1. Nền kinh tế vé số


Dự toán ngân sách thu được từ vé số năm 2019 là 29 ngàn tỷ đồng, năm 2020 là 31 ngàn 700 tỷ đồng. So sánh với dự toán ngân sách được thu từ dầu thô thì con số này chỉ thấp hơn 2 ngàn 300 tỷ đồng (gần 100 triệu đôla). Xổ số kiến thiết được thấy ở cả ba miền nhưng nở rộ nhất là tại miền Nam. Ở đây, cứ vào hàng quán vài phút là sẽ có một đạo quân bán vé số rảo quanh vòng để mời gọi. Ngành kinh doanh này nuôi sống rất nhiều người phụ thuộc vào nó nhưng thực sự nó không đóng góp phần thiết thực để phát triển năng suất của xã hội. Đây là một dòng kinh tế ngầm rất ít được ghi nhận vào nền kinh tế quốc gia và lãng phí khá nhiều lao động cũng như thể hiện sự bất lực của nền giáo dục cũng như an sinh xã hội của Việt Nam. Chúng ta thường chứng kiến phụ nữ bồng bế 2-3 người con hoặc những ông bà cụ già 70-80 tuổi và người tàn tật đi bán vé số dạo kiếm sống. Điều này chứng tỏ an sinh xã hội rất không tốt nên những người yếu thế trong xã hội bắt buộc phải ra đường kiếm sống bằng nghề buôn bán vé số. Việc trẻ em cũng tham gia vào ngành nghề này làm lãng phí tài năng thông qua giáo dục cũng như lãng phí lực lượng lao động trong tương lai.

Ngoài ra doanh thu cao của ngành vé số cũng thể hiện đam mê của người dân đối với loại hình góp vốn làm giàu nhanh chóng như thế này (tiền trúng số là tiền được trích từ doanh thu để chi trả). Nếu 1/10 số tiền doanh thu 31.700 tỷ đồng cho vé số được đầu tư cho sản xuất hoặc tiết kiệm thì có lẽ đất nước sẽ được lợi hơn là tiền đổ vào mua bán vé số để mua lấy một phần triệu cơ hội làm giàu.

Vé số cơ bản cũng có tại Mỹ, Âu, Nhật Bản và hầu hết các quốc gia phát triển khác. Nhưng có lẽ không có nước nào trong số trên có một đội quân trung gian mua bán vé số hùng hậu như Việt Nam cả. Điều này làm cho ngành kinh doanh vé số trở nên một ngành kinh doanh đặc thù mà chỉ Việt Nam mới có và bị định kiến coi là nghề thấp kém. Mặc dù vậy, ngành kinh tế này cũng đang đóng vai trò nuôi sống rất nhiều gia đình nghèo khổ và trở thành lối thoát duy nhất cho nhiều người yếu thế trong xã hội.

2. Nền kinh tế tâm linh





Đọc thêm:

Khi tôi nói đến tâm linh, nó liên quan đến tôn giáo và những niềm tin xưa nay của dân gian. Theo thống kê, một năm người Việt Nam tiêu thụ từ 40-50 ngàn tấn vàng mã, tiêu tốn hàng trăm tỷ đồng và gây ô nhiễm nặng nề cho không khí. Các nước Âu Mỹ và Nhật Bản không hề đốt vàng mã nhưng họ chưa bao giờ quên nguồn cội và giàu có hơn ta rất nhiều lần. Đốt vàng mã là một hủ tục bị du nhập từ khi phát minh ra giấy và không có cơ sở khoa học. Không lẽ thời cổ đại xài vỏ sò thì đốt nguyên một rừng sò cho tổ tiên à? Việc đốt hàng trăm tấn giấy một năm còn làm sản sinh ra bao khí độc để người sống hít vào để giảm tuổi thọ. Nguy cơ hoả hoạn cũng là đã là nguyên nhân cho cái chết của nhiều người vì vấn đề đốt vàng mã (mới nhất: https://www.google.com.vn/.../nghi-chay-do-dot-vang-ma...). 

Nói đến nền kinh tế tâm linh còn là nói đến việc dâng sao giải hạn và cúng dường cho chùa một cách vô tội vạ. Ở thế kỷ 21, khoa học thiên văn đã khám phá ra bao nhiêu ngôi sao và bác bỏ chiêm tinh học từ rất lâu nhưng ở ta người ta vẫn tin vào việc dâng sao giải hạn một cách răm rắp (https://www.google.com.vn/.../bi-tu-choi-giai-han-vi...
Số tiền dâng sao giải hạn thì sao cũng không được hưởng mà chính các vị thực hiện dịch vụ được hưởng trọn mà không đóng đồng thuế nào. Đây chính là một loại hình kinh doanh siêu lợi nhuận đặc thù Việt Nam.

Việc cúng dường là một tập tục đẹp của tôn giáo, tuy nhiên nay nó đã bị lạm dụng. Rất nhiều Phật tử cúng dường số tiền khủng để mong sự cứu rỗi linh hồn và để xây cất chùa chiền, tượng Phật cho to lớn, đi ngược lại triết lý sâu xa của Phật giáo và làm giàu cho các chùa chiền, trụ trì. Rất nhiều sư thầy chạy xe Mercedes, ăn uống sang trọng và giảng dạy sai kinh Phật nhưng vẫn được Phật tử tôn sùng. Đức Phật chưa bao giờ dạy muốn có phúc phải mất tiền vì chính ngài đã từ bỏ những thứ vật chất tầm thường để hành đạo nhưng vị trụ trì sau lại khuyến khích Phật tử phải mất tiền để có được phúc (https://www.google.com.vn/.../tru-tri-chua-ba-vang-phat...). Đây cũng có thể được coi là một hình thức kinh doanh tâm linh siêu lợi nhuận. Ước tính có vị có tài sản 300 tỷ đồng sau khi hoàn tục (https://m.baomoi.com/su-thich-thanh-toan.../r/32515829.epi)

Đọc thêm:

3. Nền kinh tế "chạy"


Từ "chạy" điểm đến "chạy" chức, "chạy" án, tất cả những gì có thể "chạy" được đều được quy ra tiền tươi thóc thật. Ở Việt Nam có câu "Nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ, bốn trí tuệ", nếu có quan hệ thì đỡ phải chạy, nhưng nếu có tiền tệ nhiều đến mức khoả lấp quan hệ thì vẫn có thể "chạy" được. Nền kinh tế "chạy" tạo điều kiện cho bao nhiêu vụ án kì lạ, bao nhiêu quan chức thiếu năng lực được bổ nhiệm và bao nhiêu tiền bạc ngân quỹ bị rút ruột. Vì phải "chạy" từ ban đầu để được ngồi ghế nên người ta cũng phải "bán" bao nhiêu chức, bao nhiêu dự án để nhanh chóng thu hồi vốn. Sáu không rành giá cả nhưng Sáu biết rằng chừng nào còn cơ chế độc quyền tuyển chọn quan chức, cơ chế không công khai tài chính dự án và cơ chế tư pháp phụ thuộc vào hành pháp như hiện nay thì nền kinh tế ngầm này còn tồn tại và nở rộ.

"Chạy" không chỉ để lấy tiền mà còn là cơ hội để thăng quan tiến chức. "Chạy điểm" lấy mất cơ hội học hành của bao nhiêu tài năng thực sự như vụ sửa điểm ở Hà Giang, Hoà Bình. "Chạy án" làm nên bao nhiêu vụ án nhiều uẩn khuất như vụ HDH, vụ lùi xe ở cao tốc và vụ một người tự sát ngay tại phiên toà. "Chạy chức" làm bổ nhiệm bao nhiêu kẻ bất tài vô tướng vào các vị trí không xứng đáng và buộc người có tài năng phải bỏ tiền ra mới được chấp nhận vào vị trí trong bộ máy. Bằng việc phải sử dụng đến tiền bạc, kể cả những người có tâm huyết cũng đã trực tiếp nhúng chàm và dần dà toàn bộ bộ máy đều nhúng chàm như một, không bản thân thì là người thân. Nền kinh tế "chạy" bản chất gắn chặt với cơ chế chính trị nên nó là đặc thù của các quốc gia cs không riêng gì Việt Nam. Và chừng nào cơ chế chính trị còn là một sự độc quyền thì khi ấy nền kinh tế này vẫn còn nở rộ và góp phần tạo nên một sự bất bình đẳng khủng khiếp giữa lương và thu nhập của công chức cũng như cơ hội kinh doanh.