn có giá trị cao hơn cả so với chỉ thị và công văn. Ngặt một nỗi, khi ban hành 2 luật trên thì mục đích của nó không phải để hạn chế người dân ra đường nên việc áp dụng nó là điều bất khả thi.
Hiện nay, để giải thích, hướng dẫn một quy định chúng ta thường có hai cách đó là đơn thuần trừu tượng hóa để đưa ra một khái niệm hoặc liệt kê. Cách thứ hai là kết hợp vừa trừu tượng hóa và vừa liệt kê ra các đối tượng. Như vậy, chính phủ hiện nay đang thực hiện theo cách thứ nhất là đơn thuần liệt kê ra. Việc làm này rất đơn giản cho người thực thi, chỉ cần đối chiếu đối tượng với văn bản sẽ cho ra kết quả rất nhanh, dễ dàng, không sai sót nhưng sự bất lợi cố hữu của phương pháp này là nó sẽ tạo ra sự thiếu sót khi một đối tượng thiết yếu mà không được nằm trong danh sách. Nên mới có tình trạng là tả bỉm, băng vệ sinh, tiền... cũng bị liệt kê là không thiết yếu. Do đó, việc chính phủ đã có hướng dẫn ban hành thì đôi khi người thực thi pháp luật cần phải linh hoạt, linh động giải quyết để tránh những vụ việc đáng tiếc xảy ra. Chúng ta là người dân thượng tôn pháp luật, phải chung tay góp phần phòng chống dịch để nhanh chóng đẩy lùi tái thiết lập tình trạng bình thường. Cần phân định rõ đâu là hàng hóa cần thiết đâu là hàng hóa thiết yếu. Nếu ai cũng viện dẫn rằng nó cần thiết thì ty tỷ những thứ trong cuộc sống thường nhật nó đều là cần thiết.
Quay lại vụ việc bánh mì, sự kiện này diễn ra vào trước lúc ban hành ra công văn 4481/BCT-TTTN. Như vậy thời điểm này việc áp dụng Chỉ thị phụ thuộc vào đại đa số người được giao nhiệm vụ, quyền hạn. Vậy vào thời điểm đó, bánh mì có được coi là lương thực, thực phẩm hay hàng hóa thiết yếu hay không. Như đã đề cập ở trên thì chúng ta cần căn cứ vào các văn bản hướng dẫn nếu nó không thuộc danh mục lương thực, thực phẩm thì mặc nhiên không được xem là lương thực, thực phẩm. Bởi trong ngôn ngữ pháp lý nó khác hoàn toàn so với ngôn ngữ thường ngày chúng ta. Ví dụ trước đây xe bốn bánh dưới 1 tấn chở hàng hóa mà ta vẫn xem là xe tải thì theo Quy chuẩn 41 của bộ giao thông vận tải thì nó không được xem là xe tải (Hiện nay quy chuẩn này đã được thay thế). Như vậy, khi bánh mì không thuộc danh mục lương thực, thực phẩm mà nhà nước công bố thì có được xử phạt anh thanh niên này chưa. Câu trả lời là chưa vì tại thời điểm đó chúng ta phải xét việc mua bánh mì có là thiết yếu hay không?. Đặt giả sử anh này mua về để ăn chống đói thì đó là thiết yếu còn ăn chơi hay cho "vui miệng" thì đây là không thiết yếu. Những tranh cãi này sẽ mãi không có hồi kết nếu như không đưa nó ra tòa án để phán quyết làm tiền lệ cho vụ việc lần sau.
Trên đây là quan điểm cá nhân của tôi, mọi góp ý văn minh của bạn đọc tôi sẽ trả lời trong thời gian sớm nhất. (phần nhận thức cảm tính của người Việt Nam xin đọc một bài khác có trong diễn đàn tôi xin không phân tích thêm).
Đọc thêm: