Black Jack (ブラック・ジャック Burakku Jakku?), là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Osamu Tezuka, mà những tiền đề cơ bản được dựa trên những tác phẩm manga khác viết về y học cũng như nhiều thể loại manga khác, như “Gallery Fake”. Bản thân Tezuka cũng là một bác sĩ, và vì vậy những cảnh phẫu thuật trong manga hết sức chân thực.

LỜI MỞ ĐẦU

Câu chuyện xoay quanh về vấn đề y học trong đó nhân vật chính là Black Jack, ngoài ra anh còn có tên là Hazama Kuro(Thi thoảng được dịch là Kizuto), là một bác sĩ tài giỏi. Giới bác sĩ trong nước thường gọi anh là “con ma phẫu thuật” nhưng có một điều đáng tiếc là anh không hề có giấy phép hành nghề. Điểm đặc biệt của anh chính là trên khuôn mặt có một vết sẹo dài mà bất cứ ai trông thấy cũng phải khiếp sợ.
Black Jack là hiện thân của một nhân vật có sự giằng xé nội tâm và nhiều tự sự, vốn dĩ mang hai mặt: thiện và ác. Black Jack phản ánh thế giới sáng và tối của nghề y, phơi bày và làm rõ nhiều mối quan hệ: quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân, quan hệ đồng nghiệp và quan hệ giữa tình cảm và đồng tiền. Giá trị đồng tiền hiện rõ trong tác phẩm nhưng cũng rất đúng trong thời đại hiện tại: nếu bạn bệnh mà có tiền có thể bạn sẽ sống.
Truyện là một tác phẩm kinh điển và yêu thích nhất đối với mình từ thời ấu thơ đến bây giờ. Với những cốt truyện gần gũi nhưng lại thấm đẫm những triết lý nhân sinh, cùng những trích dẫn vượt thời đại. Mình tin Black Jack sẽ luôn là kiệt tác với mọi người hâm mộ. Ở bài viết này, cũng mình điểm qua những phân cảnh kinh điển trong kiệt tác này nhé.

1. Sự sống và cái chết

Cốt chuyện chính của Black Jack vẫn luôn xoay quanh về chuyện sinh – tử của một đời người. “Sinh – Từ là chuyện của trời” là thông điệp chính nhất mà Tezuka Osamu sensei đã truyền tải qua từng chương truyện của mình. Mỗi chương lại là một cốt truyện khác nhau, mỗi nhân vật khác nhau nhưng vẫn luôn để làm rõ một thông điệp ấy của tác giả.
Nụ cưới đắng thắng của Kiriko khi biết mình đúng và câu nói “Tôi vẫn đi cứu người, vì lẽ sống của tôi” càng thể hiện rõ hơn cái lý tưởng mà 2 nhân vật theo đuổi xuyên suốt bộ truyện.
Khi vị ân nhân và người thầy của mình, Honma Jotaro qua đời trước sự nổ lực của Black Jack. Anh đã bất lực và quỵ xuống, nhớ lại những lời người thầy của mình trước lúc lâm sinh.
Một phân đoạn khác khi người thợ rèn qua đời.

2. Triết lý nhân sinh

Ngoài thông điệp về sự sống và cái chết, Black Jack cũng truyền tải những triết lý nhân sinh trong tác phẩm. Về nỗi đau, sự mất mát và cả về bệnh tật.
Cuộc sống chỉ có một, sao lại sợ người đời gièm pha mà không sống cuộc đời của chính mình? Sống một cuộc sống có ý nghĩa.
Mọi khổ đau rồi cũng sẽ qua đi, những ám ảnh ấy rồi cũng sẽ như những hạt tuyết kia, đều sẽ tan hết và không còn tí dấu vết nào. (Editor: Sang chấn tâm lý không biến mất, nó vẫn luôn ở đó. Chỉ là ta sẽ không còn bị ám ảnh bởi điều đó. Khi nhờ về, ta sẽ không còn thấy tổn thương nữa.)
Phân đoạn này khi Black Jack vừa cứu được Kiriko, phát hiện ra một loại bệnh mời. Nhưng anh biết điều đó cũng chẳng là gì.. Khi còn biết bao nhiêu loại bệnh ngoài kia anh còn chưa biết đến.

3. Những mối quan hệ.

Dù được khắc hoạ là một người lạnh lùng, ít khi thể hiện cảm xúc, nhưng Black Jack đôi lúc vẫn đa cảm với những điều xung quanh cuộc sống của anh.
Pinoko là một nhân vật đắc giá trong Black Jack. Cô có xuất thân “lạ lùng” và nét tính cách không giống ai nhưng lại luông là một trợ lý cho chàng bác sĩ. Cô luôn biết ơn vì Jack đã cứu và nuôi dưỡng mình, cũng như luôn dành cho anh một tình cảm đặc biệt hơn cả. Phân cảnh Jack cầm cây cỏ 4 lá, có nét đượm buồn trên khuôn mặt quả là một phân cảnh tuyệt vời trong truyện.
Chúng ta vẫn là động vật của xã hội, vẫn luôn cần những kết nối với mọi người xung quanh. Hãy đừng nghĩ quá nhiều, cứ chân thật với cảm xúc của mình, đối xử tốt và chân thành với người mình quan tâm.
Đây là phần cảnh cuối kết thúc của truyện “Chuyến tàu không khứ hồi”, cùng với đó là câu nói của bác sĩ Black Jack “Nghe nói trước khi chết, con người thường thấy những việc đã qua. Mình đã đi trên một chuyến xe lửa không có điểm đến và không bao giờ quay lại, không biết là điềm gì đây”.

Kết

Dù truyện được xuất bản năm 1973, nhưng triết lý của truyện đề cập luôn là những điều vượt thời đại. Hãy cho bản thân tâm thế thoải mái nhất để đọc truyện. Đừng đọc quá nhanh, hãy cho mình thời gian nghiền ngẫm những di sản mà Tezuka Osamu sensei đã để lại. Rất mong bạn sẽ có trải nghiệm đọc thật trọn vẹn. Thân ái。