Miyamoto Musashi - Tự kỷ luật bản thân
Miyamoto Musashi được coi là kiếm sĩ vĩ đại nhất lịch sử Nhật Bản do tính kỷ luật đến hà khắc của ông. Thật vậy, sử sách ghi chép lại ông đã chiến 60 trận mà chưa thua trận nào.
Miyamoto Musashi được coi là kiếm sĩ vĩ đại nhất lịch sử Nhật Bản do tính kỷ luật đến hà khắc của ông. Thật vậy, sử sách ghi chép lại ông đã chiến 60 trận mà chưa thua trận nào. Trận đấu đầu tiên xảy ra khi ông 13 tuổi với một Samurai lão làng dày dặn dặn kinh nghiệm kết quả cuối cùng thuộc về Musashi. Ông tiếp tục hạ hàng chục những kiếm sĩ thuộc hàng đỉnh cao thời bấy giờ, sử cũ có ghi ông bất bại trong mọi trận chiến. Tuy vậy, Miyamoto Musashi không chỉ là một kiếm sĩ tài ba, ông còn là một nghệ sĩ, một triết gia, một phật tử. Ông ấy tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống, viết sách về binh pháp, triết học và các tác phẩm của ông đã trở thành những cuốn sách gối đầu giường cho những ai muốn sống cuộc đời kỷ luật. Một tuần trước khi qua đời năm 1645, Miyamoto Musashi đã viết 21 nguyên tắc tên là “Dokkodo”, ông thể hiện quan điểm sống nghiêm ngặt, trung thực và khổ hạnh, có tính kỷ luật cao. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem điều gì đã khiến Miyamoto Musashi trở nên kỷ luật như vậy và cách chúng ta có thể sử dụng trí tuệ của ông để xây dựng tính kỷ luật cho chính mình. Sự kỷ luật là một phẩm chất đã được con người trân trọng và tôn kính từ thủa hồng hoang. Nếu mọi người đều có tính kỷ luật và cư xử một cách tử tế thì đất nước hay nền văn minh sẽ thật sự thịnh vượng.
1. Tự kỷ luật bản thân
Đừng tìm kiếm những khoái lạc - Miyamoto Musashi
Miyamoto đã nói: “Đừng tìm kiếm những khoái lạc”. Vào cuối thế kỷ 16, Miyamoto đang thực hiện mục tiêu trở thành kiếm sĩ vĩ đại nhất, ông đi khắp nơi từ những nơi tối tăm đến nơi đáng sợ nhất, ông lang thang trong rừng cô đơn và lạnh lẽo, chỉ có thanh kiếm làm bạn. Ông biết rằng sự vĩ đại luôn có cái giá phải trả, và ông cần phải trả giá cho nó bất kể nó đắt như thế nào. Ngay từ khi còn trẻ, ông đã hy sinh từ bỏ con đường an nhàn tập trung vào những gì mà ông ấy muốn trở thành và trung thành với quyết định của mình. Thử tưởng tượng một phiên bản Miyamoto quyết định đắm chìm trong dục vọng thức dậy muộn mỗi ngày, thường xuyên ăn những đồ ăn nhanh nhưng thiếu dưỡng chất. Ông ấy không thể nào tiến xa đến mục tiêu trở thành kiếm sĩ vĩ đại nhất thời bấy giờ. Ngày nay, trong một thế giới không ngừng kích thích các giác quan kiến ta có những khoái lạc ngắn hạn nó lại thiếu ý nghĩa, theo nhiều vĩ nhân trong lịch sử nhân loại những việc mà ta làm có ý nghĩa mới là điều thật sự cần thiết cho cuộc sống mỗi người và khiến ta hạnh phúc. Thế giới hiện đại có hàng trăm hàng ngàn công cụ giúp ta đạt được những khoái lạc tức thì, phải nói là chưa bao giờ dễ dàng tiếp cận hơn thế, nhưng thực tế là việc đắm chìm trong những thú vui không dẫn ta đến hạnh phúc, nó khiến ta cảm thấy trống rỗng và thậm chí nghiện ngập chất kích thích. Ngày nay, sự sung sướng ngày càng dễ tiếp cận, nó cực kỳ đáng sợ. Chỉ cần lấy điện thoại trong túi để thấy ngay hình ảnh mông vú của những cô gái 18, 20 ngọt mướt trên tiktok, instagram hay facebook, những video ngắn 5-10s khiến ta không tài nào tập trung viết một bài luận dài trăm trang nữa. Trong một nền kinh tế sức chú ý (attention economy) sự khoái lạc được coi như tiền tệ có giá trị nhất, ta gần như không thể rời khỏi tầm ảnh hưởng của nó. Dù ta có làm gì thì luôn có một ai đó - một sản phẩm - hoặc một dịch vụ trực chờ sẵn phía sau dụ dỗ ta đến với những lời hứa hão huyền. Để giải độc cho những thứ này, ta nên tin vào điều gì thật sự khiến ta tiến về phía trước, từ bỏ mọi cám giỗ, rũ bỏ mọi dục vọng xung quanh ta. Ta cần nhìn vào những người đã thành công trong việc tìm kiếm những thứ có ý nghĩa thật sự và chiến đấu vì mục tiêu của họ như Miyamoto.
Tôi có lập một cộng đồng mang tên Thế giới quan cùng bàn luận về triết học, tâm lý học, sức mạnh cơ bắp để phát triển bản thân. Cũng chính tôi ngại phải lướt mạng xã hội như facebook, tiktok, cộng đồng này dành cho những người muốn thoát khỏi không gian mạng như vậy. Ai muốn thì hãy tham gia.
Miyamoto cho rằng việc đắm chìm trong khoái lạc và dục vọng sẽ lãng phí thời gian, bởi vì thời gian được sử dụng hợp lý khi ta làm điều gì đó quan trọng khiến ta cảm thấy như vừa làm được điều gì giúp ích cho bản thân, một cảm giác không gì sánh nổi. Theo Miyamoto, ngay cả khi ta kết hợp tất cả những khoái lạc vào làm một, nó vẫn không thể sánh bằng cảm giác đạt được một mục tiêu lớn. Làm những gì thật sự quan trọng sẽ khiến ta đạt được cội nguồn hạnh phúc thật sự. Đơn giản như việc đọc sách 15-30 phút mỗi ngày trong cả năm, khi giao thừa vừa qua cảm giác vỡ òa hạnh phúc khi nhìn lại những trang sách đã note. Tưởng tượng ta có một cơ thể khỏe mạnh ngày nào ta cũng đẩy tạ, kéo tạ rồi những thớ cơ, thớ gân nổi cuồn cuộn trong gương khi đi tắm khiến ta hạnh phúc biết nhường nào, không gì sánh được. Chỉ cần nghĩ về ngày mà đơn hàng ồ ạt vào cửa hàng của ta sau khi đã nỗ lực hàng năm trời kinh doanh, cả giác không gì tả nổi. Làm sao mà những cảm giác hạnh phúc thoáng qua mang theo khoái lạc và dục vọng có thể sánh được với những cảm giác chiến thắng mạnh mẽ như vậy.
Khi ta muốn chộp lấy điện thoại vào coi thứ gì đó như mấy em chân dài mông cong, ngực bự thì ngay lập tức bỏ nó xuống và quay sang làm việc gì đó phục vụ cho mục tiêu lâu dài của mình. Hãy cứ làm những việc đơn giản trước. Mọi thứ dần sẽ tạo thành thói quen cho chúng ta.
2. Tập trung vào một mục tiêu duy nhất, và nâng cao cảnh giới trong lĩnh vực đó.
Miyamoto có viết: “Hãy thực hành và hiểu cặn kẽ vấn đề một cách rõ ràng như chính ta đang hiểu bản thân mình”.
Miyamoto đã dành cả đời để luyện kiếm. Khi còn là thanh niên ông luyện tập xuyên ngày xuyên đêm không kể mệt mỏi, ông đẩy giới hạn của mình lên trên mức chịu đựng. Ông bắt đầu phiêu bạt khi mới 15 tuổi, ông đi khắp Nhật Bản học hỏi từ những kiếm sư giỏi nhất lúc bấy giờ. Ông thách đấu với những kiếm khách nổi tiếng trong vùng mà ông tới những cao thủ dày dặn kinh nghiệm cũng không làm ông nao núng, ông không sợ bất cứ ai, với khát vọng trở thành số một thiên hạ về kiếm thuật ông luyện kiếm đêm ngày với sự khắc nghiệt mỗi buổi tập, kỹ năng của ông trở nên mạnh mẽ không ai có thể vượt qua. Phương pháp của ông ấy đã được cả thế giới biết đến cho tới tận bây giờ, ông luyện kiếm tới hàng nghìn lần nhuần nhuyễn kỹ năng của mình, như trong truyện thì gọi là “thánh kiếm”.
Chúng ta đang sống trong thế giới tràn ngập những cơ hội. Mọi người mơ tưởng tìm thấy công việc mình thích, công việc đam mê làm cả đời mà không biết chán. Nhưng thực tế đa số chúng ta không thể tìm thấy được, mọi chuyện không đơn giản như thế. Chúng ta cứ mãi chạy theo số đông, nay học cái này mai học cái kia, năm nay thử việc này, năm sau nhảy chỗ kia, ta tìm kiếm một ham muốn vô bờ bến mãi mãi khó lòng đạt được, nó làm chúng ta lo lắng. Chứng này được gọi là Decision Paralysis (tê liệt lựa chọn) là khi ta có quá nhiều lựa chọn làm giảm chất lượng cuộc sống của ta đi. Nó giống như ta bước vào một bữa tiệc buffet tự chọn, ta có quyền gắp bất cứ thứ gì trên bàn, lúc đầu rất hào hứng, nhưng ta càng phải đưa ra nhiều quyết định xem cần ăn gì hơn, ta lo lắng cái bụng mỡ, ta lo lắng món này chưa ăn được nhiều, ta lo lắng … mọi thứ ta phải lo lắng. Qoàng, thật nhiều món ngon, nhưng dạ dày của ta thì không thể chứa tất cả. Vì thế ta gắp mỗi thứ một ít, cái đĩa trước mặt như một đống hổ lốn vừa mặn vừa ngọt, vừa chua, thêm cay một nồi lẩu thập cẩm trong bụng ta, ngộ độc là điều có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Đó chính là những gì xảy ra trên thế giới hiện nay, ta mất phương hướng.
Trên đời sống này ta sẽ gặp rất nhiều cơ hội, ta không thể chọn lọc được, thay vì thế chỉ cần tập trung vào một thứ mà thôi. Nhiều người nghĩ họ giỏi mọi thứ, họ nhảy hết chỗ này tới chỗ khác, họ thiếu kiên nhẫn, mất tập trung để đạt đến một mức độ hiểu biết được gọi là giỏi cho một kỹ năng, cuối cùng họ bỏ cuộc chơi. Vì thế họ chán nản, chửi đời, chửi người, tính cách cáu bẳn một cuộc sống cực kỳ đau khổ, họ tự than vãn cuộc sống họ không bao giờ được như ý muốn. Họ lại nhảy sang nghề khác rồi vòng lặp lại bắt đầu.
Có câu nói: “Một nghề cho chín còn hơn chín nghề” các cụ nói chả sai bao giờ. Đừng đứng núi này trông núi nọ, loại bỏ mọi phân tâm bên ngoài, kiên nhẫn thực hiện nhuần nguyễn thứ mà ta muốn, kỹ năng mà ta cần như thánh kiếm Miyamoto.
3. Giữ tập trung
Miyamoto Musashi từng viết: “Đừng để bị lạc lối”
Không giống như nhiều người có địa vị cao trong xã hội, ông không theo đuổi một cuộc sống xa hoa nhiều của cải. Ngày từ nhỏ ông đã sinh ra trong một gia đình danh giá đức cao vọng trọng thời bấy giờ, ông có thể ở vậy ăn ngon ngủ kỹ suốt cả cuộc đời. Nhưng Musashi đã ra đi khi còn rất trẻ để đối mặt với những thách thức thực hiện ước mơ của mình. Thế giới quan của ông rất khác với đa số những đứa trẻ thời đó, đó có lẽ là lý do tại sao ông ấy đã đạt được thành tựu mà tới giờ mọi người vẫn nể phục. Ngay cả khi ông đã đạt được thành công, danh vọng, khắp nước Nhật đều biết tới ông là một thánh kiếm ông vẫn không buông thả mình vào dục vọng. Khi được mời ở lại những nơi sang trọng nhất ông chỉ nán lại một thời gian ngắn rồi rời đi đến những nơi khác để học những điều mới, chinh phục những thử thách mới. Ông là một người có khả năng tự kỷ luật bản thân có thể nói là phi thường khó có ai bì được. Ông gạt bỏ mọi rào cản ngáng đường, ông tập trung và ưu tiên và những gì thật sự hữu ích. Chắc hẳn chúng ta luôn nghĩ Musashi sẽ thích những thứ xa xỉ như sơn hào hải vị khi ông trông thấy, nhưng điều quan trọng là nó không làm cho ông xao nhãng. Đó là cách Miyamoto Musashi đã sống, đó cũng là cách cho đến giờ mà người đời luôn nhớ đến ông.
Cốt lõi triết lý của Miyamoto là trong cuộc sống mỗi người chúng ta có hai con đường. Một bên là dục vọng gồm những thứ đẹp đẽ, sơn hào hải vị, bia rượu, thuốc lá, chất gây nghiện, đa phần chúng ta lựa chọn con đường này vì nó rất dễ được tiếp cận. Một bên là một màn sương mù không thể xuyên thủng khó xác định được. Rõ ràng con đường thứ nhất rất dễ nhận ra bởi nó là sự vui sướng tức thời, nhưng chúng ta không hề hay biết con đường thứ hai mới đưa ta đến sự tự do, tìm thấy ý nghĩa cuộc sống, nhận ra sự bình yên trong tâm trí. Con đường này đi không dễ dàng, nó đòi hỏi sự quyết tâm, kỷ luật, thậm chí phải hy sinh mồ hôi, máu và nước mắt, nhưng sớm hay muộn những người quyết định chọn con đường thứ hai và chỉ tập trung vào những gì thật sự có ích cho ước mơ muốn đạt tới ngay cả khi nó đi ngược lại số đông, những người này sẽ nếm trải hương vị đau đớn của cuộc sống, đắng cay ngọt bùi đủ vị. Còn những người đầu hàng số phận để theo đuổi những thèm muốn thể xác, thú vui tức thời sẽ không bao giờ đạt được ước mơ, họ như những con zombie chỉ sống cho qua ngày.
Ví dụ chúng ta không thích ngoại hình quá khổ, hay quá gầy của mình, ta quyết định đặt mục tiêu để đạt được một cơ thể cường tráng, khỏe mạnh. Mỗi ngày chúng ta sẽ phải ra quyết định giữa hai lựa chọn:
- Ăn những thức ăn không tốt cho sức khỏe, bỏ những buổi tập để ngồi coi tiktok
- Ăn nghiêm ngặt theo thực đơn đã nghiên cứu, tới phòng gym, hay sân thể thao tập 1-2 tiếng liên tục
Con đường thứ hai khiến chúng ta hy sinh những vui thú ngắn hạn để hướng tới một mục tiêu dài hạn, vì vậy chắc chắn chúng ta sẽ thấy lo lắng vì cơ thể mỗi ngày đều không có gì thay đổi, phải hàng tháng, hàng năm mới có sự thay đổi rõ rệt, chính thế chúng ta đang đi đúng đường. Khi ta không cảm thấy lo lắng với con đường phía trước vì ta đã không tự đẩy mình ra khỏi vùng an toàn, một chút sợ hãi là một điều tốt. Rồi sau 1 năm soi gương và nhìn lại bức ảnh cũ chúng ta sẽ thấy niềm hạnh phúc vô bờ bến, đôi tay cuồn cuộn cơ, bộ ngực căng đầy, bờ vai vạm vỡ, một cơ thể khỏe mạnh tràn đầy sinh lực. Đó là thành quả bao ngày nỗ lực tập luyện hy sinh những dục vọng ngắn hạn.
Phần cuối: Sống chính trực và gìn giữ danh dự của bản thân.
Miyamoto đã viết: “Ta có thể từ bỏ thân xác này, nhưng danh dự của bản thân không bao giờ được để mất”.
Triết lý của Miyamoto Musashi là một nền tảng các quy tắc đạo đức được truyền từ các Samurai gọi là Bushido hay Võ sĩ đạo. Rõ hơn Bushido là một tập hợp các đức tính mà con người có thể làm theo để sống một đời đức hạnh cao quý. Bushido có 7 đức tính chính:
Công lý – 義 (GI)
Nhân từ - 仁 (Jin)
Can đảm - 勇 (Yu)
Tôn trọng - 礼 (Ray)
Chân thành - 誠 (Makoto)
Danh dự - 名誉 (Meyё)
Tận tâm - 忠義 (Chu: gi)
Đây là hình mẫu chuẩn của một Samurai, những hành động anh hùng, bất khuất, phong thái cao thượng đều là Bushido – Võ sĩ đạo. Dù vậy đức tính thứ 6: Danh Dự là một trong bảy đức tính nhưng nó là tất cả tinh hoa của Bushido.
Danh dự là chất keo kết dính tất cả các đức tính khác.
Danh dự là sự tự trọng, chỉ khi ta tôn trọng chính mình, ta cũng đang có sự trung thực và chính trực trong người.
Danh dự là bảo vệ lẽ phải, vì vậy dù trong những tình huống ta có làm sai cũng đừng nên trốn tránh mà thay vào đó hãy can đảm nhận lỗi và hành động khắc phục lỗi lầm đó dù ít hay nhiều.
Danh dự là không dẫm đạp lên những người yếu đuối dễ tổn thương dù cho ta đang ở một vị trí quyền lực hơn họ, đó là lòng trắc ẩn.
Danh dự là sẵn sàng mạo hiểm mọi thứ để giữ gìn phẩm giá mà ta đã tin tưởng. Đó là sự trung thành đến tận xương tủy.
Tôi đang viết thêm nhiều bài viết nữa và đăng sớm tại cộng đồng Thế Giới Quan của tôi. Các bạn đón đọc nhé.
Văn Xương
Sáng tác
/sang-tac
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất