Sau một thời gian kiên trì học tập, các bạn thi xong và bắt đầu bung lụa, xõa tới bến, điều đó không có gì sai cả nhưng đừng để mình bị cuốn theo chiều gió nhàn hạ đó mà lạc tạm bản thân. Tớ nghĩ có khá nhiều điều thú vị và cần thiết hơn dăm ba cái trò chơi điện tử nếu không muốn bị vả vào mặt ngay trước ngày đầu tiên đi học. 
! Những điều này có thể chỉ đúng với một số trường khối ngành kỹ thuật.

0. Vẫn là chuyện chọn ngành hay chọn trường

Thay đổi nguyện vọng.

Hôm nay, các bạn biết điểm và phụ huynh bắt đầu rục rịch bàn tính về các nguyện vọng. Dưới đây là hai xu hướng thường gặp:
  • Nhất quyết em phải học Bách khoa: Với số điểm của mình nguy cơ em trượt ngành CNTT mơ ước là vô cùng lớn, nhưng với tình yêu trường (cái trường có thể chưa một lần đặt chân đến), em sẽ thêm vào một vài ngành gần giống như điện tử viễn thông, tự động hóa, cơ điện tử.
  • Nhất quyết em phải học CNTT: Do đam mê với lập trình, cùng sự bùng nổ của AI, IoT em nhất quyết phải theo ngành này đến cùng, em sẽ thêm một vài nguyện vọng như Đại học Công nghệ ĐHQGVN, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn Thông, ĐH GTVT,…
Theo quan điểm cá nhân, tớ thấy hướng thứ hai có vẻ ổn hơn, chúng ta đang nhận thức và xếp hạng các trường theo điểm thi và “nghe người ta nói” chứ nếu thử tìm kiếm số lượng công bố khoa học hay tiêu chuẩn đánh giá các khoa/viện thì thứ tự sẽ có vài bất ngờ.

Tặng thêm cái video hay ho này: https://youtu.be/X2Jh6JPVWEo 
Với cuốn này nữa: https://www.qtsc.com.vn/uploads/files/2019/03/19/Nghe-CNTT-Official-Small.pdf

Ngành này khác với ngành kia thế nào ?

Đứa bạn thân làm ngân hàng liên tục nhắn tin hỏi Khoa học máy tính với Kỹ thuật máy tính khác nhau thế nào… Rồi lại đến một đứa em không biết bơi băn khoăn, FTU có phải học bơi không ?
Mấy câu này khó quá, nhưng tớ có một số gợi ý cho các bạn chuẩn-bị tân sinh viên. Để tìm xem ngành đó học gì ngoài việc vào những diễn đàn như voz hay group J2TEAM  ra hãy trực tiếp tìm các hội nhóm, group FB sinh viên của trường rồi sẽ được các anh chị, thậm chí thầy cô giải thích nhiệt tình =)))) *có thể sẽ vỡ mộng lần 1 khi nghe mấy anh chị giãi bày*.

https://www.facebook.com/groups/K64.dhbkhanoi/permalink/1125188744334630/

Ngoài ra, nếu có một chút kiến thức nền cộng với việc có khả năng tìm kiếm, đừng ngại ngần với từ khóa “danh sách học phần” + [ngành] + [trường]. Kết quả các bạn có được sẽ là một file liệt kê đầy đủ cả môn học, mô tả tóm tắt. Thử so sánh chúng xem, việc này không làm trước cũng phải làm sau nhé. Thêm nữa, thực ra các ngành có thể học môn tự chọn chéo của ngành bên cạnh, và định hướng nghiên cứu sau này phụ thuộc nhiều vào thầy cô hướng dẫn bạn nữa.

1. Học tiếng anh chuẩn bị cho bài kiểm tra đầu vào

Vài nét về thực trạng

Hãy nhìn vào phổ điểm thi nè:

Và một tình trạng chung khá nhiều bạn học khối A ở tỉnh lẻ gặp phải, dưới đây là một ví dụ tình cờ thấy khi lướt facebook.


Đề thi test đầu vào như thế nào ? 

Hầu hết các trường dùng chuẩn đầu ra TOEIC nên đề kiểm tra đầu vào thường cũng vậy (các bạn quay lại mục 0 để tìm group trường của mình hỏi cụ thể nhé). Do toi-ích là tiếng anh cho người đi làm nên nó khác mấy bài thi ở phổ thông nhiều lắm. Tớ thử cho các bạn xem chương 1 trong cuốn 600 essential words for the toeic nhé 😊
 

Vừa mới học hết phổ thông mà gì đã hợp đồng với cả bảo hiểm, các bên liên quan…

Còn bao lâu nữa ?

Vài ngày trước hoặc sau khi các bạn nhập học thôi, tức là khoảng 1 tháng nữa chứ không còn nhiều thời gian đâu.

Một gợi ý nhỏ. 

Đây là vài nơi giúp bạn có cái tình tổng quan về TOEIC và “mấy-cái-mẹo” có thể tạm thời giúp bạn vượt qua chuẩn đầu vào.

À, riêng với BKHN, mấy bạn điểm top nên lưu ý thêm kì thi Kỹ sư tài năng nữa. Đề toán sẽ dính một vài phần về giới hạn trong toán cao cấp, và cả Toán, Lý đều trình bày tự luận. Tớ vẫn nhớ năm đó đi thi, bấm máy tính 15' ra hết kết quả mà không biết trình bày sao, cuối cùng được 3 điểm :((((

Tớ mới nghĩ ra được có thể, mọi người ai còn dặn dò các em 2k1 không ?