Logical Thinking ( tư duy phản biện ) đóng vai trò giúp ta truyền đạt ý kiến của mình tới mọi người xung quanh và triển khai mọi việc một cách thuận lợi . Tư duy mọi việc một cách phản biện không chỉ giúp cải thiện năng suất lao động, tiết kiệm thời gian, mà còn cho ta có nhiều sự lựa chọn hơn trong cuộc đời. Trong chuỗi bài viết về “Tư duy phản biện", Viet Fellow Around Globe sẽ dẫn bạn đi từ định nghĩa, các bước từ tư duy đến hành động cũng như những điểm mù dễ gặp phải ở từng bước.

Mục lục

1. Tư duy phản biện

a. Vì sao “tư duy phản biện” cần thiết?
 b. Pyramid Structure (cấu trúc hình tháp) là gì?
 c. Tư duy như thế nào?
i. Xác định vấn đề
ii. Tạo framework cho lập luận
iii. Hỗ trợ quan điểm bằng các căn cứ
d. Đưa ra ý kiến có cơ sở và kiểm tra tính logic
e. Cách nhận diện điểm mù khi triển khai logic
i. Phương pháp chiết trừ
ii. Phương pháp quy nạp

2. Giải quyết vấn đề

a. Giải quyết vấn đề là gì?
b. Điểm mù khi giải quyết vấn đề 
c. MECE
d. Logictree
e. Mối quan hệ nguyên nhân - kết quả
f. Lập phương án giải quyết và thực hiện

3. Phương pháp xây dựng giả thuyết

a. Giả thuyết là gì?
b. Giả thuyết tốt là gì?
c. Xây dựng giả thuyết
d. Kiểm chứng giả thuyết
e. Thói quen và vai trò của người lãnh đạo
・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・

1. Tư duy phản biện

a. Vì sao “tư duy phản biện” cần thiết?
Chúng ta thường đưa ra câu trả lời đối với các vấn đề trong kinh doanh hay cuộc sống hàng ngày một cách vô thức. Tuy nhiên, việc đưa ra câu trả lời ngay lập tức như vậy có hợp lý không? Việc trả lời nhanh là quan trọng, nhưng các câu hỏi như vì sao lại có vấn đề đó, vấn đề đó có ý nghĩa gì, có cần thiết phải phản hồi vấn đề đó không, chậm lại một bước suy nghĩ kỹ mọi việc từ nhiều góc độ để hiểu rõ bản chất vấn đề là điều quan trọng hơn để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Tóm lại, tư duy phản biện là tư duy sự việc một cách hợp lý, tới mức độ hợp lý. Tư duy phản biện là nền tảng hết sức quan trọng trong business, tư duy một cách có chất lượng sẽ ảnh hưởng đến kết quả đạt được.
Tư duy phản biện sẽ giúp tìm ra những ý tưởng mới, nhận ra những cơ hội  và rủi ro tiềm ẩn, hiểu được thông điệp của đối phương và tiền đề đằng sau đó, thảo luận một cách hiệu quả từ đó đưa ra quyết định một cách tốt hơn, thuyết phục, đàm phán, đào tạo một cách suôn sẻ. 
3 thói quen cơ bản áp dụng tư duy phản biện:
- Luôn ý thức mục đích
- Tư duy tiền đề đằng sau ý kiến của mình và đối phương
- Luôn đặt câu hỏi
 b. Pyramid Structure (cấu trúc hình tháp) là gì?
Cấu trúc hình tháp là công cụ sắp xếp tư duy của bản thân theo dạng hình tháp để kiểm tra tính hợp lý và mức độ hoàn thiện của tư duy một cách trực quan.
Cấu trúc phản biện càng phức tạp thì càng nhiều căn cứ bên dưới. Cấu trúc hình tháp gắn kết nhiều vấn đề thảo luận, sự thật thành một kết luận, thông điệp chính. Việc tạo cấu thành tư duy sẽ giúp người nói dễ kiểm tra tính hợp lý của vấn đề và người nghe hiểu được đối phương đang truyền đạt nội dung dựa trên căn cứ nào, từ đó giúp mọi vấn đề bàn luận trở nên dễ hiểu hơn.
c. Các bước tư duy theo pyramid structure?
 Đề bài: Anh Trung phòng Nhân sự trao đổi với đồng nghiệp là chị Lan (vào công ty trước anh Trung vài năm) về việc “Số người tham gia sự kiện Job Fair của công ty quá ít". Anh Trung đang nghĩ đến ý tưởng mời KOL để thu hút người tham gia, nhưng budget cho Job Fair quá ít nên không biết mời ai. Chị Lan: Việc có nhiều ý tưởng là tốt, nhưng việc trước tiên cần làm có phải là đưa ra ý tưởng không hay cần tìm hiểu nguyên do “Vì sao không có nhiều người tham gia sự kiện Job Fair".
i. Xác định vấn đề: 
Xác định vấn đề nghe có vẻ là điều hiển nhiên, tuy nhiên trong nhiều trường hợp ta thường có xu hướng đưa ra ý tưởng giải pháp đang nghĩ thoáng qua trong đầu thay vì tư duy cặn kẽ nguyên do đằng sau vấn đề đó. Để xác định vấn đề, ta nên đặt dưới dạng “câu hỏi" một cách cụ thể và nhất quán. Ví dụ, nếu đặt vấn đề là “Doanh thu tháng sau", thì sẽ không hiểu vấn đề là “Mục tiêu doanh thu tháng sau" hay “Chiến lược để đạt được mục tiêu doanh thu tháng sau". Trong các cuộc họp, nếu xác định vấn đề không cụ thể, nhất quán thì các ý kiến dễ rẽ sang nhiều hướng và khó đưa ra được kết luận, đặc biệt là ở cuộc họp có nhiều người tham gia. Như vậy, câu hỏi đầu tiên cần đặt đối với đề trên là “Làm thế nào để tăng số người tuyển dụng được?".
ii. Tạo framework cho lập luận: 
Tạo framework là tư duy dựa theo các category, như vậy sẽ giúp ta dễ phát triển quan điểm, giảm việc tư duy sót và có được sự thuyết phục từ đối phương. Một số framework thường được sử dụng trong business như . Để tạo framework, trước hết có thể thực hiện theo các bước sau: (1) Liệt kê các ý tưởng, (2) Sắp xếp thông tin vào luận điểm lớn  (3) Đặt lại câu hỏi “Nếu trả lời được tất cả các luận điểm này, thì có giải quyết được vấn đề không?”; (4) Bổ sung những luận điểm còn thiếu. Đối với vấn đề đã xác định trên, do số người tuyển dụng = số người ứng tuyển x tỷ lệ đạt tiêu chuẩn trúng tuyển x tỷ lệ nhận offer, ta có thể chia ra theo các category với các ý tưởng giải pháp sau:
- Tăng người ứng tuyển: Mời người nổi tiếng đến job fair, Tăng số lần tổ chức job fair, tăng quảng cáo tin tuyển dụng..
- Tăng tỷ lệ đạt tiêu chuẩn trúng tuyển: sử dụng công ty tuyển dụng, thúc đẩy giới thiệu từ nhân viên nội bộ, làm chặt điều kiện ứng tuyển..
- Tăng tỷ lệ nhận offer: thực hiện 1 on 1 sau nhận offer, bổ sung thông tin hấp dẫn với ứng viên, thiết lập nhiều hình thức tuyển dụng đa dạng..
iii. Hỗ trợ quan điểm bằng các căn cứ   Hỗ trợ quan điểm bằng các căn cứ nghĩa là (1) Framework tư duy không bỏ sót yếu tố nào, (2) Có data, dữ liệu cụ thể của căn cứ được nêu ra, (3) Căn cứ phải gắn với điều người nghe quan tâm.
・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・・
Kết nối với Viet Fellows Around Globe qua các kênh sau nhé:
► Youtube: https://bit.ly/3mJfw4C
►Spiderum:
Để lại lời nhắn, phản hồi hay bất kì câu hỏi cho bọn mình tại [email protected]
#VietFellowsAroundGlobe #ngườiViệttrêntoàncầu #pháttriểnbảnthân #tưduyhànhđộng