Nhân dịp một số, à không, rất nhiều bạn của mình nhắc đến hài miền Bắc và hài miền Nam dạo gần đây nhờ chương trình Táo Quân định kỳ (mà mình cảm giác nên hết sớm sớm đi để tránh trở thành trò đùa của trò lố bịch của bản thân nó nữa), nên tự nhiên ngẫu hứng thú viết một bài so sánh - cũng chẳng phải so sánh, xài từ mỹ miều hơn là chỉ ra những mối tương quan giữa hài của hai miền, để cho mọi người thấy một số quan điểm sai lệch về hài nói chung và những đặc trưng của hài hai miền Nam-Bắc nói riêng. Prepare for wall of (ex/man/…)planing ahead.
Việc phân chia hai thái cực giữa hài miền Bắc với hài miền Nam tính cho đến năm 2023 là vô nghĩa vì hài của hai miền gần như đã gộp lại làm một nhờ chiến công, hoặc phản chiến công rất lớn của các gương mặt quen thuộc như Trấn Thành, Trường Giang, Mạc Văn Khoa, kết hợp với các gương mặt khác ngoài miền bắc như Xuân Bắc, Tự Long, Vượng Râu, vân vân và mây mây, mà cứ hễ đến gần cuối năm là lại mọc lên hàng loạt các video Hài Xuân 2023 gì đó mà thực ra là từ mấy năm trước mà họ cứ đổi tiêu đề liên tục cho tiết kiệm thời gian và khỏi phải sản xuất thêm.
 Mình cũng xin nhấn mạnh lại là hài, chứ không phải là những tiểu phẩm nửa mùa xào đi xào lại một số những trope mà cliche đéo-một-ai-cũng-thuộc và gọi đấy là các tiểu phẩm hài.
Đại diện tiêu biểu nhất, không may, năm 2023 trên mặt trận mainstream là các người bạn của Sài Gòn Tếu (thiếu mất chữ lâm vì một lý do nào đó, nhưng tôi không thấy họ tếu hay lâm tí nào) xuất hiện khắp mọi nơi để ta cười họ nhiều hơn là cười những “joke” của họ. 
Để nói là hài lên miền Bắc thâm thúy, thâm nho hơn hài miền Nam cũng là sai tè lè hay hài miền Nam chất hơn hài miền Bắc vì sáng tạo hơn trong hình thể cũng như kỹ năng improvise cũng không hẳn là đúng.
Ghen (1998)
Ghen (1998)
Rõ ràng tùy hoàn cảnh, tùy tình huống, tùy mood, tùy diễn viên, và thậm chí là tùy vào…bạn, hay là cách nhìn nhận của bạn thế nào là thâm thúy và trí tuệ. Thâm nho, nho giáo, đá xoáy đả kích cũng không hẳn là hài hước đẳng cấp cao hơn (thậm chí có một số người còn gọi đó là giáo điều một cách thừa thãi) và hài “vô nghĩa”, cười mà “không đọng lại gì” cũng chẳng phải là sáo rỗng. Hoặc nghệ thuật sử dụng irony ở hai vùng miền so với nước ngoài cũng có nhiều sự khác biệt mà ta chỉ có thể cảm nhận qua thời gian chứ không thể dựa thuần khiết vào lời thoại hay plot.
Tuy nhiên, khi mà ngôn ngữ hình thể cũng như cách thức delivery các câu thoại không quá được mấy chú trọng trong lúc bạn coi hài, hoặc các phim hài, hoặc các video hài, khi mà nó không khiến bạn bật cười từ cười mỉm đến một mức đau bụng chỉ vì một cái hành động cử chỉ nào đó của diễn viên, một cái nhíu mày hay là pha ngã mà chỉ có người đó mới có thể ngã (hoặc té) thuần thục đến vậy được, khi mà hài kịch đã trở thành parody của chính nó thì theo tôi ta đã có vấn đề nghiêm trọng. Vì như vậy ta thà đọc truyện cười Vova trên mấy diễn đàn TruongTon.Net hay Blog 360 ngày xưa, hoặc nghe lại Ai Là Triệu Phú chế lần thứ 696274212 (cũng như hàng loạt các video được recommend trên Youtube) còn hơn là ngồi xem hoặc nghe những sản phẩm mà truyền thông đưa ra và gắn mác hài kịch.
Hài của miền Bắc và miền Nam qua bao năm tháng bổ sung và nâng nhau lên một cách vô tình hay cố tình. 
Chiến Thắng nói xấu vợ (miền Bắc) cũng có thể được tính là hài độc thoại về định nghĩa, song chỉ khi Dưa Leo (AKA Nguyễn Phúc Gia Huy) một cái tên quá đỗi là tai tiếng những năm gần đây xuất đầu lộ diện tại các quán cafe ở Sài Gòn (mà gốc gác thực sự bắt nguồn từ các buổi offline Box 50 Thư Giãn của GameVN) vào năm 2008-2009-2010 - có lẽ là người đầu tiên chính thức khai mở stand up comedy theo tiêu chuẩn các anh Tây Lông tại Việt Nam.
Quay ngược lại thời gian một chút để ôn lại một thời huy hoàng của hài kịch Việt Nam. Mình sẽ bắt đầu với hài miền Nam trước vì có lẽ nó dài và nhiều tài liệu hơn để tra khảo và ngâm cứu.
Trung tâm Thúy Nga hoạt động trở lại sau năm 1975 (Trung tâm Thúy Nga là đơn vị phát hành những bài hát của các ca sĩ nhạc vàng trước năm 1975 và khá thành công như Thanh Tuyền, Khánh Ly). một làn sóng mới bắt đầu bao phủ khắp ngõ ngách mọi miền California với chương trình Paris By Night. Hai host chính Nguyễn Ngọc Ngạn và Nguyễn Cao Kỳ Duyên trở thành tiếng nói của toàn bộ dân tộc Việt Nam trên đất Mỹ.
 Học hỏi từ các comedies Mỹ ở thời điểm thập niên 1980 do xuất thân từ các Trung tâm Băng Đĩa Hải Ngoại, từ Paris By Night cho đến Dạ Lan đến Mimosa. Âm nhạc và hài kịch cũng như điện ảnh trong khoảng thời gian này có mối liên hệ khá chặt chẽ với nhau - hoặc diễn viên đi lên từ âm nhạc, hoặc ca sĩ trở thành diễn viên, diễn viên hài, kịch, múa, hát (như Phi Nhung hay Chí Tài).
Một ví dụ điển hình: MV yêu thích nhất của mình vào năm 1984 - Đêm Thu, với hình ảnh Ngọc Lan cực kỳ chân phương và mộc mạc - ngay đằng sau là xuất hiện Chí Tài đệm đàn. Trước tất cả những tiểu phẩm gắn chặt với Hoài Linh, cái tên Chí Tài chẳng là gì trong giới showbiz.
Hài của miền Nam giai đoạn này ảnh hưởng rất nhiều sự châm biếm trào phúng của các biệt đội Saturday Night Live, National Lampoon, những sitcom có tiếng vang lớn như Seinfeld (tham khảo trope Seinfeld Is Unfunny), MASH hoặc Taxi trong các tình huống và giao tiếp ứng xử.
Ở miền Nam tiêu biểu phải kể đến bộ ba Vân Sơn, Bảo Liêm, Việt Thảo (cũng mạnh) cùng cặp đôi Quang Minh - Hồng Đào là những người đi đầu trong các trường phái hài được phát triển rộng rãi về sau của miền Nam giai đoạn sau năm 1975. Trước đây ta có cải lương và kể từ khi họ xuất hiện rồi ảnh hưởng lên các (đàn em (về tuổi) nhưng đồng trang lứa (về sức ảnh hưởng)) như Hoài Linh.
Phim Vật Đổi Sao Dời (2001)
Lấy ví dụ nôm na cho các bạn miền Bắc dễ hiểu: Vân Sơn, Bảo Liêm, Việt Thảo, Quang Minh, Hồng Đào có tầm ảnh hưởng quan trọng không kém Xuân Bắc, Tự Long, Hiệp Gà, Vân Dung.
Vân Sơn gặp Bảo Liêm vào đầu những năm 1990 tại Hải Ngoại. Bước ngoặt lớn nhất trong sự nghiệp của Vân Sơn - Bảo Liêm là khi tự phát hành video hài riêng, bán được hơn 20.000 đĩa với số đầu tiên, đạt doanh thu hơn 100.000 USD khiến ai cũng nể sợ. Trung tâm Vân Sơn Entertainment ra đời năm 1994 để đáp ứng nhu cầu của các fan hải ngoại thời điểm ấy.
Trong các show của Vân Sơn - Bảo Liêm, họ chú trọng rất nhiều vào tất cả các yếu tố tạo nên hài kịch hoàn hảo: từ câu từ chỉn chu đến cách delivery, cách chơi đùa với ánh sáng và âm thanh trên sân khấu khiến cho bạn cảm thấy relate được với một vở kịch ra năm 1995.
Điều này diễn ra cho đến tít giai đoạn đầu và tràn vào cuối 2000 khi mọc lên rất nhiều các tác phẩm được đầu tư kỹ lưỡng về chất lượng hình ảnh cũng như âm thanh. Điển hình như series “Những Nẻo Đường Miền Tây” host chính là Việt Thảo, kết hợp với rất nhiều nghệ sĩ từ già (Mạc Can) cho đến trẻ (Johnny Trí Nguyễn) vào đầu những năm 2000 còn đã đặt nền móng cho vlogging từ trước cả khi Youtube ra đời.
Phần II:
Nhắc đi nhắc lại cái tên Hoài Linh là không đủ vì ảnh hưởng của anh là quá to lớn đối với scene hài kịch của miền Nam từ năm 1990 trở đi, và thậm chí còn trải dài suốt chiều dài 30 năm qua của hài Việt Nam. 
 Có thể nói là về năng suất cũng như chất lượng, khả năng vào vai của Hoài Linh vươn đến đỉnh cao với những vở giả gái (drag show cũng như sketch) diễn đạt đến nỗi mà có những lúc mình nhầm Hoài Linh là gái hồi nhỏ. Ngoài việc đó ra thì Hoài Linh, như một con tắc kè hoa, có thể vào bất cứ vai diễn nào một cách dễ dàng. Công suất của Hoài Linh ta có thể so bì với Trấn Thành thời bây giờ. Tuy so sánh là khập khiễng nhưng có mỗi Trấn Thành là có khả năng “cương” được với di sản đồ sộ của Hoài Linh, song sự cân bằng về chất lượng-số lượng các vở hài được sản xuất thì chỉ có Hoài Linh là nắm ngôi suốt bao năm tháng qua. Bao nhiêu vở để đều và di sản của Hoài Linh từ những ngày đầu với trung tâm Thúy Nga trải qua những 
Và tất nhiên, sao ta có thể nhắc đến hài miền Nam mà không nhắc đến các tên tuổi gạo cội khác như cặp anh em Tấn Bo - Tấn Beo (“Lên chùa bán nhang”), hay tất nhiên là Anh Vũ (“Khi đàn ông có bầu”, hoặc “Gái nhảy” của Lê Hoàng, “Một chuyến phiêu lưu” đóng cùng với Hồng Vân).
Ở bên phía miền Bắc thời điểm này, Xuân Hinh có thể được coi là ứng cử viên rõ rệt nhất cho chức danh người tiên phong đại diện với legacy đồ sộ. Dường như khó có thể nói về bước chuyển mình của hài miền Bắc mà không thể nhắc đến Xuân Hinh. Có thể lấy ví von Xuân Hinh đối với hài của miền Bắc cũng như là John Cleese của Monty Python đối với hài của nước Anh, với cách thể hiện kết hợp những yếu tố cổ truyền được truyền tải cho thế hệ mới một cách duyên dáng và đáng yêu.
Hôm trước mình ngồi với một người bạn thì anh ấy có kể mình một fact khá là vãi chưởng đó là từ “vãi” được tạo ra/phổ biến bởi không ai khác ngoài bác Hinh. 
 Có thể nói là thuộc thế hệ F1 của hài thời hiện đại, Xuân Hinh xuất thân là nghệ sĩ chèo, về sau đóng hài nhưng vẫn chịu ảnh hưởng từ lối văn nghệ chèo từ ngày xưa xửa xừa xưa phản ánh qua các tiểu phẩm hài lớn của thập niên 80-90.
Các tác phẩm sau thời kỳ Đổi Mới có sự khác biệt rõ rệt với những vở tuồng chèo bao cấp tuy được đầu tư nhiều về chất xám nhưng không đủ tốt về chất lượng hình ảnh cũng như âm thanh. Dĩ nhiên rồi vì tiền của, ngân sách nhà nước được dồn vào những thứ khác thiết yếu hơn như lương thực chứ ai rảnh mà chi cho các ngành nghề xướng ca vô loài.
Các bạn nào xem Youtube nhiều có lẽ cũng biết tới kênh nhatbun91 cùng bao nhiêu phim Việt Nam xưa tự cổ chí kim. Hài của miền Bắc thập niên 1990 rất đa dạng và muôn màu với các diễn viên gạo cội như Chí Trung, cặp Quang Tèo-Giang Còi (equivalent miền của Vân Sơn-Bảo Liêm), cho đến thế hệ trẻ hơn là Xuân Bắc và Tự Long được đăng lên kênh của bác ấy.
Rất nhiều phim đã được sản xuất ở thời kỳ này như “Ghen”, “Thế mới là cuộc đời”, “Cửa hàng Lô-pa”, và ti tỉ các vở hài khác các bạn có thể dành hàng tá thời gian để lạc vào hố sâu thẳm trong các buổi đêm.
 Hoặc nếu nhắc đến hài Tết, ít có thể nào bỏ qua vở huyền thoại “Tiền Ơi” mà chắc bạn nào lớn lên vào giai đoạn cuối 2000 cũng có thể relate được với bài viết.
Những bộ phim thời điểm này khắc họa chủ đề phổ biến trong văn nghệ văn chương điển hình là văn hóa xóm làng độc hại, phê phán các thói xấu như trưởng giả học làm sang, phân biệt giới tính, ghen tuông giữa các cặp đôi và các hình mẫu độc hại xung quanh ta.
Bước vào thập niên 2000, Gặp Nhau Cuối Tuần khởi điểm trên VTV về sau xuất hiện diễn viên cả hai miền cùng đứng trên sân khấu. Những cái tên như Ngọc Giàu, Cát Phượng, Tấn Beo có dịp đứng chung với Xuân Bắc, Công Lý, một điều trước đây là không thể do sự khác biệt về văn hóa của hai vùng miền.
 Đến 2008-2009, phía miền Bắc có những bản nhạc “Lụt từ ngã tư đường phố”, hoặc về sau ta có “một năm kinh tế buồn” nhái theo Gangnam style là tác phẩm đi cùng mọi người theo năm tháng kể từ lúc ấy. Lúc này, các bản nhạc chế từ đoàn VTV (Xuân Bắc, Vân Dung, Tự Long,...) cũng xuất hiện trên sóng truyền hình, cover lại các bài hát kinh điển với 8x, 9x như “Hit me baby one more time”.
Vấn đề lớn nhất khi thế hệ 9x trở về sau so sánh hài giữa hai miền đó là so sánh sai thời kỳ - hoặc chính xác hơn là so sánh sai giai đoạn hoàng kim của cả hai miền về từng trường phái một - cũng tương tự việc so sánh trường phái này với trường phái kia. Người sẽ nói hài mà lạm dụng thủ thuật giả gái đi kèm với kịch bản không đồng nhất vào là rẻ tiền, kẻ thì quả quyết với quan điểm hài đâm chọt, xâu xé, hài mà phải vận hết công lực chất xám để cười thì mất đi cái hay.
Khó có thể nói sân khấu Nụ Cười Mới thành lập vào đầu năm 2004 mà các diễn viên chính đều ở phía miền Nam. Các cuốn series Nụ Cười Mới kinh điển như “Hoài Linh tự tử” (cùng với Long Đẹp Trai và Chí Tài), Bật Mí Bí Mật Bị Mất,.. là những ví dụ cho nền hài kịch đạt đến đỉnh cao ở thời điểm đó khi kết hợp cả các yếu tố viễn tây hoặc những tình huống absurd như việc Hoài Linh tự tử mãi cũng không thể nào thành công hoặc đòi nợ,..
 Thế hệ đầu của sân khấu gồm Lê Hoàng Mèo, Long đẹp trai, Quách Ngọc Tuyên, Trường Giang... Sau đó, Nam Thư, Lâm Vỹ Dạ, Hứa Minh Đạt... cũng về đầu quân cho Nụ Cười Mới.
"Sân khấu "Nụ cười mới" là tâm huyết của cố nghệ sĩ Hữu Lộc – người đã bị tai nạn giao thông và đột ngột ra đi. Sân khấu này được thành lập cách đây 14 năm, giai đoạn đầu qui tụ đông đảo các nghệ sĩ hài nổi tiếng được khán giả yêu mến. Và từ sàn diễn này, rất nhiều diễn viên hài trẻ đã thành sao. Khi sàn diễn rơi vào trạng thái bão hòa, rồi mất dần khán giả, có suất chỉ bán được vài chục vé nhưng Vũ Văn Long và Phi Nga vẫn tiếp tục chèo chống. Đôi vợ chồng này đã bù lỗ quá nhiều. Chính tôi chứng kiến có hôm Phi Nga lãnh được tiền cát sê đóng phim truyền hình, đã bù đắp tất cả cho chi phí của sân khấu" – đạo diễn bộ phim "Gia đình là số 1" kể trong nước mắt.  
Riêng mình thì con đường trung đạo vẫn nằm ở ranh giới giữa hài miền Bắc và hài miền Nam, theo nghĩa cả hai miền đều có những cái hay riêng nhưng khi kết hợp đúng các gia vị lại với nhau sẽ cho ta những kết quả thành công dù hiếm có, ví dụ như khi toàn bộ dàn cast của GALA cười làm một video chế lại bài “We are the world” - đi trước những video Youtube chế vài năm, hay các tiểu phẩm dịch lời từ tiếng Anh sang tiếng Việt.
(Khá cay đắng khi Hiệp Gà với chuyên án sử dụng heroin đã đã khép lại một chương khác của lịch sử hài Việt Nam phía Bắc, nhưng điều đó không thay đổi sự ảnh hưởng từ đóng góp không nhỏ của anh đối với ngành công nghiệp hài kịch của nước nhà)
Trong cùng thời điểm ở phía miền Nam có những động thái khác lạ tại các quán cafe, phòng trà nhờ việc Dưa Leo up những clip của mình diễn hài độc thoại lên internet.  Hài độc thoại trước đây tại Việt Nam chỉ là những tiểu phẩm của nghệ sĩ Chiến Thắng nói xấu vợ được diễn trên sân khấu và đôi lúc tại những đám cưới ở các xóm làng, Dưa Leo đã biến nó thành trở thành một trường phái “Tây” hơn rất nhiều, hợp thời đại hơn nhiều, kéo theo đó là internet humor cũng xuất hiện ở ngoài đời nhiều hơn.
Hơn hai năm sau, vào năm 2011 chương trình “Vua Hài Đất Việt” với ba giám khảo chính là Hồng Vân, Minh Nhí, Lý Hải xuất hiện như một sự ăn theo các chương trình thi thố âm nhạc/tài năng khác (Vietnam Idol, Vietnam’s Got Talent), kỳ này là với hài kịch. Tuy chương trình, theo nhận định của mình là đã thất bại ê chề trên chiến tuyến, nhưng đồng thời cũng tàn phá không kém khi nó phần nào chính là người tiền nhiệm của “Thách Thức Danh Hài”. Dưa Leo cũng đã đến tham gia song bị loại (vì có vẻ như là có sự dàn xếp từ bên phía BGK). Khi tham gia Vietnam’s Got Talent thì vào tới vòng bán kết nhưng vẫn bị loại.
— 
Năm 2011 cũng là năm 9gag xâm chiếm thế giới. Cab.vn cũng từ đó được sinh ra. Sense of humor trở nên đa dạng hơn bao giờ hết nhưng ta cũng đoàn kết hơn bao giờ hết với việc smartphone phổ biến và thông tin được phổ cập ở một tốc độ mãnh liệt. Rồi tất nhiên không thể kể đến JVevermind, HuyMe Productions, An Nguy, Lâm Việt Anh cũng đã shape phần nào humor của tất cả chúng ta.
Còn hài bây giờ, nó dường như đã bị bão hòa một cách đáng sợ. Nó là Youtube và TikTok và Facebook. Và có lẽ sẽ không có bất cứ platform nào sau ba nền tảng đó cho hài kịch nữa khi mà cái chúng ta có (và nên trân trọng) là Khứa áo xanh cùng bản nhạc văng vẳng trong đầu mỗi người “Hãy cứ vô tư và lạc lạc lạc…” hoặc là video chế thứ 242912 về Tiến Bịp cùng những chuyện đời của anh ấy.
Minh Tu Le