Mình thấy nhiều bạn trẻ khi được hỏi tại sao lại học ngành Luật thì có những câu trả lời rất bâng quơ kiểu như: Nghề Luật chọn em chứ em không chọn nghề Luật, Em chọn bừa thôi, Thấy nghề này có vẻ rất hay nên em chọn học trường Luật,...
Những câu trả lời đó thực sự không thể hiện bạn là một người vô định bị ép vào hoàn cảnh này, mà nó thể hiện bạn là một người thiếu trách nhiệm với chính quyết định của cuộc đời mình. Điều đó khiến cho cuộc sống sau này của bạn sẽ thật khó khăn khi đưa ra quyết định trong tương lai và cũng sẽ trở thành một kẻ dở ương nếu không được định hướng lại một cách đúng đắn.
Tại sao mình biết những điều này ư? Vì mình đã từng như vậy, và mình ước có người nói với mình những điều này 4 năm về trước. 
Update 07/05/2020 - Bài viết vẫn  còn đang trong quá trình hoàn thiện
------------------------------------------------------------------------------ Hang on, trước khi bước vào phần nội dung chính, hãy thử đặt mình vào một con người khác, một con người chưa biết gì về ngành học này trước khi blame tôi hoặc downvote cho bài viết nhé.
Cũng như đa số bạn trẻ, tôi từng có đam mê trong suốt 12 năm học trên ghế nhà trường. Với tôi đó là nghề làm Bác sĩ. Nhưng thực tế thì đó là mong muốn của mẹ tôi, ước nguyện sẽ có sự chăm sóc tuổi già, là sự kỳ vọng của thầy cô bạn bè khi thấy tôi lên bản giải bài tập Sinh học. Vì thú thực, tôi cũng chả biết ước mơ thực sự của mình là gì.
Với ước mơ của người khác đặt vào tâm trí của mình, cùng sự bơ vơ của lứa tuổi học trò. Tôi dễ dàng gặp những thất bại trong tầm tay: 0.5 điểm để đỗ vào trường Chuyên của Tỉnh, 0.25 điểm để đỗ vào Đại học Y mà mình mong muốn. Tất cả dừng lại ở từng từ "Giá như tôi đã cố gắng hơn"
Chắc hẳn các bạn mong chờ một biến cố để tôi chuyển mình ý thức phải không?
Chưa có đâu,
Khi tôi trượt Y Thái Nguyên, thật đang buồn nhưng tôi đã chuẩn bị tâm lý từ trước nên cũng không qúa xúc động khóc tu tu như hồi trượt chuyên. Mẹ tôi vẫn ở đó, bà nhẹ nhàng an ủi tôi, nói tôi đừng buồn mà hãy chuẩn bị đưa ra lựa chọn mới. Kỳ lạ thay là các trường Y họ không tuyển Nguyện vọng 2, như vậy thì hoặc là tôi thi lại năm sau, hoặc là chuyển ngành. Và đương nhiên, tôi cần quyết định đưa ra một sự lựa chọn gì đó vì bản thân mình. Hơn là chờ thêm một năm để khả năng cao là lại thất bại.
Tôi bắt đầu rải các hồ sơ NV2 cho các trường ĐH có nhận NV2. Và cũng kha khá nếu không muốn nói tất cả đều là chọn ngành Công nghệ thông tin.
Rồi tôi nhận được thư từ Khoa Luật - Đại học Quốc Gia Hà Nội.
"Năm tôi thi, Đại Học Quốc Gia Hà Nội lần đầu tiên thí điểm kỳ thi riêng, không theo kết quả kì thi THPT Quốc Gia. Kết quả chỉ xét trong khối ĐHQG HN và các trường công nhận kết quả này."
Tôi thì chẳng mảy may gì, bởi lúc đó còn đang xum xuê với đống giấy báo học CNTT thông tin của các trường kia. Rồi mẹ tôi nói một câu, chẳng phải mê tín chứ:
" Bố mẹ luôn muốn các con làm Thầy của thiên hạ. Không làm Thầy Thuốc được, chị gái đã làm Thầy Giáo, thôi thì con chọn Thầy Cãi đi "
Và "Con trai cưng" của mẹ đồng ý đi nhập học. Mang theo một cái đầu rỗng tuếch và miền hy vọng mới cho gia đình.
-----------------------------------------------------------------------------

Động lực của người Do Thái.

Như các bạn đã biết hoặc có thể không biết :)Người Do Thái họ phát triển bởi động lực là "Sự thích nghi" - Đây không phải điều mình bịa ra mà hoàn toàn là nội dung đã có trong cuốn Trí tuệ Do Thái - Eran Katz. Nói ngắn gọn, muốn tồn tại và phải triển thì phải bị ép thích nghi. Và việc tốt nhất để ép thích nghi chính là tự đẩy mình vào những môi trường khắc nghiệt.
Hừm
Có lẽ đã đến lúc hối hận rồi nhỉ?
Nhưng không, tôi mải mê với những điều mới lạ nơi thành phố hơn là tìm kiếm một sự học ở đây. Cái cảm giác sống thoát khỏi sự quản lý của gia đình, được làm những gì mình thích thực sự là tai hại. Đúng như câu nói: "Sự tự do đến từ kỷ luật. Vì nếu không có kỷ luật, chúng ta sẽ trở thành nô lệ cho cảm xúc"

Chuyển biến ý thức dẫn đến thay đổi về hành vi.

Phải nói là tôi thực sự may mắn khi trong quá trình trải nghiệm lại được tuyển vào CLB Luật Gia Trẻ, nơi mọi người có chung một đam mê với Luật học (Trừ tôi vẫn che giấu được đam mê mà mình không biết) Và như đã nói ở trên, tôi bị buộc phải thích nghi.
Tôi phải thích nghi để hiểu khi người khác nói Quy phạm pháp luật, Luật công, Luật tư,...; phải thích nghi để đưa ra quan điểm của mình khi ai đó hỏi tôi về việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới; phải thích nghi để tiếp tục phát triển. Vì tôi chán phải trở thành kẻ thua cuộc, chán phải nói hai từ "Giá như"
Quay trở lại với vấn đề chính, tất nhiên không phải tự ép bản thân mình như vậy là sẽ thành công. Căng qua thì đứt dây đàn. Sau đây tôi sẽ chia sẻ với các bạn

Cách làm sao để không bị chán khi học Luật.

Đương nhiên, trường hợp xấu nhất là ta bị ép phải học ngành này, trong khi ta không hiểu về nó, thực sự chán ghét nó. Bởi vậy ta cần bỏ đi những suy nghĩ tiêu cực trước khi học cách nghĩ tích cực về nó đã.

Luật chẳng phái thứ gì xa xôi, nó là hơi thở của cuộc sống.

Có một định nghĩa mà tôi nghĩ, bạn sẽ mất một thời gian để học nó, trong khi ngay lúc này đây tôi có thể nói câu đó với bạn:
"Luật xxxxxxxxxxx là hệ thống pháp luật bao gồm các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ  xxxxxxxxxxxxxxx giữa các chủ thể khi tham gia vào quan hệ này; trên cơ sở xxxxxxxxxxx có hiệu lực trên xxxxxxxxxx và hết hiệu lực khi bị thay đổi, sử đổi, bổ sung bởi Luật thay thế"
- Kiểu như vậy
và như vậy, hiểu đơn giản: Các ngành luật khác nhau sẽ phản ánh các quy tắc xử sự khác nhau trong cuộc sống.
Thử một ví dụ chi tiết hơn nhé, về luật thuế chẳng hạn: Khi một công ty thành lập, họ phải nộp thuế Môn bài cho nhà nước; Trong quá trình hoạt động kinh doanh, họ phải nộp các thuế về sản xuất, thuế Giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt nếu có, đặc biệt là Thuế thu nhâp doanh nghiệp; Và cho đến khi giải thể doanh nghiệp, tuyên bố phá sản, họ phải truy thu các khoản nợ thuế và thực hiện đầy đủ thủ tục phá sản hay giải thế.
Thử thở một hơi nữa xem có gì thay đổi không nhé. Bạn đang đi đường và bị một chú Công An yêu cầu dừng phương tiện và xử phạt vì vi phạm lỗi "Vượt đèn đỏ" với mức phạt giành cho xe máy là 300-400k (Giá sinh viên là 150-200k). Bạn khóc khóc mếu mếu, mang tiền ra nộp vì nghe mấy anh đội mũ le ở đấy kêu giải quyết nhanh, không thì em bị phạt 800-1tr đó chứ ở đấy mà khóc à. Tôi ngồi sau xe bạn và nói: "Anh bắt sai lỗi rồi, tôi chỉ mắc lỗi đi đè vạch thôi, chứ tôi chưa vượt đèn đỏ, bằng chứng là ... nếu anh có ảnh chụp, hay vật chứng minh sai phạm khác phiền anh đưa ra, nếu không thì tôi đề nghị mức xử  phạt theo đúng luật. (Tôi đang bàn theo Luật cũ là 100-200 thôi nhé - đừng lôi nghị định 100 vào đây :3 :3 )
Khét lèn lẹt chứ.

Học Luật để bảo vệ bản thân, bảo vệ gia đình và những người mà mình yêu quý

Chắc chắn rồi, chắng có gì là nói quá khi bạn mang những kiến thức PL ra để trình bày và bảo vệ quan điểm của mình trước những bất công trong xã hội cả.Nhưng phải cần thận với mấy bà hàng xóm và mấy mụ Ninja Lead nhé, họ cũng chơi luật nhưng là luật rừng đó.Học Luật để nâng cao giá trị bản thân.Phải công nhận một điều, tiếng nói của tôi có giá trị hơn khi mọi người biết tôi học Luật. Nhưng cũng vì thế, tôi phải dè dặn hơn trong từng lời ăn tiếng nói để không bị hớ, càng chứng tỏ là mình học chẳng đến nơi đến chốn.
Ở trường Luật, bạn sẽ phải học những thứ nhỏ nhất, từ khái niệm Nhà nước, nhà nước pháp quyền, nhà nước dân chủ,... tất cả đều đem lại cho bạn những định lý chung, những tiền đề cho mọi lập luận, mọi suy diễn của bạn sau này.

Học luật cùng bạn bè

Nếu thấy quá khó để ngồi một mình làm những bài tập tình huống. Hay tập hợp một nhóm bạn để cùng học nhóm, làm bài chung.
Thực tế thì học luật bạn sẽ phải đối mặt với Bài tập nhóm rất nhiều, và chẳng có gì vui hơn khi GV cho tự ghép nhóm. Việc học nhóm không chỉ giúp giảm bớt gánh nặng khi làm đề cương, bài thuyết trình mà còn giúp bạn nhìn thấy nhiều quan điểm, góc nhìn khác với tình huống bài tập.
Theo tôi, một nhóm học tốt nhất nên có từ 3-5 người để đạt tối đa hiệu quả và không biến buổi họp nhóm thành một cái chợ. Quan trọng nhất là nhóm sẽ có một team leader để quản lý chung hoạt động của nhóm :)
----------------------------------------------------------------------------
Tất cả, tôi đều cố gắng không lấy ví dụ để các bạn tự liên hệ với cuộc đời của chính các bạn. Nhưng tóm lại, có những điều tôi nghĩ các bạn cần phải làm, làm ngay và luôn khi các bạn quyết tâm theo ngành Luật:
1) Không bỏ qua bất kì khái niệm nào của 2 năm đầu. Đây là những năm bản lề, và chính tôi đã phải trả giá cho những đêm ngồi mở lại giáo trình năm nhất để đọc lại khái niệm.
2) Mang hơi thở PL vào cuộc sống. Có thể mới đầu sẽ không quen nhưng nếu nói chuyện với một chút hàm lượng pháp luật sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin làm chủ tình thế hơn.
3) Học theo nhóm nhỏ. Không nhất thiết lúc nào cũng phải tụ tập nhưng trước mỗi buổi thi quan trọng, khi có bài tập nhóm mà được học cùng các bạn sẽ giúp bạn phát triển tốt hơn nhiều.
Lại một lần nữa tôi nhắc lại: Hãy đặt mình vào vị trí của tôi trước đây trước khi thẩm thấu những điều tôi nói. Bài viết này cũng đồng nghĩa với việc tôi chưa từng là một Sinh viên giỏi vì vậy đừng yêu cầu tôi chia sẻ những điều tôi không biết. Đương nhiên là ép thì vẫn cứ ra còn ra gì thì tôi không biết :)
Đọc thêm: