Mặc dù mình dùng chữ "bạo hành" ở đây thì hơi quá nhưng những ảnh hưởng xấu do những giá trị độc hại gây ra thì không thể phủ nhận.
Đây là cách phá hoại cuộc sống, phá hoại sức khoẻ tinh thần 1 cách rất tinh vi nhưng không phải ai cũng nhận ra. Đa số đều xem những khuôn giá trị này là hiển nhiên và bám vào đó, coi nó như chân lý để dạy đời.
Và kể cả những người nhận ra được sự độc hại của những khuôn giá trị này, họ cũng không thực sự tránh khỏi nó. Ví dụ, bạn là đàn ông (như mình đây) thì theo lẽ thường, đàn ông không được khóc. Mặc dù bạn biết rằng, đàn ông khóc thì cũng có sao, chả lẽ gặp chuyện buồn không nhỏ lệ được à, nhưng vấn đề là, bạn khóc ai nghe? Ai sẽ lắng nghe, đồng cảm cho bạn? Những người tốt như thế rất hiếm, đa số sẽ chỉ cho rằng khóc là yếu đuối, dù bạn biết họ sai nhưng bạn cũng không thể chối cãi được.
Vâng, cái mình đang nói đến, như ở đầu bài, là những khuôn giá trị độc hại do người đời đề ra. Ví dụ
- Những người tư duy tích cực sẽ có cuộc sống tốt đẹp.
- Đàn ông phải mạnh mẽ, không được yếu đuối.
- Tuổi trẻ phải dám nghĩ dám làm, dám thử thách bản thân. Tuổi trẻ là tuổi sống hết mình với đam mê.
- Gia đình là nơi hạnh phúc nhất đời người.
Hậu quả của những giá trị độc hại:
- Đóng khung con người vào những giá trị. Trong khi mỗi con người đều có điểm mạnh điểm yếu riêng, cộng thêm ngoại cảnh khác nhau nên mỗi người sẽ có một mục tiêu và cách hành động khác nhau. Những người thoả mãn khuôn giá trị sẽ được xếp vào loại "thành công" (hay nhiều những tính từ mang sắc thái tích cực khác) - và họ bị áp lực phải duy trì sự "thành công" đó. Còn những người không nằm trong khuôn giá trị đó, sẽ bị xếp vào loại "thất bại" (hay nhiều những tính từ mang sắc thái tiêu cực khác) - và họ bị coi thường, bị đánh giá thấp. Và những người này lại bị áp lực phải đổi thay - để "thành công" theo định nghĩa của khuôn giá trị.
Chưa kể nếu bạn không thích những lời hứa hẹn ngon ngọt những khuôn giá trị đề ra cho bạn, bạn không chấp nhận đóng khung giá trị, bạn có quy chuẩn riêng của bạn, phù hợp với con người bạn thì thế nào?
Link: https://www.facebook.com/1938993986381358/posts/2997010780579668/?sfnsn=mo
Link: https://www.facebook.com/1938993986381358/posts/2997010780579668/?sfnsn=mo
- Thiếu sự cảm thông cho những người không theo cái quy chuẩn đề ra. Mặc định tất cả mọi người theo quy chuẩn đó. Giống như những người lính trong doanh trại quân đội, cùng tập các động tác như nhau, cùng "Bước đều, bước!", cùng tập bắn súng theo lệnh chỉ huy. Ai sai động tác sẽ phải sửa cho đến khi nào chuẩn thì thôi.
Thì với những khung giá trị dạy đời cũng như vậy. Cái nhìn cay nghiệt đối với những người không đạt tiêu chuẩn, bất chấp việc họ kém may mắn, hoặc khung giá trị không phù hợp với con người họ.
Ví dụ: những người tư duy tích cực sẽ có cuộc sống tốt đẹp.
Như vậy thì nếu bạn tư duy tiêu cực, bạn sẽ tự trách móc bản thân. Thay vì có tác dụng báo hiệu rằng bạn không ổn, để bạn biết rằng có vấn đề cần đối mặt, cần giải quyết thì giờ đây, những tư duy tiêu cực trở thành cái sinh ra chỉ để bạn giày vò bản thân, và những người khác hạ thấp bạn. Và thay vì nhận ra để tìm hiểu, giải quyết vấn đề, bạn đổ lỗi cho bản thân vì tư duy tiêu cực nên mới gặp vấn đề như vậy. Và những người khác cũng như vậy, họ không cảm thông, họ đổ lỗi cho bạn mỗi khi bạn trái quy chuẩn. Đúng là cánh cửa cãi cùn, rất khôn khéo!
Hoặc như gia đình là nơi hạnh phúc nhất đời người - chắc gì gia đình đã là nơi hạnh phúc. Hạnh phúc cái gì mà gần đây xảy ra mấy vụ cháu bé tử vong, bị tra tấn với những hình thức man rợ. Vậy thì những người có gia đình không hạnh phúc sẽ có xu hướng đổ lỗi cho chính họ. Và những người ngoài cũng thế - nào là "vì con không biết kính trọng cha mẹ, làm cha mẹ buồn", "cha mẹ không biết nuôi dạy con", " vợ chồng không chịu lắng nghe thấu hiểu".
Bởi vì mọi người đã tin tưởng quá mức vào những tiêu chuẩn nghe xuôi tai mà không hề nhận ra mình đã sai lầm, nên khi không đạt được như ý muốn, họ có xu hướng nuối tiếc, họ cố gắng "đời thay đổi khi ta đổi thay" một cách vô vọng. Như hình bên dưới.
Link chi tiết: https://spiderum.com/bai-dang/Thien-su-dich-thuc-xb9TN4Eao0r4
Bài viết tạo cho mình động lực để viết bài này
Bài viết tạo cho mình động lực để viết bài này
Và cuối cùng, những khẩu hiệu này cũng chẳng xuất phát với tấm lòng cao cả của thầy cô giáo đâu, nhiều khẩu hiệu là do các cá nhân, tổ chức, công ti nghĩ ra nhằm thu lợi nhuận thôi.
Ví dụ như câu: Tuổi trẻ phải dám nghĩ dám làm, dám thử thách bản thân. Tuổi trẻ phải sống hết mình với đam mê.
Dám nghĩ dám làm cho ai? Thử thách bản thân cho ai. Đam mê cho ai? Toàn chiêu trò giao nhiệm vụ rồi nêu khẩu hiệu. Lấy những mỹ từ che giấu bản chất.
Nãy giờ mình nói tào lao quá, thôi mình tổng kết, trả lời cho câu hỏi đầu bài: những khuôn giá trị gây hại tới sức khoẻ tinh thần thế nào?
Đầu tiên là, tự ti về bản thân. Trong tâm lý học có từ "hiệu ứng ngược" - nếu bạn kì vọng vào những điều tốt đẹp quá xa vời và kết quả đạt được không như ý muốn, bạn sẽ có xu hướng tự ti về bản thân, cho rằng mọi thứ là do mình.
Thứ hai là, thiếu khả năng điều hoà cảm xúc sau này. Vì bạn tự ti về bản thân như đã nói ở trên. Và bạn che giấu cảm xúc, che giấu con người thật của bạn để gồng mình vào cái khung giá trị. Lâu dần, kiềm chế lâu quá, không hiểu cảm xúc thực sự của bản thân làm bạn mất khả năng bộc lộ cảm xúc, cũng như dễ trở nên nóng nảy, hung hăng.
Thứ ba là, gây áp lực với người đã đạt tiêu chuẩn trong khung giá trị phải giữ gìn tiêu chuẩn đó (như kiểu giữ gìn thành phố xanh sạch đẹp) và áp lực với những người chưa đạt tiêu chuẩn phải gồng mình lên để đạt được tiêu chuẩn.
Cụ thể: https://spiderum.com/bai-dang/test-Tinh-nam-doc-hai-la-gi-va-no-doc-hai-nhu-the-nao-lb3L07ivpI2S#:~:text=N%C3%B3i%20%C4%91%C6%A1n%20gi%E1%BA%A3n%2C%20t%C3%ADnh%20nam,c%E1%BA%B1n%20hay%20ham%20mu%E1%BB%91n%20cao.&text=T%C3%ADnh%20nam%20%C4%91%E1%BB%99c%20h%E1%BA%A1i%20t%E1%BA%A1o,%E2%80%9C%C4%91%C3%A0n%20%C3%B4ng%20%C4%91%C3%ADch%20th%E1%BB%B1c%E2%80%9D.
Tuy mình chỉ trích rất nặng nề với những người áp đặt khuôn giá trị lên người khác, xong cũng nên thấu hiểu cho họ. Vì có lẽ, chính họ là những người từng bị hắt hủi vì không đáp ứng tiêu chuẩn. Cho nên họ không còn cách nào khác ngoài việc đáp ứng khung giá trị để được những người khác công nhận. Và có những người do tiếp xúc quá nhiều với những tư tưởng đấy, cộng với việc họ chưa có hệ thống nhận thức hoàn chỉnh để phản biện, nên họ dễ dàng tin vào những khuôn giá trị và cho là hiển nhiên nên mang đi nói với người khác. Có thể họ không muốn áp đặt đâu, họ nghĩ thế thôi nhưng lời nói của họ đã mang tính áp đặt giá trị rồi mà họ không hề biết.
Giải pháp mình đề ra: nếu bạn thấy quy chuẩn nào hợp lý thì tự giữ cho bản thân đi, đừng nói ra. Tự áp dụng cho bản thân, cứ cố gắng để đạt đến quy chuẩn. Nếu thất bại thì tránh đổ lỗi, hãy tự tin rằng bạn (và những người kém may mắn) đã cố gắng hết sức. Và tránh tình trạng tin vào câu đạo lý chỉ vì nó được nói ra bởi người có tiếng - làm như thế bạn đã dính vào hiệu ứng thiên lệch kẻ sống sót (survivorship bias) - hiệu ứng tin vào phương pháp của người thành công mà không hề nghĩ rằng đã có những người thất bại từng dùng phươmg pháp tương tự.
Link một số bài tham khảo:
https://www.facebook.com/1938993986381358/posts/2997010780579668/?sfnsn=mo
https://spiderum.com/bai-dang/test-Tinh-nam-doc-hai-la-gi-va-no-doc-hai-nhu-the-nao-lb3L07ivpI2S#:~:text=N%C3%B3i%20%C4%91%C6%A1n%20gi%E1%BA%A3n%2C%20t%C3%ADnh%20nam,c%E1%BA%B1n%20hay%20ham%20mu%E1%BB%91n%20cao.&text=T%C3%ADnh%20nam%20%C4%91%E1%BB%99c%20h%E1%BA%A1i%20t%E1%BA%A1o,%E2%80%9C%C4%91%C3%A0n%20%C3%B4ng%20%C4%91%C3%ADch%20th%E1%BB%B1c%E2%80%9D.
https://spiderum.com/bai-dang/CUA-KOORO-FUYUKO-Su-doc-hai-cua-nhung-day-doi-le-thoi-bd0