Trong tiếng Việt, tập trung nghĩa là dồn nhiều thứ vào một chỗ, mà chúng ta thường nghĩ đến dồn tâm sức. Từ này được dùng để dịch concentrate focus, vốn được coi là tương đương trong tiếng Anh dân dụng. Tuy nhiên với tiếng Anh hóa học thì hai từ này không được dùng theo nghĩa dẫn xuất, mà đúng nghĩa gốc, lại không có từ nào là tập trung.
Về concentrate, trước khi phát sinh nghĩa "tập trung", nó có nghĩa là tăng tỷ lệ của một chất trong dung dịch bằng cách loại bỏ hoặc giảm thiểu dung môi. Chúng ta đã dịch là cô đặc khá sát, vì có nghĩa là "đun một dung dịch để làm bốc hơi nước cho đặc lại". Sau khi cô đặc thì tất nhiên phải đặc, nhưng từ đặc có quá nhiều nghĩa (không rỗng ruột; trái với lỏng; lèn chặt ...) và không tiện dụng, bắt buộc chúng ta phải khu biệt bằng từ đậm và dùng đầy đủ là đậm đặc. Tiếng Anh cũng dùng thể bị động của concentrate để chỉ trạng thái bị cô đặc hay đậm đặc: concentrated. Concentration, danh từ của concentrate sẽ được dịch là sự cô đặc, nhưng từ này cũng mang nghĩa là độ đậm đặc mà chúng ta dùng ngắn gọn là nồng độ. Tùy văn cảnh mà chúng ta phân biệt được nghĩa nào, chẳng hạn như pre-/post-concentration dịch là (sự) tiền/hậu cô đặc.
Có một bài báo từ một trang báo nổi tiếng dùng từ "độ tập trung" cho bụi mịn PM2.5, rất có thể dịch từ <i>concentration</i>, sau cũng hiệu đính nhưng lại sửa thành mật độ vốn chỉ <i>density</i>, chữa lợn không lành thành lợn què!
Có một bài báo từ một trang báo nổi tiếng dùng từ "độ tập trung" cho bụi mịn PM2.5, rất có thể dịch từ concentration, sau cũng hiệu đính nhưng lại sửa thành mật độ vốn chỉ density, chữa lợn không lành thành lợn què!
Focus trong văn liệu khoa học cũng không hẳn là tập trung. Để dễ mường tượng, hành động tụ ánh nắng bằng kính lúp sẽ được gọi là focus. Vậy nghĩa rộng hơn của focus là điều chỉnh cho tia sáng tụ vào một chỗ mà ta dịch là điều tiêu. Tiêu (焦) nghĩa gốc là "cháy sém", được hình tượng hóa để dịch focus, vì tụ ánh sáng lại mà không "cháy" thì là gì! Bản thân từ focus cũng có sự di nghĩa đó, từ nghĩa gốc là lò sưởi. Kết quả của điều tiêutiêu điểm, trong tiếng Anh là focal point, ta cũng dùng từ này trong dân dụng như tiêu điểm tướng, tiêu điểm sự kiện ... Khoảng cách từ quang tâm (optical center) đến tiêu điểm được gọi là tiêu cự (focal length). Hình học cũng dùng từ tiêu điểm/focus để chỉ các điểm quy chiếu hội tụ các tia, trục nối các tiêu điểm, chẳng hạn trong hình elip, được gọi là trục tiêu (focal axis), đó cũng là trục trưởng (major axis) nhưng ta quen gọi là trục lớn, song hành là trục thứ (minor axis) hay trục nhỏ.
Vậy trong hóa học có từ tập trung không? Vẫn có nhưng không phải là hai từ trên, mà là center! Center nếu là danh từ sẽ có nghĩa là trung tâm (nhưng hay gọi tắt là tâm), vậy nên nếu mang nghĩa động từ thì cách dịch tập trung sẽ sát nghĩa nhất. Ta cũng có decentralisation sự phi tập trung hóa. Chẳng hạn, các dải (band) trong phổ IR có thể được miêu tả là tập trung ở một tần số, dải O-H (3400-3200 cm-1) tập trung ở 3300 cm-1.
Một nguyên tắc nòng cốt của dịch thuật là tìm từ tương đương giữa hai ngôn ngữ nguồn và đích, trong dân dụng thì không cần chính xác mà ưu tiên dùng từ quen thuộc để tăng độ thông hiểu. Nhưng trong khoa học thì mỗi thuật ngữ chỉ có một đến hai nghĩa là cùng, thường là nghĩa gốc trước khi phát sinh thêm nghĩa, bắt buộc chúng ta phải am hiểu chuyên ngành chứ không thể áp dụng tương đương nôm na.