Hiểu về bản chất của linh hồn có lẽ là một trong những nhiệm vụ cơ bản và thiết yếu nhất trên con đường tâm linh.
Nếu không biết chính xác linh hồn là gì – trông nó ra sao – chúng ta có thể dễ dàng bị lạc lối, mắc kẹt hay tắc nghẽn.
Nếu bạn đã luôn muốn biết về thế lực bí ẩn này (mysterious force) là gì và làm thế nào để kết nối với nó, hay làm sao để phân biệt giữa Linh hồn (soul) và Tinh thần (Spirit) – hãy tiếp tục đọc bài viết này.

Linh hồn là gì?

Linh hồn là gì? Linh hồn là dạng bản chất cốt lõi ở thể phi vật chất và đó toàn bộ con người bạn ở cấp độ cốt lõi nhất (at a core level ) – hay nói cách khác đó là bản chất thực sự của bạn (your true nature). Vạn vật khi ở cấp độ cốt lõi nhất của chính mình chính là năng lượng. Một linh hồn chính là sự tổng hợp cao nhất của năng lượng này – một sự tổng hợp tạo nên chúng ta một cách sống động nhất (animates), giúp chúng ta chuyển động, dịch chuyển và thậm chí nói chuyện với chúng ta trong những khoảnh khắc yên tĩnh khi ta cần sự hướng dẫn.
Nhà tâm lý học, đồng thời là Thầy shaman giáo – Christa Mackinnon đã viết:
Chính là linh hồn ta – thứ đã cung cấp cho ta một giọng nói từ nội tại, một thứ la bàn đạo đức và phương hướng. Đó cũng chính là linh hồn thứ mà ta nghe thấy như “chất giọng nho nhỏ” phát ra từ bên trong, nhắc nhở ta rằng ta có thể là nhiều hơn những gì ta nghĩ mình có thể trở thành. Cũng là Linh hồn – thứ phải chịu đựng đau đớn khi chúng ta không nuôi dưỡng nó với những sự tích hợp từ những thành phần tinh thần tốt đẹp hay cố gắng cống hiến cuộc sống của ta với những mục đích và ý nghĩa thực sự.
Nguồn gốc từ đâu khởi nguồn ra từ “soul” là không rõ ràng, tuy nhiên, có nhiều liên đới của nó tới Anh ngữ cổ (sāwl, sāwol), tiếng Hà Lan (ziel), tiếng Đức (seele) và tiếng Old Norse* (sāl)

Linh hồn của bạn có thể biến mất hay chết đi?

Câu hỏi thường gặp đầu tiên: Linh hồn của bạn có thể lạc lối không? Và thì – nó có thể biến mất hoặc chạy trốn?
Trong văn hóa Phương Tây, bạn có thể rơi vào trường hợp mà chúng tôi gọi là “lost soul/một linh hồn lạc lối” (hay nói cách khác – một người lạc lối trong cuộc sống) – tuy nhiên, linh hồn của bạn sẽ không bao giờ bỏ chạy (runs away) hay bị lạc, thay vào đó, bạn chỉ đang bị mất kết nối với nó do những chấn thương và những vết thương nội tại. Tâm hồn của bạn luôn ở đó, cho dù nó bị che khuất đi với những bụi bẩn và những mảnh vụn cuộc đời.

Câu hỏi tiếp theo – Linh hồn bạn có thể chết không?

Đây là một câu hỏi “đáng lo ngại” bởi rất nhiều lý do, tuy nhiên, câu trả lời là Không – Linh hồn của bạn không thể chết được (may mắn làm sao!!). Nó có thể biến đổi và hợp nhất với tinh thần, nhưng nó không thể chết.

Trong một văn tự cổ linh thiêng của Ấn Độ được gọi là Bhagavad đã ghi lại:
“Linh hồn là bất khả chạm; là bất biến, toàn vẹn, tĩnh lặng, không thể lay chuyển; sự tồn tại của nó là vĩnh cửu”.
Điều này phản ánh Định luật nhiệt động lực học (Law of thermodynamics) đã tuyên bố rằng “năng lượng có thể biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác, nhưng nó không thể được tạo ra hay bị phá hủy”.
Điều tương tự cũng có thể được sử dụng để nói về linh hồn của chúng ta – vì linh hồn chính là năng lượng: thứ sinh lực sống mạnh mẽ nhất/the life force. Và chính bởi thế, nó không bao giờ có thể chết, mà chỉ đơn giản là chuyển đổi dạng thức tồn tại.
Điều đó có khiến bạn ngạc nhiên không? Nếu bạn thực sự dừng lại để chiêm nghiệm về điều này và tích hợp nó – không chỉ ở cấp độ tâm thần (mental level) mà cả mức độ cảm xúc (emotional level), nhận thức có khả năng thay đổi toàn bộ cách thức mà ta dùng để tiếp cận về cái chết.

Thực vật, động vật và các dạng sống khác có linh hồn không?

Nếu chúng ta hiểu Linh hồn là thứ bản chất độc đáo hoặc năng lượng sống thiết yếu của một thứ gì đó, ta có thể nhận ra rằng mọi thứ đều có linh hồn và mọi thứ đều có một năng lượng sống đặc thù có một không hai (one-of-a-kind life force energy). Không có “hai thứ nào thuộc về sự tồn tại” lại có thể giống hệt nhau bởi ngay cả các cặp sinh đôi giống hệt nhau cũng luôn có sự khác biệt.
Khi bạn đi ra ngoài tự nhiên, hãy chú ý đến những cái cây xanh xung quanh mình. Nếu chú ý, bạn sẽ phát hiện ra rằng mỗi trong số chúng đều có một sự độc đáo nhất định, không chỉ về hình dáng mà cả về năng lượng – đó chính là linh hồn của cây. Điều tương tự cũng có thể đúng với bất cứ thứ gì đi ngang qua bạn, một chú chó, một con chim, một đám mây, một ngọn núi, thậm chí chiếc điện thoại bạn đang dùng, chiếc máy tính xách tay, ipad hay cuốn sách bạn đọc. Mọi thứ đều có một sự tồn tại đặc biệt, cụ thể và khác biệt hoàn toàn so với những thứ khác.
Ngay cả thế giới nơi ta đang sống, hay còn được gọi là Mẹ trái đất hay Gaia – cũng có linh hồn (dựa trên một hệ thống tư tưởng liên quan đến triết học, tâm linh và tôn giáo). Linh hồn thế giới được gọi là anima mundi hay linh hồn vạn vật (universal soul) bởi nó bao gồm tất cả chúng sinh. Nó thực chất là sự tổng hòa của tất cả năng lượng, sự biểu thị (manifestation) và bản chất của tất cả vạn vật.

Một người có thể được sinh ra mà không có linh hồn hay không?

Đây là một câu hỏi gây tranh cãi và mọi người sẽ có những câu trả lời khác nhau.
Những kẻ giết người hàng loạt, kẻ thái nhân cách, kẻ hiếp dâm..etc – họ có có linh hồn không? Sẽ có rất nhiều người với sự thù ghét, căm thù và ghê tởm đối với những kiểu người này (nhân tiện, đây là những phản ứng hết sức bình thường) chắc hẳn sẽ hét lên rằng KHÔNG – HỌ KHÔNG CÓ LINH HỒN.

Nhưng với sự hiểu biết mà chúng tôi có – tất cả chúng ta đều được sinh ra với linh hồn, chỉ là một số người trong chúng ta bị mất kết nối với chính linh hồn của họ do những chấn thương tiền kiếp, đến từ xã hội, gia đình, từ thời thơ ấu.

Đôi khi chấn thương này dữ dội đến mức người đó mất hoàn toàn kết nối với linh hồn của họ – linh hồn chắn lại đằng sau bức tường của những cơn thịnh nộ, hận thù, đớn đau, buồn bã, những niềm tin độc hại, vết thương nơi vùng lõi và cơ chế phòng thủ. Do đó, một người có thể trở nên “vô hồn/soulless” hay “hoàn toàn mất đi mọi cảm xúc cơ bản cần thiết/dead inside” – và những tình trạng này có hiểu theo một cách khác đó là họ đã bị tách biệt hoàn toàn khỏi sự ấm áp và lòng trắc ẩn của linh hồn. Khi những điều này xảy ra, những hành động tàn ác không tưởng, hay những hành vi đáng khinh bỉ, ghê tởm có thể được thực hiện bởi những người không thực sự cảm thấy bất kỳ điều gì (hoặc bị chiếm hữu bởi một cảm xúc đặc biệt nào đó – như hận thù hay những cơn thịnh nộ).
Có thể so sánh nó như sau: Trong một căn phòng lớn. Trong phòng chỉ có một luồng sáng duy nhất, rất sáng và tinh khiết. Nó tràn ngập và chiếu rọi mọi thứ. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi bạn dựng một bức tường xung quanh thứ ánh sáng này? Căn phòng sẽ trở nên mờ dần và không thể thấy rõ. Điều gì sẽ xảy ra khi bạn chôn vùi hoàn toàn thứ ánh sáng này? Căn phòng sẽ trở nên tối đen: bạn sẽ chẳng thể thấy thứ gì và cứ thế vấp ngã liên tục trong tình trạng sợ hãi triền miên.
Cuối cùng, khi đã quen với cảm giác sợ hãi đến nỗi nó khiến bạn trở nên tê liệt – mọi thứ trở nên quá nhiều để có thể thoát ra. Kết quả, bạn trở thành một sinh vật thuộc về bóng tối, không thực sự sống, nhưng cũng không thực sự chết.
Những người trải nghiệm điều này thường sẽ dùng đến những biện pháp cực đoan nhất để có thể “cảm thấy” bất cứ điều gì – và khi họ cảm thấy thứ đó, hay ham muốn một ai đó, những cảm giác này sẽ nhanh chóng xâm chiếm họ một cách hoàn toàn và biến họ thành một thứ ác quỷ – “không thể cảm nhận hay nhìn thấy bất cứ điều gì ngoài thứ “cảm giác” đó.
Khi căn phòng nội tại của ta được chiếu sáng bởi ánh sáng của linh hồn, chúng ta có thể nhìn thấy và cảm nhận tỏ ràng. Chúng ta không cần phải sống trong trạng thái của sợ hãi mà thay vào đó, cuộc sống chính là sự sôi động và ngập tràn sức sống.
Vậy làm thế nào chúng ta có thể khiến cho thứ ánh sáng bên trong này thấm vào bản thể của ta. Có rất nhiều cách khác nhau để làm điều đó (bao gồm những bài viết mà trước nay chúng tôi đã viết và chia sẻ), chúng sẽ được nói rõ hơn ở bên dưới. Nhưng trước tiên, hãy cùng khám phá sự khác biệt giữa Linh hồn (Soul) và Spirit (Tinh thần).

Sự khác biệt giữa Linh hồn (Soul) và Tinh thần (Spirit)

Hầu hết mọi người đều nhầm lẫn giữa hai khái niệm về sự tồn tại của Linh hồn và Tinh thần. Chúng có vẻ giống nhau và thường được sử dụng thay thế cho nhau – tuy nhiên, chúng không giống nhau.
Hầu hết mọi người đều nhầm lẫn giữa hai khái niệm về sự tồn tại của Linh hồn và Tinh thần. Chúng có vẻ giống nhau và thường được sử dụng thay thế cho nhau – tuy nhiên, chúng không giống nhau.
Trong khi Linh hồn được kết nối với Trái đất, mặt đất thì Tinh thần được kết nối với Thiên đường, trên cao. Trong khi linh hồn là một cánh cửa để đi vào những bí ẩn chưa biết mang tính cá nhân (mysteries of the personal unknown) thì Tinh thần lại mở ra một cánh cửa của sự Hợp nhất vô hạn (boundless oneness). Linh hồn được khám phá ra ở tiềm thức (subconscious) hay vùng địa hạt Hạ giới ( “underworld” realm), trong khi đó Tinh thần được nhìn thấy ở trạng thái siêu ý thức (super-consciousness) hay vùng địa hạt Thượng giới (upperworld). Khi chúng ta nếm trải cả hai trạng thái, chúng ta trải nghiệm một cảm giác của sự hạnh phúc huyền bí, linh hồn ta được kết nối với những giấc mơ hoang dã, trạng thái ngây ngất huyền ảo (ecstasies) và những viễn cảnh, trong khi đó Tinh thần là kết quả dẫn đến những trải nghiệm về sự thuần khiết, được chiếu sáng và buông xả.
Ở đây chúng ta có thể nhận thấy sự khác biệt cơ bản giữa Linh hồn và Tinh thần được tóm tắt như sau: Linh hồn là trần thế, những bí ẩn và được truy cập bởi tiềm thức thông qua những giấc mơ và những viễn cảnh. Tinh thần thuộc về thượng đàng, vô ưu và được kết nối thông qua các trạng thái nhận thức được thanh lọc /purified awareness (như thiền định).
Có lẽ biểu đồ dưới đây sẽ phân biệt hai khái niệm này rõ hơn cho dù chúng có vẻ hơi quá thô cộc
Như được khám phá trong một cuốn sách có tên Hệ sinh thái tâm linh (Spiritual Ecology);
Ý tưởng về linh hồn của con người – kêu gọi chúng ta hướng đến mối quan hệ cá nhân và độc nhất của chúng ta với thế giới. Theo ý nghĩa này, Linh hồn và Tinh thần gợi ý hoàn toàn trái ngược về sự Độc nhất/ so với Phổ quát, được tiếp cận bằng cách đi xuống – so với đi lên.

Tuy nhiên, ở điểm cuối cùng, mỗi linh hồn (mỗi điều trong khía cạnh linh hồn của chính nó) tồn tại như một biểu hiện của Tinh thần và phục vụ như một tác nhân hoặc sứ giả cho Tinh thần. Mối quan hệ cá nhân của chúng ta với Tinh thần và Linh hồn không hề mâu thuẫn mà bổ sung cho nhau. Một Linh đạo hoàn chỉnh (A complete spirituality) bao chùm các mối quan hệ của ta với cả Linh hồn và Tinh thần, không chỉ là phần này hoặc phần kia. Hai cõi tâm linh cùng nhau tạo thành một tổng thể. Bất cứ thành phần nào tách rời đều là sự không đầy đủ.

Ở đây chúng ta có thể thấy rằng cả linh hồn và tinh thần thực sự chỉ là hai mặt của cùng một đồng xu. Cuối cùng, Linh hồn phải phục vụ như một tác nhân của Tinh thần, và Tinh thần là không toàn vẹn nếu thiếu Linh hồn.

Bằng cách trở thành “cốt lõi chân thật nhất của chính mình” (who we authentically are), bằng cách đi trên con đường đúng với chính ta, chúng ta sẽ có thể kết nối với Linh hồn và có thể phục vụ Tinh thần một cách tốt nhất.

Mục đích tối thượng/Ultimate purpose của Linh hồn là gì?

Chúng ta đã trả lời được câu hỏi “linh hồn là gì?”, hãy tiếp tục đào sâu hơn và hiểu mục đích cuối cùng của Linh hồn.
Như tôi từng chia sẻ trong rất nhiều bài viết trước đây – chúng ta đều có một thứ mục đích bẩm sinh, một thứ gì đó được lập trình vào trong ta ở cấp độ cốt lõi, một điều gì đó mà chúng ta cần thực hiện.
Điều này có thể quan sát được trong thế giới xung quanh chúng ta: cuộc sống được lập trình để phát triển; thay đổi và mở rộng. Tất cả chúng sinh (cây cối, động vật, thiên hà..etc) đều trải qua những chu kỳ biến hóa và chuyển đổi. Chúng ta cũng vậy.
Do đó, mục đích cuối cùng của linh hồn dựa trên sự quan sát cơ bản này là phát triển và trưởng thành. Trên thực tế, có một cách hiểu về những giai đoạn phát triển khác nhau của Linh hồn (thứ được gọi là Tuổi tâm hồn), nó có thể giải thích cho mục đích cơ bản này. Những linh hồn đã trưởng thành qua nhiều kiếp đời và hình thái đời sống được gọi là Những linh hồn già nua (Old Souls).

Nhưng đỉnh cao nhất của tất cả những điều này là gì?

Kể từ buổi bình minh của các nền văn hóa cổ đại, các nhà huyền môn và các nhà hiền triết đã đề cập đến mục đích cuối cùng của Linh hồn bằng nhiều cái tên như: Để đạt được Phật tính (Buddha-nature); Sự giác ngộ (Enlightenment); tới thiên đường, ý thức Chúa (Christ-Consciousness), giải thoát (Moksha); được soi sáng (Illumination), hoặc Hợp nhất (Oneness).
Khi sự giác ngộ xảy ra, Linh hồn cá nhân hòa nhập trở lại với Tinh thần phổ quát – hoặc như tác giả Michael A. Singer từng viết:
Khi giọt ý thức tự biết mình như một cá thể trôi ngược trở lại đủ xa, nó sẽ trở thành giống như giọt nước rơi xuống đại dương. Atman (Linh hồn) sẽ rơi vào Paramatman (Linh hồn tối thượng). Ý thức cá nhân sẽ rơi vào Sự hợp nhất của vũ trụ (Universal Oneness). Và đó chính là điều sẽ xảy ra.

Điều này thường được gọi là “Kinh nghiệm trở về nhà” hay “ trở về với bản chất thật của chúng ta” – thứ vượt ra ngoài thứ bản ngã giới hạn, thích kiểm soát, thao túng, chạy trốn và sự sợ hãi với cuộc sống.

Nhưng cuộc hành trình này có thể sẽ mất rất nhiều kiếp đời, thậm chí ngay cả sự giác ngộ cũng không phải là kết thúc (bởi bất cứ thứ gì không chuyển động/static đều là chết – và chẳng có thứ gì gọi là cái chết cuối cùng). Vẫn còn rất nhiều các lớp chồng chất lên nhau cần được đào sâu và mở rộng để tiếp tục trải nghiệm.

Làm thế nào để tìm thấy linh hồn của bạn?

Tôi dùng từ “tìm thấy linh hồn của bạn” bởi dù linh hồn bạn vẫn luôn ở đó, tuy nhiên ánh sáng của nó có thể bị che khuất, bị chặn khỏi cuộc sống hàng ngày.
Chúng ta cần phải vượt qua sự ô nhiễm về cảm xúc, tinh thần, thể chất và thể khí (etheric) trong cuộc sống để kết nối lại với tâm hồn mình. Và đây không phải là một con đường dễ dàng, đặc biệt là khi chúng ta đã quá quen với một trạng thái sống nhất định.
Để tìm thấy linh hồn mình, bạn phải đặt câu hỏi cho tất cả mọi thứ. Bạn cần phải đi trên con đường ít người đi qua, trở thành con sói đơn độc và tìm kiếm nhiều hơn một thứ gì đó. Đây có thể là một con đường không dễ dàng gì và sẽ chẳng lạ nếu tất cả mọi người đều thích sự thoải mái và thậm chí tự mãn với sự “bình thường”.
Bạn đã sẵn sàng để lắng nghe tiếng gọi từ bên trong? Bạn phát ốm vì cảm thấy lạc lõng, cô đơn, chán nản và trống rỗng từ thẳm sâu bên trong? Bạn muốn tìm thấy những món quà, định mệnh cuộc sống và ý nghĩa cá nhân bạn?
Nếu bạn khao khát một điều gì đó nhiều hơn, đó là thời gian để bắt đầu hành trình tâm linh của mình. Là thời điểm đúng để tìm thấy linh hồn bạn. Dưới đây là ba con đường thiêng liêng sẽ giúp bạn kết nối lại với linh hồn:

Con đường Đầu tiên: Cơ thể/The Body – Cõi vật lý/Physical Realm

Những thực hành tương ứng với con đường đầu tiên bao gồm:
Liệu pháp sinh thái/Ecotherapy (bao gồm sinh thái sâu/deep ecology, ngâm trong thiên nhiên/nature immersion, thị kiến/vision quests…etc)
Yoga, thái cực quyền, khí công (các môn rèn luyện thể chất vật lý giúp bạn kết nối với năng lượng sinh lực của mình)
Thực hành hơi thở/Breathwork (sử dụng hơi thở để giúp thông suốt những tắc nghẽn, tăng cường sức sống, tăng cường nhận thức…etc)
Thực hành cơ thể/Bodywork (bao hàm các phương pháp trị liệu khác nhau giúp giải phóng chấn thương khỏi cơ thể, tăng sức khỏe và vận động, thúc đẩy kết nối cơ thể – tâm trí)
Liệu pháp tâm lý so-ma/Somatic psychotherapy (Phương pháp tư vấn liên quan đến việc kết nối với trí huệ/wisdom và khả năng chữa lành của cơ thể như một mạch máu của tâm hồn/vessel of the soul, giúp giải phóng chấn thương và chữa lành)
Thuốc thực vật/Plant medicine (Hấp thụ các vật chất có khả năng tác động đến tâm thần/psychoactive substances để mở rộng ý thức và kết nối linh hồn dưới sự theo dõi của pháp sư hoặc người chữa bệnh/healer)
Sự cô độc/Solitude (Đưa bản thân khỏi sự hỗn loạn của cuộc sống để nhìn sâu vào bên trong mình)
Nhảy múa (Chuyển động trực quan để thể hiện tâm hồn và cân bằng các luân xa)
Hát và tụng kinh (Sử dụng giọng nói để kết nối và thể hiện tâm hồn)
Mật tông/Tantra (Một truyền thống bí truyền tôn vinh cơ thể và tất cả các khía cạnh của cuộc sống)
Cơ thể như một mạch máu của tâm hồn ta và kết nối với nó có nghĩa là đoàn tụ với trí huệ và trí tuệ mà chúng ta có trong mình. Cơ thể cũng mang rất nhiều căng thẳng và chấn thương (được gọi là áo giáp cơ thể/the body armor), do đó, việc giải phóng chúng đồng thời chính là sự giải phóng các rào cản bao quanh tâm hồn bạn.

Con đường thứ hai: Trái tim/The Heart – Cõi xúc cảm/Emotional Realm

Những thực hành tương ứng với con đường thứ hai bao gồm:
- Tu dưỡng lòng biết ơn/Cultivating gratitude (cảm thấy biết ơn vì tất cả những gì bạn có – một phẩm chất bẩm sinh của tâm hồn) - Phát triển trực giác (lắng nghe tiếng nói khôn ngoan thầm lặng bên trong bạn; tiếng nói của tâm hồn) - Tận tâm/Devotion (Hãy dành tình yêu và sự cống hiến cho một phẩm chất nhất định, trở thành một nhà hiền triết; người hướng dẫn…) - Cầu nguyện/Prayer (giao tiếp với linh hồn thông qua những khát khao nơi trái tim) - Tu dưỡng lòng nhân ái/Cultivating loving-kindness (thường được thực hành thông qua thiền định Metta/thiền từ tâm/Metta Meditation hay Metta Bhavana trong thiền Vipassana) - Gia tăng sự yêu thương với bản thân (học cách yêu thương và ôm lấy bản thân, những góc tối, những sai sót và tất cả mọi điều về bạn) - Hành động phúc thiện/Philanthropy (Tích cực chia sẻ giúp đỡ người khác với lòng trắc ẩn) - Làm việc với đứa trẻ trong minh/Inner Child Work (chữa lành đứa trẻ bị thương bên trong chính bạn) - Buông bỏ/Letting go (Học cách đầu hàng, giải thoát và trút bỏ nỗi đau cảm xúc cũ)
Trái tim là cánh cửa dẫn đến tâm hồn và học cách đi sâu vào nó cho phép chúng ta tiếp cận trực tiếp với bản chất thật sự – cái ta thực sự là. Cởi mở, mở rộng và xóa bỏ (hoặc làm hòa với) những gánh nặng đè nặng lên trái tim mình sẽ giúp chúng ta mời gọi được sự hiện diện của linh hồn mình vào sự tồn tại hàng ngày.

Con đường thứ ba : Tâm trí/The Mind – Cõi tâm thần/Mental Work

- Thực hành tương ứng với con đường thứ 3 bao gồm: - Thiền/Meditation (Quan sát nội tại trong sự tĩnh tại và nhận thức tư duy/niệm biết/thought-awareness) - Chánh niệm/Mindfulness (Tập trung mọi giác quan cho giây phút hiện tại) - Viết nhật ký (Viết ra suy nghĩ và khám phá nội tâm) - Thực hành với phần tối của bạn/Shadow work (Khám phá ra con quỷ bên trong mỗi người – thứ đang phong tỏa tâm hồn bạn) - Theo dõi những giấc mơ/Dream Work(Sử dụng giấc mơ (như kiểu giấc mơ sáng suốt/Lucid dreams) như một cửa ngõ vào tâm hồn) - Trí tưởng tượng tích cực/Active Imagination (“Xuất hồn/Du lịch tới thế giới bên kia/Du hành thể vía”/Astral Travel – sử dụng trí não/mind để tiếp tục những cuộc phiêu lưu nội tại/inner adventures) - Hình dung/Visualization (sử dụng hình ảnh tinh thần/ mental imagery để tăng sự rõ ràng, trí tuệ, tình yêu..etc) - Thực hành từng phần/Parts work (khám phá cổ mẫu/archetypes bên trong và mang lại sự hài hòa nội tại - Thay đổi niềm tin cốt lõi/Changing core beliefs (Điều chỉnh lại những niềm tin thứ ngăn cản chúng ta tiếp cận linh hồn mình)
Tâm lý trị liệu tâm linh /Spiritual psychotherapy (Transpersonal Therapy* – nhận hướng dẫn từ một người tích hợp tâm linh và tâm lý trị liệu) – (Transpersonal Therapy*là một loại trị liệu không tập trung vào cơ thể và tâm trí của một người, mà là sức khỏe của tinh thần của người đó. Loại trị liệu này nhấn mạnh vào con đường tâm linh của một người hoặc giác ngộ tâm linh trong suốt cuộc đời của anh ta.)
Tâm trí nhận thức (perceives ) và diễn đạt linh hồn, nhưng khi tâm trí của chúng ta trở nên bị chật hẹp, ô nhiễm và đầy sợ hãi, chúng ta không thể truy cập vào phần thiết yếu này của chính mình. Làm việc với tâm trí có ý thức và vô thức sẽ giúp làm tan biến đi những hình thái đã ăn sâu/ingrained patterns, những môi trường và thói quen – những thứ đang che khuất đi sự thiêng liêng bên trong ta.
***
Có con đường nào tốt hơn những con đường còn lại không? – Không, tất cả những con đường đều bình đẳng và lý tưởng, chúng ta nên cố gắng kết hợp ít nhất một thực hành từ cả 3 con đường vào cuộc sống của mình. Ngoài ra, cũng phải nói thêm, danh sách này không phải là toàn diện, vậy nên bạn cũng có thể thử bất cứ thực hành nào khác nữa mà chưa có trong danh sách này.
Để kết luận, tôi xin trích lại một trích dẫn của Nhà tâm lý học Carl Jung:
Mọi người sẽ làm bất cứ điều gì, bất kể nó vô lý như thế nào chỉ để trốn tránh phải đối mặt với linh hồn của chính họ.

Mặc dù cảm thấy an toàn hơn khi bị mắc kẹt trong các hình thái cũ, cách duy nhất để tìm thấy hạnh phúc, sự thỏa mãn và sự bình yên mà bạn đang tìm kiếm đó là bắt đầu tìm kiếm linh hồn. Nếu bạn tìm một nơi để bắt đầu cuộc hành trình này, đây chính là điểm bắt đầu.

Hãy chia sẻ với tôi về cách hiểu của bạn về “linh hồn”? Làm thế nào để bạn biết được mình đang sống trong thế giới của linh hồn hiện diện? Hãy chia sẻ với chúng tôi bên dưới bài viết này.
Tác giả Mateo Sol. Nguồn bài viết Lonerwolf. Người chuyển dịch Ayako. Hình ảnh sử dụng – nguồn Internet.