Một sai lầm phổ biến mà nhiều marketer mắc phải là chưa biết cách phân biệt rõ Marketing và Sales. Nhiều beginner không biết liệu chúng có khác nhau không, hay những bạn đã có vài ba năm kinh nghiệm thì chưa chắc đã hiểu đúng và đủ về nhiệm vụ của mỗi bộ phận. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công việc, thậm chí thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp trong nghề.
Vậy, Marketing và Sales là gì và khác nhau như thế nào? Mỗi bên phụ trách những gì và cần phải có kĩ năng gì? Hai team S&M đọc bài viết này và đừng "đánh nhau" vì KPIs nữa nhé...
How to get sales and marketing to work better together

1. Marketing là gì? Sales là gì?

Dù Marketing và Sales đều chung nhiệm vụ sau cùng là giải quyết đầu ra của doanh nghiệp, song mỗi bên lại có hướng tiếp cận rất khác nhau.
Bỏ qua vô số các định nghĩa về Marketing, có thể hiểu đơn giản như sau: nếu như Sales tạo ra sức đẩy – đẩy sản phẩm đến khách hàng (customer), thì Marketing lại tạo ra sức kéo – kéo người tiêu dùng (consumer) đến với nhãn hàng, với sản phẩm.

Đọc thêm:

Để hiểu cụ thể hơn “kéo” như thế nào, “đẩy” ra sao, bạn cần hiểu rõ mỗi bộ phận Marketing và Sales phụ trách giai đoạn nào trong Customer Journey.

2. Trách nhiệm của mỗi bộ phận trong Customer Journey là gì?

Trước khi sản phẩm đến tay khách hàng, hai đội ngũ Marketing và Sales phải trải qua rất nhiều bước, theo sát customer journey để có thể thuyết phục được họ. Cùng Markus theo chân khách hàng để xem vai trò của marketer và salesman nằm ở bước nào nhé.
Why Mapping Customer Journey Is Crucial - 10 Steps You Should Follow |  CommBox (BumpYard)

Người tiêu dùng có nhu cầu, tìm đến các nhãn hàng để nhận được giải pháp phù hợp. Nhưng trên thị trường có cả trăm nhãn hàng tương tự nhau, để người dùng chọn tin tưởng một thương hiệu không đơn giản. Trước tiên, họ phải biết đến thương hiệu đó, rồi hiểu về nó, nhớ về nó và sau cùng mới nảy sinh mong muốn được sở hữu sản phẩm của nó. Đây chính là khi team Marketing nhập cuộc. Cụ thể, team cần đảm nhiệm các giai đoạn sau:
1. Category Need: nghiên cứu về nhu cầu ngành hàng.
2. Brand Awareness: khiến người tiêu dùng nhận biết được thương hiệu.
3. Brand Attitude: định hướng thái độ của người tiêu dùng với thương hiệu.
4. Brand Purchase Intention: thúc đẩy ý định mua hàng của người tiêu dùng.

Đọc thêm:

Sau khi người tiêu dùng đã định hình mong muốn được mua sản phẩm, họ chỉ cần một lực “đẩy” thích hợp từ team Sales là xong, hàng đã về tay. Giai đoạn thứ 5️ này gọi là 1-time sales.
Đừng quên rằng câu chuyện không dừng lại ở đó. Một khi đã mua và sử dụng sản phẩm, người tiêu dùng sẽ có những cảm nhận nhất định dẫn họ đến những quyết định tiếp theo, như có mua lại lần nữa không, hay khen chê như thế nào.
Để doanh nghiệp đạt hiệu quả tốt nhất, giai đoạn này cần sự hợp tác thật ăn ý giữa Marketing và Sales. Cụ thể, hai bộ phận sẽ hợp sức để cùng tác động vào quá trình Rebuy – khiến người tiêu dùng quay lại mua hàng sau khi đã sử dụng, và cuối cùng là Refer – khi người tiêu dùng chủ động giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng khác.

3. Các kĩ năng mà mỗi bộ phận cần phải có là gì?

Để làm tốt nhiệm vụ của mình, các “marketer wannabe” không chỉ cần hiểu trách nhiệm của mình là gì, mà chắc chắn phải có những kĩ năng cần thiết. Dưới đây là một số kĩ năng điển hình để bạn tham khảo.
Nếu muốn trở thành marketer giỏi, bạn cần:
Nhạy cảm với các xu hướng: điều này sẽ giúp bạn nắm bắt được tâm lí người tiêu dùng tốt hơn, tận dụng chúng để tạo ra những ý tưởng có sức hút mạnh mẽ.
Có kĩ năng thuyết trình tốt: có được những buổi pitching thành công là bạn đã đi được một chặng dài rồi.
Vừa logic vừa sáng tạo: logic để phân tích thị trường và sáng tạo để đột phá ý tưởng; thiếu một trong hai, bạn sẽ dễ thất bại.

Còn để là một salesman tốt, bạn cần:
Giao tiếp tốt: chắc chắn rồi, vì công việc của bạn sẽ là giao tiếp và thuyết phục được rất nhiều đối tượng khác nhau, với nhiều nhu cầu khác nhau và thách thức khác nhau.
Trí nhớ tốt: để nhớ các khách hàng thân thiết, nhớ mỗi người thích gì, sợ gì, cần gì,… thì mới dễ dàng thuyết phục được họ.
Đương nhiên, còn rất nhiều kĩ năng khác mỗi bộ phận cần mài giũa để có thể thành công. Thế nhưng, điều quan trọng nhất mà cả Marketing và Sales đều phải làm được chính là thấu hiểu khách hàng. Thiếu đi nền tảng ấy, dù là marketer hay salesman, đều sẽ sai đường.